Táo quân 2019 trong buổi tập đầu tiên vừa qua. Ảnh: VTV
Việc vi phạm bản quyền Táo quân, hay các chương trình truyền hình khác, gây thiệt hại cho nhà sản xuất bởi họ tốn kém đầu tư chi phí, công sức, thời gian trong khi việc phát tán qua các kênh khác nhau (không được phép) làm giảm tỉ suất người xem, giảm doanh thu quảng cáo.
"Nếu thực sự mọi người trân trọng chất xám hoặc công sức của những người làm chương trình thì sẽ ứng xử một cách có văn hóa và tôn trọng pháp luật", đạo diễn Đỗ Thanh Hải nói. "Chúng tôi rất mong muốn khán giả cùng chung sức để đẩy lùi việc vi phạm bản quyền đang diễn ra phổ biến. Hãy là người thông thái và cũng thể hiện sự trân trọng đối với công sức của đội ngũ làm chương trình".
Mặc dù các kênh mạng xã hội như YouTube, Facebook đều có các biện pháp giúp bảo vệ bản quyền tác giả (kênh YouTube làm mạnh hơn), nhưng một số người dùng vẫn luôn tìm cách "lách luật", qua mặt các thuật toán giám sát bản quyền của các ông lớn công nghệ. Với việc đăng ký bản quyền tại Mỹ, không rõ liệu tình trạng vi phạm bản quyền Táo quân 2019 có giảm so với trước hay không.
" alt=""/>Táo quân 2019 đã đăng ký tại Mỹ, chưa lên sóng đã lo bị vi phạm bản quyềnCentral Group kinh doanh nhà hàng, khách sạn và hơn 30 trung tâm thương mại tại Thái Lan, bên cạnh đó còn hoạt động tại một số thị trường như Việt Nam và Indonesia. Chỉ riêng các công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán của tập đoàn đã có giá trị hơn 15 tỷ USD.
Grab cho biết giao dịch không phải một phần trong vòng gọi vốn Series H đang diễn ra mà chỉ là khoản đầu tư vào hoạt động kinh doanh của công ty tại Thái Lan. Tin đồn về thương vụ lần đầu được đưa tin vào năm 2018 bởi hãng thông tấn Reuters.
Central Group cho biết sẽ hợp tác với Grab trong một số lĩnh vực tại Thái Lan như đưa các nhà hàng lên Grab Food, bổ sung phương thức vận chuyển Grab vào các điểm bán lẻ và đưa dịch vụ hậu cần của Grab vào các doanh nghiệp của tập đoàn.
" alt=""/>Grab được đại gia bán lẻ Thái Lan đầu tư 200 triệu USDỨng dụng Screenwise Meter của Google
Facebook vừa nếm đòn trừng phạt của Apple vì đã lợi dụng Enterprise Certificate - chứng chỉ doanh nghiệp - vốn chỉ được dùng cho nội bộ để giúp người dùng tải ứng dụng khai thác dữ liệu Facebook Research. Hành động này của Facebook vi phạm chính sách App Store và hóa ra, Google cũng làm điều tương tự.
Theo trang tin công nghệ Tech Crunch, Google phát hành ứng dụng Screenwise Meter sử dụng phương pháp cài đặt Enterprise Certificate từ năm 2012. Google mời người dùng từ 18 tuổi trở lên (hoặc 13 nếu là thành viên trong gia đình) tải ứng dụng Screenwise Meter để thu thập thông tin về lượng sử dụng Internet, bao gồm thời gian xem trang web và ứng dụng được tải về. Trong khi đó, quy định App Store cấm các ứng dụng thu thập dữ liệu kiểu này từ người dùng iPhone.
Apple đã tước chứng chỉ doanh nghiệp của Facebook, khiến cho tất cả các ứng dụng nội bộ của mạng xã hội không thể hoạt động, gây xáo trộn lớn. Nhân viên Facebook không thể sử dụng bất kỳ ứng dụng nội bộ nào phụ thuộc vào chứng chỉ.
" alt=""/>Không chỉ Facebook, Google cũng qua mặt Apple thu thập dữ liệu người dùng