Ốc Bảo Bảo hồn nhiên và đáng mến đến lạ lùng!
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thêm một lần vùi dập -
Mã độc tấn công ứng dụng ngân hàng tại Việt Nam giảm mạnhNgười dùng mobile banking tại Việt Nam thường đối mặt với những vụ tấn công mạng, kết hợp lừa đảo khá tinh vi. (Ảnh: Hải Đăng) Trên toàn khu vực Đông Nam Á, số lượng tấn công từ phần mềm độc hại di động trong nửa đầu 2022 là 122.526, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (382.575 – chưa bao gồm phần mềm quảng cáo (adware) và phần mềm gây hại (riskware)).
Việc số lượng phần mềm độc hại trên di động giảm tại Việt Nam là một tín hiệu tốt cho thấy người dùng đã có nhận thức và quan tâm hơn về vấn đề bảo mật.
Trên thực tế, các vụ cảnh báo lừa đảo tài chính tại Việt Nam kết hợp giữa cả yếu tố kỹ thuật lẫn xã hội, do đó vẫn nhiều người sập bẫy.
Chẳng hạn, thay vì chỉ gửi một đường dẫn đơn thuần có chứa phần mềm độc hại, kẻ gian kết hợp với các thủ thuật khác như gọi điện, nhắn tin để tạo tình huống giả, sau đó mới gửi link giả mạo cho người dùng.
Đối tượng có thể giả làm nhân viên ngân hàng, thông báo có một khoản nợ xấu người dùng phải trả. Sau đó, chúng thúc em người nhẹ dạ chuyển một khoản tiền nếu không muốn bị nợ xấu, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật. Thủ thuật dạng này được áp dụng phổ biến và đã lừa được nhiều người.
Liên tục trong vài năm qua, các tổ chức tài chính như MoMo, ngân hàng VPBank, Vietcombank, TPBank, ACB… thường xuyên cảnh báo khách hàng về những chiêu thức lừa đảo tương tự. Kẻ xấu có thể giả làm nhân viên ngân hàng, bưu điện, điện lực… thậm chí giả mạo cả công an, toà án… để moi tiền nạn nhân.
Đứng ở góc độ kỹ thuật, hãng bảo mật đánh giá dù giảm về số lượng nhưng phần lớn các phần mềm độc hại không chỉ gây hại trên smartphone. Từ điện thoại, chúng có thể xâm nhập vào hệ thống máy tính để đánh cắp thông tin, tải xuống và khởi chạy ứng dụng trên máy tính đến cửa hậu, dùng để thực hiện tấn công hoặc chiếm quyền kiểm soát toàn hệ thống.
Việc này là do xu hướng sử dụng thiết bị cá nhân để kết nối với mạng của công ty đang ngày càng phổ biến hơn, nhất là sau đại dịch.
Thiết bị di động cá nhân đã trở thành một “cửa ngõ” để phần mềm độc hại truy cập vào mạng lưới của doanh nghiệp.
Thực tế, hầu hết doanh nghiệp đều đầu tư vào các giải pháp bảo mật để giữ an toàn cho toàn mạng lưới, cũng như thiết lập tường lửa để ngăn chặn truy cập không có cấp phép vào hệ thống.
Tuy nhiên việc mở quyền truy cập cho máy cá nhân như smartphone, tablet đã cho phép các thiết bị này vượt qua tường lửa. Nếu máy bị nhiễm virus hoặc trojan sẽ trở thành mối nguy cho mạng lưới an ninh doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, chính sách mang thiết bị cá nhân vào công ty còn buộc đội ngũ IT và an ninh mạng phải làm việc vất vả hơn để quản lý truy cập cũng như kiểm soát mối nguy xâm lấn từ đa nền tảng như Android, iOS,… thay vì tập trung qua Windows hay macOS như cũ.
Hãng bảo mật cho rằng chính sách làm việc kết hợp từ xa cho phép nhân viên truy cập vào hòm thư điện tử phục vụ công việc thông qua thiết bị di động đã đồng thời mở ra rủi ro từ mức độ cá nhân tới cấp doanh nghiệp, tập đoàn.
“Điều này có thể tránh được nếu chúng ta thực hiện các bước cơ bản để tự bảo vệ, đơn cử như cài đặt giải pháp bảo mật hợp pháp trên smartphone của mình”, đại diện hãng bảo mật thông tin.
Hải Đăng
"> -
Diễn viên Anh Đào sinh năm 1989, là diễn viên nhí cùng thời với Ngọc Trai, Phi Long, Angela Phương Trinh. Năm 2004, bộ phim truyền hình Kính vạn hoa(chuyển thể từ tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) lên sóng giúp tên tuổi của cô được chú ý với vai nữ chính. Anh Đào ‘Kính vạn hoa’ từ sinh viên nghèo thành giảng viên tại ÚcAnh Đào sở hữu làn da bánh mật, thân hình cao gầy. Cô vào vai “nhỏ Hạnh” thông minh, học giỏi và luôn dành sự yêu thương cho bạn bè xung quanh. Nhờ khuôn mặt xinh xắn, ngây ngô và lối diễn xuất tự nhiên, Anh Đào được nhiều khán giả yêu mến. Dù đã gần 17 năm kể từ ngày Kính vạn hoa phát sóng, cô vẫn là một trong các sao nhí luôn được khán giả quan tâm.
Ngoài Kính vạn hoa, Anh Đào còn tham gia một số phim khác như: Tường Vi cánh mỏng, Phận đàn bà, Nơi tình yêu bắt đầu,…và làm mẫu ảnh cho các tạp chí tuổi teen hay đóng quảng cáo một số nhãn hàng.
Năm 2009, nữ diễn viên bất ngờ từ bỏ hào quang nghệ thuật, lên đường sang Singapore du học khi tuổi vừa tròn 20 tuổi. Anh Đào chia sẻ dù yêu thích công việc diễn xuất nhưng cô vẫn ưu tiên chuyện học hành và quyết tâm nâng cao học vấn ở xứ người.
Sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành marketing, diễn viên sinh năm 1989 chuyển sang Úc sinh sống và làm việc. Hiện tại, cô đang là giảng viên và quản lý công tác thuộc lĩnh vực giáo dục tại haiTP. Sydney và Melbourne (Úc).
Ngoài việc giảng dạy, Anh Đào còn tham gia một vài hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng người Việt tại Úc. Cô chia sẻ các công việc này giúp bản thân trau dồi thêm kỹ năng về nghệ thuật và đỡ “nhớ nghề”. Lúc rảnh rỗi, nữ diễn viên còn quay vlog ghi lại cuộc sống thường nhật và các kinh nghiệm sinh sống nơi xứ người.
Bước vào tuổi 32, Anh Đào vừa có nét đáng yêu của cô diễn viên nhí nổi danh ngày trước, vừa có sự xinh đẹp, từng trải của cô gái nhiều năm sinh sống xa quê. 8x chia sẻ nhờ có mạng xã hội, cô vẫn thường xuyên liên lạc, theo dõi các bạn diễn cùng thời và tình hình giới giải trí trong nước.
Anh Đào trải qua những năm tháng du học từ sớm nên học hỏi và khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống. Nữ diễn viên cho biết cô biết ơn quãng thời gian này bởi nhờ thế giúp bản thân thêm mạnh mẽ, trưởng thành.
“Nếu người ta làm thêm một công việc và đi chơi cuối tuần thì bạn sẽ đi làm công việc khác cuối tuần để tăng thu nhập. Nếu người ta ngủ nhiều tiếng thì bạn ngủ ít hơn để học bài”, cô kể.
Về quyết định rút lui khỏi giới giải trí, Anh Đào không thấy tiếc nuối vì với cô, mỗi người đều có lựa chọn ở những thời điểm khác nhau: "Tôi không từ bỏ hẳn niềm đam mê nghệ thuật. Tuy nhiên hiện tại, tôi vẫn ưu tiên việc giảng dạy, bởi đây là ước mơ từ hồi tấm bé và là nguyện vọng của gia đình".
Clip Anh Đào đón Tết Tân Sửu 2021
Thúy Ngọc
Á quân 'Gương mặt thân quen nhí' Bảo Ngọc xinh đẹp, cá tính tuổi 12
Bé Bảo Ngọc ngày càng trưởng thành, vẻ đằm thắm xen lẫn nét cá tính được nhiều khán giả dành thiện cảm.
"> -
Zalo bật tính năng SOS hỗ trợ khẩn cấp người dân bị ảnh hưởng bởi siêu bão
Nhằm hỗ trợ người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi, Zalo đã mở tính năng Zalo SOS từ ngày 7/9.
Ngay trên cửa sổ tin nhắn, người dùng sẽ thấy tính năng Zalo SOS. Tại đây, người dùng có hai lựa chọn “Chia sẻ tình trạng" và “Yêu cầu hỗ trợ".
Với tính năng “Chia sẻ tình trạng", người dân ở các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ có thể đăng trạng thái với hai lựa chọn “Tôi an toàn" và “Tôi gặp khó khăn" cùng việc chia sẻ tình hình cụ thể.
Số liệu thống kê đến ngày 10/9 ghi nhận 586.000 người đăng trạng thái an toàn.
Tính đến ngày 10/9, đã có 586.000 người cập nhật trạng thái an toàn bằng tính năng Zalo SOS
Với tính năng “Yêu cầu hỗ trợ", người dùng có thể thực hiện hai thao tác "Kết nối cứu trợ" và "Liên hệ khẩn cấp” trực tiếp trên Zalo Mini App “Phòng chống thiên tai Việt Nam". Đây là Mini app của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phát hành trên Zalo để hỗ trợ người dân Việt Nam trong công tác phòng chống thiên tai.
Tính năng “Kết nối cứu trợ” giúp người dân kêu gọi cứu trợ trong tình huống khẩn cấp. Tính năng “Liên hệ khẩn cấp” cung cấp danh sách các đường dây nóng tại những địa phương chịu ảnh hưởng bởi siêu bão.
Trước tình hình phức tạp của mưa lũ, thống kê cho thấy đến hết ngày 10/09, đã có 72.000 người kết nối cứu trợ và 36.400 người liên hệ khẩn cấp.
Hiện tại, tính năng Zalo SOS được mở cho người dân tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Hưng Yên.
Ngày 11/9, theo báo cáo của Đài Khí tượng và Thủy văn, mực nước sông Lô đoạn qua thành phố Tuyên Quang đã lên trên mức báo động 3 (mức cực kỳ nguy hiểm). Ảnh: Vũ Văn Khải
Tính tới thời điểm hiện tại, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai cùng nhiều bộ ban ngành các địa phương khu vực phía Bắc như Sở Thông tin Truyền thông TP. Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Giang, Chính Quyền Điện Tử Tỉnh Quảng Ninh đã gửi đi 143 triệu tin nhắn qua Zalo OA (Official Account), nhằm cập nhật cho người dân những thông tin mới nhất về tình hình ảnh hưởng của siêu bão, cũng như đưa ra những cảnh báo, hướng dẫn an toàn.
300.000 người đăng trạng thái an toàn qua Zalo SOS
Bên cạnh đó, hơn 141 triệu tin nhắn với các thông tin về siêu bão Yagi cũng đã được gửi đến người dân các tỉnh thành bị ảnh hưởng.
17:00 10/9/2024
"> 586.000 người đăng trạng thái an toàn qua Zalo SOS