Chuyên gia cho biết,àmthóiquentrướcbữaăngiúpconngườisốngthọhơbang xep hang bong da viet nam trước bữa ăn nên làm 6 việc này, có thể giúp kéo dài cuộc sống của con người:
1. Không uống trà trước bữa ăn
Trong trà chứa rất nhiều axit tannin, sẽ cản trở nghiêm trọng quá trình tiêu hóa thực phẩm, đồng thời ức chế sự tiết dịch tiêu hóa, do đó đường ruột không có đủ dịch tiêu hóa để nghiền thức ăn, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Axit tannic cũng là một chất có tính axit, có tác dụng kích thích mạnh đối với niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột, do đó ảnh hưởng đến chức năng đường tiêu hóa.
2. Trước khi ăn nên uống một lượng nhỏ nước canh
Nếu trước khi ăn cơm bạn uống một ít canh thì nó giống như một "liều thuốc bôi trơn", làm cho thức ăn được nuốt trơn tru hơn, giảm bớt sự kích thích của những thức ăn khô cứng đối với niêm mạc và đường tiêu hóa. Không chỉ vậy, ăn canh trước khi ăn còn giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
3. Uống một ly nước nhỏ trước bữa ăn
Uống một ly nước lọc nhỏ trước bữa ăn không chỉ mang lại cảm giác no mà còn làm giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể trong bữa ăn, rất có lợi cho những người muốn giảm cân. Ngoài ra, uống nước có thể kích hoạt toàn bộ hệ thống tiêu hóa trước, khiến hệ tiêu hóa tiết ra đủ dịch tiêu hóa để tiêu thụ thức ăn một cách tốt nhất. Tuy nhiên cần chú ý, không được uống quá nhiều nước trước bữa ăn, bằng không nó sẽ có tác dụng ngược lại.
4. Ăn một chút trái cây trước bữa ăn
Rất nhiều người sẽ lựa chọn ăn trái cây sau bữa ăn để “tráng miệng”, trên thực tế ăn hoa quả sau bữa ăn có thể chặn loạt thức ăn đầu tiên trong dạ dày, dẫn đến phản ứng lên men, thậm chí khiến thức ăn bị hỏng, xuất hiện tình trạng trướng bụng, táo bón,… khiến chức năng tiêu hóa của đường ruột bị ảnh hưởng không tốt.
Nếu ăn trái cây trước bữa ăn, có thể bảo vệ hệ thống miễn dịch trong cơ thể trách được sự kích thích xấu của thức ăn nóng, rất có lợi cho hệ thống miễn dịch. Vì vậy, bạn nên ăn một chút hoa quả trước khi ăn cơm.
5. Uống sữa chua
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người sẽ ăn sữa chua sau khi ăn cơm, nếu có thể thay đổi thói quen uống sữa chua sau ăn sang trước bữa ăn sẽ có lợi cho sức khỏe. Sữa chua ăn trước bữa ăn sẽ làm tăng cảm giác đói và thúc đẩy sự thèm ăn, có thể khiến mọi người ăn ngon miệng hơn trong bữa ăn. Sữa chua cũng chứa protein, canxi và vi khuẩn có lợi mà cơ thể con người cần bổ sung. Uống sữa chua cũng giúp cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng phong phú.
6. Vận động
Trước bữa ăn, bụng rỗng, vận động sẽ giúp chuyển hóa các chất béo thành nhiệt lượng, sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với vận động sau bữa ăn. Các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta nên vận động vào buổi chiều tối, vậy tốt nhất bạn nên vận động lúc 5 hoặc 6 giờ chiều, đi bộ nhanh hoặc chạy chậm liên tục trong 30 đến 45 phút, sau đó khoảng 1 tiếng thì ăn tối.
Tóm lại, sống thọ là mục đích theo đuổi của rất nhiều người. Đặc biệt khi con người khi bước qua tuổi 50 cần phải chú ý hơn đến việc bảo vệ sức khỏe. Muốn sống thọ, nên chú ý đến những thói quen lành mạnh trong cuộc sống, tránh những thói quen xấu.
Hà Vũ (dịch theo QQ)
3 người chết vì viêm phổi cấp, Bộ Y tế lập đội phản ứng nhanh chỉ rõ 3 dấu hiệu
- Trước nguy cơ cao lây nhiễm dịch viêm phổi cấp từ Trung Quốc, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện lập đội phản ứng nhanh.
Thứ xa xỉ duy nhất cô mua sau trúng số là chiếc xe hơi thể thao.
Ngày hôm sau, cô mời bố mẹ tới để thông báo tin vui. Lúc ấy, cô mới oà khóc. Mẹ cô không nói lên lời, trong khi bố cô thì bật dậy và ôm lấy con gái.
Không vội vàng đi nghỉ dưỡng hay chi tiêu xa xỉ, suốt 6 tháng sau đó, Susan vẫn làm việc bình thường ở hiệu tóc.
Từ việc phải đắn đo xem có nên bật lò sưởi hay , Susan bỗng dưng có một số tiền khổng lồ trong tài khoản. “Điều đó thực sự kinh khủng. Cuộc sống của bạn đã thay đổi một cách khó tin. Nhưng tại thời điểm đó, tôi không muốn phần đời còn lại của mình thay đổi. Quán tóc vốn là nơi kiếm cơm của tôi. Trải qua tất cả những giai đoạn tồi tệ nhất, nó vẫn giúp tôi tiếp tục”.
9 tháng sau khi trúng số, Susan bắt đầu hẹn hò với ông chủ một trang trại lợn – Andrew, 53 tuổi. Andrew là bạn cũ của Susan và có cùng đam mê chơi xe thể thao với cô.
Susan biết rằng, nếu mối quan hệ tiến tới, cô sẽ phải chuyển tới sống ở trang trại của Andrew cách đó hơn 300km.
Tháng 8/2010, cô bán hiệu tóc của mình và chuyển đến trang trại vào tháng 3/2011.
Thứ xa xỉ duy nhất mà cô mua sau khi trúng số là một chiếc xe hơi thể thao để cô và Andrew cùng theo đuổi sở thích. Cô cũng đưa bố mẹ và các chị em đi du lịch.
Susan trên cánh đồng cùng người bạn đời mới và con riêng của anh.
Nhưng vẫn như xưa, cô vẫn dậy từ 6 giờ 30 phút sáng, sau đó lao vào làm việc trong trang trại lợn. Cô vẫn ngồi ghế hạng bình thường khi đi máy bay, mua sắm ở những cửa hàng bình dân, thậm chí là ở các cửa hàng đồ cũ. “Lúc nào tôi cũng ngửi thấy mùi lợn. Tiền không làm tôi thay đổi”.
“Khi bạn đã lao động thì bạn sẽ không nghĩ rằng mình nên dừng lại. Bạn cần một mục đích để thức dậy mỗi sáng”.
Susan biết rằng rất nhiều người trúng số đã mất tất cả trong một thời gian ngắn. “Tôi tự nhủ rằng, khi đã có được mà để mất thì còn tệ hơn là không có gì”.
Cô cũng khẳng định, người chồng mới đối xử với cô như bình thường mặc dù biết cô trúng số.
Chàng trai Mỹ trúng số hơn 200 triệu USD vẫn 'chăn bò', sống giản dị
Tờ vé số biến chàng trai 23 tuổi thành triệu phú USD và hiện thực hóa giấc mơ có một trang trại, nhưng anh vẫn tiếp tục cuộc đời cao bồi.
" alt="Người phụ nữ trúng số triệu đô vẫn làm nông, nuôi lợn" />
...[详细]
Bà Phạm Thị Minh Lý tham gia chương trình "Việc tử tế". Ảnh cắt từ clip VTV
Gia đình hai bên vun vén, năm 39 tuổi bà Lý về làm dâu nhà ông Ước với bao hi vọng về hạnh phúc đôi lứa. Đám cưới diễn ra đơn giản, chỉ vài mâm cơm ra mắt họ hàng.
Bà dành cho con riêng của chồng tình yêu thương chân thành. Cuộc sống có lúc khó khăn nhưng bà vẫn từng ngày chắt chiu, dựng xây cho tổ ấm muộn màng của mình.
Mặc dù lớn tuổi nhưng bà luôn hi vọng sinh thêm đứa con nữa, để gia đình thêm ấm cúng. Thế nhưng chờ đợi mãi vẫn chưa có tin vui.
Bà đi khám chuyên khoa mới biết mình muốn có thai phải điều trị hiếm muộn. Nỗi khát khao được ẵm bồng đứa con mình sinh ra chưa kịp thực hiện thì năm 2010, con trai thứ 2 của ông Ước bị suy thận. Ba năm sau người con trai tên Lượng cũng đổ bệnh giống em nhưng nặng hơn.
Ông Ước lại bị tai nạn gãy chân. Mọi việc chăm sóc, đưa 2 con lên Hà Nội chạy chữa đều một tay bà Lý đảm nhiệm. Bác sĩ tư vấn, cơ hội sống cho cả Lân và Lượng là ghép thận hoặc chạy thận.
Nếu chạy thận nhân tạo, sức khỏe người bệnh ngày càng xấu. Phương án ghép thận phải tìm người hiến với các chỉ số phù hợp. Hơn nữa, chi phí phẫu thuật là số tiền lớn đối với gia đình bà Lý.
Hoàn cảnh khó khăn, chưa có tạng phù hợp nên anh Lân và Lượng phải chạy thận chờ đợi. Những lần đưa con chồng đi bệnh viện chạy thận, bà Lý càng thấm thía nỗi đau mà thanh niên trẻ phải đón nhận.
“Nhiều đêm ngồi thức, xoa lưng cho con khỏi đau đớn tôi tự hỏi: Tương lai hai đứa con sẽ ra sao? Chúng phải chịu cảnh mồ côi mẹ, giờ lại mang cả căn bệnh quái ác này”.
Hiến thận cho con chồng
Chuỗi ngày gia đình rơi vào khủng hoảng, hai con lâm bệnh, bà Lý trở thành chỗ dựa tinh thần.
Vợ chồng bà Lý thương con, đến vận động người thân giúp đỡ. Mọi người tham gia xét nghiệm máu để tìm thận tương thích với hai anh em nhưng kết quả chẳng ai phù hợp, kể cả ông Ước.
Cuối cùng, bà Lý chủ động đề nghị chồng cho mình lên Hà Nội xét nghiệm. Nếu các chỉ số phù hợp, bà sẽ tặng cho Lân một quả thận. Giây phút bác sĩ thông báo, thận của bà hoàn toàn phù hợp để ghép, lòng bà nghẹn lại vì hạnh phúc.
Thế nhưng, việc hiến thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà Lý, kể cả việc sinh đẻ.
“Tôi chấp nhận không sinh thêm em bé để cứu Lân. Từ ngày bước chân về làm vợ ông Ước, tôi coi anh em Lân và Lượng chẳng khác nào máu mủ của mình”, bà Lý xúc động nói.
Tin bà hiến thận cho con chồng loan đi khắp xóm. Người khen cũng ít mà kẻ chê cũng nhiều. Một số người nói bà Lý dại, khuyên bà đừng cho nhưng bà gạt bỏ ngoài tai.
Chi phí cho ca phẫu thuật lên đến 300 triệu đồng. Để lo được số tiền đó, vợ chồng bà bán những thứ giá trị trong nhà và vay mượn khắp nơi.
Ca phẫu thuật thành công. Giờ đây, Lân là chàng trai khỏe mạnh, đã lấy vợ và sinh con. Hai anh em Lân trở thành ông chủ của cơ sở sản xuất lồng gà công nghiệp, mua được ô tô vận tải.
Về phần mình, anh Lân cho biết sức khỏe anh ổn định. Hàng tháng anh lên Hà Nội kiểm tra định kỳ và uống thuốc theo đơn bác sĩ.
Ngày cưới Lân, bà Lý mặc bộ áo dài, đón con dâu về. Bà mở điện thoại, vui vẻ khoe ảnh cháu nội.
Hiện bà vẫn chịu khó làm trong xưởng của Lân, giúp đỡ con lo lắng mọi việc. Lân khuyên mẹ nghỉ ngơi nhưng bà không muốn để tay chân thừa thãi. Ngoài ra, bà Lý và hai con trai nuôi thêm 200 đôi chim bồ câu, cải thiện kinh tế.
“Sau ca phẫu thuật, tôi ăn ngủ bình thường. Tôi biết thiếu 1 quả thận, sức khỏe kém hơn nên luôn để ý, thăm khám định kỳ. Đặc biệt, giữ chế độ sinh hoạt điều độ”, bà Lý kể.
Điều bà Lý đau đáu trong lòng là sức khỏe của Lượng. Bà mong rằng, một ngày nào đó con cũng gặp may mắn như Lân, không phải chạy thận nữa.
Vợ chồng anh Lân cùng mẹ Lý trong ngày cưới. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bà Lý khẳng định, những gì bà làm cho Lân hoàn toàn bình thường: “Trái tim người mẹ nào chẳng thương con, tôi san sẻ một phần cơ thể của mình cũng là cho con cả cuộc đời”.
Bao năm không nhìn mặt nhau, bỗng dưng mẹ kế gọi tôi về đi xem mắt
Tôi cứ tưởng mẹ kế muốn làm lành nên mới gọi tôi về đi xem mắt. Tới khi nhìn thấy đối tượng được mai mối, tôi cảm thấy cuộc đời càng bế tắc hơn.
" alt="Con trai tìm vợ cho bố, mẹ kế hiến thận cứu con chồng" />
...[详细]
Đức và Hiền có tâm hồn đồng điệu, cùng yêu mảnh đất biên giới của Tổ quốc.
Sau khi tốt nghiệp, Đức quyết định xin về đồn biên phòng cửa khẩu Hoàng Diệu (Bình Phước) công tác với mong muốn đóng góp sức mình, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Thời gian công tác tại đây, anh đem lòng thương nhớ cô giáo mầm non Trần Thị Hiền (SN 1996, Thái Bình).
Được biết, cô giáo Hiền học Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương). Tốt nghiệp, Hiền mạnh dạn chọn huyện biên giới Lộc Ninh (Bình Phước) là nơi bắt đầu sự nghiệp “trồng người” của mình.
Hai tâm hồn đồng điệu, cùng yêu mảnh đất biên giới, khát khao mang sức trẻ vun đắp, bảo vệ Tổ quốc. Nhờ sự vun vén của mọi người, Đức nhanh chóng nhận được lời đồng ý của Hiền. Đôi bạn trẻ tìm hiểu hơn 2 năm mới quyết định về chung một nhà.
Trong suốt thời gian tìm hiểu, do tính chất công việc nên số lần Đức và người yêu gặp nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Toàn bộ công tác chuẩn bị cho lễ cưới, phần lớn Hiền và bố mẹ 2 bên phụ trách. Vì Đức bận trên đơn vị, ít khi về được. Sự chung thủy cùng đức tính nhẫn nại của Hiền càng khiến Đức yêu thương cô nhiều hơn.
Hai lần hoãn cưới
Lễ đính hôn của cặp đôi diễn ra vào ngày 14/2/2020, dự kiến tổ chức đám cưới vào đầu tháng 4.
Tuy nhiên, thời điểm này dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên hai người xin phép gia đình hai bên hoãn đám cưới, tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.
Ảnh cưới của vợ chồng Đức - Hiền.
Dịch bệnh được kiểm soát, kế hoạch đám cưới đang bỏ dở được bàn bạc lại. Lần này, Đức và Hiền chọn ngày 9/8/2020 để tổ chức hôn lễ.
Hai bên gia đình đã gửi đi hơn 200 thiếp cưới. Đức háo hức chờ ngày đẹp, đón Hiền về làm dâu. Chẳng ngờ, dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại 1 số địa phương khiến ngày vui của hai người tiếp tục bị hoãn.
Nhiều bà con, bạn bè và người thân ở xa của hai bên đã mua vé để về dự hôn lễ nhưng đành phải hủy hoặc trả lại vé.
Về phần mình, Đức gạt chuyện riêng sang một bên, căng mình cùng đồng đội bám chốt, bám đường biên để kiểm soát, ngăn chặn người vượt biên.
Mỗi lần nghỉ giữa kíp trực, anh chỉ kịp nhắn cho vợ chưa cưới lời xin lỗi và lời hẹn: “Hết dịch ta sẽ về chung một nhà”.
“Hai lần hoãn cưới làm cả tôi và Hiền cùng gia đình hai bên cảm thấy buồn. Tuy nhiên, với vai trò là một chiến sĩ biên phòng, tôi rất hiểu tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch vào lúc này. Tôi chỉ biết động viên Hiền cố gắng, hi sinh cái riêng để tập trung cho cái chung”, anh lính biên thùy nói.
Về phần mình, cô giáo Hiền chia sẻ, trước khi gửi gắm cuộc đời mình cho Đức, cô từng băn khoăn về những khó khăn cả hai sẽ gặp phải.
Bởi, việc làm vợ một người lính không hề đơn giản. Cô phải chấp nhận sống cảnh chồng vắng nhà thường xuyên, mình ở nhà lo toan con cái, gia đình. Nỗi nhớ chồng chỉ biết giấu vào sâu thẳm trái tim.
Thế nhưng với tình yêu sâu sắc, Hiền đã vượt qua những thử thách, nguyện làm hậu phương vững chắc cho Đức yên tâm cống hiến.
“Hôn lễ là việc hệ trọng của cả đời người, cho dù phải hoãn cưới nhưng chúng tôi còn trẻ, vẫn còn nhiều thời gian. Khi nào đẩy lùi dịch, cuộc sống an toàn trở lại, chúng tôi tổ chức chưa muộn”, cô giáo Hiền bộc bạch.
Hiền cũng nhắn nhủ đến người yêu nơi biên cương những lời lẽ đầy yêu thương, động viên anh vững bước:
“Em sẽ luôn là chỗ dựa cho anh trong cuộc chiến chống dịch khốc liệt này. Em sẽ tiếp tục chờ anh. Khi dịch bệnh lùi xa, đám cưới của chúng mình sẽ được tổ chức trong niềm vui chiến thắng dịch bệnh và sự hoan hỉ chúc mừng của những người thân anh nhé”.
Cô giáo 9X cho biết thêm, những ngày tới, với vai trò là một đoàn viên, cô sẽ đồng hành với các bạn trẻ địa phương tích cực cùng mọi người xung quanh tham gia phòng, chống dịch.
Ông Võ Thái Hà - ba của Đức ôn tồn cho biết, lúc nghe con trai lấy vợ, ông mừng lắm nhưng khi Đức gọi điện thoại về báo hoãn lần 1 rồi lần 2, tâm trạng có phần xót xa cho con.
Thế nhưng, hai vợ chồng ông vẫn thay nhau động viên con trai, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó.
“Mong sao dịch sẽ sớm được kiểm soát tại Việt Nam để các con tôi và những cặp đôi khác cùng hoàn cảnh có thể làm đám cưới”, ông Hà bày tỏ.
Hơn 5 tháng qua, kể từ ngày Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước triển khai các chốt chặn nơi biên giới nhằm ngăn chặn người vượt biên trái phép, vi phạm quy chế biên giới... Tất cả các cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng tỉnh đã cùng các lực lượng quân sự và dân quân tạm gác mọi việc cá nhân, “nằm vùng” 24/24 giờ tại 62 chốt cố định và 11 chốt cơ động ở các đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới dài hơn 260km.
Lán nghỉ ngơi của bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước tại chốt chặn.
Họ căng mình với những khó khăn, thử thách nơi rừng sâu hiểm trở để tăng cường quản lý, bảo vệ vùng biên cương, góp phần phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh Đức và Hiền, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước còn 2 cặp đôi khác cũng phải hoãn đám cưới của mình để trực chiến tại các chốt chặn.
Những người lính biên phòng trực chiến 24/24 giờ tại các “lá chắn thép” nơi đường mòn, lối mở vùng biên giới.
Trong đó có những cặp đôi là cán bộ đoàn, đoàn viên hoặc những người trẻ đang tham gia các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Đặc biệt là những chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm canh giữ vùng biên cương của Tổ quốc. Những ngày tới, Tỉnh Đoàn sẽ đến động viên, trao thư khen và tặng quà cho các cặp đôi tiêu biểu này nhằm biểu dương cách hành xử đúng đắn của lớp trẻ.
“Đây là những hành động đẹp, có ý nghĩa, cần được lan tỏa trong cộng đồng và xã hội để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân đối với cuộc chiến chống dịch.
Để vượt qua những thử thách mà dịch bệnh mang đến, mỗi người cần lấy cái chung đặt lên niềm riêng, ứng xử văn minh, hành động tử tế, đoàn kết cùng nhau vượt qua dịch bệnh,” ông Duy nhấn mạnh.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19. Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
" alt="Chiến sĩ biên phòng hoãn cưới 2 lần, xuyên đêm chống dịch nơi biên giới" />
...[详细]
Anh tâm sự với tôi rằng anh đã có 1 đời vợ, 2 đứa con. Vợ chồng anh sống với nhau không hạnh phúc nên đã chia tay nhau được 2 năm nay rồi. Anh cho tôi xem ảnh 2 đứa con của anh và cho tôi xem cả đoạn chat anh cãi nhau với vợ, cô ấy đòi ly dị anh.
Để tôi thêm phần tin tưởng, đi ăn uống, gặp gỡ bạn bè ở đâu, anh cũng dẫn tôi đi theo và giới thiệu với bạn bè rằng tôi là bạn gái của anh ấy.
Yêu nhau được 4 tháng, anh dẫn tôi về nhà ra mắt. Bố mẹ anh rất quý tôi. Hai bác liên tục giục tôi và anh sớm tổ chức đám cưới để hai bác được yên lòng. Tôi như say trong men hạnh phúc nên quyết trao thân gửi phận cho anh.
Ngày sinh nhật của tôi, anh mua tặng tôi một bó hoa hồng lớn cùng một chiếc nhẫn vàng để cầu hôn. Anh nói anh yêu tôi thật lòng, anh muốn tôi về làm vợ anh, làm mẹ của con anh và ở bên anh đến khi mắt mờ, chân chậm. Anh bảo chỉ cần tôi gật đầu, anh sẽ đưa bố mẹ sang hỏi cưới tôi luôn.
Người ta bảo mật ngọt chết ruồi. Tôi dần mê muội, đặt hết lòng tin vào anh. Tình yêu của tôi với anh cứ thế lớn lên. Tôi nghĩ rằng tôi đã gặp được người đàn ông của cuộc đời mình.
Và rồi 1 ngày đẹp trời, 1 người phụ nữ xuất hiện và nói chuyện với tôi với tư cách là vợ của anh. Trời ơi, người mà tôi nguyện gắn bó cả đời hóa ra lại dắt mũi tôi suốt nửa năm nay. Chị Quyên- vợ của anh tìm đến tôi với thái độ nhã nhặn của một người phụ nữ có học và trải đời.
Chị bảo, chị vẫn sẽ tin chồng chị là người đàn ông mẫu mực, thương vợ, yêu con nếu bạn chị không nhìn thấy chồng chị dắt tay tôi ở trung tâm thương mại.
Sau đó, chị kiểm tra Facebook, Zalo của anh ta thì phát hiện ra anh ta đang lừa dối cùng lúc cả tôi và chị. Những ngày anh ta nói dối vợ rằng làm tăng ca, đi công tác ngắn ngày, đều là ngày anh ta đến với tôi.
Ngày anh ta đưa tôi về ra mắt là ngày chị bận làm quyết toán thuế ở công ty, các con thì đi học thêm hết. Anh ta chớp cơ hội đó, thuê ngay một bác lao công và một bác xe ôm về đóng giả làm bố mẹ mình.
Anh ta nói lý do với họ: “Bố mẹ cháu mất từ khi cháu còn bé. Cháu muốn cưới vợ nhưng hoàn cảnh gia đình như thế sợ cô ấy không chịu. Cô/chú đóng giả bố mẹ cháu gặp cô ấy. Bao giờ cô ấy đồng ý cưới cháu cháu sẽ nói sự thật rằng cháu không có gia đình hay người thân. Cô/chú cố gắng giúp cháu cháu sẽ hậu đãi”.
Chiếc nhẫn anh ta mang đến cầu hôn tôi thực ra là chiếc nhẫn chị Quyên được mẹ anh ta tặng trong ngày cưới. Đến khi chị Quyên phát hiện bị mất chiếc nhẫn thì anh ta cười xòa và bảo: "Mất rồi thì thôi, hôm sau mua chiếc khác."
Chưa kể mấy lần anh ta đăng ảnh chụp với vợ con thì anh ta đều ngoại trừ tôi. Bạn bè của anh ta ai cũng lăng nhăng, bồ bịch nên sẵn sàng bao che cho anh. Vì vậy, anh ta mới có thể thoải mái dẫn tôi đến giới thiệu với họ như vậy.
Tôi hỏi chị về những tin nhắn anh chị cãi nhau, đòi ly dị. Chị bảo, bát đũa trên chạn cũng xô. Vợ chồng cãi nhau, giận nhau là chuyện khó tránh. Biết mình bị lừa, bỗng chốc thành kẻ thứ 3, tôi lí nhí xin lỗi chị. Chị không trách tôi, chỉ trách chồng chị lừa lọc quá giỏi.
Tôi về nhà, cắt đứt hết liên lạc với anh ta và cảm thấy cực kỳ có lỗi với chị vợ. May cho tôi rằng chị là người có học, hiểu chuyện. Nếu không, tôi đã ăn một trận đòn ghen tơi bời khói lửa, về nhà bố mẹ chẳng nhận ra con rồi!
Mệt mỏi vì chồng đầy hoài nghi sau quá khứ bị người cũ 'cắm sừng'
Trước tôi, anh ấy đã yêu dài lâu, yêu nghiêm túc một người. Mối tình kéo dài những 7 năm nhưng người cũ cuối cùng lại lừa dối anh ấy...