- Cùng với cơn sốt đất hồi đầu năm 2018, các dự án “ma” cũng nở rộ. Bên cạnh đó, nhiều dự án bán đất gần 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giao nền, kéo theo tình trạng khách hàng căng băng rôn, cầu cứu nhiều nơi.Khốn khổ vì mua đất 15 năm không được giao nền
Dân Sài Gòn dọa “bao vây” đại gia địa ốc
Hàng loạt “dự án” chưa được duyệt đã rao bán
Khu đất số 770 Kha Vạn Cân, khu phố 5, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, được môi giới rao bán và giới thiệu là dự án Civitas Linh Đông, do Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bất động sản Nam Việt Homes (Nam Việt Homes) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức, cho biết, khu đất này thuộc thửa đất số 75, tờ bản đồ số 41, phường Linh Đông. Hiện nay, UBND quận Thủ Đức chưa có hồ sơ pháp lý nào của cấp có thẩm quyền công nhận việc triển khai xây dựng dự án nhà ở hay hồ sơ xin làm hạ tầng giao thông tại thửa đất này.
Trước đó “dự án Heart Land” tại quận Tân Phú, cũng được môi giới rao bán và giới thiệu do Nam Việt Homes làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, “dự án Heart Land” thực ra bao gồm 9 thửa đất đứng tên cá nhân. Khu đất đã bị địa phương đình chỉ thi công vì chưa hoàn thành pháp lý.
|
Bộ Công An đang điều tra Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba |
Tại Đồng Nai, Công an tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công An) điều tra, xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm quy định về sử dụng đất đai đối với Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba.
Cơ quan công an xác định, Địa ốc Alibaba đã quảng cáo trên mạng nội bộ 19 dự án khu dân cư trên địa bàn huyện Long Thành. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và huyện Long Thành chưa chấp thuận chủ trương đối với bất kỳ dự án nào của Địa ốc Alibaba.
Cảnh báo lừa đảo đất nền vùng ven
Công an tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với Công an TP.HCM điều tra làm rõ vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đối với các công ty môi giới bất động sản Việt Hưng Phát, Kim Phát có dấu hiệu lừa đảo, trong việc môi giới rao bán các dự án trên địa bàn Đồng Nai.
|
Khách hàng căng băng rôn tại Công ty Việt Hưng Phát |
Tại Bình Dương, ngày 23/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau khi phát hiện hành vi bán 1 miếng đất cho nhiều người, thu lợi bất chính hơn 9 tỷ đồng.
Trước đó, các quận huyện vùng ven TP.HCM cũng đã có nhiều cảnh báo tình trạng lừa đảo. Theo UBND huyện Hóc Môn, lợi dụng cơn sốt đất nền, một số đối tượng đã rao bán các “dự án nhà ở không hợp pháp” trên địa bàn.
Các đối tượng này hứa hẹn nếu đặt tiền cọc từ 50 - 400 triệu đồng thì trong khoảng thời gian từ 6 - 12 tháng sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở. Bên cạnh đó, họ đưa ra một số bản sao biên nhận đã nộp hồ sơ để chứng minh. Tuy nhiên, khi kiểm tra các bản sao biên nhận hồ sơ này thì không có trên hệ thống lưu trữ hồ sơ hành chính đã nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện.
UBND quận 12 cũng đã cảnh báo chiêu lừa đảo trắng trợn tại “dự án nhà ở liên kế Royal Gold Land”. “Dự án” được phân lô gần 100 nền nhà và đường giao thông, đất công viên. Tuy nhiên, qua kiểm tra, khu đất nêu trên thuộc quy hoạch đất cây xanh và cơ quan có thẩm quyền không phê duyệt hoặc thỏa thuận bất kỳ dự án nào thuộc khu vực này.
Khách hàng Intresco, Tranimexco căng băng rôn đòi đất
Sáng 5/9, hàng chục khách hàng mặc áo đỏ, in dòng chữ “Dự án 6A Intresco thu tiền 15 năm chưa xong giải tỏa”, tập trung trước trụ sở Intresco, để yêu cầu công ty này bàn giao phần đất mà họ đã mua từ 15 năm trước, tại Khu dân cư 6A, (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Trong một cuộc họp sau đó, ngày 3/10, có ghi nhận trong biên bản, nếu Intresco tiếp tục kéo dài việc thực hiện dự án, khách hàng sẽ đến văn phòng công ty này để căng băng rôn, biểu ngữ. Điều này không phải gây mất trật tự, mà là khách hàng bức xúc do công ty chưa thực hiện dự án.
|
Hàng chục khách hàng "bao vây" trụ sở Intresco |
Cũng tại cuộc họp này, đại diện Intresco cho biết, dự kiến công tác giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất cuối năm 2019. Tuy nhiên, đại diện khách hàng không đồng ý việc kéo dài thời gian đền bù đến năm 2019, đề nghị công ty thực hiện sớm, vì khách hàng đã chờ đợi 15 năm.
Cùng cảnh ngộ mua đất không được giao nền là hàng trăm người góp vốn mua nền dự án Khu nhà ở cán bộ, công nhân viên (CBCNV) của Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng công trình (Tranimexco). Họ góp vốn từ năm 1999, nhưng đến nay vẫn chưa được bàn giao.
Sáng 8/10, rất đông khách hàng góp vốn mua nền dự án này đã tụ tập trước trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND quận Thủ Đức, TP.HCM, để kiến nghị các cơ quan này vào cuộc giải quyết. Mặc dù sau đó, Tranimexco và khách hàng góp vốn đã tổ chức họp nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được thống nhất hướng giải quyết.
Quang Hải
Lộ diện đại gia 9X đứng sau "dự án" khủng của Alibaba
Cơ quan chức năng xác định trên địa bàn xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không có bất kỳ công ty Alibaba nào đăng ký hoặc thông báo làm dự án.
">