Mặt khác, theo thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), trong hơn 500 triệu USD doanh thu từ game, game không phép chiếm tới 30%.
Quan điểm quản lý, thúc đẩy để ngành game phát triển lành mạnh đã được Bộ TT&TT khẳng định. Trong đó, bên cạnh việc phát triển ngành game với mục tiêu khuyến khích sản xuất và phát hành game do người Việt xây dựng để giảm tỷ lệ game nhập khẩu từ nước ngoài, Bộ TT&TT cũng dự kiến phối hợp với Bộ GD&ĐT để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành game.
Tại sự kiện GameVerse 2023 mới đây, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử nhấn mạnh, giáo dục là một trong những mục tiêu cốt lõi để phát triển ngành game trong thời gian tới.
Người đứng đầu Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết, để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, Học viện Bưu chính Viễn thông đã đề xuất lên Bộ GD&ĐT về việc mở bộ môn mới chuyên đào tạo nhân lực cho ngành game. Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng đã kết nối với Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học FPT, Đại học Bách khoa Hà Nội và nhiều trường khác để trong 5 năm tới bổ sung đào tạo chuyên ngành game.
Trao đổi với VietNamNetvề vấn đề phát triển nhân lực ngành game tại Việt Nam, Tiến sĩ Cao Minh Thắng, Phó Viện trưởng Viện CNTT và Truyền thông (CDIT), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhấn mạnh, game là một ngành công nghiệp có những bước phát triển nhanh và dự kiến sẽ có những đóng góp lớn với nền kinh tế Việt Nam.
Để ngành game Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển, đào tạo nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng và căn cơ. Nguồn nhân lực vững vàng kiến thức chuyên môn sẽ giúp Việt Nam chủ động phát triển những game lành mạnh, hấp dẫn, không chỉ đem lại doanh thu, thu hút đầu tư từ nước ngoài mà còn quảng bá được văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Tiến sĩ Cao Minh Thắng cũng cho hay, hiện nay, nhân lực làm game của Việt Nam đang chủ yếu đến từ những ngành gần như CNTT, thiết kế đồ họa, kinh tế... hoặc một số chương trình đào tạo ngắn hạn về game chứ chưa được đào tạo bài bản về game ở trình độ cao.
Trong khi đó, trên thế giới đã có trên 100 trường đại học gồm cả những trường nằm trong top 100 của thế giới, đã và đang đào tạo Cử nhân, thậm chí cả Thạc sĩ ngành game, đóng góp nhiều nhân lực cho các Studio Game hàng đầu. “Điều đó cho thấy, việc thiết kế và triển khai một chương trình đào tạo chính quy bậc đại học để phát triển nhân lực game ở Việt Nam là một vấn đề cấp thiết hiện nay”,Tiến sĩ Cao Minh Thắng nhận định.
Với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, theo đại diện CDIT, từ những năm 2010, nhà trường đã có những môn học tiếp cận với chuyên ngành game như thiết kế kịch bản game hay lập trình game trong ngành đào tạo Công nghệ Đa phương tiện. Các môn học này mặc dù chưa giải quyết tổng thể vấn đề nhân lực ngành game nhưng cũng đã truyền cảm hứng và khơi gợi các định hướng phát triển cho sinh viên, đồng thời cũng là tiền đề rất tốt để xây dựng chương trình đào tạo chuyên về game trong thời gian tới.
Để tham gia phát triển đội ngũ nhân lực cho ngành game Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến trong năm nay sẽ làm các thủ tục để xin cấp phép đào tạo thí điểm ngành đào tạo công nghệ game, với mục tiêu hướng tới đào tạo các chuyên gia trình độ cao có khả năng thiết kế kịch bản và phát triển các game ở các quy mô khác nhau.
“Nếu thành công, trong tương lai gần Học viện sẽ tiếp tục phát triển các ngành đào tạo tiềm năng khác như Marketing, Quản trị kinh doanh game hay eSport”, Phó Viện trưởng CDIT Cao Minh Thắng thông tin thêm.
Cũng theo bà Thanh Thúy, phía Sở đã mời đơn vị tổ chức và người đứng đầu pháp nhân là bà Nguyễn Như Quỳnh làm việc. Tuy vậy, bà Quỳnh đang đi công tác nước ngoài nên vắng mặt buổi làm việc. Sở đã yêu cầu đơn vị tổ chức cung cấp đầy đủ thông tin liên quan và làm báo cáo giải trình.
Sau khi bà Quỳnh trở về, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sẽ mời bà làm việc chính thức rồi đưa ra hình thức xử lý cụ thể.
Trước đó, ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu thiếu niên Việt Nam 2022 công bố khởi động và tuyển sinh mùa giải mới. Theo đó, 3 thí sinh giành chiến thắng cao nhất sẽ được cử đại diện thi Miss Teen Universe; Miss Eco Teen International và Miss Teen Earth.
Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Như Quỳnh - Trưởng BTC Hoa hậu thiếu niên Việt Nam - Miss Teen Việt Nam 2022 cho biết cuộc thi "giúp các bạn trẻ tự tin hơn, mang nét đẹp tuổi teen Việt Nam để giao lưu với bạn bè thế giới".
" alt=""/>'Hoa hậu thiếu niên Việt Nam' chưa được Sở Văn hoá cấp phépẢnh minh họa. (Nguồn: Depositphotos)
Bộ trưởng Tư pháp Australia cho biết, chính phủ nước này có thể sẽ ban hành luật bảo vệ dữ liệu cá nhân mới trong năm nay, trong đó đề ra hình phạt cứng rắn hơn đối với các vi phạm gây rò rỉ thông tin, sau khi xảy ra vụ tin tặc tấn công nhằm vào hãng viễn thông hàng đầu Optus.
Vụ tấn công mạng đã khiến dữ liệu cá nhân của 9,8 triệu khách hàng có nguy cơ bị xâm phạm. Bộ trưởng Nội vụ Clare O’Neil đầu tuần qua đã chỉ trích Optus không thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn dữ liệu cho khách hàng. Bà O’Neil cho biết sẽ trình vụ việc lên Quốc hội và cảnh báo Optus có thể phải đối mặt với một khoản tiền phạt lên đến hàng triệu AUD, nếu bị phát hiện đã không thực hiện đủ các quy định bảo mật thông tin.
Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus ngày 29/9 cho biết chính phủ sẽ thực hiện "những cải cách khẩn cấp" đối với Đạo luật Quyền riêng tư sau vụ tin tặc tấn công với quy mô chưa từng có tiền lệ này. Theo ông Dreyfus, nhiều khả năng cải cách sẽ được thông qua trong 4 tuần họp còn lại trong năm nay của Quốc hội Australia, trong đó phiên họp tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 25/10.
Ông Dreyfus cho rằng cần phải tăng hình phạt đối với các vi phạm trong quy trình bảo mật dữ liệu cá nhân và các công ty cần nhìn nhận dữ liệu cá nhân của khách hàng như một trách nhiệm pháp lý, chứ không đơn thuần là một loại tài sản sử dụng cho mục đích thương mại.
Các dữ liệu bị đánh cắp trong vụ tấn công lần này bao gồm thông tin cá nhân như hộ chiếu, giấy phép lái xe hay thẻ định danh. Ngày 27/9, nhóm tin tặc đã bắt đầu rao bán những dữ liệu bị đánh cắp trên các trang "dark web" - 6 ngày kể từ khi Optus phát hiện bị tấn công mạng.
Chính phủ Australia cho biết Optus có thể bị phạt tối đa 2 triệu AUD (1,3 triệu USD) vì vi phạm Đạo luật về quyền riêng tư. Chính phủ cho biết lỗi vi phạm an ninh tương tự theo luật do Liên minh châu Âu quy định có thể được áp dụng mức phạt tiền lên đến hàng trăm triệu USD.
Trong bản đề xuất điều chỉnh Đạo luật Quyền riêng tư mới được đệ trình, các nhà lập pháp Australia đã gợi ý mức phạt mới đối với các hành vi vi phạm này, tương đương 10% doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty tại Australia.
Trao đổi với Australian Broadcasting Corp., Giám đốc điều hành Optus Kelly Bayer Rosmarin đã phản đối việc tăng tiền phạt, cho rằng việc đưa ra hình phạt nặng hơn sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. Optus khẳng định doanh nghiệp này là mục tiêu của một cuộc tấn công mạng tinh vi, khi nhóm hacker đã thâm nhập qua nhiều lớp bảo mật.
Sau cuộc họp khẩn cấp với các cơ quan quản lý ngân hàng và người tiêu dùng, Bộ trưởng Dịch vụ Tài chính Stephen Jones cho biết "những kẻ lừa đảo" trong vụ tấn công đã bắt đầu sử dụng dữ liệu bị đánh cắp, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email. Ông Jones nhấn mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng của vụ việc lần này trong các vấn đề về tiêu dùng, khi số khách hàng bị đánh cắp thông tin tương đương 38% dân số nước Australia.
Ông cảnh báo các khách hàng Optus bị xâm phạm thông tin cá nhân không nên kích hoạt các URL mà họ nhận được bằng văn bản hoặc email, vì chúng có thể là hành động cố gắng lấy cắp thêm thông tin của nhóm hacker.
Ông Jones cho biết các cơ quan chức năng Australia đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra do vụ đánh cắp dữ liệu nghiêm trọng này.
Theo Vietnam+
" alt=""/>Australia đề xuất sửa đổi luật bảo vệ dữ liệu cá nhân