![Can lam gi sau khi tiep xuc voi nguoi nghi nhiem corona? hinh anh 1 benh_nhan_nghi_mac_virus_corona_nhap_vien_e_ha_noi_6626581_2812020.jpg](<p>Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết khi nghi ngờ bản thân tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm virus corona, việc đầu tiên bạn cần làm chính là lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày.</p><p>Từ dấu hiệu đến cách ly và điều trị</p><p>Khi nghi ngờ tiếp xúc với người có thể nhiễm virus corona, trong thời gian cách ly, bạn không nên tiếp xúc với những người xung quanh.</p><p>Người đang cách ly cần hạn chế đến mức thấp nhất việc đi ra ngoài cộng đồng. Nếu tiếp xúc với người khác, người đang cách ly luôn luôn phải mang khẩu trang và thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.</p><p>14 ngày tự cách ly là thời gian bạn phải theo dõi kỹ tất cả dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu phát hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở, chảy máu mũi, đau họng, đau đầu… phải lập tức đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, cách ly, điều trị kịp thời để tránh lây lan virus ra cộng đồng.</p><p>Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đối với người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt...), các cơ sở y tế phải tiến hành phân luồng và bố trí buồng khám riêng. Đặc biệt lưu ý khi có yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày.</p><p>Tại cơ sở y tế, bạn sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm (dịch ngoáy họng, mẫu máu) để gửi xét nghiệm. Các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV sẽ được gửi tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc, Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực Miền Trung và Viện Pasteur TP.HCM đối với các tỉnh khu vực phía Nam.</p><p>Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, người bệnh có thể tiếp tục cách ly cho đến khi hết thời gian ủ bệnh. Nếu không có dấu hiệu bất thường, người dân có thể trở về sinh hoạt tại cộng đồng.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Khu vực cách ly người nghi nhiễm virus corona tại Bệnh viện E (Hà Nội). Ảnh: T.X. |
Trường hợp có diễn biến nặng hoặc được xác định dương tính với virus corona, người bệnh sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến điều trị của Bộ Y tế.
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung) tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên).
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường hợp hết giường, bệnh nhân sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
“Những người đi từ Vũ Hán hay từ Trung Quốc, người có tiếp xúc trên lộ trình của các bệnh nhân dương tính với nCoV cần xác định tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày, có triệu chứng đi khám ngay. Đó là trách nhiệm với cộng đồng”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
Ai có nguy cơ và phơi nhiễm virus corona?
Theo bác sĩ Khanh, vùng nguy cơ của virus corona mới là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và rộng hơn là Trung Quốc. Tuy nhiên, người đến từ vùng nguy cơ không có nghĩa là nghi ngờ, càng không có nghĩa là đã phơi nhiễm.
![Can lam gi sau khi tiep xuc voi nguoi nghi nhiem corona? hinh anh 2 200127100729_wuhan_0126_beijing_mask_exlarge_169.jpg](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/mdf_reovdl/2020_01_28/200127100729_wuhan_0126_beijing_mask_exlarge_169.jpg) |
Khi tiếp xúc với người nghi mắc virus corona, bạn phải lập tức cách ly 14 ngày vì đây là thời gian ủ bệnh. Ảnh: CNN. |
Người nghi ngờ nhiễm virus corona phải là người đến vùng nguy cơ, tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh và có triệu chứng nghi ngờ (các triệu chứng liên quan đến hô hấp như sốt, ho, khó thở…) còn trong thời gian ủ bệnh.
Những người có nguy cơ này cần tự cách ly (trong 14 ngày) cho đến khi chứng minh không mang virus corona trong người, kết quả xét nghiệm âm tính.
Nếu các đối tượng đến từ vùng nguy cơ nhưng lưu trú quá thời gian ủ bệnh (quá 14 ngày) xem như không còn nguy cơ và không có nhiều nghi ngờ.
Trong khi đó, người phơi nhiễm với virus corona là người có tiếp xúc gần với người chắc chắn mắc bệnh hoặc có khả năng mắc bệnh cao.
Nếu sau 14 ngày cách ly, hết thời gian ủ bệnh mà không có dấu hiệu hô hấp bất thường nghĩa là không nghi ngờ nhiễm nCoV. Khi đó, nếu kết quả xét nghiệm âm tính, đối tượng phơi nhiễm sẽ được trở về cộng đồng.
![Gia đình hủy du xuân, chấp nhận mất nhiều tiền vì lo sợ virus corona](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/01/31/10/gia-dinh-huy-hon-30-trieu-tien-ve-di-du-lich-vi-lo-so-virus-corona-1.jpg?w=145&h=101)
Gia đình hủy du xuân, chấp nhận mất nhiều tiền vì lo sợ virus corona
Nhiều gia đình đã quyết định hủy chuyến du lịch đầu năm do lo lắng virus corona dù mất số tiền không hề nhỏ.
" alt="Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nghi nhiễm corona?"/>
Cần làm gì sau khi tiếp xúc với người nghi nhiễm corona?
![Váng đậu nhồi thịt làm theo cách này đảm bảo hết cơm mà vẫn cứ thèm - 1](<p>Nguyên liệu</p><p>- 300gr thịt heo xay</p><p>- 5 miếng nấm hương</p><p>- 5 miếng váng đậu</p><p>- Gia vị: Bột bắp, rượu nấu ăn, nướng tương, muối, dầu ăn...</p><p>Cách thực hiện</p><table><tbody><tr><td><center><img id=)
|
Ngâm váng đậu trong nước, sau đó vớt ra để ráo.
Nấm hương ngâm trong nước ấm 30 phút, vớt ra để ráo cắt thành miếng nhỏ.
Dùng một bát lớn, thêm thịt heo, nấm, 1 muỗng cà phê bột bắp, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê rượu nấu ăn, 1/2 muỗng cà phê muối, trộn đều.
Cắt váng đậu thành miếng vuông thích hợp, cho thịt vào ở giữa rồi cuộn lại như hình.
Cho một ít dầu vào chảo làm nóng, cho đậu vào chiên trên lửa nhỏ, khi thấy cháy xém một chút thì loại bỏ dầu.
Đổ 4 muỗng nước vào bát, thêm 2 muỗng cà phê bột bắp, 3 muỗng nước tương, 1 muỗng cà phê đường, nêm vừa miệng thì khuấy đều.
Làm nóng chảo một lần nữa, cho nước sốt vào xung quanh miếng đậu, đợi đến khi thây sốt dẻo sánh lại thì lật ngược miếng đậu rồi rắc thêm ít ớt đỏ/hành lá xanh. Vớt đậu ra đĩa và ăn với cơm nóng.
Thành phẩm
![Mẹ nấu cháo cá biển bí đỏ dưỡng chất cho con](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/12/02/16/me-nau-chao-ca-bien-bi-do-duong-chat-cho-con-3.jpg?w=145&h=101)
Mẹ nấu cháo cá biển bí đỏ dưỡng chất cho con
Món ngon này có vị ngon ngọt, dễ ăn, dễ tiêu nên rất phù hợp với các em nhỏ. Dưới đây là công thức nấu, các bạn có thể tham khảo nhé.
" alt="Váng đậu nhồi thịt làm theo cách này đảm bảo hết cơm mà vẫn cứ thèm"/>
Váng đậu nhồi thịt làm theo cách này đảm bảo hết cơm mà vẫn cứ thèm
Bữa cơm tình thương Bữa ăn được thực hiện tại phòng ăn ở tầng trệt của trường. Chỉ vỏn vẹn chừng hơn 30 học sinh, các em được cung cấp bữa ăn no nhiều dinh dưỡng và đặc biệt, hoàn toàn miễn phí.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/01/07/14/bua-com-tinh-thuong-o-mot-truong-cap-3-2.JPG) |
Giờ trưa, các em học sinh xếp hàng nhận cơm ăn. |
Học sinh của trường vốn là con cháu của cư dân ở vùng ven thành phố. Họ có cuộc sống khá khó khăn, trong đó có đến 30% thuộc diện nghèo và cận nghèo. Nhiều em, nhà ở xa, phải dậy từ rất sớm để đi xe đạp đến trường. Đã vậy, trong túi không có tiền nên bữa ăn trưa với các em là điều xa xỉ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/01/07/14/bua-com-tinh-thuong-o-mot-truong-cap-3-1.JPG) |
Bữa cơm của các em có món mặn và món canh nhưng em nào cũng ăn ngon miệng. |
Chúng tôi đến thăm trường, chứng kiến bữa ăn được sắp xếp một cách chu đáo. Mỗi suất ăn có một chén canh, một đĩa cá hay thịt kho, một chút nước chấm. Đũa muỗng chứa đầy trong ống.
Ngoài cửa, các em xếp hàng đi vào. Trên tay mỗi em cầm một chiếc thẻ nhỏ trao cho chị nhân viên. Sau đó, từng em được nhận một đĩa cơm nóng hổi kèm theo chút rau xanh. Nếu em nào không thích ăn đồ kho thì sẽ có một chiếc đùi gà thay thế.
Ngồi vào bàn - nơi đã có sẵn cá và canh, các em ăn một cách ngấu nghiến cho đến muỗng cuối cùng. 'Ngon và no lắm chú ơi', một em nói với chúng tôi.
Em tâm sự: 'Nhà con nghèo lắm. Ba mẹ con quanh năm lao động vất vả không đủ nuôi bầy con dại. Có ăn là tốt rồi chứ làm gì được ăn ngon như thế này ...'
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/01/07/14/bua-com-tinh-thuong-o-mot-truong-cap-3-4.JPG) |
Cô giáo Mỹ Phượng, người có sáng kiến lập ra chương trình bữa cơm tình thương. |
Kim Ngân và Ngọc Anh là 2 nữ sinh lớp 11 có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà 2 em ở tận Qui Đức, khá xa trường nên hàng ngày 2 em phải đạp xe đi học. Lo được học phí và các khoản có liên quan đã là một gánh nặng của gia đình nên có những lúc 2 em không đủ tiền để ăn bữa cơm trưa.
Một bạn trai - Thái Hoàng Phúc Hậu đang học lớp 11. Cha Hậu mất năm em 3 tuổi. Năm Hậu lên 9 tuổi, mẹ lại ra đi bỏ Hậu bơ vơ một mình. Bà nội mang Hậu về chăm. Các chú, cô góp tiền để nội nuôi Hậu ...
Hậu được nhà trường cấp cho suất ăn trưa đã 2 năm nay. Hậu nói với chúng tôi, suất ăn này đã giúp Hậu vượt qua cơn đói vào những buổi trưa tới lớp. 'Mai sau, khi con ra trường, có công việc làm ổn định, con sẽ ghé về thăm trường, góp sức cùng các thầy cô chăm thế hệ đàn em' Hậu nói.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/01/07/14/bua-com-tinh-thuong-o-mot-truong-cap-3-3.JPG) |
Có 30 em học sinh của trường được ăn cơm miễn phí, vì gia đình các em khó khăn. |
Một cách tiếp sức cho các em học sinh
Ông Lê Phú Hải, hiệu phó nhà trường cho biết, bữa cơm tình thương đã có từ 10 năm nay. Cô giáo dạy văn Võ Thị Mỹ Phượng là người đưa ra sáng kiến này sau khi tiếp xúc với một học sinh trong lớp do cô làm chủ nhiệm.
Học sinh này nhà xa, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ba mẹ em ly hôn, một mình mẹ nuôi 3 đứa con. Mỗi ngày mẹ chỉ cho em 2000đ để gửi xe. Buổi trưa, em phải đạp xe dưới cái nắng gay gắt về nhà, ăn qua loa vài miếng cơm rồi trở lại trường học tiếp.
Trước hoàn cảnh như thế, cô Phượng nói với em: 'Thôi trưa con đừng về nữa. Cô sẽ nói căng tin nấu cơm cho con ăn và cô sẽ trả tiền'. Ban đầu em ngại nhưng rồi sau đó, em chấp nhận.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/01/07/14/bua-com-tinh-thuong-o-mot-truong-cap-3.jpg) |
Em học sinh nào cũng ăn hết phần cơm mình nhận được từ các thầy cô. |
Cô Phượng đưa vấn đề này ra trước chi bộ nhà trường và được sự đồng tình rất cao. Ban giám hiệu kêu gọi giáo viên đóng góp. Từ đó, những học sinh nghèo được cấp bữa ăn trưa.
Ông Hải cho biết thêm: 'Bữa ăn lớn dần. Khởi đầu là dành cho các học sinh khối 12 rồi sang khối 11. Hiện nay cả 3 khối, học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt đều được cấp bữa ăn tình thương.
Được như vậy là nhờ vào sự đóng góp thêm của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và đặc biệt là các học sinh của trường. Các em này trước đây học tại trường, được cấp suất ăn tình thương nay thành đạt quay lại giúp trường như trường hợp của em Thủy Tiên đang ở Singapore gửi về 5 triệu đồng'.
Tiễn chúng tôi ra về, cô Phượng bày tỏ, bữa ăn tình thương này giúp các em vượt qua cơn đói, từ đó duy trì tốt việc học.
Một trong số các học sinh nhận bữa cơm tình thương năm nay có em Đạt là học sinh lớp 10. Đạt nhà xa, hàng ngày, em đi học bằng xe đạp đến cầu Ông Thìn rồi gửi xe lên xe buýt đến trường. Hồi cấp 2, Đạt đã có nhiều ngày nhịn đói buổi trưa. Năm nay, Đạt trong đội tuyển Olympic học sinh giỏi toán. Hy vọng với bữa ăn trưa mà nhà trường cấp cho, em sẽ có thêm sức để đạt được những kết quả tốt trong các kỳ thi sắp tới.
![Mùa xuân đã về đến bệnh viện](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/01/04/22/mua-xuan-da-ve-den-benh-vien-tam-than-trung-uong-2-5.JPG?w=145&h=101)
Mùa xuân đã về đến bệnh viện
Chị MC nở nụ cười giới thiệu chương trình hội diễn trước khi lễ tổng kết trao giải Hội thi Bệnh nhân mừng xuân Canh Tý 2020 bắt đầu.
" alt="Bữa cơm tình thương ở một trường cấp 3"/>
Bữa cơm tình thương ở một trường cấp 3