Thế giới

Zalo thêm tính năng 'Tin nhắn tự xóa', giúp người dùng bảo vệ thông tin riêng tư

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-12 08:43:39 我要评论(0)

Mới đây,êmtínhnăngTinnhắntựxóagiúpngườidùngbảovệthôngtinriêngtưxôi lạc bóng đá hôm nay Zalo đã cập nxôi lạc bóng đá hôm nayxôi lạc bóng đá hôm nay、、

Mới đây,êmtínhnăngTinnhắntựxóagiúpngườidùngbảovệthôngtinriêngtưxôi lạc bóng đá hôm nay Zalo đã cập nhật thêm tính năng tin nhắn tự xóa (disappearing message) cho tất cả người dùng Zalo. Khi tính năng này được thiết lập, các nội dung trao đổi trên ứng dụng này sẽ tự động xóa sau một khoảng thời gian nhất định mà không cần thực hiện thêm bất kì thao tác thủ công nào. Hiện nay, người dùng Zalo trên máy tính và điện thoại đều có thể sử dụng tính năng này cho các hội thoại mang tính cá nhân. Zalo cũng đang lên kế hoạch tích hợp vào group chat trong năm nay.

Trong cuộc sống, không thiếu những tình huống mà người dùng vì lí do nào đó chỉ muốn lưu trữ tin nhắn trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, cập nhật mới của Zalo sẽ giúp người sử dụng yên tâm hơn khi trao đổi chuyện riêng hay công việc qua nền tảng này.

{ keywords}
 Zalo vừa cập nhật thêm tính năng tin nhắn tự xóa (disappearing message) cho tất cả người dùng

Người dùng Zalo có thể thiết lập thời gian tự xóa là 1, 7 hoặc 30 ngày theo mặc định của tính năng. Với thời gian tự xóa khá dài, người dùng không phải lo nội dung công việc biến mất trước khi người nhận tin chưa kịp đọc.

Anh Nguyễn Anh Khoa (quận 7, TP.HCM) đánh giá: “Tính năng tự động xóa tin nhắn giúp tôi tự tin hơn khi chia sẻ những thông tin quan trọng trong kinh doanh với đối tác. Khi bật tính năng này lên, mọi người ngầm hiểu thông tin được chia sẻ rất quan trọng và không tiết lộ. Sau một khoảng thời gian tin nhắn sẽ tự động xóa, rất tiện lợi, không cần phải thu hồi từng dòng tin”.

{ keywords}
 Người dùng dễ dàng thiết lập Tin nhắn tự xóa trên điện thoại

Để sử dụng, trên ứng dụng điện thoại, người dùng bấm vào “tùy chọn” ở góc phải trên cùng, sau đó chọn tin nhắn tự xóa và thiết lập thời gian. Trên máy tính, người dùng chọn “thông tin hội thoại” và tìm tin nhắn tự xóa để cài đặt. Một cách khác đơn giản hơn, người dùng có thể nhấp chuột phải vào cuộc trò chuyện và chọn tính năng tự động xóa tin nhắn để cài đặt thời gian một cách dễ dàng.

{ keywords}
 Trên phiên bản máy tính, bấm vào “Thông tin hội thoại” để cài đặt tin tự xóa

Khi tính năng tin nhắn tự xóa được thiết lập, thông báo sẽ được bật lên trong cửa sổ trò chuyện của người gửi và nhận; 1 chấm nhỏ là đồng hồ đếm ngược của từng tin nhắn sau đó cũng được hiển thị. Người dùng có thể bật/ tắt tính năng tự động xóa tin nhắn bất cứ lúc nào. Đại diện Zalo cho biết, tính năng hiện được bật với 100% người dùng Zalo và nhận được phản hồi tích cực.

{ keywords}
 Có thể thiết lập thời gian tự xóa tin nhắn sau 1, 7 hoặc 30 ngày trên Zalo

Zalo được đánh giá cao trong việc chú trọng đến trải nghiệm cá nhân của người sử dụng, khi phát triển nhiều tính năng hướng đến quyền riêng tư và bảo mật. Người dùng Zalo vốn quen thuộc với những tính năng riêng tư như: thu hồi tin nhắn, ẩn trạng thái hoạt động, chặn người lạ, chỉ chia sẻ nhật ký cho danh sách bạn bè, không cho người lạ xem và bình luận hoạt động trên nhật ký, thiết lập mật khẩu cho từng hội thoại cá nhân... Việc Zalo bổ sung thêm tính năng tin nhắn tự xóa hứa hẹn giúp người dùng yên tâm hơn khi làm việc, trao đổi cá nhân qua nền tảng này.

Chị Ngô Thiên Hương (Nhân viên phát triển thị trường, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi luôn dành nhiều thời gian xóa những tin nhắn liên quan thông tin khách hàng, đối tác… mà tôi không muốn bị lộ ra bên ngoài. Giờ sử dụng tính năng tự xóa tin trên Zalo, tôi tiết kiệm được nhiều thời gian và yên tâm hơn khi làm việc”.

Lệ Thanh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 Rất nhiều công cụ tìm kiếm Việt từng một thời tuyên chiến với Google, thế nhưng chỉ một vài năm sau, chúng đã nhanh chóng chìm vào quên lãng. Phải chăng thị trường tìm kiếm là mảnh đất không thể công phá đối với các doanh nghiệp Việt Nam?

VinSmart ra mắt 4 smartphone giá từ 2,5 triệu, hứa hẹn “khuấy đảo” thị trường di động

Làm cách nào để có "hệ sinh thái số" Made in Việt Nam?

Đâu là cơ hội phát triển của các mạng xã hội Made in Việt Nam?

Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh: Những cái tên đã trở thành quá khứ

Không khó để kể ra một vài công cụ tìm kiếm Made in Vietnam. Đó chính là  Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh, những cái tên ít nhiều quen thuộc, gợi nhớ kỷ niệm xưa với người dùng Internet.

Cả Socbay (Sóc bay), Xa lộ và Tìm nhanh đều ra đời ở vào khoảng thời gian trước năm 2010. Đó là thời kỳ thị trường tìm kiếm Việt vẫn còn ở trong tình thế cạnh tranh giữa Yahoo và Google.

{keywords}
Rất nhiều những sản phẩm tìm kiếm Made in Vietnam đã trở thành quá khứ. 

Điểm chung giữa những cái tên này là chiến lược tìm cách đánh vào thị trường ngách để cạnh tranh hòng tìm kiếm chỗ đứng ở những lĩnh vực mà các ông lớn vẫn chưa để mắt tới.

Socbay lựa chọn mảng tìm kiếm từ nhạc, phim, ảnh, rao vặt, tin tức đến từ điển. Xa lộ của Tinh Vân lại nhắm tới các hướng tìm kiếm chuyên biệt như tin tức, blog, diễn đàn. Trong khi đó, mục tiêu của Tìm Nhanh là lợi dụng thế mạnh về tin tức của mình để có thể trở thành một Yahoo của Việt Nam.

Từng đưa ra những mục tiêu rất lớn, thế nhưng cả Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh hay thậm chí là Yahoo đều đã phải dừng bước để nhường sân chơi độc quyền lại cho Google.

Đã có nhiều cách giải thích cho thất bại của Socbay, Xa lộ hay Tìm nhanh. Một trong số đó là bởi nhược điểm về độ lớn của chính thị trường ngách. Khi quy mô thị trường quá nhỏ, rất khó để các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động, tìm kiếm thêm đất phát triển nhằm tạo ra giá trị thặng dư.

{keywords}
Với một hệ sinh thái các sản phẩm khép kín, Google đã quây kín người sử dụng và dễ dàng đè bẹp các đối thủ của mình.

Bên cạnh đó, việc mở rộng các dịch vụ kèm thêm như Google Maps, Google Translate, Google Docs và một loạt các sản phẩm khác đã khiến Google dễ dàng hình thành nên một ệ sinh thái nhằm quây kín người dùng các sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, lý do chính khiến Socbay, Xa lộ, Tìm nhanh cũng như các công cụ tìm kiếm nội khác sớm dừng bước và tự rút lui bởi tiềm lực về tài chính có hạn.

Việc vận hành các sản phẩm dịch vụ như web nhạc, phim hay thậm chí trình duyệt chỉ cần một vài tới vài chục kỹ sư. Trong khi đó, việc phát triển các công cụ tìm kiếm vốn không phải điều dễ dàng. Bằng chứng là Google đã phải duy trì một bộ máy khổng lồ bao gồm các chuyên gia giỏi nhất thế giới để duy trì vị trí thống trị trên thị trường tìm kiếm của họ.

Đây là một thách thức thực sự với các công cụ tìm kiếm tiếp theo của người Việt nếu có ý định cạnh tranh nhằm giành giật thị phần tìm kiếm với Google. 

Công cụ tìm kiếm Việt liệu có cửa cạnh tranh với Google?

Google hiện là công cụ tìm kiếm số 1 trên bình diện toàn cầu. Điều này chỉ duy nhất không đúng ở 2 nước, đó là Trung Quốc và Nga,

Nhiều ý kiến cho rằng Google không thể phát triển tại Trung Quốc do bị cấm chặn. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, ở trước thời điểm bị đánh bật khỏi Trung Quốc năm 2010, dù đã rất cố gắng, Google chưa bao giờ chiếm được quá 30% thị phần tìm kiếm tại đất nước này. Điều đó cho thấy sức mạnh của các công cụ tìm kiếm nội địa tại Trung Quốc.

{keywords}
Nếu như Trung Quốc lựa chọn việc đóng cửa thị trường với các công cụ tìm kiếm ngoại, chính phủ Nga lại chọn cách mở cửa cho Google. Mặc dù vậy, công cụ tìm kiếm nội Yandex vẫn là sản phẩm phổ biến nhất tại Nga khi chiếm tới 53.28% thị phần tìm kiếm.

Tại Nga, dù Google không bị cấm chặn như Trung Quốc, thế nhưng công cụ tìm kiếm nội địa là Yandex vẫn chiếm thị phần cao hơn (53.28% của Yandex so với 43.42% của Google).

Kể từ khi Google không còn độc quyền gói dịch vụ Google Mobile Services - GMB trên Android, người dùng Nga có thêm lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Yandex, thị phần của Yandex cũng vì thế có sự tăng tốc đáng kể.

Yandex cũng khá khôn ngoan khi thực hiện nhiều thỏa thuận với các nhà phát triển trình duyệt khác như Opera, Mozilla và Microsoft để đặt Yandex là công cụ tìm kiếm kiếm mặc định.

Trong tương lai gần, Yandex hiện đang có xu hướng phát triển và tạo nên một hệ sinh thái rộng lớn, theo hướng Amazon của người Nga.

Tại Việt Nam, theo thống kê tháng 11/2018 trên Stat Counter, Google hiện vẫn giữ vị trí số 1 với 95,27% thị phần tìm kiếm. Đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về thị phần tìm kiếm là Cốc Cốc với chỉ 2,58%.

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, từng tồn tại nhiều công cụ tìm kiếm Made in Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chỉ còn lại một vài sản phẩm tìm kiếm tương đối đặc thù, đó là các trường hợp của Websosanh và Sosanhgia. 

{keywords}
Đâu là hướng đi đúng cho các công cụ tìm kiếm Made in Vietnam?

Theo ông Lê Duy Tiến, thành viên tổ công tác thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam, trong một vài năm tới, nếu không có thay đổi gì đặc biệt, Google vẫn sẽ thống trị thị phần tìm kiếm Việt Nam. Tuy nhiên ông Tiến cũng cho rằng, không hẳn là các công cụ tìm kiếm do người Việt phát triển không có cơ hội vươn lên. 

Nhận định về thị trường, vị chuyên gia này cho biết, trong thời gian tới, các công cụ tìm kiếm Việt nên tập trung vào việc phát triển công cụ tìm kiếm trên di động. Bên cạnh đó, cần áp dụng các mô hình tìm kiếm theo xu hướng công nghệ mới. Nếu sử dụng các công nghệ tìm kiếm mới, chúng ta vẫn còn có cơ hội, ông Tiến nói.

Lấy ví dụ về điều này, ông Tiến cho biết, Google đang thử nghiệm việc trả kết quả trực tiếp thay vì danh sách các liên kết trên công cụ tìm kiếm. Nếu đi theo hướng này, các công cụ tìm kiếm Việt Nam có thể có cơ hội lớn trong tương lai.

Trọng Đạt

Đâu là cơ hội phát triển của các mạng xã hội Made in Việt Nam?

Đâu là cơ hội phát triển của các mạng xã hội Made in Việt Nam?

Trong chiến lược của mình, Bộ TT&TT đang tìm cách tạo cơ chế thúc đẩy sự phát triển của các mạng xã hội Việt Nam. Điều này liệu có khả thi với sự phổ biến của Facebook và YoutTube tại thị trường trong nước?

" alt="Công cụ tìm kiếm Made in Việt Nam liệu có cạnh tranh nổi với Google?" width="90" height="59"/>

Công cụ tìm kiếm Made in Việt Nam liệu có cạnh tranh nổi với Google?