"Những vệ binh của chúng ta đang hy sinh mạng sống của họ để thảm kịch năm 1986 sẽ không lặp lại", Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky viết trên Twitter trước thời điểm tàn tích nhà máy điện hạt nhân Chernobyl bị các lực lượng Nga chiếm giữ.Nhưng tại sao các bên lại muốn giành quyền kiểm soát một nhà máy điện không còn hoạt động, và bị bao quanh bởi hàng nghìn mét vuông đất phóng xạ?
|
Mái vòm bít kín toà nhà đặt lò phản ứng hạt nhân đã phát nổ trong thảm hoạ 35 năm về trước tại Chernobyl. Ảnh: AP |
Hãng thông tấn Reuters, dẫn ý kiến từ các nhà phân tích quân sự phương Tây, cho biết việc chiếm giữ Chernobyl sẽ mở ra hướng tiến công ngắn nhất của quân đội Nga tới thủ đô Kiev của Ukraina từ hướng Belarus - một đồng minh của Moscow và cũng là nơi Nga đóng quân.
Theo Jack Keane, cựu Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, dù Chernobyl "không có bất kỳ ý nghĩa quân sự nào", nhưng lại nằm trên tuyến đường ngắn nhất từ Belarus đến Kiev. Ông gọi tuyến đường này là một trong bốn "trục" đường chính trong các chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina, trong đó có một tuyến đường khác từ Belarus, một tuyến đường hướng về phía nam vào thành phố Kharkiv của Ukraina, và một tuyến đường hướng lên phía bắc, qua bán đảo Crưm tới thành phố Kherson.
Chiếm được Chernobyl là một phần quan trọng trong kế hoạch quân sự của Nga. Một quan chức cấp cao của Ukraina cho biết nhà máy đã bị lực lượng Nga kiếm soát từ hôm 24/2, dù một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết Washington không thể xác minh được điều này.
James Acton, thành viên viện nghiên cứu Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cho biết việc Nga kiểm soát Chernobyl không phải để bảo vệ tàn tích nhà máy khỏi bị thiệt hại thêm, vì địa điểm này hiện nằm trong một "vùng hạn chế tiếp cận" có diện tích tương đương lãnh thổ Luxembourg.
"Rõ ràng, một vụ tai nạn xảy ra ở Chernobyl sẽ là một vấn đề lớn. Nhưng do đã nằm trong “vùng hạn chế tiếp cận,” nó có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến dân thường Ukraina", ông Acton nói.
Vị chuyên gia này cũng nhận định, 4 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động của Ukraina còn gây nguy cơ lớn hơn cả Chernobyl, do chúng không nằm trong vùng hạn chế tiếp cận và chứa các nhiên liệu hạt nhân có tính phóng xạ cao hơn nhiều. "Rủi ro từ những cuộc giao tranh xung quanh các nhà máy này là rất lớn", ông lưu ý.
Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc cho biết, 4 nhà máy điện hạt nhân đang vận hành của Ukraina vẫn an toàn, và những chất thải còn sót lại cùng những cơ sở khác tại Chernobyl đều "không bị ảnh hưởng".
>>> Cập nhật tình hình chiến sự tại Ukraine hiện nay
Việt Anh
Người dân Ukraina ùn ùn rời Kiev, chạy sang các nước láng giềng
Hàng chục nghìn người Ukraina đã rời bỏ nhà cửa, một số chạy sang các nước láng giềng Romania, Moldova, Ba Lan, Hungary giữa lúc các lực lượng này chiến đấu với quân Nga từ ba phía.
" alt="Lý do Nga muốn kiểm soát phế tích Chernobyl từ Ukraine"/>
Lý do Nga muốn kiểm soát phế tích Chernobyl từ Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm 11/3, đã giúp cả thế giới khi ký dự luật chi 1,9 nghìn tỷ USD cứu trợ cho các cơ quan liên bang và tiểu bang, hàng triệu sinh viên và lao động, và chương trình tiêm chủng. |
Ảnh: Reuters |
Số tiền này sẽ được trao cho các hộ gia đình dưới dạng séc, giúp giảm bớt tác động của đại dịch Covid-19 đối với những người đang đi làm, với nhiều người vẫn đang thất nghiệp và gặp khó khăn về tài chính.
Trong phần còn lại của năm nay, các quỹ dự kiến sẽ nâng thu nhập quốc dân của Mỹ lên 3-4%, và đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo như chưa từng xảy ra đại dịch. Hơn thế nữa, tác động thương mại từ việc gia tăng xuất - nhập khẩu của Mỹ sẽ thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng thêm một điểm phần trăm, bổ sung gần một quý nữa vào tỷ lệ tăng trưởng năm 2021, theo dự báo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD).
Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Paris này ước tính, kinh tế thế giới sẽ tăng thêm 5,6% trong năm 2021 từ mức thấp do đại dịch gây ra – cao hơn so với con số 4,2% dự báo hồi tháng 12 năm ngoái.
Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew hồi tuần trước, 70% người Mỹ ủng hộ gói kích cầu.
Báo The Guardian dẫn lời David Blanchflower, nhà kinh tế thuộc Đại học Dartmouth, cho rằng đảng Cộng hòa sẽ hối tiếc vì nỗ lực làm chệch hướng kế hoạch cứu trợ.
"Đó chính là những gì nền kinh tế Mỹ cần vào lúc này. Bước vào đại dịch, nền kinh tế đã yếu hơn so với họ tưởng, với một số lượng đáng kể người không có việc làm hoặc không tham gia vào thị trường lao động. Tình hình bây giờ còn tồi tệ hơn nhiều, tới mức hàng triệu người cần được giúp đỡ".
Blanchflower từng có 3 năm làm việc trong Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh trước và sau vụ sụp đổ ngân hàng năm 2008. Ông chỉ ra rằng, nền kinh tế Mỹ đã sa sút hơn so với số liệu chính thức, nghĩa là ngay cả một cú kích thích lớn như gói cứu trợ của Tổng thống Biden cũng có thể không đưa nổi kinh tế Mỹ vào con đường tăng trưởng lâu dài.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ, tính đến giữa tháng 2, nền kinh tế có ít hơn 9,5 triệu việc làm so với hồi tháng 2/2020.
|
Đại dịch Covid-19 khiến nước Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: Reuters |
Gói giải cứu của Tổng thổng Biden sẽ rót tiền vào một loạt các mục tiêu. Cụ thể, nó sẽ cung cấp 350 tỷ USD cho các chính quyền tiểu bang, địa phương và bộ tộc, ngăn chặn nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng năm 2008, khi nhiều tổ chức trong số này, vốn phải cân đối sổ sách, buộc phải cắt giảm chi tiêu nghiêm trọng.
Khoảng 30 tỷ USD sẽ được dành cho các cơ quan vận tải để bù đắp tình trạng không có hành khách, và 130 tỷ USD cho các trường tiểu học và trung học. Ngoài ra, sẽ có những hỗ trợ cho những người không thể trả nợ thế chấp. Sinh viên sẽ được miễn trả thuế các khoản vay và các khoản thanh toán thất nghiệp liên bang trị giá 300 USD/một tuần sẽ được gia hạn đến tháng 9.
Nổi bật nhất, gói cứu trợ cung cấp một đợt thanh toán trực tiếp khác cho các hộ gia đình, gửi séc lên tới 1.400USD cho các cá nhân thu nhập ít hơn 80.000USD, cha mẹ đơn thân kiếm được 120.000USD trở xuống, và các cặp vợ chồng có thu nhập hộ gia đình không quá 160.000USD.
Barry Naisbitt, một chuyên gia về kinh tế Mỹ tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh, cho rằng các phần của gói cứu trợ có thể bị thiếu hụt: "Có một dấu hỏi về việc liệu 350 tỷ USD dành cho các bang và khu vực địa phương có đủ không, khi họ đang phải đối phó với rất nhiều chi tiêu thời đại dịch".
Theo các nhà kinh tế thuộc Viện Brookings có trụ sở ở Washington, tuy các khoản thanh toán trực tiếp 700 tỷ USD sẽ thúc đẩy tiêu dùng, nhưng việc kéo dài trong một năm có thể dẫn đến cảm giác chán nản.
Tổng thống Biden đã phải đối mặt với một cuộc tấn công hai mũi nhằm vào gói cứu trợ. Một bên là các thành viên đảng Cộng hòa, với lập luận rằng nó sẽ làm cho nợ quốc gia tăng lên mức nguy hiểm. Trong nội bộ phe Dân chủ, một số nhà kinh tế, nổi bật là Larry Summers – cựu cố vấn của Tổng thống Bill Clinton – nói rằng nó quá mức cần thiết, viện dẫn bất cứ khoản nào trên 1 nghìn tỷ USD đều sẽ làm cho nền kinh tế quá nóng và gây ra lạm phát xoắn ốc.
Ở những khu vực eo hẹp hơn trên thế giới, viễn cảnh "quá nóng" như vậy là một giấc mơ xa vời. Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang phải chật vật thúc đẩy chương trình tiêm chủng và gói kích thích 740 tỷ Euro sẽ có hiệu lực một cách từ từ, có thể là trong 2 năm.
Kể cả ở Anh - quốc gia đang sánh với Mỹ về tỷ lệ tiêm chủng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng từ tháng 6, cũng lo ngại về các khoản nợ chồng chất và lạm phát đang phủ bóng lên các kế hoạch kích thích của nước này.
Theo The Guardian, kế hoạch của Tổng thống Biden, giống như nhiều chính sách của ông, mở rộng ra ngoài biên giới Mỹ và sẽ tiếp sức cho tất cả.
Thanh Hảo
Dân Mỹ sẽ nhận tiền cứu trợ Covid-19 vào cuối tuần này
Những khoản tiền đầu tiên trong gói cứu trợ 1.900 tỷ USD được Tổng thống Joe Biden phê chuẩn sẽ được gửi vào tài khoản người dân Mỹ cuối tuần này.
" alt="Ông Biden 'viết séc' cho dân Mỹ, tiếp sức cho kinh tế toàn cầu"/>
Ông Biden 'viết séc' cho dân Mỹ, tiếp sức cho kinh tế toàn cầu