Soi kèo phạt góc Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Getafe vs Betis, 0h30 ngày 24/2: Cân bằng -
Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộcThứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương tại lễ Tri ân trước thềm Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Ảnh: Việt Linh/Thế Bằng.
Chỉ còn ít giờ nữa Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 chính thức bắt đầu. Trong không khí phấn khởi hướng đến Lễ trao Giải năm nay, một mùa giải có rất nhiều đổi mới mà Lễ tri ân được tổ chức ngay trước thềm của Lễ trao giải là một nét mới, chúng ta có dịp ngồi lại, gặp gỡ, trò chuyện và cùng nhau chia sẻ, cùng nhau tôn vinh những người đã làm nên thành công của Giải thưởng sách Quốc gia, đóng góp sự phát triển của văn hóa đọc nước nhà trong suốt những năm qua.
Giải Sách Quốc gia là thành quả của nỗ lực tập thể
Lời đầu tiên, thay mặt lãnh đạo Bộ TTTT cho phép tôi trân trọng cảm ơn tác giả, dịch giả, các nhà khoa học bằng tài năng, nhiệt huyết, sự nỗ lực không ngừng nghỉ đã đem đến những tác phẩm xuất sắc, mang đậm giá trị văn hóa và tri thức cho các thế hệ độc giả Việt Nam, làm giàu thêm kho tàng tri thức và tâm hồn Việt Nam. Xin chúc các tác giả, dịch giả luôn mạnh khỏe để tiếp tục sáng tác nhiều hơn nữa các tác phẩm, công trình giá trị phục vụ bạn đọc.
Góp phần làm nên thành công của mỗi cuốn sách không thể thiếu vai trò của các nhà xuất bản, các đơn vị liên kết. Thay mặt cho Lãnh đạo Bộ TTTT, cơ quan Quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, tôi xin được biểu dương những nỗ lực, sáng tạo của các nhà xuất bản để đem đến thành công của Giải thưởng sách hôm nay. Thay mặt lãnh đạo Bộ, tôi xin cảm ơn những nỗ lực, cố gắng đó, và qua các đồng chí xin gửi lời cảm ơn đến đội ngũ biên tập viên, họa sĩ, cán bộ kĩ thuật của các nhà xuất bản, đơn vị liên kết, những người âm thầm góp phần đưa sách đến với bạn đọc.
Trải qua 6 mùa giải, Giải thưởng Sách Quốc gia ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm, ghi nhận của độc giả. Thành công đó không thể thiếu được đội ngũ các nhà khoa học tham gia chấm giải. Hơn 80 nhà khoa học, trong đó có rất nhiều nhà khoa học đầu ngành, dù rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian để tham gia chấm giải.
Sau 4 tháng làm việc ròng rã, đến tận những ngày cuối cùng chỉ cách đây vài ngày, tôi vẫn thấy thành viên ban chấm giải làm việc, đề xuất, thay đổi, hiệu chỉnh, nỗ lực hết mình đến giây phút cuối cùng của mùa giải để lựa chọn từ hàng trăm đầu sách ra những cuốn sách xuất sắc để trao giải. Đây thực sự là công việc đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi tâm huyết, trí tuệ, bản lĩnh của mỗi thành viên Hội đồng. Thay mặt Bộ TTTT, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với những đóng góp vô cùng quý báu của các nhà khoa học, góp phần làm nên thành công và uy tín của giải thưởng.
Kỳ vọng vào Giải Sách Quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Mỗi năm qua đi, Giải thưởng sách của chúng ta lại có thêm nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Qui mô hơn. Giá trị giải thưởng cao hơn. Việc tổ chức chuyên nghiệp và trang trọng hơn. Thành công này, cùng với nỗ lực của các tác giả, các nhà xuất bản, đơn vị liên kết, nhiệt huyết của các nhà khoa học tham gia hội đồng chấm giải, còn đến từ sự quan tâm, ủng hộ của các nhà tài trợ, các “Mạnh Thường Quân”.
Qua từng năm, chúng tôi lại nhận thêm được nhiều sự ủng hộ đóng góp của các cơ quan, tổ chức. Chúng tôi hiểu và ý thức được rằng đóng góp đó xuất phát từ sự thấu hiểu, chia sẻ mục tiêu và ý nghĩa của Giải thưởng sách. Xin trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ và mong muốn các nhà tài trợ sẽ tiếp tục gắn bó, phát triển Giải thưởng sách ngày càng qui mô và giàu ý nghĩa hơn nữa.
Cũng nhân dịp này, tôi xin đặc biệt cảm ơn Đài Truyền hình Việt Nam, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Bộ TTTT, hỗ trợ truyền thông Giải thưởng; Đồng chí Nguyễn Thanh Lâm, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ TTTT người đã bỏ rất nhiều công sức, tâm huyết, đóng góp những đổi mới, sáng tạo cho giải thưởng này.
Xin cảm ơn các đơn vị tổ chức Hội Xuất bản Việt Nam, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo TW) và rất nhiều đơn vị khác đã phối hợp chặt chẽ, đầy trách nhiệm để góp phần có những mùa giải thành công.
Với vai trò là đơn vị chủ trì Giải thưởng sách Quốc gia, Bộ TTTT hiểu vinh dự và trách nhiệm của mình cần phải không ngừng đổi mới, sáng tạo để Giải thưởng ngày càng lớn mạnh, uy tín hơn. Thành công các mùa giải đã qua chính là tiền đề nhưng để Giải thưởng phát triển hơn trong thời gian tới, sẽ cần rất nhiều nỗ lực của mỗi chúng ta ngồi đây.
Tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới, Giải thưởng sách Quốc gia sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ và đóng góp của tất cả các tác giả, nhà khoa học, nhà xuất bản, các đơn vị liên kết và các nhà tài trợ, để nền văn hóa sách của chúng ta ngày càng phát triển, vươn xa và thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam, để tri thức trở thành động lực đưa đất nước phát triển toàn diện bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Tổng công ty Giấy Việt Nam.
"> -
“Bố mẹ làm nghề nông vất vả. Nếu bố mẹ biết em bị chứng bệnh này chắc đau khổ lắm”. Vì lý do ấy mà Huy sợ chính bản thân mình, sợ con người mình sẽ gây đau khổ cho gia đình, cho mọi người xung quanh.
"> Tâm sự nhói lòng của nam sinh đồng tính -
Liên quan đến vụ gian lận thi cử, tại hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình có 108 thí sinh đã và đang bị xử lý. Cụ thể, Bộ Công an đã trả về hơn 50 thí sinh liên quan đến bê bối thi cử; khối trường quân đội cũng trả về 7 thí sinh; ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại thương… cũng lần lượt buộc thôi học những người có tên trong danh sách nâng điểm. Cần tuyển bổ sung những thí sinh trượt oan do bị chiếm chỗ vì gian lận thi cửTuy nhiên, tất cả các trường này đều chưa có động thái tuyển bổ sung, thay thế những thí sinh bị trượt oan vào chỗ những thí sinh bị đuổi vì gian lận.
Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Nếu không giải quyết đến cùng liệu có công bằng cho những thí sinh bị mất đi cơ hội vào đại học?
Khó trả lại công bằng vì “hiệu ứng dây chuyền”
Trước câu hỏi “Có nên tuyển lại thí sinh đã bị trượt oan hay không?”, ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, khẳng định về mặt lý thuyết, cần xét tuyển bổ sung các thí sinh bị trượt oan.
Đây là những “nạn nhân” vì sự gian lận đã bị tước mất “chỗ”. Những thí sinh này thậm chí có điểm xét tuyển chỉ thấp hơn điểm chuẩn 0.01 nhưng vẫn bị trượt.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM khẳng định về mặt lý thuyết, cần xét tuyển bổ sung các thí sinh bị trượt oan
Tuy nhiên, theo ông Lý, thực tế không phải trường nào tuyển cũng đúng chỉ tiêu mà luôn có tỷ lệ vượt cho phép theo quy chế. Vì vậy, một số trường hợp lượng thí sinh gian lận bị đuổi có thể vẫn không ảnh hưởng đến chỉ tiêu của trường. Chưa kể, đã gần một năm học trôi qua, nếu hạ điểm chuẩn sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền, “rối từ trên xuống dưới, rất phức tạp”.
TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam, cũng đồng tình với việc nên tuyển lại những thí sinh trượt oan; nhưng "rất khó". Nếu thí sinh rút hồ sơ trường này để chuyển sang trường kia lại khiến nhiều trường khác thiếu chỉ tiêu. Cứ thế, sẽ tạo ra “hiệu ứng domino” rất khó dừng lại".
Còn theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, về tình nên tuyển lại thí sinh bị trượt oan để tránh sự bất công nhưng về lý sẽ rất khó khăn.
Nguyên nhân bởi tuyển sinh là do các trường tự chủ chứ không chịu ảnh hưởng của Bộ GD-ĐT. Vì vậy, chính Bộ cũng không thể can thiệp để cho các thí sinh được trúng tuyển.
Vấn đề có tuyển hay không thuộc thẩm quyền của trường và trường phải tự quyết. “Dư luận kêu gọi Bộ GD-ĐT phải tạo công bằng cũng có lý, nhưng Bộ không thể can thiệp được do những quy định đã có về việc tự chủ trong tuyển sinh của trường”.
Thứ hai, về phía các trường bây giờ sẽ rất khó thực hiện. Nếu tuyển lại theo điểm thi THPT quốc gia thì không được. Còn nếu làm đề án tuyển sinh năm nay thì không thể tuyển vài em bị trượt oan.
“Nếu có thể, hội đồng tuyển sinh trường xem xét xét đặc cách những thí sinh này. Nhưng nếu xét đặc cách cũng khó vì năm nay thì không biết điều kiện của các em đó có đủ hay không. Hơn nữa, chắc gì các em bị rớt đó có nguyện vọng học lại các trường đã đăng ký”.
Với những lý do trên, theo ông Sơn, việc tuyển sinh lại thí sinh bị trượt oan là không thể do kéo theo một dây chuyền ảnh hưởng từ trên xuống dưới.
Giải quyết chỉ 30 phút, tại sao không làm?
Ngược lại với quan điểm trên, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, cho rằng trong quy chế tuyển sinh không có điều nào cấm tuyển bổ sung các em trượt oan. Việc này chỉ phụ thuộc vào các hiệu trưởng. Còn nhập học hay không phụ thuộc vào thí sinh.
“Các trường có thể gửi thông báo cho thí sinh bị trượt oan rằng nếu vẫn còn mong muốn vào trường hoàn toàn có thể nhập học. Tuy nhiên, do hiện tại đã gần kết thúc năm học nên có thể nhập học theo khoá 2019. Nếu cần thiết, trường có thể giảm bớt chỉ tiêu của năm sau”.
“Xử lý hậu quả của việc nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 là trách nhiệm chung. Những gì các trường đại học làm được để hạn chế oan sai thì nên làm ngay”, ông Tùng khẳng định.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT cho hay, quy chế tuyển sinh không có điều nào cấm tuyển bổ sung các em trượt oan.
Việc xử lý theo ông Tùng cũng rất đơn giản: Đầu tiên, cần kiểm tra xem có bao nhiêu thí sinh bị đuổi về vì gian lận. Sau đó rà soát và thống kê danh sách những thí sinh có điểm lẽ ra phải đỗ vào trường. Bước thứ ba là làm hồ sơ gửi cho thí sinh và thông báo trong vòng 30 ngày có thể đến trường nhập học.
“Giải quyết việc này chỉ vỏn vẹn 30 phút là xong. Thủ tục rất đơn giản, tại sao các trường không làm?”.
Ông Tùng nhận định việc nâng điểm vừa qua ảnh hưởng tới nhiều đối tượng, nhiều vấn đề, trong đó có chuyện quy chế tổ chức thi, trách nhiệm của hội đồng chấm thi, những người tham gia mua bán điểm, các thí sinh được nâng điểm và thí sinh trượt oan do các thí sinh được nâng điểm chiếm chỗ.
Trong các khâu cần phải giải quyết, theo ông, việc tuyển lại thí sinh trượt oan là đơn giản và đỡ mất thời gian nhất.
Một chuyên gia tuyển sinh nhìn nhận, việc tuyển bổ sung mới chính là các thức thực hiện quyền tự chủ của trường, chứ không phải vì tự chủ mà "khó thực hiện". Chưa kể, trong 3 mục tiêu, thì kỳ thi THPT quốc gia có 1 mục tiêu là "lấy căn cứ để xét tuyển đại học", và thực chất Bộ GD-ĐT vẫn nắm vai trò tổng chỉ đạo. Nếu xem xét về tính nhân văn khi giải quyết các hậu quả của vụ việc nâng điểm, thì việc cho tuyển bổ sung mới thực sự "nhân văn".
Đồng tình với việc nên mời các thí sinh xứng đáng nhập học, ông Trần Nam, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ quan điểm: “Cơ hội tiếp cận với giáo dục là một trong những quyền rất cơ bản của con người và họ cần được xã hội đáp ứng. Chính vì vậy hệ thống giáo dục của các quốc gia cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ em, cả nam giới và nữ giới bình đẳng như nhau trong việc tiếp cận cơ hội được đến trường.
Giáo dục suốt đời cũng là một trong những giải pháp để khoả lấp sự thiếu hụt cơ hội đó của công dân ở trong những giai đoạn khác nhau của phát triển xã hội” - ông Nam lý giải.
Theo ông Nam, vụ việc diễn ra ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang là điều mà hệ thống giáo dục Việt Nam không hề mong muốn xảy ra. Do vậy, khi đã sai thì phải sửa và đưa ra cơ chế phòng ngừa trường hợp tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
“Việc mời lại các thí sinh vì sự cố này mà mất đi cơ hội học tập là điều rất nên làm. Còn việc làm như thế nào thì Bộ Giáo dục nên có hướng dẫn cụ thể để các trường không bị động, lúng túng”.
Ông Nam đề xuất nếu tuyển thì xét lại nguyện vọng của các em đã đăng ký năm 2018 và gọi nhập học cho năm 2019.
Lê Huyền – Thúy Nga
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục thông tin xử lý thí sinh Hà Giang được nâng điểm
- Thủ tướng vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu, xử lý thông tin báo chí nêu về gian lận điểm thi ở Hà Giang và báo cáo Thủ tướng.
">