10 ngày cật lực,ổtangđiệntửcốTBTNguyễnPhúTrọngMạchcảmxúcbấttậntừlờiviếbáo thể thao 1 tháng bền bỉ
80 năm qua, từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt, với những thành quả lớn lao, sự cống hiến không biết mệt mỏi, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thuộc về Nhân dân, thuộc về Đảng, đất nước và dân tộc. Ngày 23/7, hai ngày trước khi diễn ra lễ quốc tang, trang “sổ tang điện tử” viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Báo VietNamNet gấp rút hoàn thành, kịp thời đưa lên mạng để độc giả gửi lời chia buồn đến gia đình, chia sẻ ký ức, tình cảm với người lãnh đạo cao nhất của Đảng. Sức mạnh kết nối của nền tảng công nghệ lập tức phát huy tác dụng, “nhịp cầu” online sổ tang điện tử đã hội tụ tình cảm của những người dân trên dải đất hình chữ S, từ người dân ở miền núi tới hải đảo; từ các chiến sĩ biên phòng canh giữ biên giới tới những du học sinh, các kiều bào đang say sưa học tập và lao động ở ngoài nước; từ em học sinh cấp 2, cấp 3 tới các thầy giáo trường phổ thông, giảng viên đại học…
Cũng như dòng người trước giờ viếng đã đến Nhà tang lễ quốc gia ngày càng đông; qua từng giờ, từng buổi, những lời viếng online ngày càng đổ về dồn dập. Có những độc giả gửi tới 5 - 7 lần. Hơn 40.000 lời viếng online gửi đến tòa soạn Báo VietNamNet. Chưa có sự kiện nào mà lượng phản hồi đổ về nhiều đến như vậy. Đó cũng là số lượng lớn nhất trong các tờ báo điện tử mở trang sổ tang online để viếng cố Tổng Bí thư những ngày cuối tháng 7 vừa qua. Rất khẩn trương với tinh thần tận tụy, đội ngũ biên tập viên của Báo đã túc trực song hành cùng "dòng thác phản hồi" để xử lý kịp thời những lời viếng gửi đến.
Dòng người vào viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở quê nhà. Ảnh: Hùng Nguyễn
Sau 10 ngày nỗ lực xử lý, hơn 36.000 lời tưởng niệm được xuất bản. 729.000 lượt đọc trên phiên bản điện tử của báo VietNamNet. Sau đó là hơn 1 tháng làm sách cật lực cùng với các biên tập viên của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Đôi lời ngắn gọn. Những đoạn văn dài. Các bài thơ chan chứa. Những câu viết đơn sơ. Nhiều dòng chữ tương tự. Nhưng hơn hết, đó đều là suy nghĩ, tấm lòng của riêng từng người. Do vậy, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi lời viếng mà người dân, độc giả VietNamNet gửi tới cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ "kênh sổ tang online" đều được chăm chút, trân trọng. Độc giả có thể dễ dàng tìm những lời viết của mình trên trang sổ tang đồ sộ này với chức năng tìm kiếm.
Hơn 2.700 trang sách khổ 21x29,7 in giấy vàng với thể thức in đặc biệt đã được hoàn thiện đẹp đẽ, trang trọng. Đó là những con số định lượng. Nhưng khó mà đong đếm hết được muôn vàn tình cảm, lòng tiếc thương, sự kính trọng, niềm tin tưởng, lời hứa quyết tâm rèn luyện sống và làm việc tích cực…. của những người dân Việt Nam đối với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi gắm qua những trang sổ tang đặc biệt.
Mạch cảm xúc trào dâng và quyết tâm tiến bước
Ở ngoài đời, biển người chờ đợi trong đêm để tiễn biệt cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hơn 40.000 người viếng tại quê nhà, rất đông bà con lặn lội hàng ngàn km đứng hai bên đường đưa tiễn linh xa. Còn trên sổ tang điện tử, mạch cảm xúc của nhân dân cứ mãi dâng trào, những lời chia buồn, dòng tưởng niệm đổ về dồn dập.
Rất nhiều bạn đọc chỉ ghi đôi dòng ngắn gọn "Vĩnh biệt bác, người cộng sản kiên trung, chân chính!", Và cũng không ít lời giãi bày chứa đựng tâm tư sâu lắng, người viết đã chọn lúc đêm khuya tĩnh lặng hay sáng sớm yên lành và gửi tới sổ tang cả trang tâm sự.
Đặc biệt, khá nhiều độc giả đã giãi bày suy nghĩ, tình cảm của mình bằng những vần thơ giản dị, dạt dào tình cảm: thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thất ngôn tứ tuyệt, thơ lục bát, thơ tự do....Nhiều người tỉ tỉ mỉ xếp những chữ cái đầu của từng câu thơ thành câu viếng. Các bạn đọc ở Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang... chăm chút cho những bài thơ dài 30 câu, vừa chứa chan tình cảm, vừa khẳng định niềm tin.
Cuốn “Sổ tang điện tử: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lòng độc giả VietNamNet”. Ảnh: Lê Anh Dũng
Bạn Nguyễn Ngọc Hưng, du học sinh ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) gửi lời chia sẻ lúc 4h sáng trong một đêm trắng:
"Chúng con - thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ hoà bình và phát triển của đất nước luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của các bậc cha anh đã hy sinh giành được độc lập. Con cũng rất kính trọng và yêu mến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình, ổn định để chúng con có cơ hội học tập và giao lưu với bạn bè quốc tế. Sự ra đi của bác để lại trong con một nỗi buồn sâu sắc, ấn tượng về một nhà lãnh đạo tài ba, một vị Tổng Bí thư giản dị, liêm khiết sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí - Đài Bắc, 4 giờ 15 phút, 26/07/2024".
Độc giả Lò Phương Chinh bày tỏ rằng, chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đã dạy cho bạn bài học về lòng biết ơn:
"Trong một lần xem thời sự được nghe bác Trọng phát biểu, con đã thay đổi rất nhiều, thức tỉnh lòng biết ơn về cuộc sống hiện tại mà trước đó không hề suy nghĩ tại sao mình lại được sống trong hoà bình như ngày hôm nay? Bác cũng trạc tuổi ông ngoại con, nhìn bác rất dễ gần, lời nói ngắn gọn nghe mộc mạc không hề kiểu cách, con luôn thắc mắc tại sao bác chưa về hưu để sum vầy bên con cháu. Thì ra, bác luôn dành hết đời mình để cống hiến phụng sự cho Tổ quốc. Bác đã thực hiện lời thề "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân" một cách trọn vẹn nhất. Bây giờ con mong bác Mận sẽ có thật nhiều sức khỏe và chứng kiến một đất nước phát triển do bác góp sức to lớn thật lâu hơn nữa".
Trong hàng ngàn lời chia sẻ, có những bạn đọc may mắn từng gặp cố Tổng Bí thư. Sự ra đi của ông khiến họ tiếc thương hơn bao giờ hết. Bạn đọc Thu Thảohồi tưởng: "Con nhớ mãi năm 2014, bác đã về xã Thụy Văn, Thái Bình quê con thăm chính quyền xã và toàn dân đã về đích nông thôn mới đầu tiên. Hình ảnh bác giản dị gần gũi biết bao. Con xin vĩnh biệt bác". Độc giả Magnus Trnhớ lại: "Con gặp bác Tổng Bí thư lần đầu tiên khi bác về thăm trường con - trường Nguyễn Siêu. Sau đó, con chỉ được theo dõi bác trên các chương trình thời sự. Con muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc vì những công lao to lớn của bác".
Thống kê từ Ban tổ chức lễ tang, khoảng 200.000 đồng bào đã đến viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chưa kể hàng trăm nghìn người đứng trên đường tiễn ông. Nhiều người sau khi đưa tiễn, vẫn chưa hết xúc động, tiếp tục gửi tới sổ tang điện tử những cảm nhận sâu sắc.
Chị Nguyễn Thị Thu Huyềnở Hà Nội đã dẫn con trai ra đường tiễn linh xa cố Tổng Bí thư. Sau đó, qua kênh kết nối online, chị gửi gắm những dòng suy nghĩ:“Chỉ 30 giây ngắn ngủi, cháu và con trai được tiễn bác dưới chiều Hà Nội trên con phố Lê Đức Thọ nhưng xúc động vô cùng vì được chứng kiến tình yêu thương, kính trọng của hàng nghìn người dân xung quanh đối với bác. Họ từ các tỉnh thành phía Bắc đổ về đây từ rất sớm, đường xa hay cái nắng nóng gay gắt không làm họ nhụt chí, họ chỉ cần được nhìn thấy đoàn xe tang đi qua, giơ tay chào và kính biệt bác”.
Hay như chị Phan Thị Sinh, một người con xứ Nghệ chia sẻ, dù mắt kém và kinh tế khó khăn, ra Hà Nội không biết đường, nhưng chị đã đến Nhà Tang lễ quốc gia đúng 24h đêm để vào viếng. Chiều ngày 26/7, chị đi tiễn đưa bác ở gần Nghĩa trang Mai Dịch: "Ai nấy đều khóc nức nở vì thương tiếc bác. Đúng như lời bác nói: “Thác đi rồi tiền bạc có ai mang theo được đâu”, sống làm sao để lúc thác rồi mà được dân yêu, dân quý, dân tiếc, dân thương như Bác Hồ, bác Giáp, bác Trọng kính yêu. Tất cả những người dân Việt Nam luôn ghi nhớ công ơn to lớn của bác".
Những dòng thơ sau đây, chỉ là hai trong số rất nhiều các lời thơ, bài thơ mà độc giả đã gửi gắm. Tối ngày 21/7, anh Đinh Văn Đợiviết:
Hết lòng vì nước vì dân Riêng tư nào có bận lòng quan tâm! Tấm lòng cách mạng sáng trong Dân giàu nước mạnh ghi sâu trong lòng Thu chiều thanh thản ra đi Nghĩa nhân để lại chẳng gì sánh so Trầm hương lan toả gần xa Ơn này giữ dạ mai này mang đi.
Trong khi đó, bạn Hoàng Anhkính cẩn gửi những dòng tiễn đưa:
"Vôtận niềm đau, buồn muôn nơi Cùngnhau kính cẩn tiễn đưa người Thươngmãi một đời vì dân nước Tiếcnhớ khôn nguôi lệ tuôn rơi Bácái vinh quang đời thanh bạch Nguyễngia rạng rỡ đức sáng ngời Phúquý không màng lợi chẳng ham Trọngnghĩa trung kiên vẹn một đời"
Ấn phẩm đặc biệt này có khổ 21x29,7, độ dày sách lên tới 18cm, gồm 2.783 trang in, trong đó có 16 trang in màu các bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc xúc động trong tang lễ quốc gia. Ảnh: Lê Anh Dũng
Sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ để lại nỗi tiếc thương cho người dân. Qua những dòng tưởng niệm, nhiều người có cơ hội soi chiếu lại mình, nhận ra những mối quan tâm mới và đặc biệt là những nhận thức sâu sắc về hành động cho bản thân trong tương lai.
Đêm khuya ngày 24/7, độc giả Hoàng Hữu Phướcviết: "Con người chỉ mất đi khi không ai nhớ về người đó. Lời của bác và tấm gương về phong cách, đạo đức, tư tưởng của bác sẽ còn mãi. Cảm ơn bác đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Đọc các thư viếng khác, thật đáng mừng khi có nhiều người trẻ dành thời gian và quan tâm đến đất nước và các vấn đề chính trị. Bác có thể yên tâm nghỉ ngơi rồi. Cảm ơn bác, một tấm lòng vĩ đại! "Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất."
Đúng như quan sát của độc giả Hoàng Hữu Phước, rất nhiều lời tưởng niệm gửi về sổ tang điện tử là tâm sự của những người trẻ. Họ liên hệ nỗi buồn khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi cũng tựa như cảm giác người ông, người bà của mình qua đời. Có bạn trẻ hồi tưởng cả những bài học lịch sử mà ông bà, cha mẹ kể cho mình nghe và từ đó nuôi dưỡng mạch nguồn yêu nước. Có bạn trẻ thú nhận trước đây thờ ơ với thế sự, nhưng sự kiện ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức trong mình những nhận thức mới, trưởng thành và đầy trách nhiệm.
Du học sinh Nguyễn Minh Anhchia sẻ, khi ở Singapore, cô đã nhiều lần nghe được thông tin và lo lắng cho sức khỏe của cố Tổng Bí thư. Và điều trùng hợp là ông ra đi đúng vào dịp Minh Anh được nghỉ về thăm nhà: "Khi con đi du học, mọi người thường hỏi con nhớ gì nhất, con luôn trả lời là Tổ quốc mình bác ạ. Con cảm thấy thật may mắn và tự hào khi được lớn lên và chứng kiến vị thế của đất nước thay đổi dưới những năm có bác lãnh đạo. Bác đã truyền cảm hứng rất nhiều cho con, để rồi con luôn nhắc nhở bản thân rằng: dù ở đâu, cũng phải là một người Việt Nam ngẩng cao đầu. Vô cùng biết ơn tâm huyết, sự hi sinh và cống hiến trọn đời của bác để thế hệ của tụi con có thể làm được điều đó”.
Dương Minh Chitâm sự rằng cô vốn là một sinh viên sợ học môn Lịch sử Đảng và cũng không quá quan tâm đến chính trị. 6 ngày kể từ khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, được nghe nhiều câu chuyện liên quan đến sự nghiệp, thành tựu cũng như lối sống hàng ngày của ông, Chi càng cảm thấy kính trọng và biết ơn những gì các lãnh đạo hiện nay cùng các thế hệ cha ông đã giữ gìn, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển. Chi viết: “Con rất thích một câu nói của bác: "Nếu là hoa, hãy là hoa hướng dương. Nếu là chim, hãy là chim bồ câu trắng. Nếu là đá, hãy là đá kim cương. Nếu là người, hãy là người cộng sản". Thật sự, con đã được truyền cảm hứng từ bác rất nhiều, chưa bao giờ lòng yêu nước của con lại trỗi dậy mạnh mẽ như bây giờ. Con xin hứa sẽ cố gắng tiếp tục phấn đấu để trở thành một người cộng sản góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh”.
Hoài Anh Vy, một người trẻ khác tâm sự: "Một sự ra đi sẽ thật sự ý nghĩa, khi khiến cho những người ở lại nhìn vào và muốn làm những điều thật sự tốt đẹp, giống như người ấy đã từng. Là một người trẻ học kinh tế, làm kinh doanh, cuộc sống của con luôn bộn bề, nhưng con nhìn vào bác và cảm giác như được soi chiếu. Và con thực sự nghĩ đến việc thử sức ở môi trường chính trị, đoạn đường của con sẽ còn xa, nhưng nếu con đến được đâu đó, thì chắc chắn sẽ là do ngọn lửa đầy nhiệt huyết của vị lão thành cách mạng thời đổi mới Nguyễn Phú Trọng đã thắp lên".
Sổ tang điện tử cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sự khắc ghi của Nhân dânSổ tang điện tử viếng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên VietNamNet vinh dự trở thành cây cầu kết nối tình cảm, nơi ghi khắc những xúc cảm, sự biết ơn và thước đo của lòng dân với lãnh đạo.
Chàng trai 8X khẳng định, anh tham gia các hoạt động này không phải để ghi danh hay lập chiến tích. Tất cả nghĩa cử anh trao đi cho cuộc đời đều xuất phát từ chữ “thương”.
Trong đợt lũ tại miền Trung gây nhiều thiệt hại nặng nề vừa qua, Châu Thành Toàn đã đại diện cho đội tình nguyện SV07 trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tây Ninh quyên góp được số tiền gần 50 triệu đồng, dự định trao tặng cho bà con ở Huế.
“Chúng tôi làm thiện nguyện quanh năm nên không xác định quyên góp nhiều. Số tiền khoảng 50 triệu là chúng tôi dừng để thực hiện quyên góp cho các trường hợp khác.
Mọi việc quyên góp, trao quà đều được làm minh bạch, đăng lên mạng xã hội”, anh Toàn nói.
Đội tình nguyện SV07 anh sáng lập từ năm 2007, ban đầu quy tụ các sinh viên đại học. Sau này số thành viên tham gia ngày một đông nên anh mở rộng cả các lứa tuổi, tầng lớp xã hội. Trong đó có những người từng phạm tội nhưng đã hoàn lương.
Hơn 10 năm hoạt động, nhóm SV07 và anh Toàn đã xây tặng 23 ngôi nhà tình nghĩa dành cho các gia đình khó khăn ở các tỉnh Tây Ninh, Sóc Trăng, Trà Vinh...
Toàn đại diện cho SV07 trao nhà tình thương ở Kiên Giang.
Kinh phí xây dựng do thành viên trong nhóm tự đóng góp bằng tiền lương cùng với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Năm 2019, Toàn và nhóm SV07 triển khai được 20 chương trình thiện nguyện với số tiền quyên góp gần 2 tỉ đồng.
Một hoạt động thiện nguyện khác, ghi dấu ấn của anh Toàn là xây dựng ngôi nhà chung tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho người lang thang cơ nhỡ…
Tất cả những ai không có nơi ăn, chốn ở đều được anh mời về đây sống. Ngoài ra, anh mở thêm quán ăn 0 đồng phục vụ người nghèo tại Sóc Trăng.
"Tôi thành lập SV07 là muốn mở rộng hoạt động thiện nguyện hơn nữa, muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa phải có đồng đội", 8X cho biết.
Mỗi tháng một lần, Toàn lại vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM thăm những bệnh nhân ung thư xương, mang đến tặng họ những suất quà anh quyên góp được.
Anh Toàn học nghề y tá để chăm sóc bệnh nhân ung thư một cách bài bản hơn.
Toàn tiết lộ, để có kinh phí duy trì hoạt động thiện nguyện, anh huy động các mạnh thường quân. Tuy nhiên, anh và nhóm còn đi hát rong, vỗ tay thuê cho các game show kiếm thêm.
Anh và cả nhóm được trả thù lao 80 nghìn đồng/người cho một game show. Mỗi người trích ra 30.000 đồng góp vào quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư, còn đâu dành dụm vào quỹ hoạt động của nhóm.
Toàn kể, có lần cả nhóm còn đi hát rong, kiếm tiền mua tặng cặp vợ chồng khuyết tật đôi nhẫn cưới. Anh đến các quán nhậu, quán cà phê hát “chay” (không có loa đài, micro) nhưng ai nấy đều mở lòng ủng hộ.
Quán ăn 0 đồng của nhóm SV07.
Công việc hiện tại của anh là y tá tại Trạm Y tế phường Đa Kao (Quận 1, TP HCM). Tiền lương từ công việc làm y tá được 5 triệu đồng, anh Toàn tự trích ra 1 triệu đồng làm từ thiện.
Ngoài ra anh làm thêm để lấy tiền cho vào quỹ từ thiện của mình. Mỗi năm anh để dành được 30 - 40 triệu đồng làm thiện nguyện. Tuy nhiên, với bản thân, anh lại tằn tiện hết mức.
Toàn chia sẻ thêm, anh học Đại học Nông lâm nhưng sau khi tốt nghiệp, anh tiếp tục học trung cấp, rồi cao đẳng liên quan đến lĩnh vực y tế. Lý do khiến anh chuyển sang học ngành này xuất phát từ công tác xã hội.
“Tôi hay tình nguyện chăm sóc bệnh nhân ung thư và nhiều bệnh nhân nặng khác tại các bệnh viện. Vì muốn chăm sóc họ một cách bài bản và có chuyên môn nên tôi rẽ ngang sang ngành này", Toàn nói.
Câu nói khiến thí sinh thi hoa hậu chột dạ
Tham gia thiện nguyện nhiều năm, Thành Toàn từng được BTC một số cuộc thi nhan sắc mời đến hướng dẫn các thí sinh kỹ năng làm công tác xã hội. Gần đây nhất là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019.
8X hướng dẫn thí sinh kỹ năng làm công tác xã hội trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019.
Anh thường chọn những vấn đề chung nhất, hay gặp nhất trong cuộc sống để truyền tải cho thí sinh.
“Điều đầu tiên tôi nói với họ rằng: Các em hãy dùng chính tấm lòng của mình làm từ thiện.
Anh làm từ thiện nhiều năm nên các em diễn để lấy hình ảnh đẹp anh đều nhận ra hết. Ban giám khảo cũng vậy, họ đủ tinh tường để đánh giá hành xử của các em là thật hay giả”, Toàn nói.
Chuyến thiện nguyện cùng các thí sinh thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019.
Ngoài ứng xử, Thành Toàn hướng dẫn thí sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.
“Với người khiếm thính, tôi dặn các em phải nở nụ cười thân thiện. Khi trao quà cho ai, các em phải đưa bằng 2 tay và thể hiện thái độ tôn trọng.
Người xưa vẫn nói: “Của cho không bằng cách cho”, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng để lại sự mặc cảm hay dằn vặt cho người khuyết tật”, y tá sinh năm 1985 cho hay.
Một số bằng khen Toàn từng được nhận:
- Bằng khen Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đóng góp cho nền thể thao khuyết tật Việt Nam. - Tình nguyện viên cấp quốc gia 2017. - Kỷ niệm chương vì sự nghiệp nhân đạo.
Người phụ nữ ngoại quốc mê áo dài, đưa lụa Việt Nam ra thế giới
Sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng Liisi có niềm đam mê đặc biệt với áo dài và các sản phẩm lụa Việt Nam.
" alt="Chàng trai 22 năm làm từ thiện, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo" />Chàng trai 22 năm làm từ thiện, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo
Miền Trung là nơi du khách được đắm mình trong dòng chảy di sản văn hóa.
Có thể thấy rằng, những nét văn hoá truyền thống vẫn luôn được gìn giữ và phát huy tại miền Trung ngay trong nhịp sống hiện đại, tạo nên dấu ấn riêng cho mảnh đất đậm tình. Đó chính là kết quả của sự đoàn kết và nỗ lực của những người con miền Trung nhằm bảo tồn, lan toả các giá trị truyền thống, giới thiệu vẻ đẹp quê hương tới bạn bè trong và ngoài ngước.
Huda và 3 thập kỷ gắn bó với miền Trung
Trong hành trình bảo tồn những nét đẹp văn hóa lâu đời của người miền Trung, Huda tích cực tài trợ cho nhiều hoạt động nhằm chung tay gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống. Một trong những sự kiện đáng chú ý mà Huda đã đồng hành từ những ngày đầu tiên tới nay là Festival Huế - lễ hội tôn vinh các di sản văn hoá đáng quý của mảnh đất cố đô.
Bên cạnh đó, Huda cũng thể hiện mong muốn thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng khi thường xuyên tài trợ cho các hoạt động văn hoá - xã hội được yêu thích tại địa phương như chuỗi Giải vô địch bóng đá nam Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lễ hội đua thuyền cấp huyện và cấp tỉnh tại Quảng Bình, Quảng Trị cùng nhiều sự kiện hấp dẫn khác.
Huda đồng hành cùng nhiều sự kiện sôi động và hấp dẫn tại miền Trung
Những đóng góp ấy của Huda là một phần quan trọng trên chặng đường hiện thực hóa mục tiêu “Sản xuất bia vì một hiện tại tốt đẹp và một tương lai tươi sáng hơn” kế thừa từ Tập đoàn Carlsberg Đan Mạch. Là hãng bia được điều hành bởi một quỹ độc lập - Quỹ Carlsberg, các hoạt động của tập đoàn luôn dựa trên nguyên tắc tập trung nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm chất lượng cao, từ đó không ngừng đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Quỹ Carlsberg đảm bảo mọi hoạt động của hãng bia nổi tiếng châu Âu luôn có tác động tích cực tới cộng động
Không chỉ mang lại những đóng góp không nhỏ về mặt khoa học kỹ thuật với những phát kiến như men bia tinh khiết hay thang đo độ pH, trong suốt hành trình gần 2 thế kỷ của mình, Tập đoàn Carlsberg đã trao tặng hàng chục ngàn khoản tài trợ nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên toàn cầu trong các lĩnh vực nghệ thuật, kiến trúc hay giáo dục. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của Carlsberg cũng như các công ty thành viên nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Là một trong những thương hiệu bia trực thuộc công ty Carlsberg Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Carlsberg Đan Mạch, Huda đã và đang viết tiếp hành trình hiện thực hoá mục tiêu ý nghĩa của hãng bia danh tiếng châu Âu ngay trên chính mảnh đất miền Trung đậm nghĩa tình.
Theo đuổi mục tiêu “Sản xuất bia vì một hiện tại tốt đẹp và một tương lai tươi sáng hơn”, hành trình hơn 170 năm của Tập đoàn Carlsberg không chỉ gắn liền với những sản phẩm bia mang chất lượng vượt trội mà còn nổi bật với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng tại các quốc gia mà hãng bia Đan Mạch đặt chân tới. Tại Việt Nam, chặng đường gần 3 thập kỉ đồng hành cùng người dân miền Trung trong hàng loạt hoạt động văn hoá - xã hội - thể thao đặc sắc của thương hiệu Huda, thể hiện nỗ lực hiện thực hoá mục tiêu ý nghĩa ấy; góp phần không nhỏ trong việc tạo nên sự gắn kết vững bền giữa thương hiệu bia “đậm tình miền Trung” với mảnh đất quê hương.
Để tìm hiểu thêm về Tập đoàn Carlsberg và Carlsberg Việt Nam, truy cập tại https://www.carlsbergvietnam.vn/vi/
Thanh Loan
" alt="Những điều đặc biệt làm nên sức hút của mảnh đất miền Trung" />Những điều đặc biệt làm nên sức hút của mảnh đất miền Trung
Họ nhảy theo đường thẳng và vòng tròn theo giai điệu truyền thống. Khi được một cô gái chọn và họ cũng đồng ý, cặp đôi dẫn nhau tìm một nơi "ân ái".
Đàn ông vẽ mặt cầu kỳ, đeo vô số chuỗi hạt trên người để làm trang sức và một số đội mũ có gắn lông vũ.
Rất nhiều kiểu mặt kỳ quái được sử dụng.
Một người đàn ông đang sửa soạn trước khi nhảy múa. Trên cánh tay người này có vô số vết sẹo được tạo ra bằng cách rạch dao lam.
Địa điểm tổ chức lễ hội Gerewol hàng năm thường không được tiết lộ cho đến phút cuối.
Những chàng trai nhảy múa xuyên đêm quanh đống lửa lớn, với nhiệt độ ngoài trời là khoảng 25 độ C.
Hôn nhân ở bộ lạc Wodaabe khá phức tạp. Họ vừa chấp nhận chế độ đa phu, vừa chấp nhận đa thê.
Những người phụ nữ quan sát đàn ông nhảy múa và chọn người ưng ý nhất.
Điều kiện cho phái nữ là phải có kinh nguyệt trước khi lễ hội diễn ra.
Một phụ nữ Wodaabe bán khỏa thân vừa địu con, vừa vắt sữa bò tại ngôi làng gần Massenya, Chad.
Ngôi làng cách 1 mét có mộ đá nằm ngoài đường, khắp nơi là tượng thờ
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình) hình thành hơn 500 năm trước. Hiện, mộ đá, tượng thờ và các sản phẩm từ đá được đặt la liệt hai bên đường vào làng.
" alt="Đến nơi nam giới phải đọ sắc để được phái nữ chọn làm bạn tình" />
...[详细]
Tuy nhiên, không bao lâu sau khi sự nghiệp âm nhạc của Gohei khởi sắc và bước sang trang mới, vào năm 2002, Gohei bị chẩn đoán mắc chứng loạn trương lực cơ (dystonia), một căn bệnh liên quan tới thần kinh khiến cho một phần cơ thể tê liệt, chuột rút, hoặc tệ hơn là dẫn tới co giật. Với hai bàn tay đều bị ảnh hưởng, anh mất khả năng chơi piano.
Bác sĩ đã nói rằng anh không thể chơi piano trong suốt quãng đời còn lại của mình bởi căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Biết tin đó, Gohei đã bị trầm cảm.
Sau một thời gian điều trị, tuy bệnh tình đã thuyên giảm, nhưng Gohei chỉ có thể cử động được 7 ngón tay. Đối với bộ môn nghệ thuật piano yêu cầu mười ngón tay phối hợp nhuần nhuyễn, Gohei sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gần như không còn hy vọng để trở thành nghệ sĩ piano chuyên nghiệp như trước kia.
Gohei chỉ có thể chơi đàn bằng 7 ngón tay.
Vươn lên từ tuyệt vọng
Dưới sự động viên của bà Meiko, mẹ của Gohei, chàng nghệ sĩ đã không bỏ cuộc. Nếu anh chỉ có thể chơi đàn bằng bảy ngón tay, anh sẽ chơi theo cách của mình.
“Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chơi cẩn thận từng chút một. Sau đó, ngay cả khi tôi không thích âm thanh khó nghe nó tạo ra ban đầu, tiếng đàn dần trở nên du dương và thể hiện những sắc thái đa dạng”, anh Gohei tâm sự về thời kỳ đầu rèn luyện vất vả với bảy ngón tay.
Sau nhiều nỗ lực và khó khăn, cuối cùng anh đã có thể chơi với bảy ngón tay và quay trở lại sân khấu. Trớ trêu thay, thời điểm anh chính thức quay trở lại sân khấu và được mệnh danh là “nghệ sĩ dương cầm bảy ngón tay”, cha mẹ anh đã qua đời.
Mẹ anh, nguồn động lực của anh để vượt qua những tháng ngày bệnh tật đã không có cơ hội nhìn con trai mình quay trở lại sân khấu.
Gohei cùng mẹ, bà Meiko.
Buổi biểu diễn tưởng niệm mẹ
Trước khi mất, bà Meiko đã luôn muốn cùng gia đình tới thành phố Kuroyashi, quê hương của bà một lần cuối. Và Gohei đã chọn Kuroyashi là địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc của mình. “Mẹ tôi hẳn sẽ giật mình khi nhìn thấy tôi chơi đàn. Đây chính là lúc ước mơ của tôi trở thành hiện thực”.
Gohei tại địa điểm tổ chức buổi hòa nhạc ở thành phố Kuroyashi.
Gohei chơi đàn không chỉ bằng sự đam mê mà còn bằng tình yêu anh dành cho mẹ mình. Anh đã đặt tất cả tình yêu đối với người mẹ đã truyền cảm hứng cho mình vào bảy ngón tay này.
Đối với Gohei, ước mơ của anh thành hiện thực không phải là khi anh được thế giới công nhận, mà là khi người mẹ quá cố của anh được thấy anh chơi đàn tại quê hương của bà. Đó chính là điều hấp dẫn của buổi biểu diễn này.
Nam sinh gầy gò của Đường lên đỉnh Olympia 'lột xác' bảnh bao sau 7 năm
Cách đây 7 năm, Tiến Đạt từng giành vòng nguyệt quế của Đường lên đỉnh Olympia.
" alt="Nghệ sĩ dương cầm chơi đàn chỉ với 7 ngón tay" />
...[详细]