Giải trí

Cienco 5 bác thông tin lo ngại “mất vốn nhà nước” sau CPH

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-12 09:06:44 我要评论(0)

Chiều qua (17/5),ácthôngtinlongạimấtvốnnhànướ24h bong da ông Hà Hùng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần24h bong da24h bong da、、

Chiều qua (17/5),ácthôngtinlongạimấtvốnnhànướ24h bong da ông Hà Hùng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) chính thức lên tiếng cho biết thông tin “mất vốn nhà nước” tại Cienco 5 và doanh nghiệp dự án Cienco 5-land là không chính xác, thiếu cơ sở.

Đây được xem là thông tin chính thức của Cienco 5 từ người đang nắm giữ vai trò Tổng Giám đốc điều hành, thành viên HĐQT và là người đại diện phần vốn nhà nước tại Cienco5. Sau khi xuất hiện một số thông tin cho rằng việc thay đổi vốn điều lệ, chuyển nhượng vốn điều lệ tại Cienco 5 và doanh nghiệp dự án là “có dấu hiệu mất vốn nhà nước”.

Để rộng đường dư luận, Báo Giao thông dẫn toàn bộ thông tin chính thức từ ông Hà Hùng về diễn biến chính của quá trình hình thành, tăng vốn điều lệ tại Cienco5-Land và quản lý vốn nhà nước tại Cienco 5…

Cụ thể, theo ông Hà Hùng, doanh nghiệp dự án Cienco5-Land được thành lập theo Quyết định số 2046 (4/12/2007) của HĐQT Cienco 5 với quy mô vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Trong đó Cienco 5 nắm giữ 49% vốn điều lệ tương ứng 24,5 tỷ đồng. Việc thành lập Cienco 5-Land thuộc thẩm quyền của Cienco 5, được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Cienco 5 đã được Bộ GTVT phê duyệt. Đến nay, trong 4 lần Cienco 5-Land tăng vốn điều lệ (năm 2009, 2010, 2013, 2014), phía Cienco 5, Cienco 5-Land đều thông báo quyền đầu tư theo đúng quy định và bình đẳng với các nhà đầu tư khác.

Trong đó, năm 2009, Cienco 5-Land tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 100 tỷ đồng. Do tình tình tài chính của Tổng công ty đang gặp khó khăn và khó có thể thực hiện việc góp vốn, HĐQT Cienco 5 ra Nghị quyết số 1004 (ngày 9/9/2009), xác định không đầu tư tăng vốn góp Cienco 5 vào Cienco 5-Land, đồng thời bán bớt phần vốn (1.950.000 cổ phần) của Tổng công ty tại Cienco 5-Land; giảm số cổ phần của Cienco 5 nắm giữ tại Cienco 5-Land chiếm 5% vốn điều lệ (5 tỷ đồng/100 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Cienco 5 giao cho người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại Cienco 5-Land bán quyền mua 2.450.000 cổ phần phát hành thêm với giá tối thiểu là: 1.000 đồng/quyền mua 1 cổ phần (tương ứng 2,45 tỷ đồng).

Điều này, theo ông Hùng là hoàn toàn đúng thẩm quyền, không trái luật và phù hợp với quy định tại khoản 3, Điều 20 - Điều lệ Tổng Công ty (được Bộ GTVT phê duyệt ngày 05/01/2009, nêu rõ: HĐQT Cienco 5 được quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua bán cổ phần, tài sản có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính công bố tại quý gần nhất của Tổng Công ty. Tổng giá trị tài sản theo Báo cáo tài chính năm 2008 của Cienco 5 là 3.706,78 tỷ đồng; Năm 2009 là: 4.045,87 tỷ đồng-PV), phù hợp tình hình tài chính của Tổng công ty. Đồng thời, chủ trương này đúng tinh thần tại các Nghị định 78/2007, Nghị định 108/2009 về việc không khuyến khích sử dụng vốn Nhà nước tại các dự án BT.

Đến năm 2010, khi Cienco 5-Land tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 200 tỷ theo tỷ lệ 1:1, để đảm bảo vốn góp của Tổng công ty tại Cienco 5-land là 5% vốn điều lệ, HĐQT Cienco 5 ra Nghị quyết số 827/NQ-HĐQT (17/8/2010) thống nhất mua thêm 500.000 cổ phần để tăng vốn góp từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng.

Năm 2013, Cienco 5-Land tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng. Ngày 11/9/2013 Cienco 5 đã có tờ trình số 1300/TCT-TCKT trình Bộ GTVT xin phép đầu tư thêm vốn vào Cienco 5-Land để đạt đến tỷ lệ 36% vốn điều lệ, nhằm tăng cường việc thực hiện trách nhiệm nhà đầu tư của Tổng công ty đối với Dự án BT đường trục phía nam tỉnh Hà Tây (cũ). Tuy nhiên, chủ trương của Chính phủ và Bộ GTVT lúc này không cho các đơn vị như Cienco 5 tăng vốn ra ngoài ngành. Bộ GTVT có văn bản số 9918 (ngày 19/9/2013) không đồng ý cho phép Cienco 5 tiếp tục đầu tư vào Cienco 5-Land, mà tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành công tác cổ phần hoá Cienco 5 theo đúng thời gian quy định. Vì vậy, đến nay Cienco 5 vẫn đang nắm giữ 5% vốn điều lệ tại Cienco 5-Land.

Trên tinh thần chỉ đạo này, năm 2014 khi Cienco 5-Land tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 400 tỷ đồng, Cienco 5 chỉ tăng tăng vốn góp từ hơn 10 tỷ đồng lên hơn 20 tỷ đồng, giữ tỷ lệ vốn góp là 5% vốn điều lệ.

{ keywords}

Ông Hà Hùng khẳng định thông tin mất vốn nhà nước tại Cienco5 và Cienco5-Land là không chính xác.

Việc thực hiện các dự án tại Cienco 5-Land, ông Hà Hùng thông tin chính thức: Ngày 18/4/2008, Cienco 5 (Chủ đầu tư) cùng với Cienco 5-Land đã ký hợp đồng Xây dựng – chuyển giao Dự án đường trục phía Nam Tỉnh Hà Tây (cũ) số 02/HĐBT với Sở GTVT tỉnh Hà Tây (Cơ quan nhà nước được UBND Tỉnh Hà Tây cũ ủy quyền làm đại diện). Ngày 6/5/2010, nhằm tạo ra khoản lợi nhuận góp phần lành mạnh hóa nền tài chính Tổng công ty trước khi tiến hành cổ phần hóa, Chủ tịch HĐQT Cienco 5 đã họp và ra Nghị quyết số 489/HĐQT (ngày 7/5/2010) về việc thống nhất chủ trương giao các dự án tại địa bàn Hà Tây-Hà Nội cho Cienco 5-Land thực hiện, với mức khoán lợi nhuận 2% giá trị chi phí sử dụng đất phải nộp cho TP Hà Nội với tổng số tiền thu từ các dự án do Cienco 5-Land thực hiện là 137,73 tỷ đồng.

Trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa công ty mẹ (30/6/2013), Cienco 5-Land đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Tổng công ty. Như vậy, ngoài 5% cổ phần hiện vẫn đang nắm giữ tại Cienco 5-Land, Cienco 5 đã thu lợi nhuận 2,450 tỷ đồng từ việc bán quyền mua cổ phần năm 2009 (như đã trình bày ở trên) và 137,73 tỷ đồng từ việc khoán lợi nhuận để giao Cienco 5-Land thực hiện dự án nêu trên. Cienco 5 không hề mất vốn khi đầu tư vào Cienco 5-Land, mà ngược lại còn thu lãi gấp gần 6 lần số vốn đăng ký góp ban đầu vào Cienco 5-Land.

Về quản lý vốn nhà nước tại Cienco 5, ông Hà Hùng chỉ rõ, theo kết quả kiểm toán nhà nước qua các năm 2007, 2009, 2012 cho thấy việc tăng trưởng vốn nhà nước tại Cienco 5 liên tục tăng từ 50,5 tỷ đồng (năm 2007) lên 388 tỷ đồng (năm 2012). Theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá Cienco 5 đã được phê duyệt tại thời điểm 30/6/2013 thì vốn nhà nước tại Cienco 5 là 438 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hoá, vốn điều lệ của Cienco 5 là 439 tỷ đồng. Với những số liệu nêu trên, cho thấy vốn nhà nước đã tăng trưởng đáng kể qua các năm trước khi cổ phần hoá. Cụ thể trong 6 năm từ 2007-2013, vốn nhà nước đã tăng 8,67 lần chưa bao gồm khoản thặng dư vốn 101 tỷ đồng từ việc thoái vốn nhà nước ngày 31/12/2015. Do đó, thông tin về việc mất vốn nhà nước tại Cienco 5 là hoàn toàn không có cơ sở.

Theo Báo Giao thông

Trước đó, một số cơ quan thông tin dẫn nội dung văn bản của ông Lê Quang Vinh, Phó tổng giám đốc Cienco 5 (đại diện phần vốn của nhà đầu tư chiến lược Công ty Hải Phát) gửi cơ quan nhà nước, báo chí, cho rằng việc thay đổi vốn điều lệ, chuyển nhượng vốn điều lệ tại doanh nghiệp dự án của Cienco 5 không phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng ban đầu khi thành lập. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của Cienco 5 tại Cienco 5-Land chỉ còn 5% vốn điều lệ (thay vì 49% vốn điều lệ ở giai đoạn đầu thành lập), có dấu hiệu mất vốn Nhà nước và có dấu hiệu của việc chuyển nhượng dự án sai quy định khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục thoái vốn Nhà nước.

Ông Hà Hùng khẳng định: với các phân tích ở trên một lần nữa Tôi xin khẳng định các ý kiến trên của ông Vinh là không có cơ sở, không chính xác. Tất cả các nghị quyết của hội đồng quản trị Tổng công ty đều đúng với các qui định của pháp luật và điều lệ của Tổng công ty, đặc biệt đều được thực hiện công khai minh bạch với sự đồng thuận rất cao của tập thể lãnh đạo Tổng công ty. Mặt khác, ông Vinh đã ký các văn bản và phát ngôn khi không có chỉ đạo của Tổng Giám đốc là trái với thẩm quyền và không có giá trị.

TIN LIÊN QUAN:

Phó tổng Cienco 5 tố khuất tất chuyển nhượng cổ phần tại Cienco5 Land

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ đạt tối thiểu 150 triệu giao dịch vào 2025Nền tảng NDXP cũng là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia được ưu tiên tập trung phát triển phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (Ảnh minh họa: Internet)

Nền tảng NDXP cũng là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia được ưu tiên tập trung phát triển phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Có cơ quan chủ quản là Bộ TT&TT, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được xây dựng, phát triển phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức.

Nền tảng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp theo hướng lấy người dùng làm trung tâm, người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp thông tin thủ công, nhiều lần cho cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả của việc quản lý, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số thống nhất, tin cậy; tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí trên quy mô toàn quốc; đồng thời mở ra cơ hội cho khu vực tư có thể khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước để tạo ra giá trị mới.

Trong kế hoạch năm 2022 triển khai các nền tảng chuyển đổi số quốc gia do Cục Tin học hóa chủ trì xây dựng và thúc đẩy, với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, Bộ TT&TT đã xác định rõ mục tiêu xây dựng nền tảng đáp ứng toàn bộ các nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước.

Một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 là kết nối giữa hệ thống thông tin đất đai của địa phương với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương, cổng trao đổi thông tin liên thông thuế của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT).

Chỉ tiêu cần đạt vào tháng 6/2022 là 30 địa phương đưa vào sử dụng kết nối giữa hệ thống thông tin đất đai của địa phương với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương, cổng trao đổi thông tin liên thông thuế của Tổng cục Quản lý đất đai; qua đó giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai có thể nộp hồ sơ, tra cứu trạng thái xử lý, trả kết quả tại một nơi được kịp thời, chính xác; đồng thời giúp cán bộ xử lý hồ sơ không phải nhập dữ liệu trên các phần mềm khác nhau. Tổng cục Quản lý đất đai có thể quản lý tập trung, thống nhất thông tin biên nhận hồ sơ, giao dịch đất đai và kết quả xử lý hồ sơ trên cả nước.

Về lộ trình, dự kiến từ đầu tháng 3 đến hết tháng 6/2022 sẽ hoàn thành kết nối, đưa vào sử dụng chính thức tối thiểu 8 địa phương/tháng. Bên cạnh đó, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ được trình vào cuối tháng 5.

Trước đó, vào đầu tháng 3, để thúc đẩy kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các cơ quan nhà nước, Bộ TT&TT đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương cách thức kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng NDXP. Hướng dẫn này nhằm giúp cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước được thống nhất, tối ưu, thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm an toàn thông tin mạng các kết nối trên quy mô toàn quốc.

Theo số liệu của Bộ TT&TT, đến cuối năm 2020, đã có 22/22 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, đạt tỷ lệ 100%. Tổng số hệ thống đã kết nối với NDXP là 220 hệ thống thông tin của 90 cơ quan, đơn vị, trong đó có 85 LGSP của bộ, ngành, địa phương, 7 cở dữ liệu và 9 hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương.

Tính đến ngày 23/3, tổng số giao dịch thực hiện qua nền tảng NDXP trong tháng 3 đã là gần 48 triệu, tăng hơn 18 lần so với cùng kỳ tháng 3 năm ngoái; tổng số giao dịch qua NDXP trong quý I/2022 là trên 134,5 triệu, tăng 24 lần so với quý I/2021; trung bình hàng ngày có hơn 1,5 triệu giao dịch thực hiện thông qua nền tảng này.

Vân Anh

Mỗi ngày có hơn 758.000 giao dịch qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

Mỗi ngày có hơn 758.000 giao dịch qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia

Trong tháng 2, số giao dịch được thực hiện qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) là hơn 18,2 triệu, tăng hơn 22 lần so với cùng kỳ năm ngoái; trung bình hàng ngày có khoảng 758.577 giao dịch thực hiện qua nền tảng này.

" alt="Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ đạt tối thiểu 150 triệu giao dịch vào 2025" width="90" height="59"/>

Nền tảng chia sẻ dữ liệu quốc gia sẽ đạt tối thiểu 150 triệu giao dịch vào 2025

VietNamNet.

Thành phố bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cũng trong tuần này, Hà Nội ghi nhận thêm 72 ổ dịch sốt xuất huyết tại 15 quận, huyện. Trong đó, quận Đống Đa có tới 16 ổ dịch; Hà Đông, Hoàng Mai mỗi quận có 8 ổ dịch... Hiện còn 258 ổ dịch đang hoạt động tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số ổ  dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 439 ca; xã Hữu Bằng huyện Thạch Thất có 306 ca; phường Ô Chợ Dừa quận Đống Đa (29 ca)…

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh từng tuần, Hà Nội nhận định hiện thành phố đang bước vào cao điểm dịch và sẽ tiếp tục tăng ca bệnh. 

Trong y tế dự phòng, chỉ số BI (Breteau Index - số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes) có vai trò quan trọng để xác định tình trạng lăng quăng, muỗi vằn, các nguy cơ gây sốt xuất huyết.

Nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát. Riêng khu vực miền Bắc, chỉ số này quy định từ 20 trở lên.

Thực tế, CDC Hà Nội cho biết kết quả điều tra, giám sát trong những tuần gần đây, nhiều nơi ở Thủ đô có chỉ số BI cao 2-3 lần yếu tố nguy cơ bùng phát dịch, như: xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên (BI=60); phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm hay xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ; phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm và xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai đều có BI=40...

Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội: Số ca mắc tăng kỷ lục, thêm một người tử vongBệnh nhân tử vong là cô gái 20 tuổi. Trước khi nhập viện, cô bị sốt cao và nhờ người đến truyền dịch tại nhà." alt="Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội lập đỉnh mới, số bệnh nhân vượt mốc 10.000" width="90" height="59"/>

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội lập đỉnh mới, số bệnh nhân vượt mốc 10.000