Chính phủ yêu cầu Sơn La báo cáo dự án nghĩa trang sát trường đại học
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2021,ínhphủyêucầuSơnLabáocáodựánnghĩatrangsáttrườngđạihọgiá đô ngày hôm nay phóng viên đặt câu hỏi về việc vừa qua UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang nhân dân TP Sơn La. Tuy nhiên, vị trí xây dựng nghĩa trang rất gần khu dân cư Bản Khoang, xã Chiềng Ngần, cũng như khu quy hoạch của Trường ĐH Tây Bắc, gần trung tâm thành phố. Về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, vấn đề xây dựng cơ sở hoả táng của các địa phương là việc rất nên làm vì chúng ta đang đặt mục tiêu bảo vệ môi trường, tiết kiệm đất… Còn địa điểm như thế nào thì địa phương quyết định vị trí xây dựng. “Thông tin nhà báo nêu ra chúng tôi đã chuyển tới tỉnh Sơn La. Thông tin nói xây dựng cơ sở hoả táng ngay cạnh trường đại học, chúng tôi chưa biết “ngay cạnh” là như thế nào, nhưng chắc chắn với tư duy xây dựng thì không thể để vị trí như vậy được. Có thể có điều gì đó chúng ta chưa tìm hiểu rõ nhưng chắc chắn phải xây dựng xa khu dân cư. Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến của nhà báo và yêu cầu Sơn La báo cáo, thông tin thêm về vấn đề này trên tinh thần chúng ta làm gì cũng không đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế”, ông Dũng nói. Trước đó, chia sẻ với VietNamNet, ông Đoàn Đức Lân, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Tây Bắc lo lắng: "Việc quy hoạch nghĩa trang như vậy tạo nên một tâm lý hoảng sợ. Chưa kể, khi xây dựng nghĩa trang như vậy thì xe tang đi về gây không khí u buồn, ảnh hưởng về tâm lý, cảnh quan của trường. Rồi khói từ lò hỏa táng, dù công nghệ hiện đại đến đâu vẫn có thể gây ô nhiễm bầu không khí”. Ông Lân cũng lo ngại quy hoạch này sẽ “bóp chết” sự tồn tại và phát triển của nhà trường, bởi trường sẽ khó khăn hơn trong việc tuyển sinh, giữ chân cán bộ, giảng viên. “Không ai muốn con em mình học tập ở một ngôi trường ngay cạnh nghĩa trang và lò hỏa táng”, ông Lân nói. Thiên Thanh Lãnh đạo Trường ĐH Tây Bắc (Sơn La) lo xe tang đi-về gây không khí u buồn, ảnh hưởng về tâm lý, khó tuyển sinh, khó giữ chân giảng viên... nếu quy hoạch nghĩa trang được thực hiện.Quy hoạch Trường ĐH Tây Bắc (bìa phải ảnh) và khu vực dự kiến quy hoạch nghĩa trang (bìa trái ảnh) chỉ cách nhau vài mét. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Trường đại học lo lắng vì bị quy hoạch xây nghĩa trang ngay bên cạnh
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Nữ Queretaro vs Nữ Mazatlan, 09h00 ngày 16/1: Chiến thắng đầu tiên
-
- Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc là những quốc gia có nhiều du học sinh Việt Nam nhất. Báo cáo một số vấn đề giáo dục mà Chính phủ trình lên Quốc hội ngày 18/10 nêu con số: Hiện có 130.000 công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.
Số lượng du học sinh Việt Nam ở các nước. Trong số này, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%.
Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%.
Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%.
Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nước trên thế giới.
Trong số này có 2.501 tiến sĩ, 580 thạc sĩ, 63 thực tập sinh và 2.375 sinh viên đại học.
Số lưu học sinh này đi học theo các nguồn kinh phí: Đề án 911, Đề án 599, Đề án Công nghệ sinh học và Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Hóa dược của Bộ Công Thương và học bổng diện Hiệp định với 20 nước.
Bộ GD-ĐT cho biết, số lượng học bổng các nước dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn Hungary từ 5 suất/năm lên 100 suất/năm từ năm 2016. Liên bang Nga từ 400 suất/năm lên 800 suất/năm vào năm 2016 và tiến tới 1.000 suất năm vào năm 2018.
Trong nửa cuối năm 2016 dự kiến có khoảng 1.300-1400 lưu học sinh sẽ lên đường đi học theo các diện học bổng trên.