Hiện tại chưa rõ công nghệ này có tương thích với những thiết bị Oppo đã ra mắt trước đó hay không.
" alt=""/>Đã có thể gọi điện, nhắn tin không cần dùng mạng di động hay WiĐối với những ngôi nhà dành cho nhiều thế hệ gia đình cùng sinh sống, việc bài trí không gian sao cho thoáng, đẹp mà vẫn có sự riêng tư là điều khiến nhiều người đau đầu. Cũng là ngôi nhà dành cho 3 thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái cùng chung sống nhưng “The Memory” lại có cách giải quyết không gian khiến người ta phải mê tít từ cái nhìn đầu tiên, bởi tổng thể siêu đẹp, siêu ấn tượng và có nhiều không gian riêng, phù hợp cho từng thế hệ.
![]() |
Tổng thể ngôi nhà trông rất thoáng rộng. |
Để giải quyết vấn đề không gian cũng như sự không đồng điệu trong nhịp sinh hoạt của các thế hệ, các KTS đã tạo ra một căn nhà chứa "2 ngôi nhà" bên trong bằng tường ngăn nhưng có chung sân trước và sân sau. Việc tạo ra khu vực sinh hoạt phụ và lối thông phía sau, giúp cho việc sinh hoạt của cả hai gia đình không va chạm nhau, nhưng vẫn là một không gian liên lạc để trẻ con có thể chạy chơi vui đùa, gia đình gắn kết như một.
![]() |
Không gian nhà được gắn kết bởi sân trước và sân sau và những khoảng thoáng và mảng xanh. |
Lối vào chính công trình là hình ảnh gợi lại “mái hiên” trong ngôi nhà truyền thống Việt Nam, nó như một khoảng đệm với cây xanh và mặt nước. Cửa vào chính là hệ của được nâng cao hơn so với mặt nền của công trình tạo một khoảng hở vừa đủ cho việc thông gió cho công trình. Đây là chi tiết khá thú vị trong các ngôi nhà Việt – “Ngạch cửa” như một điểm nơi để có thể ngồi chơi thư giãn, giao tiếp những người bạn hàng xóm thân thiết, và là nơi trẻ con rất thích chơi đùa. Không gian tiếp khách được xem như một khoảng sân nhỏ bên trong, với ánh sáng luôn thay đổi là điểm nhấn thú vị khi bước vào không gian này.
![]() |
Khoảng đệm với cây xanh và mặt nước “Ngạch cửa” như một điểm nơi để có thể ngồi chơi thư giãn, giao tiếp những người bạn hàng xóm thân thiết, và là nơi trẻ con rất thích chơi đùa. Không gian tiếp khách được xem như một khoảng sân nhỏ bên trong. |
Khi thiết kế ngôi nhà này, các kiến trúc sư đã giữ lại một mái nhà ngói cũ do người cha tự làm cách đây hơn 50 năm trước khi xây dựng mới. Mái nhà cũ này chính là trung tâm và là phần không gian chuyển tiếp giữa nét cũ và mới, truyền thống và hiện đại. Không gian bên dưới mái là nơi cả đại gia đình cùng nhau ngồi lại bên bữa cơm gia đình, cùng nhau nói chuyện.
![]() |
Khu vực khách - ăn dưới mái ngói cũ là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Bàn ăn lớn cho đại gia đình. Căn bếp phụ trong nhà được xây dựng theo hướng gọn gàng, hiện đại. Kiểu cửa mái vòm giúp ngôi nhà trông sáng và mềm mại hơn. |
Một điểm đáng chú ý nữa trong ngôi nhà này là phần trần nhà cao lại có rất nhiều những “khoảng trống” và khe lấy sáng nên khi bước vào nhà bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, thoáng đãng. Chưa kể trong các không gian nhà còn trồng rất nhiều cây xanh, mang đến những điểm cân bằng thị giác với những mảng tường màu xi măng trong nhà.
![]() |
Một phòng tiếp khách, thư giãn trên tầng 3. Trần nhà cao được xử lý đặc biệt để tạo nên hiệu ứng thị giác đẹp mắt. Các không gian trong nhà luôn tràn ngập ánh sáng và cây xanh. Những đường cong mềm mại và đầy cảm hứng trong nhà. Những khoảng trống bố trí xuyên suốt trong nhà mang đến những góc nghỉ thư thái. Các phòng ngủ trong nhà đều rộng rãi, thoáng đãng, tuy nhiên phòng ngủ của thế hệ trẻ khám phá cách với đường cong mềm mại, còn phòng ngủ của bố mẹ thiết kế đơn giản theo chuẩn cổ điển. Các phòng ngủ trong nhà thiết kế khá đặc biệt, tạo ra những điểm nhấn lạ mắt trong ngôi nhà. Không gian bên trong đơn giản, sạch sẽ. Các phòng đều rất thoáng và sáng nhờ hệ cửa sổ và lỗ thoáng sáng tạo. |
Ngôi nhà xinh đẹp này thực sự gây ấn tượng bởi cách bài trí không gian sáng tạo lẫn cách đan xen truyền thống - hiện đại quá tuyệt vời. Bởi qua từng không gian trong nhà, ta vẫn cảm nhận được sự năng động, trẻ trung kết hợp cùng nét cổ điển đẹp mắt.
![]() |
Sơ đồ thiết kế tầng1 Sơ đồ thiết kế tầng 2 Sơ đồ thiết kế tầng 3 |
Theo Trí Thức TrẻThông tin công trình:
Thiết kế : 23°5 Studio
Vị Trí: Tân An, tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam
Hoàn thành : 2015
Kiến trúc sư phụ trách: Ngô Duy Khánh Việt
Hình ảnh: Quang Đạm
Dở cuốn album đã ngả vàng, người đàn ông tóc muối tiêu buồn bã chỉ cho chúng tôi xem những “chiến tích” làm kinh tế oanh liệt của một thời tuổi trẻ nhiều nhiệt huyết, nhất là khi cái đói nghèo của người dân gặp được chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước đầu những năm 90 của thế kỷ trước.
Năm 1993, ông Nguyễn Đình Dũng ở thôn 5, xã Tân Xã, huyện Thạch Thất rời quân ngũ. Đây đúng thời điểm Nhà nước thực hiện chủ trương giao đất khai hoang khu kinh tế mới, ông Dũng đã được Ban Dự án Kinh tế mới Hòa Lạc, UBND huyện Thạch Thất giao 3 ha tại khu Khoang Ấp - Khoang Nhện để phát triển kinh tế. Không dừng lại ở đó, ông Dũng còn xin cha thế chấp căn nhà đang ở để có tiền mua thêm khoảng 3 ha phần đất mà các hộ dân khác trong xã cũng được giao làm kinh tế, nhưng không có vốn nên chuyển nhượng lại. Với diện tích đất đã có, ông Dũng mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích thuê diện tích khoảng 100 ha mặt nước hồ Tân Xã, huyện Thạch Thất để phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế VAC. Sau gần 10 năm, với sự nỗ lực không mệt mỏi, khu đất đồi Chằm Lẹm - Khoang Ấp hoang hóa xung quanh khu vực hồ Tân Xã đã trở thành trang trại sinh thái Hòa Lạc, với 3 khu nhà sàn tổ chức hội nghị, hội thảo và du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm 80 lao động có thu nhập trung bình 600.000 đồng/tháng.
![]() |
Phần còn lại của khu hồ Tân Xã trước đây được gia đình ông Nguyễn Đình Dũng thuê để thả cá. Ảnh: Quang Hưng |
Tại Hội nghị Biểu dương doanh nghiệp trẻ toàn quốc năm 2002, ông Nguyễn Đình Dũng, Phó bí thư Đoàn thanh niên Tân Xã khi đó vinh dự đứng trong hàng ngũ những thanh niên làm kinh tế giỏi được Thủ tướng Phan Văn Khải biểu dương và chụp ảnh lưu niệm. Nhưng không ai ngờ rằng, đó cũng là những mốc son cuối cùng trước khi bắt đầu chuỗi tháng ngày nhiều thăng trầm của gia đình ông Dũng và những người lao động trong doanh nghiệp do ông làm chủ. “Cuộc đời tôi có lẽ đã rất khác nếu khu đất trang trại không bị Nhà nước thu hồi làm dự án. Đó là khúc quanh định mệnh vẫn ám ảnh tôi đến tận hôm nay”, ông Dũng bùi ngùi!
Năm 2007, khi trang trại được ông Dũng xây dựng theo mô hình kinh tế VAC và du lịch sinh thái bắt đầu cho thu hoạch, cũng là lúc UBND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) thực hiện Quyết định số 404/2002/QĐ - UBND thu hồi đất phục vụ cho Dự án xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Gạt nước mắt, ông Dũng bàn giao toàn bộ diện tích đất gồm 3 ha được giao, 3 ha đất nhận chuyển nhượng và toàn bộ diện tích hồ nuôi cá cho chính quyền địa phương giải phóng mặt bằng làm Dự án. Phần đất 3ha khu Khoang Ấp - Khoang Nhện mà Ban Dự án Kinh tế mới Hòa Lạc, UBND Thạch Thất giao cho hộ ông Nguyễn Đình Dũng năm 1993, UBND huyện Thạch Thất bồi thường số tiền 2,5 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn không cấp đất tái định cư.
Phần bồi thường 3ha đất khu Chằm Lẹm - Khoang Ấp ông Dũng nhận chuyển nhượng từ các hộ dân khai hoang thì bị “làm khó”, khi tổ công tác của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thạch Thất kiểm đếm diện tích thực tế là 5,15 ha, lớn hơn so với giấy tờ nhận khoán ban đầu hơn 2,1 ha.
Giải thích phần diện tích tăng thêm này, ông Dũng cho biết, theo Hợp đồng khai hoang của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tân Xã ký với các hộ dân ngày 20/8/1992, diện tích ước khoảng 3 ha. Hợp đồng cũng có ghi rõ, “sau 5 năm, HTX sẽ khảo sát và xác định diện tích thực tế các hộ đã khai hoang để định mức khoán cho sát thực tế”. Tuy nhiên, 5 năm sau, Nhà nước có quy hoạch khu vực này làm Dự án Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, nên khu đất đã không được HTX nông nghiệp Tân Xã xác định diện tích thực tế.
“Phần đất 2,1ha tăng thêm chính là diện tích dôi dư mà các hộ dân và gia đình ông Dũng đã khai hoang”, ông Dũng cho biết. Cũng phải nói thêm rằng, tại Quyết định số 1656/QĐ – UBND (ngày 18/6/2008), UBND tỉnh Hà Tây đồng ý bồi thường cho hộ ông Nguyễn Đình Dũng diện tích đất bị thu hồi là 51.553,8m2, với số tiền là 2,7 tỷ đồng. Nhưng với nhiều lý do khác nhau, 9 tháng sau khi có quyết định bồi thường, ngày 12/3/2009, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thạch Thất mới tạm ứng cho ông Dũng số tiền 1 tỷ đồng.
Lý do giữ lại 1,7 tỷ đồng tiền bồi thường này, ông Chu Đại Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Thạch Thất khi đó cho rằng: “Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện đã nhiều lần yêu cầu hộ ông Dũng xuất trình hồ sơ để chứng minh phần diện tích hơn 2,1ha vượt so với giấy tờ giao đất, nhưng hộ ông Dũng không cung cấp được. Đến ngày 4/1/2013, sau khi nhận được văn bản giải trình của hộ ông Dũng và báo cáo của UBND xã Tân Xã, Hội đồng đã tổ chức chi trả phần kinh phí còn lại cho ông Dũng”.
Thực tế, trong việc “câu lưu” tiền bồi thường này, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thạch Thất đã bỏ qua Hợp đồng khai hoang của HTX nông nghiệp Tân Xã ký với các hộ dân ngày 20/8/1992 và Báo cáo số 07/BC - UBND (ngày 20/9/2008) của UBND xã Tân Xã để có câu trả lời vì sao diện tích đất trên giấy tờ khi giao cho các hộ dân là 3 ha mà khi kiểm đếm trên thực tế diện tích là hơn 5,1ha.
Theo báo cáo số 07/BC - UBND (ngày 20/9/2008) của UBND xã Tân Xã, thì trước năm 1987, khu Chằm Lẹm - Khoang Ấp thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Năm 1988, khu đất được trả lại cho địa phương theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng. Diện tích bàn giao khoảng 500ha, không có bản đồ, mục kê và không có ai sản xuất.
“Để đảm bảo đất đai không bị bỏ hoang, năm 1992, HTX nông nghiệp và UBND xã Tân Xã đã giao cho 10 hộ dân trong xã khai hoang khu đất Khoang Ấp - Chằm Lẹm, khi giao diện tích ước khoảng 3ha. Sau 1 năm, 10 hộ dân do không có vốn đầu tư cải tạo khu đất nên đã chuyển nhượng lại cho ông Dũng. Sau khi nhận chuyển nhượng, gia đình ông Dũng đã đầu tư, cải tạo khu đất. Ông Nguyễn Đình Dũng sử dụng cho đến nay không có tranh chấp và vướng mắc với hộ nào xung quanh. Đến năm 2004, khi Nhà nước tổ chức đo đạc bản đồ để xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đất trên có diện tích 51.553,8m2. Hộ ông Dũng sử dụng để cấy lúa, thả cá là đúng mục đích”, báo cáo số 07/BC-UBND ngày 20/9/2008 của UBND xã Tân Xã nêu rõ.
Như vậy có nghĩa là, sau khi tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1656/QĐ - UBND quyết định thu hồi diện tích đất mà ông Nguyễn Đình Dũng nhận chuyển nhượng từ các hộ dân khai hoang, UBND xã Tân Xã đã báo cáo đầy đủ về nguồn gốc hợp pháp của diện tích đất mà hộ ông Dũng được bồi thường. Nhưng phải gần 5 năm gõ cửa kêu cứu khắp nơi, ông Dũng mới được nhận nốt số tiền 1,7 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ sau khi Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thạch Thất không tìm được lý do gì để kéo dài thêm thời gian “câu lưu” khoản tiền này.
TheoBáo Đầu tư
" alt=""/>Giải phóng mặt bằng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Vì sao dang dở?