Dành cả thanh xuân cho ngành bưu điệnÔng Nguyễn Đức Nhật (SN 1961), đến với ngành bưu điện khi vừa tròn 18 tuổi, trong vai trò là cán bộ xây dựng tuyến bưu điện xã tại Bưu điện huyện Krông Pắk.
Trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, năm 2002, ông Nhật được bổ nhiệm làm Giám đốc Bưu điện huyện này.
|
Ông Nguyễn Đức Nhật (thứ 2, bên phải) tại Hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức tháng 7/2020 |
Đến năm 2009, ông được luân chuyển làm Giám đốc Bưu điện TP Buôn Ma Thuột. Năm 2013, ông lại quay về mái nhà xưa là Bưu điện huyện Krông Pắk, tiếp tục dẫn dắt đơn vị phát triển từ đó đến nay.
Ông Nhật chia sẻ, Krông Pắk là huyện cánh Đông của tỉnh Đắk Lắk, có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 30%.
Giao thông vận tải trên địa bàn đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, mức sống còn chênh lệch, những điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ của ngành bưu điện.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Bưu điện huyện Krông Pắk lại rất khả quan, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng ổn định từ 30-40%/năm.
|
Ông Nhật (thứ 3, bên phải) được Bưu điện tỉnh Đắk Lắk vinh danh |
Đơn cử, năm 2019, bối cảnh thị trường bưu điện cạnh tranh khốc liệt, doanh thu của Bưu điện huyện Krông Pắk vẫn tăng 45% so với năm 2018.
Ông Nhật cho biết, chiến lược giúp Bưu điện huyện Krông Pắk dẫn đầu trong ngành bưu điện tỉnh là phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, tiếp kiệm sức người mà vẫn mang lại năng suất, hiệu quả trong kinh doanh; quản lý tốt dòng tiền để tiết kiệm chi phí, phục vụ tái sản xuất; tìm kiếm những giải pháp để nâng cao công tác, chất lượng phải được đặt lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Người truyền lửa cho nhân viên
Nói về chiến lược kinh doanh, ông Nhật cho biết, vào đầu năm, khi nhận được kế hoạch từ Bưu điện tỉnh, ông tập hợp bộ phận chuyên môn, công đoàn cùng trao đổi, thảo luận nắm bắt tình hình thực tế.
Căn cứ vào từng tình hình mà phân công công việc cụ thể cho từng đơn vị. Tập trung phân tích những khó khăn, tính mùa vụ của mỗi dịch vụ để đặt mục tiêu phấn đấu trong từng thời điểm cho từng người lao động.
|
Ông Nhật thăm, tri ân khách hàng của ngành bưu điện |
Ông Nhật chỉ đạo triển khai các buổi tuyền thông, các khóa đào tạo kiến thức về nghiệp vụ của từng dịch vụ giúp cấp dưới nắm bắt, vận dụng nhanh nhất.
“Tôi luôn lưu ý, nhắc nhở nhân viên, phải xác định chất lượng là yếu tố hàng đầu, xuyên suốt của dịch vụ, là yếu tố then chốt để giữ vững và phát triển khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay” - ông Nhật cho hay.
Không chỉ vậy, ông Nhật còn xây dựng kế hoạch truyền thông, cùng cán bộ nhân viên cấp dưới đến từng thôn, buôn, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các dịch vụ hành chính công thông qua dịch vụ bưu chính, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, dịch vụ thuế…
Để tạo sự hăng say lao động trong đội ngũ nhân viên, ông Nhật còn chỉ đạo triển khai nhiều phong trào thi đua như dịch vụ cho vay tín dụng; dịch vụ bưu chính theo ngày; thi đua bưu điện văn hóa xã vượt lên thách thức, đột phá thành công; thi đua nâng cao tỷ lệ phát tại các bưu cục phát và tuyến phát…
Các hoạt động trên đã đẩy mạnh tinh thần hăng say làm việc, cống hiến của cán bộ nhân viên ngành bưu điện huyện.
|
Bưu điện huyện Krông Pắk nhiều năm liền là lá cờ đầu ngành bưu điện Đắk Lắk |
Một “bí quyết” khác giúp ông Nhật đưa Bưu điện huyện Krông Pắk thành lá cờ đầu trong ngành Bưu điện tỉnh đó là chính sách quan tâm đặc biệt đến đội ngũ bưu tá xã.
Theo ông Nhật, bưu tá xã là lực lượng chiếm 50% tổng số lao động và là người gắn bó, thân thiết với người dân. Đây là lực lượng “gốc rễ” cho việc phát triển các dịch vụ, duy trì doanh thu bền vững, giữ vững thị phần, uy tín, tiếng nói của ngành bưu điện trên địa bàn.
Do đó, bưu điện huyện triển khai, bưu tá không chỉ đi phát hàng mà còn tham gia phân phối sản phẩm và phát triển dịch vụ như những nhân viên kinh doanh.
Bưu điện huyện Krông Pắk đã phát triển lực lượng bưu tá thành “nhà phân phối” các mặt hàng đơn giản, thuận tiện như bảo hiểm xe máy, bảo hiểm an sinh bưu điện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, hàng tiêu dùng… đến tay từng người dân.
Chiến thuật “đôi bạn cùng tiến” đã giúp ông Nhật thành công trong kinh doanh và đào tạo nhân lực.
Theo đó, mỗi nhân viên sẽ được chủ động lựa chọn một đồng đội ăn ý để hỗ trợ nhau trong công việc hàng ngày.
Đó là, một nhân viên giỏi, tích cực sẽ kèm cặp một nhân viên còn hạn chế để hỗ trợ, giúp nhau thành đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tự tin, gắn bó hơn với công việc.
Với những nhân viên có năng lực, ông Nhật không ngần ngại đề xuất lên cấp trên ký hợp đồng lao động, cử đi học, bố trí việc làm phù hợp để họ cống hiến cho ngành bưu điện.
Với tâm huyết và tình yêu dành trọn cho ngành bưu điện, ông Nhật đã dẫn dắt Bưu điện huyện Krông Pắk giành nhiều thành tích nổi bật.
Năm 2009, Bưu điện huyện Krông Pắk vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Ba. Từ năm 2015 đến nay, đơn vị luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được nhận cờ thi đua của Bộ Thông tin và truyền thông. Được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam công nhận là tập thể lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2015-2020.
Cá nhân ông Nhật vinh dự đại diện tập thể lao động Bưu điện huyện Krông Pắk dự hội nghị do tổng công ty tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7/2020 để chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh của ngành bưu điện.
Ngoài ra, hàng năm, ông Nhật được công nhận là chiến sỹ thi đua cơ sở, được tặng giấy khen của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, bằng khen của Bộ Thông tin và truyền thông, được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua Bộ giai đoạn 2016-2018…
Chàng trai 25 tuổi được châu Âu vinh danh: Làm an toàn thông tin để luôn theo kịp công nghệ
Sơn không thích nói những chuyện to tát mà chỉ khẳng định rằng cậu thích việc mình đang làm và sẽ cố gắng làm nó tốt nhất có thể.
" alt="Người ‘truyền lửa’ cho ngành bưu điện Đắk Lắk"/>
Người ‘truyền lửa’ cho ngành bưu điện Đắk Lắk
Những câu chuyện nhỏ về tuổi thơ vất vả của Huyền Trang đã khiến khán giả xúc động khi được Chí Trung lần đầu tiết lộ. Trang cá nhân của Chí Trung vừa bất ngờ đăng tải nhiều hình ảnh xinh đẹp từ tấm bé của con gái đầu lòng. ‘Táo giao thông’ cũng chia sẻ câu chuyện ‘làm con’, ‘làm chị’ gây xúc động của Huyền Trang.
|
Tâm thư Chí Trung gửi đến con gái vào ngày sinh nhật khiến khán giả xúc động. |
Theo lời Chí Trung, con gái anh không sinh ra khi đất nước còn khó khăn. Từ thuở lọt lòng đã chịu cảnh thiếu thốn, bà xã không có sữa, vợ chồng nghệ sĩ nghèo chật vật từng ngày để lo lắng cho con. Khi cuộc sống dần được cải thiện, Huyền Trang lại gánh trên vai trách nhiệm của người chị. ‘Táo giao thông’ ngậm ngùi kể lại chuyện con gái đi xin từng bát cơm cho em, hay việc cô gái bé nhỏ phải đi họp phụ huynh khi vợ chồng anh chưa về kịp. Chí Trung thương con vì ‘bị sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ!’.
|
Cô con gái duyên dáng từ tấm bé của Chí Trung sớm gánh vác nhiều lo toan trong gia đình. |
Tuổi thơ là ‘chuỗi’ những thiệt thòi, nhưng Huyền Trang chưa bao giờ làm cha mẹ thất vọng. Chí Trung viết: ‘Nhưng chiếu mệnh cho con là một ngôi sao may mắn. Con học văn hoá, học hát múa, đi thi, đi xin việc... cho đến lúc này đều đúng với ước nguyện và bố mẹ rất yên tâm về con. Con lại lo cho em chu toàn mọi việc đỡ đi gánh nặng mà bố mẹ do bận việc cơ quan không nhiều thời gian sâu sát".
|
Huyền Trang thừa hưởng nhiều nét đẹp từ cha mẹ, là cô gái giỏi giang cá tính khiến vợ chồng Ngọc Huyền an tâm và tự hào. |
Tới đó, dường ông xã Ngọc Huyền không kìm được cảm xúc, anh nói những lời yêu thương tới cô con gái nhỏ bé nay đã là một phụ nữ tuổi 30 xinh đẹp và thành đạt: ‘Còn rất nhiều điều tốt đẹp đang đón chờ con và em ở phía trước. Chỉ mong con đón nhận hạnh phúc như một điều hiển nhiên mà một người con gái xinh đẹp, dịu hiền và đầy trách nhiệm như con xứng đáng được hưởng! Bố mẹ luôn yêu thương và ở bên cạnh các con dù cho quỹ thời gian và sức khoẻ không còn nhiều! Chào bé yêu của bố!’
|
Với Chí Trung, cô con gái nhiều trải nghiệm vẫn mãi là ‘Bé yêu’ của anh! |
Con gái NSƯT Chí Trung tên là Phạm Huyền Trang, sinh năm 1986, từng tốt nghiệp Học viện Ngoại giao trước khi đi du học tại Úc. Thừa hưởng nhiều nét đẹp từ cha mẹ, Huyền Trang xinh xắn từ tấm bé và sở hữu nhan sắc rực rỡ ở tuổi 30. ‘Mình hạc, xương mai’ nhưng con gái Chí Trung rất độc lập và mạnh mẽ. Cô biết yêu khi mới 16 tuổi và quyết định kết hôn cùng bạn trai sau 9 năm hẹn hò.
|
Chí Trung dặn con gái đừng quên những điều tốt đẹp còn phía trước, mong Huyền Trang mở lòng để sống hạnh phúc nhiều hơn. |
Có lẽ, may mắn đã không mỉm cười với Huyền Trang trong cuộc hôn nhân tưởng như viên mãn. Cô và chồng quyết định chia tay sau 3 năm chung sống.
Với Huyền Trang, cô chưa thực sự sẵn sàng cho việc tìm hiểu một đối tượng mới, thậm chí con gái Chí Trung còn tránh chia sẻ về chuyện tình cảm riêng tư. Đó là lý do ‘Táo giao thông’ không quên nhắc con: ‘Mong con đón nhận hạnh phúc như một điều hiển nhiên’ trong bức thư chúc mừng sinh nhật đăng trên trang cá nhân sáng sớm nay.
Lam Trà
Ảnh: FBNV" alt="Chuyện không ngờ về cô con gái xinh đẹp của Chí Trung"/>
Chuyện không ngờ về cô con gái xinh đẹp của Chí Trung
|
Seok Jun-ho quyết định trở về Hàn Quốc sau 8 năm thực hiện "giấc mơ Mỹ". |
Một yếu tố khác đè nặng tâm trí của vợ chồng anh là vấn đề chăm sóc sức khoẻ khi họ đang toan về già.
“Ở Mỹ, chúng tôi cần mua thuốc dự trữ đề phòng trường hợp khẩn cấp. Còn ở Hàn Quốc, bạn dễ dàng đến bệnh viện ngay cả lúc nửa đêm” - Seok nói.
“Thêm vào đó, các dịch vụ y tế của Hàn Quốc rất rẻ so với Mỹ”.
Vì những lý do đó mà năm 2018, 2 vợ chồng Seok đã bán nhà ở Mỹ và quyết định trở về Hàn Quốc, mặc dù họ vẫn giữ quốc tịch Mỹ. Để dễ dàng tái định cư, họ đã mua một căn hộ ở khu Songdo American Town - một dự án nhà ở trị giá 500 triệu USD ở thành phố Incheon. Khách hàng mục tiêu của họ là những người Mỹ gốc Hàn muốn trở về quê hương sinh sống.
Songdo American Town là đứa con tinh thần của Kim Dong-ok, một cựu phóng viên, trở về Hàn Quốc vào năm 2012 sau 50 năm sống ở Mỹ.
“Sau khi dành phần lớn cuộc đời ở Mỹ, tôi biết mình muốn trở về Hàn Quốc để nghỉ hưu” - ông Kim nói. “Và tôi biết rằng nhiều người Mỹ gốc Hàn cũng có mong muốn tương tự”.
Tất cả 830 căn hộ mà công ty ông Kim đã hoàn thiện trong giai đoạn 1 của dự án đã được bán hết. Vì thế, ông đã mở rộng giai đoạn 2 trị giá 600 triệu USD với hơn 500 căn hộ tiếp theo. Giai đoạn 3 cũng đang được thực hiện nhờ nhu cầu của khách hàng.
“Khi bạn già đi ở Mỹ, bạn sẽ vào viện dưỡng lão, nhưng ở đây, bạn có quá nhiều thứ để làm cùng với gia đình, bạn bè” - ông Kim chia sẻ.
Ông Yoon In-jin, giáo sư xã hội học ở ĐH Hàn Quốc, nguyên chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu người Hàn Quốc ở nước ngoài, cho rằng sức hấp dẫn của “giấc mơ Mỹ” không còn mạnh mẽ như trước nữa.
“Hàn Quốc từng phụ thuộc kinh tế vào Mỹ và các binh sĩ Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc đã đưa văn hoá của họ đến với người Hàn Quốc. Vì thế, 2 quốc gia bắt đầu có mối quan hệ đặc biệt bền chặt, trong đó người Hàn Quốc thể hiện nhiều sự quan tâm tới nước Mỹ” - ông nói.
“Điều này dẫn đến việc những người Hàn Quốc có học thức ở tầng lớp cao hơn đã di cư sang Mỹ trong những năm 1960-1970 để sống với điều kiện tốt hơn”.
|
Kim Dong-ok - ông chủ của dự án Songdo American Town, nơi chào đón những người Mỹ gốc Hàn trở về quê hương. |
Ông Yoon cho rằng Thế vận hội Seoul năm 1988 chính là thời điểm xu hướng đó bắt đầu thay đổi - tỷ lệ nhập cư vào Mỹ giảm mạnh, đến mức chỉ có 20.000 người hoặc ít hơn di cư sang Mỹ mỗi năm. Đỉnh điểm là vào năm 1976, hơn 30.000 người Hàn Quốc đã di cư sang Mỹ.
Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, số người Hàn Quốc nhận được thị thực nhập cư đã giảm từ 15.895 người vào năm 2009 xuống còn 12.710 người vào năm 2017.
Dù vậy, Mỹ vẫn là nơi có nhiều người gốc Hàn tới định cư. Mỹ cũng là điểm đến hàng đầu với sinh viên Hàn Quốc.
“Những người Hàn Quốc nhập cư vào Mỹ từ những năm 1970 hiện đang muốn về Hàn Quốc an hưởng tuổi già” - ông Yoon nói thêm.
Việc thay đổi luật vào năm 2011 cho phép người Mỹ gốc Hàn trên 65 tuổi có thể có 2 quốc tịch, điều mà trước đây là không thể.
|
Cory Lemke - một người trẻ quay trở về Hàn Quốc để đoàn tụ với bố mẹ đẻ. |
Tuy nhiên, không phải ai về nước cũng hòa nhập được. Cory Lemke là một trong khoảng 200.000 trẻ em Hàn Quốc được nhận nuôi ở hơn 15 quốc gia trong vòng 6 thập kỷ qua.
Lemke lớn lên ở Iowa (Mỹ) nhưng đã trở về Hàn Quốc vào năm 2013 để liên lạc lại với cha mẹ đẻ của mình sau khi bỏ công việc tiếp thị ở Mỹ. Anh là một trong 350 trẻ được nhận nuôi hiện sống ở Hàn Quốc sau khi chuyển sang Mỹ.
Trải qua nhiều công việc ở thành phố Daegu, những khác biệt về văn hoá và hệ thống phân cấp xã hội đang tồn tại ở công sở Hàn Quốc bắt đầu khiến anh cảm thấy bối rối.
“Một lần, tôi bị sếp mắng khá thậm tệ vì không tham dự lễ tang của một gia đình mà tôi chưa từng nghe nói đến người đó”.
Các cử chỉ xã giao như đứng lên, cúi chào sếp cũng khiến quá trình chuyển đổi môi trường sống của Lemke trở nên khó khăn.
Lemke nói: “Tôi biết nhiều người Mỹ gốc Hàn bị đẩy khỏi công sở, thậm chí bỏ Hàn Quốc vì khác biệt văn hoá. Và phụ nữ luôn là những người rời đi vì đàn ông có lẽ dễ sống hơn trong một xã hội đề cao nam quyền”.
Tuy nhiên, Lemke vẫn tiếp tục sống ở Hàn Quốc trong 7 năm qua. Anh cho rằng xu hướng người Mỹ gốc Hàn quay về quê hương vẫn sẽ tiếp tục.
“Bên cạnh việc chính phủ Hàn Quốc đang tạo điều kiện cho người Hàn Quốc quốc tịch Mỹ chuyển về nhà dễ dàng hơn, thì các cơ hội kinh tế và xã hội cộng với mức độ uy tín xã hội nhất định của người Mỹ gốc Hàn có thể là một lực kéo mạnh mẽ cho nhiều người đến đây”.
“Điều này đặc biệt đúng với những người đàn ông Mỹ gốc Hàn đang phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và thấy khó khăn trong việc tìm bạn đời, ổn định cuộc sống ở Mỹ”.
Ông Yoon phân tích: “Nhiều người rời bỏ Hàn Quốc bằng cách này hay cách khác, khi đất nước đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng bây giờ, mọi thứ đang tốt đẹp và người ta đang quay trở lại để bắt đầu một giấc mơ mới”.
Giãn cách xã hội ở Hàn Quốc: Người trẻ thích nghi nhanh, người già bị tụt lại
Công nghệ đã giúp người Hàn Quốc đối phó với đại dịch. Nhưng người già nước này đang bị bỏ lại phía sau trong thời kỳ “không tiếp xúc”.
" alt="Người Hàn Quốc chán 'giấc mơ Mỹ', lại quay về quê viết 'giấc mơ Hàn'"/>
Người Hàn Quốc chán 'giấc mơ Mỹ', lại quay về quê viết 'giấc mơ Hàn'