Nhiều tài khoản bị ‘bốc hơi,' ngân hàng liên tục đưa ra cảnh báo
(Ảnh minh họa. Nguồn: bitcoinexchangeguide.com) Dù đã được cảnh báo nhưng thời gian gần đây, các vụ việc khách hàng bị kẻ gian giả mạo nhân viên ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vẫn có chiều hướng gia tăng. Trong đó thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa khách hàng mở thẻ tín dụng không lãi suất và thu phí phát hành thẻ, mạo danh nhân viên ngân hàng yêu cầu cung cấp thông tin… đang khiến nhiều khách hàng mắc bẫy. Nhiều chiêu trò tinh vi Chị Nguyễn Thị Loan (Đông Anh, Hà Nội) cho biết mấy ngày trước chị có đăng bán lại vài món đồ trên một group, một khách hàng đã đồng ý mua và chuyển khoản cho chị nhưng lại yêu cầu chị nhấp vào đường link để nhận tiền. Do chưa ‘’buôn bán’’ bao giờ nên chị Loan đã bấm vào đường link trên và điền các yêu cầu, vài giây sau chị đã mất hơn 5 triệu trong tài khoản. Tương tự, bà T.T.K.Đ (nạn nhân) có nhà cho thuê tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 2/10/2020, một người xưng là Nguyễn Việt Thắng nhắn tin qua Zalo nói muốn thuê nhà. Bà Đ yêu cầu đặt cọc thì đối tượng đồng ý đặt cọc 100 USD. Đối tượng gửi một đường link Westernunion.banking247... và đề nghị bà Đ nhấn vào đường link này để nhận tiền. Bà Đ truy cập vào đường link và thao tác nhiều lần nhưng hệ thống báo lỗi, không nhận được tiền. Bà Đ lên mạng nhắn lại thì tài khoản zalo của "khách hàng" cũng không tồn tại. Đến ngày 5/10/2020, bà Đ kiểm tra tài khoản tiết kiệm online đã phát hiện bị rút hơn 1,2 tỷ đồng. Bà Đ ra ngân hàng sao kê tài khoản thì được biết tiền trong tài khoản của bà đã chuyển đến nhiều tài khoản khác nhau và các đối tượng rút sạch sau khi chuyển khoản. Cho rằng đã bị lừa đảo, bà Đ ra Cơ quan Công an tố giác. Ngoài ra, nhiều khách hàng khác bị kẻ gian lừa chung một cách thức là dụ đăng nhập vào đường link giả và bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng. Theo đó, các nạn nhân sẽ nhận được đường link (thông qua tin nhắn, email, facebook messenger...) với nội dung nhận tiền trúng thưởng, thanh toán tiền hàng hay nhận tiền từ người thân ở nước ngoài... Và kẻ lừa đảo sẽ cung cấp và yêu cầu truy cập vào các đường link, trang web để có cơ sở nhận thưởng hoặc nhận tiền. Không chỉ lừa khách hàng bằng đường link giả mạo mà kẻ gian còn giả danh là nhân viên ngân hàng, người của Bộ Công an gọi điện cho khách hàng đe dọa. Điển hình, mới đây một khách hàng 87 tuổi đến Ngân hàng Xây dựng (CB) chi nhánh Đồng Nai yêu cầu vay cầm cố 2 sổ tiết kiệm với tổng số tiền là 260 triệu đồng và chuyển số tiền vay này cho một tài khoản Techcombank mở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thấy bất thường, nhân viên ngân hàng trao đổi hỏi han khách hàng và được chia sẻ bị một đối tượng lạ tự xưng là cơ quan công an gọi điện đe dọa liên quan đến đường dây tội phạm về ma túy. Chúng yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng và chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để kiểm tra. Nếu sau 1 tháng điều tra, khách hàng không liên quan đến đường dây tội phạm thì sẽ chuyển tiền trả lại. Do lo sợ nên khách hàng đã làm theo hướng dẫn của kẻ “giả công an.” Đây chỉ là một trong số ít khách hàng may mắn đã được ngăn chặn kịp thời. Hồi cuối năm ngoái, một khách hàng tại Phú Thọ đã bị đối tượng giả danh công an gọi điện đe dọa với phương thức như trên và khách hàng này đã bị mất 200 triệu đồng. Làm gì để tránh bị lừa? Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng như ACB, Sacombank, VPBank, ABBANK, Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank… liên tục đưa ra các cảnh báo đối với khách hàng, tuy nhiên vẫn có nhiều khách hàng bị mất tiền mà không hiểu vì sao. Theo các chuyên gia kẻ xấu mạo danh các tin nhắn thương hiệu (brandname) của các ngân hàng gửi tin nhắn SMS đến người dùng dưới dạng cảnh báo về tài khoản, kèm theo đó là địa chỉ website mạo danh ngân hàng để người dùng đăng nhập xác thực lại tài khoản. Các địa chỉ website mạo danh được gửi kèm trong các tin nhắn SMS mà nhiều người dùng nhận được thời gian gần đây như: mbtk-bank.com, hethongbank.com, v-acb.com, i-sacombank.com, i-vietcombank.com… Do nằm chung với luồng tin nhắn thực của ngân hàng, nhiều người dùng đã nghĩ đó là tin nhắn từ chính ngân hàng của mình mở tài khoản nên đã truy cập theo địa chỉ website trong tin nhắn, vào một trang có giao diện tương đối giống với ngân hàng hay ví điện tử đang dùng, nhưng thực ra là trang giả mạo. Những thông tin người dùng nhập vào trang web này (tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực OTP) được gửi thẳng cho kẻ xấu và tiền trong tài khoản của người dùng cũng "bốc hơi" khỏi ngân hàng. Phòng An toàn thông tin, Khối Công nghệ ngân hàng ABBANK trong quá trình rà soát định kỳ đã phát hiện một số đường link dẫn đến website giả mạo đang thực hiện tấn công phishing (tấn công giả mạo) nhằm chiếm đoạt thông tin, tài khoản người dùng E-Banking của ABBANK. Các website được tạo ra với giao diện khá tương đồng với website chính thống của ngân hàng nhằm yêu cầu khách hàng truy cập nhập tên đăng nhập, mật khẩu. Nếu khách hàng làm theo sẽ lập tức bị hacker lấy được thông tin tài khoản E-Banking, dẫn đến mất tiền trong tài khoản. Nội dung của website giả mạo thường thể hiện các dịch vụ của ngân hàng như: sao kê tài khoản, cho vay tín dụng cá nhân, chuyển khoản, mở thấu chi… Vietcombank cũng vừa gửi gấp cảnh báo đến tất cả các khách hàng của mình bằng email. Đại diện Vietcombank cho biết đối tượng lừa đảo thực hiện gửi nội dung thông báo kèm theo đường link lừa đảo qua tin nhắn SMS, email, phần mềm chat…, thậm chí giả mạo tin nhắn SMS thương hiệu Vietcombank, để lừa khách hàng bấm vào link và cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng số và dịch vụ thẻ (tên đăng nhập, số thẻ, mật khẩu, mã OTP), từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng. Vietcombank cảnh báo một số hình thức lừa đảo mới nhằm đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng. Đại diện các ngân hàng cho biết chưa bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…). Trường hợp đã bấm vào đường link, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thôn tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác. Do đó, Vietcombank cũng như các ngân hàng đều đưa ra khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không truy cập vào các liên kết (link) từ email, tin nhắn SMS, hoặc thông tin trên mạng xã hội giả mạo… để bảo mật thông tin cá nhân, tránh mất tiền oan. Tại hội thảo “Phòng ngừa, đấu tranh tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng” mới đây, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) - Công an thành phố Hà Nội đã chỉ ra 5 phương thức phạm tội cơ bản của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, gồm: Trộm cắp dữ liệu của ngân hàng, thông tin tài khoản khách hàng, thông tin thẻ tín dụng; thủ đoạn phishing câu nhử, lấy cắp thông tin tài khoản; lợi dụng kẽ hở trong quy trình, lỗ hổng bảo mật để chiếm quyền quản trị hệ thống; tấn công vào cơ sở dữ liệu, chiếm quyền điều khiển hệ thống để chiếm đoạt tiền của tổ chức tín dụng; sử dụng tài khoản, thẻ ngân hàng, thẻ cào trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, PA05 khuyến cáo các tổ chức tín dụng cần thường xuyên rà soát các website giả mạo , cảnh báo khách hàng về việc không nên đăng nhập vào các website có dấu hiệu nghi vấn, đường link nghi vấn, không cung cấp thông tin tài khoản, thẻ trên các đường link này. Cơ quan công an cũng đề nghị các tổ chức tín dụng thiết lập cảnh báo khi tài khoản của khách hàng đăng nhập từ thiết bị lạ hoặc khi thay đổi phương thức xác thực... (Theo Vietnam+) Theo Cục An toàn thông tin, các tin nhắn mạo danh tổ chức tài chính, ngân hàng để gửi những nội dung giả mạo, lừa đảo người dùng thời gian gần đây đã được kẻ xấu phát tán qua các thiết bị phát sóng di động (BTS) giả mạo.Cảnh báo phương thức dùng BTS giả mạo phát tán tin nhắn lừa người dùng ngân hàng
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
-
Sau khi xuất viện, em chồng Tăng Thanh Hà đã đến villa sang chảnh của gia đình ở Vũng Tàu để nghỉ dưỡng và tự cách ly. Dù ở Vũng Tàu nhưng cô luôn nhận được sự quan tâm của bố mẹ, anh chị em. Mới đây, Tiên Nguyễn được Phillip Nguyễn và Hiếu Nguyễn tổ chức sinh nhật ấm cúng tại Vũng Tàu.
Tiên Nguyễn: 'Ba đưa tôi về Việt Nam bằng máy bay riêng'
Tiên Nguyễn đã được cách ly sau khi trở về nước từ vùng dịch.
" alt="Hot girl Tiên Nguyễn hé lộ căn biệt thự sang chảnh tại Vũng Tàu">Hot girl Tiên Nguyễn hé lộ căn biệt thự sang chảnh tại Vũng Tàu
-
Khu cách ly Trường Quân sự Quân khu 7. Ảnh: Trương Thanh Tùng Đại tá Đặng Văn Cảnh, Phó chủ nhiệm Chính trị Trường Quân sự Quân khu 7, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở khu cách ly cho biết, hầu hết mọi người có sức khỏe bình thường, tuân thủ việc cách ly tại đơn vị. Riêng em bé 3 tháng tuổi đã được chuyển đến Trung tâm y tế Quận 12 để tiện chăm sóc. Hiện sức khỏe của bé ổn định, các xét nghiệm đều có kết quả âm tính với Covid-19.
Ông Cảnh thông tin, ba mẹ bé quê ở một tỉnh miền Tây, đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Nhận thấy dịch bệnh ở nước sở tại phức tạp, họ gửi con về cho ông bà ngoại trông giúp. ‘Mẹ cháu gửi con cho bạn mang về giúp. Vợ chồng họ ở lại tiếp tục làm việc’, ông Cảnh nói.
‘Lúc đầu, mẹ cháu nghĩ, gửi con về nước rồi người bạn sẽ đưa đến nhà cho bố mẹ. Nhưng theo quy định, những người trở về từ vùng dịch thì phải cách ly 14 ngày. Khi đến sân bay, em bé và toàn bộ hành khách trên chuyến bay được đưa đến khu cách ly’, Đại tá Cảnh nói thêm.
Theo quy định, những người trở về từ vùng dịch thì phải cách ly 14 ngày. Ảnh: Trương Thanh Tùng Mấy ngày đầu ở khu cách ly, em bé nhớ hơi mẹ, thèm sữa mẹ nên khóc không ngớt. Các chiến sĩ, y bác sĩ ở khu cách ly phải thay phiên nhau bế, pha sữa, thay quần áo, dỗ cho bé ngủ, đút từng muỗng sữa cho bé ăn.
‘Một đứa trẻ mới sinh đã phải xa mẹ, nhất là khi phải ngắt sữa mẹ đột ngột, thương lắm. Chắc vì hoàn cảnh ba mẹ cháu mới đành đoạn xa con’, ông Cảnh nói.
Nghe tin cháu ngoại đang ở trong khu cách ly, bà ngoại bé đến xin đưa về nhà chăm sóc, hứa sẽ thực hiện việc cách ly cho bé tại nhà nhưng không được chấp nhận. Sau đó, gia đình xin cho bà ngoại đến để trực tiếp chăm cháu. ‘Bà ngoại bé đã lớn tuổi, nếu vào khu cách ly có chuyện gì sẽ càng khó khăn hơn’, Đại tá Cảnh nói.
Hằng ngày các chiến sĩ ngoài đưa cơm, dọn dẹp còn lắng nghe những tâm tư, chia sẻ của người đang cách ly. Một cuộc họp giữa Ban Chỉ đạo quân khu và Sở Y tế TP.HCM bàn về các phương án tốt nhất cho bé đã diễn ra ngay sau đó. Phương án đưa bé đến Trung tâm y tế Quận 12 để bé được chăm sóc tốt hơn đã được lựa chọn.
Đại tá Cảnh cho biết, 10 ngày được các y bác sĩ chăm sóc ở một phòng riêng, hiện sức khỏe bé ổn định, bú sữa tốt và tăng cân. Trong 4 ngày tới, nếu không có gì phức tạp em sẽ được về sống cùng ông bà.
Bé trai 2 tháng tuổi trong khu cách ly
Đại tá Cảnh cho biết, ngoài em bé 3 tháng tuổi, khu cách ly còn tiếp nhận bé trai 1 tháng 22 ngày tuổi và bé hơn 10 tháng tuổi.
Vợ chồng anh Linh và con trai anh gần 2 tháng tuổi tại khu cách ly. Ảnh: Trương Thanh Tùng Hiện em bé 10 tháng tuổi đang ở cùng ông bà ngoại. Em bé kia đang ở cùng bố mẹ. Các bé đều trở về từ Hàn Quốc và được ở một phòng riêng, được cung cấp sữa, tã, bình thủy, nước uống… theo yêu cầu của người thân.
Trong căn phòng ở tầng trệt của khu cách ly, bé trai 1 tháng 22 ngày tuổi ngủ say trên chiếc xe nôi, miệng nhóp nhép như đang ti sữa mẹ. Tranh thủ con ngủ, vợ chồng anh Hoàng Văn Linh, quê Hà Tĩnh gấp quần áo, rửa bình sữa, lau chùi chỗ ở, sắp xếp lại chăn, chiếu.
Anh Linh cho biết, vợ chồng anh cưới được gần 10 năm, có hai con trai, bé lớn hơn 8 tuổi. 4 năm trước, vợ chồng anh cùng sang Hàn Quốc làm việc, để con trai lớn cho bố mẹ anh nuôi giúp.
Anh Linh cho biết, vợ chồng anh làm việc ở Hàn Quốc được hơn 4 năm. Ảnh: Trương Thanh Tùng Khi dịch bệnh Covid-19 ở nơi làm việc diễn biến phức tạp, hai vợ chồng quyết định về nước. Ngày 15/3, vợ chồng anh về đến sân bay Tân Sơn Nhất. ‘Chúng tôi được đưa đi cách ly ngay.
Ở đây, chúng tôi được các chiến sĩ, y bác sĩ chăm sóc rất chu đáo, tận tình. Các bữa ăn đảm bảo chất lượng. Các y bác sĩ, chiến sĩ thường xuyên đến thăm hỏi, động viên. Chúng tôi rất biết ơn và xin lỗi vì đã làm nhiều người phải vất vả vì mình’, anh Linh nói bằng giọng biết ơn.
Ông bố hai con cũng cho biết, hết 14 ngày cách ly, hai vợ chồng sẽ về quê và không có ý định trở lại Hàn Quốc.
Rác thải chất đống sau một ngày tiếp tế ở khu cách ly ký túc xá TP.HCM
Lực lượng chức năng đang vất vả xử lý một khối lượng rác lớn ở khu cách ly kí túc xá Đại học quốc gia TP.HCM.
" alt="Em bé sơ sinh trong khu cách ly ở Sài Gòn: Chiến sĩ thay nhau bế bồng, chăm sóc">Em bé sơ sinh trong khu cách ly ở Sài Gòn: Chiến sĩ thay nhau bế bồng, chăm sóc
-
Cuối tháng 11, ông Vương Sùng Thu - nhà quay phim Tây du ký1982 - đăng trên trang cá nhân video tái ngộ nghệ sĩ Tả Đại Bân tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Nhà quay phim đến thăm cộng sự một thời đồng thời mời bà tham gia sự kiện ra mắt sách ảnh về phim Tây du ký. Nghệ sĩ Tả Đại Bân sau hơn 40 năm đóng Bồ Tát 'Tây du ký'
-
Nhận định, soi kèo Lazio vs Sociedad, 03h00 ngày 24/01: Điểm tựa Olimpico
-
Tôi năm nay 59 tuổi, là người Hưng Yên. 15 năm trước, vì nghèo khó, vợ tôi đã ngoại tình, ôm con bỏ đi vùng kinh tế mới. Tôi suy sụp nhưng không biết phải làm thế nào.
Năm đó, làng tôi có vài người lên Hà Nội làm nhân viên bốc vác vật liệu. Họ rủ tôi đi cùng vì trông tôi khỏe mạnh.
Một lần, nhân lúc không có việc, chúng tôi ra chợ người, xem có ai kêu gì thì làm đó.
Tại đây, tôi được một phụ nữ thuê về dọn nhà. Đó là căn nhà 5 tầng mới hoàn thiện nhưng vật liệu xây dựng thừa còn bỏ ngổn ngang.
Tôi phải làm cật lực suốt 3 ngày mới xong xuôi mọi thứ.
Lúc thanh toán tiền, cô chủ nhà xin số điện thoại của tôi. Tôi không có điện thoại nên cho số của chủ nhóm bốc vác.
Ít ngày sau đó, cô chủ này nhắn tôi đến khuân giúp đồ đạc. Lúc xong việc, cô ấy cho tôi một cái điện thoại cũ.
Từ đó, cứ có gì cần hỗ trợ, cô ấy lại gọi tôi. Khoảng 3 tháng như thế, cô ấy hỏi hoàn cảnh của tôi rồi bảo tôi ở lại. 2 người nương tựa vào nhau.
Thấy gia cảnh của cô ấy cũng éo le, chồng mất vì tai nạn giao thông, con gái mới 12 tuổi, bố mẹ chồng liên tục đến chửi bới, đòi lại căn nhà, tôi thương cảm nên gật đầu đồng ý.
Chúng tôi ở với nhau không hôn thú, cũng không có hợp đồng gì nhưng vẫn gọi nhau là vợ - chồng.
Tôi cũng không nghĩ quá nhiều, chỉ biết chăm chỉ làm lụng, sống tận tâm, chăm sóc cho 2 mẹ con cô ấy.
Tiền kiếm được mỗi tháng, tôi xin cô ấy được trích 40% để gửi vợ cũ nuôi con. Còn lại, tôi đưa cho cô ấy giữ. Tôi không cầm 1 đồng nào.
Năm 2015 con gái cô ấy lấy chồng và sinh đôi 2 đứa con. Tuy nhiên, bọn trẻ chưa được 1 tuổi thì bố mẹ chúng bỏ nhau.
2 đứa trẻ được đưa về cho chúng tôi nuôi. Cô con gái sang Nhật, học và làm theo diện tự túc.
Cuối năm 2018, vợ tôi phát hiện ung thư phổi. Tôi gọi cho con gái của vợ, bảo con về Việt Nam với mẹ và dành thời gian chăm bọn trẻ. Nhưng con bé nói, công việc của cháu bên Nhật đang tốt, nếu về sẽ mất hết cơ hội.
Tôi không biết nói gì thêm. Chỉ biết nỗ lực hết sức để chạy chữa cho vợ và chăm sóc các cháu.
Cũng may, ngoài căn nhà đang ở, vợ tôi còn một căn nhà 4 tầng với 8 phòng cho thuê nên kinh tế không quá eo hẹp.
Dịp Tết 2020, con gái cô ấy mới về thăm mẹ. Trước mặt tôi và con gái, cô ấy dặn con không được đối xử tệ với tôi. Cô ấy còn nói, 2 căn nhà của cô ấy, nếu chia làm 4 phần, thì tôi được nhận 1 phần.
2 sổ tiết kiệm gần 400 triệu, cô ấy cho tôi 100 triệu, còn lại là của 2 cháu nhỏ.
Tôi nói với cô ấy, không nên nhắc chuyện chia tài sản lúc này, vì tôi tin cô ấy sẽ vượt qua bệnh tật. Nhưng rồi cô ấy không qua khỏi.
Khi cô ấy mất, vì tôi không cầm bất cứ đồng tiền nào nên mọi chi phí tang ma, con gái cô ấy đứng ra lo liệu.
Sau đó, tiền phúng điếu, con gái cô ấy cầm và không nói với tôi là được bao nhiêu. Tôi cũng không hỏi vì ngại nhắc chuyện tiền nong.
Hàng ngày, ngoài việc hương khói cho vợ, tôi đi kiếm việc làm thuê, vì từ khi vợ ốm nặng, tôi nghỉ ở nhà chăm vợ và 2 cháu nhỏ.
49 ngày vợ mất, tôi và con gái của vợ đứng ra lo lắng chu đáo.
Tối hôm đó, sau khi hoàn tất mọi việc, con gái của vợ gọi tôi ra nói chuyện.
Con bé đưa cho tôi 1 xấp tiền, khoảng 10 triệu rồi nói tôi ra khỏi nhà. Cháu nói, mẹ của cháu đã mất, căn nhà không cần tôi nữa.
Tôi bị bất ngờ nên chưa nói được câu nào thì cháu đã bảo, tôi đừng hy vọng sẽ được chia chác gì ở căn nhà này. Vì thực tế, chúng tôi ở với nhau không hôn thú. Mẹ con bé cũng không làm di chúc nên lời nói của cô ấy lúc sắp lâm chung không có giá trị.
Cháu cho tôi thời hạn 3 ngày để dọn khỏi nhà.
Tôi bây giờ rất buồn và cũng không biết phải đi đâu. Vì sau khi nhận lời ở lại đây, tôi bị người ở quê đàm tiếu nên không dám về nữa. Bố mẹ tôi cũng đã mất từ lâu.
Tôi phải làm gì lúc này?
Tôi bất an vì anh trai phải lòng cô bạn thân từng làm 'tiểu tam'
Trang là một trong những đồng nghiệp thân thiết của tôi ở công ty. Cô ấy sàn sàn tuổi tôi, tính tình dễ gần, phóng khoáng.
" alt="Người đàn ông bị con riêng của vợ đuổi khỏi nhà lúc nửa đêm">Người đàn ông bị con riêng của vợ đuổi khỏi nhà lúc nửa đêm
- 最近发表
-
- Siêu máy tính dự đoán Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
- Người yêu nói vô sinh nhưng lại làm cô gái khác có thai
- Cuộc sống hào nhoáng ở nơi người dân có mức thu nhập gần 10 tỷ đồng/năm
- Phòng ngừa thoái hóa khớp
- Nhận định, soi kèo East Bengal vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 24/1: Khách bắt nạt chủ nhà
- 'Startup giá trị thật không lo thị trường biến động'
- Biệt thự có một không hai của vũ nữ thoát y Dita Von Teese
- Cà phê Ông Bầu tiếp sức y bác sĩ tuyến đầu chống dịch
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Rangers, 3h00 ngày 24/1
- Vị giám đốc nhường khách sạn làm nơi cách ly người từ nước ngoài về
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo East Bengal vs Kerala Blasters, 21h00 ngày 24/1: Khách bắt nạt chủ nhà
- Bàng hoàng về bí mật trong quá khứ của vợ sắp cưới
- Người cũ xuất hiện sau 3 năm biệt tăm, trao lại 500 triệu cùng lời đề nghị sốc
- Bỏ chạy sau lần đi siêu thị cùng bạn trai dù tình yêu đang mặn nồng
- Nhận định, soi kèo Al Urooba vs Dibba Al
- AI phủ sóng ngành quảng cáo
- 20 dấu hiệu chồng vẫn yêu vợ sau 20 năm kết hôn
- Toyota ưu đãi hàng chục triệu cho Corolla Cross
- Nhận định, soi kèo Napoli vs Juventus, 0h00 ngày 26/1: Nối mạch bất bại
- Cô dâu có bầu thời Covid: Cứ đẻ xong rồi cưới
- Muốn biết đàn ông có yêu thật lòng, đừng bỏ qua 7 hành động này của họ
- FPT hợp tác Ericsson ứng dụng 5G trong chuyển đổi số và AI
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên
- Em gái Trấn Thành sinh con đầu lòng
- Quý bà lăn đùng ngã ngửa khi phát hiện chồng ngoại tình
- Không đăng ký gói cước 5G có dùng được 5G?
- Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Perez Zeledon, 5h00 ngày 24/1: Nối mạch toàn thắng
- Những công việc được tính thu nhập tăng thêm cho giáo viên TP HCM trong hè
- Toyota Prado thế hệ mới sắp ra mắt châu Á
- Khai mạc Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024
- 搜索
-
- 友情链接
-