-
Soi kèo góc Cluj vs Hermannstadt, 22h59 ngày 5/2
-
1. Không làm nóng chảo hoặc xoong nồi trước khi nấuKhi vội thì việc làm nóng lò nướng hoặc chảo có vẻ là một bước khó chịu. Nhưng thật ra điều này rất cần thiết. Nướng hoặc rang trong lò chưa được làm nóng đúng cách sẽ làm mất thời gian nấu hoặc có thể khiến thức ăn của bạn chín không đều, thậm chí bị khô hoặc cháy.
Nhưng cũng nên cẩn thận, bạn cũng có thể làm quá nóng trong quá trình làm nóng trước, khiến dầu bốc khói. Khi đó dầu trong chảo đã được làm nóng quá mức khiến chúng bắt đầu phân hủy, phá hủy các chất chống oxy hóa có lợi và tạo thành các hợp chất có hại.
2. Cắt thịt ngay khi vừa nướng hoặc luộc chín
Bạn đang đói và muốn ăn ngay món bít tết vừa rút ra khỏi vỉ nướng. Đừng vội vàng, nên chờ một chút. Hãy để thịt được “nghỉ ngơi” trước khi cắt nó. Bằng cách này, nước trong thịt sẽ được ép ra và bạn sẽ cảm nhận được hương vị hấp dẫn hơn. Cắt thịt quá sớm, nước trong thịt sẽ chảy ra trên thớt khiến các miếng thịt ướt nhão nhoẹt và bị nhạt hơn.
3. Rửa sạch thịt trước khi nấu
Rửa sạch thịt trong bồn rửa chén có thể loại bỏ chất nhờn, nhưng nó làm ô nhiễm bồn rửa với vi khuẩn có khả năng gây bệnh từ thực phẩm. Thay vào đó hãy lau nhẹ thịt bằng khăn giấy để loại bỏ bất kỳ dư lượng không mong muốn.
4. Sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao với dụng cụ kim loại
Nhiệt độ cao có thể làm cho lớp lót chống dính giải phóng PFC (perfluorocarbons) dưới dạng khói. PFC có liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề phát triển. Một lưu ý khác khi sử dụng chảo chống dính là tránh xa các dụng cụ kim loại. Sử dụng dụng cụ bằng gỗ khi sử dụng chảo chống dính.
5. Nấu hoặc lưu trữ thực phẩm có tính axit trong chảo nhôm
Nhôm thường được sử dụng trong các dụng cụ nấu ăn vì nó là một chất dẫn nhiệt tuyệt vời, nhưng không tốt cho thức ăn của bạn. Nấu hoặc lưu trữ một thứ gì đó có tính axit trong chảo nhôm và gang, có thể ăn mòn kim loại và làm mất hương vị trong thực phẩm. Nên sử dụng chảo thép không gỉ, tráng men hoặc thủy tinh khi nấu ăn với thực phẩm có tính axit như nước chanh hoặc cà chua để ngăn thực phẩm phản ứng với chảo.
![Gợi ý những món ăn chồng có thể nấu đãi vợ ngày 8/3](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/03/06/12/goi-y-nhung-mon-an-chong-co-the-nau-dai-vo-ngay-8-3-3.JPG?w=145&h=101)
Gợi ý những món ăn chồng có thể nấu đãi vợ ngày 8/3
Thay vì tặng hoa, quà đắt tiền, chồng hãy nấu đãi vợ một món ngon nào đó.
" alt="Những thói quen nấu ăn cực tệ bạn cần thay đổi ngay"/>
Những thói quen nấu ăn cực tệ bạn cần thay đổi ngay
-
Qua gần 18 năm phát động (từ 17/10/2000 - 31/8/2018), chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” đã được các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng.Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” tiếp nối và phát triển từ chương trình “Nối vòng tay lớn” những năm trước đây nhằm mục đích phát động toàn quốc Tháng hành động cao điểm “Vì người nghèo”, đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ đề ra.
Theo Ban tổ chức, thời gian qua, các hoạt động chung tay vì người nghèo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, các tập đoàn, tổng công ty, qua đó tạo ra sức lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, tăng cường tinh thần đoàn kết nhằm chung tay để chăm lo để nâng cao đời sống nhân dân.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/12/13/14/quy-vi-nguoi-ngheo-18-nam-hon-50-nghin-ty-dong.jpg) |
Ảnh minh họa |
Qua gần 18 năm phát động, chương trình vận động ủng hộ người nghèo đã được các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương và quỹ 3 cấp ở địa phương đạt gần 14.000 tỷ đồng, ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương là hơn 36.000 tỷ đồng.
Từ những nguồn lực trên, cùng với ngân sách nhà nước đã kịp thời hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được gần 1,5 triệu căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn (riêng năm 2017 xây dựng mới và sửa chữa trên 32.000 căn nhà); hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất; hỗ trợ hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...); hàng triệu người nghèo được giúp đỡ nhân dịp Tết Nguyên đán, giúp đỡ cho con đi học, chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày, cứu đói khi cần thiết...
Bắt đầu từ năm 2018 đến năm 2020, chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" sẽ được truyền hình trực tiếp vào đúng ngày 17/10 là ngày vì người nghèo. Năm nay, chương trình sẽ được thực hiện tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, bắt đầu từ 20h và phát trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình có ý nghĩa lớn đối với người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo; người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất do gặp thiên tai, bão lũ, tai nạn. Nguồn lực được huy động từ chương trình sẽ giúp đỡ xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ tiền mua vật tư, công cụ sản xuất, giống cây, con...; hỗ trợ cho học sinh đi học; hỗ trợ chữa bệnh nặng, hiểm nghèo khi ốm đau, nằm viện; hỗ trợ cứu đói đột xuất, hỗ trợ người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ lớn. Bên cạnh đó hỗ trợ giúp hỗ trợ đầu tư, cải thiện nhiều cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, trường học...tại xã nghèo, huyện nghèo, thôn bản khó khăn...
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp, công bố thông tin kết quả ủng hộ; cam kết ủng hộ người nghèo của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Chương trình truyền hình trực tiếp; đồng thời có hình thức ghi nhận, công bố tên và số tiền, hiện vật của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, đăng ký ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội.
Cùng với việc tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp, Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức đợt nhắn tin ủng hộ người nghèo qua Cổng Thông tin nhân đạo quốc gia 1400. Bộ Lao động thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các hộ nghèo, huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thoát nghèo; tổ chức trao giải thưởng báo chí viết về giảm nghèo bền vững năm 2018.
M Tuấn - Bích Thủy
" alt="Quỹ Vì người nghèo: 18 năm, hơn 50 nghìn tỷ đồng"/>
Quỹ Vì người nghèo: 18 năm, hơn 50 nghìn tỷ đồng
-
![](<p>Chị Đỗ Thị Thanh Hương (53 tuổi) là nhà biên kịch của các bộ phim: 'Mật mã hoa hồng vàng', 'Mùa sen cạn', 'Tình là dây oan', 'Con dâu'… Những năm 1990 chị từng viết 70 tác phẩm, bao gồm tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, tuổi hoa, chuyện nửa đêm…</p><p>Hơn một năm qua, con gái có gia đình riêng, chị sống một mình trong căn hộ chung cư ở quận Tân Phú, TP.HCM nhưng chẳng có thời gian để buồn.</p><p>Ngày nào cũng vậy, rời chiếc máy tính là chị đi gặp bạn bè, tham gia các chương trình từ thiện, hay đi thực tế. Chị dí dỏm: “Với tôi bây giờ, từng phút giây trôi qua rất ý nghĩa”.</p><table class=)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/01/14/15/nguoi-vo-thanh-giam-doc-sau-song-gio-hon-nhan.JPG) |
Chị Đỗ Thị Thanh Hương đã từng trải qua cuộc hôn nhân không trọn vẹn. Ảnh: NVCC. |
Chị kể, năm 1983, buồn vì mối tình đầu không trọn vẹn chị kết hôn khi chưa đủ tuổi 18. Bốn năm sau, anh chị đón con gái đầu lòng.
Phát hiện chồng ngoại tình, chị quyết định ly hôn khi con gái chỉ mới hơn 7 tuổi. “Lúc quyết định rời xa anh ấy, tôi rất mạnh mẽ và quyết đoán. Khi chuyện đã rồi, tôi lại hụt hững, cảm giác chênh vênh, trống trải cứ bám lấy”, chị kể khi mắt rơm rớm nước.
Những ngày sau đó, chị tự nhủ, nếu cứ chìm trong nỗi buồn thì mình sẽ tụt hậu, rồi tương lai con gái sẽ ra sao. Chị quyết định mang con gái rời quê Định Quán, tỉnh Đồng Nai đến Sài Gòn sống để quên đi chuyện buồn hôn nhân.
Thời gian đầu, không có tài sản tích lũy, chồng không cấp dưỡng nuôi con, hai mẹ con sống bằng nguồn tiền viết truyện của chị nên cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau.
'Nhiều hôm nhìn con gái ăn cơm chan nước mắm, mắt tôi nhoè đi', nhà biên kịch của bộ phim 'Con gái bố già' nhớ về quá khứ của mình. Từ lúc đó chị quyết tâm phải vượt lên cái nghèo, để con gái một tương lai tốt.
Được mẹ giúp đỡ chị dành thời gian ôn đi đại học. 'Ngày nhận được kết quả đậu đại học, ngành báo chí, tôi chỉ biết ôm con vào lòng để tự động viên mình phải cố gắng hơn nữa', nhà biên kịch quê Đồng Nai nhớ lại.
Suốt bốn năm vừa nuôi con, vừa lo chi phí cho việc học bằng nghề viết tiểu thuyết, có lúc chị chỉ muốn gục ngã vì những khó khăn bủa vây.
'Nhưng cuộc đời lạ lắm, chẳng ai lấy mất của ai cái gì. Trải qua những khó khăn đã giúp tôi mạnh mẽ hơn', chị nói.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/01/14/15/nguoi-vo-thanh-giam-doc-sau-song-gio-hon-nhan-1.JPG) |
Ảnh: NVCC. |
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị viết báo rồi làm biên tập cho cho một công ty về văn hóa. Năm 2010, con gái chị tốt nghiệp đại học.
Những cuốn tiểu thuyết như: 'Sỏi đá cũng biết yêu', 'Em về trên xác lá khô' của chị được chuyển thể thành phim 'Sỏi đá cũng biết yêu'. Cuốn 'Cơn đau tình ái' chuyển thành phim 'Pha lê không dễ vỡ'. Cuốn 'Bông hồng của tướng cướp' chuyển thành phim 'Bông hồng cho tướng cướp'. Cuốn 'Sai lầm' chuyển thành phim cùng tên...
Từ đó, cuộc đời chị bước sang trang mới. Từ người viết sách, viết tiểu thuyết, viết báo… chị chuyển sang viết kịch bản phim mà không qua trường lớp nào.
Vài năm sau, với số tiền tích góp từ việc bán kịch bản phim truyền hình, chị mua được căn hộ chung cư. Con gái chị lúc đó cũng vừa tốt nghiệp đại học, cuộc sống hai mẹ con bắt đầu có những khởi sắc.
'Ngày chính thức chuyển đến ở căn hộ chung cư mới, con gái tôi nói: ‘Cuối cùng, chúng ta cũng được làm người’. Câu nói đơn giản vậy mà tim tôi cứ nhói lên. Thì ra thời gian qua, con đã chịu cực với mẹ rất nhiều nhưng không nỡ nói cho mẹ biết', chị Thanh Hương nhớ lại.
Hiện nay, với kinh nghiệm tích lũy chị đã trở thành giám đốc của một công ty chuyên viết sách, tổ chức biên dịch và cung cấp kịch bản phim. Cuộc sống của mẹ con chị cũng khá hơn, những gì đã xảy ra trong quá khứ luôn nhắc chị phải nhớ nhưng không phải để dày vò. Chị cho biết quyết định chia tay chồng, làm lại cuộc đời của mình năm xưa là hoàn toàn đúng đắn.
'Nhiều khi tôi nghĩ, mình phải cảm ơn vì cuộc đổ vỡ hôn nhân đó. Nếu không, bây giờ có lẽ tôi trở thành một người chỉ biết quanh quẩn nơi góc bếp', chị Thanh Hương nói.
![Chuyện tình bất ngờ và đám cưới của nữ thư ký giám đốc](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/01/13/10/su-that-bat-ngo-ve-dam-cuoi-cua-nu-thu-ky-giam-doc.jpg?w=145&h=101)
Chuyện tình bất ngờ và đám cưới của nữ thư ký giám đốc
Bố tôi rất hài lòng về con rể, gặp ai cũng nức nở khen con gái tốt số, lấy được chồng hiền lành, tử tế.
" alt="Cuộc đời nữ biên kịch nổi tiếng: 'Hôn nhân đổ vỡ mới có tôi hôm nay'"/>
Cuộc đời nữ biên kịch nổi tiếng: 'Hôn nhân đổ vỡ mới có tôi hôm nay'
-
Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Getafe, 03h30 ngày 5/2: Làm khó chủ nhà
-
![](<p class=)
Tối 25/11, bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa to và ngập sâu trên diện rộng tại các quận, huyện địa bàn TP.HCM. Đời sống của người dân TP cũng vì thế cũng bị đảo lộn.Video: Nước ngấm vào chung cư, tràn vào nhà nhiều người dân ở TP.HCM
Sống tại tầng 33 của tòa chung cư, Hoa hậu Phu nhân người Việt thế giới năm 2012 - Thu Hoài cũng khổ sở vì nước mưa ngấm vào nhà.
"Cứ tưởng ở nhà thấp mới bị ảnh hưởng không ngờ chúng tôi ở tầng 33 vẫn phải chống chọi với ảnh hưởng bão. Căn hộ bị thấm do ron cao su các cửa không kín, khiến nước ngấm vào nhà", hoa hậu cho biết.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/26/10/cuoc-song-sinh-vien-dao-lon-khi-bao-so-9-gay-ngap-lut-tai-tp-hcm-4.jpg) |
Ở tầng 33 nhưng hoa hậu Thu Hoài cũng khổ sở vì trận mưa lớn chiều và tối 25/11 |
Vẫn lời hoa hậu Thu Hoài, tình trạng này diễn ra từ trưa 25/11 tới tối khuya cùng ngày.
Để hạn chế nước mưa vào nhà gây thiệt hại cho các thiết bị, đồ dùng gia đình, hoa hậu Thu Hoài đã phải bịt khăn vào các khe cửa. Tuy nhiên vì lượng mưa lớn, lại diễn ra trong nhiều giờ nên căn hộ của chị vẫn ngấm nước.
Gia đình chị Phạm Anh, sống tại tầng 15 một chung cư trên đường Nguyễn Xí, Q. Bình Thạnh cũng gặp tình trạng tương tự. Để hạn chế nước ngấm vào nhà làm hỏng tường và sàn gỗ, chị Phạm Anh phải dùng nhiều khăn để bịt các khe cửa sổ.
Tại các phòng trọ sinh viên và nhà của người dân, lượng mưa lớn cũng gây khó khăn trong sinh hoạt.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/26/10/cuoc-song-sinh-vien-dao-lon-khi-bao-so-9-gay-ngap-lut-tai-tp-hcm.jpg) |
Một phòng trọ tại đường D2, quận Bình Thạnh chìm trong biển nước |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/26/10/cuoc-song-sinh-vien-dao-lon-khi-bao-so-9-gay-ngap-lut-tai-tp-hcm-1.jpg) |
Nước trong phòng ngập nửa bánh xe |
Theo ghi nhận, các phòng trọ trên đường D2, quận Bình Thạnh nước tràn thành sông, không khác ngoài phố. Nhiều vật dụng trong nhà bị ướt, hỏng hóc vì nước tràn vào quá nhanh.
Sinh viên, người thuê trọ đã phải tìm cách kê những vật dụng có sử dụng điện như tủ lạnh, bếp điện, nồi cơm điện lên phía trên.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/26/10/cuoc-song-sinh-vien-dao-lon-khi-bao-so-9-gay-ngap-lut-tai-tp-hcm-2.jpg) |
Người thuê trọ nhanh chóng kê tủ lạnh lên trên |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/26/10/cuoc-song-sinh-vien-dao-lon-khi-bao-so-9-gay-ngap-lut-tai-tp-hcm-3.jpg) |
Vật dụng quan trọng khác cũng nhanh chóng được di chuyển đến nơi khô ráo |
Hiện khắp thành phố mưa vẫn còn rất lớn. Tình trạng ngập nước dự kiến sẽ còn diễn ra trầm trọng hơn trong thời gian tới.
Người dân nên dự trữ thức ăn, thuốc men trong nhà và chỉ nên ra đường khi có việc khẩn cấp.
![Đặt camera trong phòng ngủ con trai, mẹ trẻ chứng kiến cảnh giật mình](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/26/09/dat-camera-trong-phong-ngu-nang-dau-chung-kien-canh-kho-ngo.jpg?w=145&h=101)
Đặt camera trong phòng ngủ con trai, mẹ trẻ chứng kiến cảnh giật mình
Khi đặt camera, mục đích của tôi là quản lý các con từ xa. Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau lắp đặt, tôi đã giật mình trước cảnh khó tin…
" alt="Nước ngấm vào căn hộ tầng 33, hoa hậu Thu Hoài trắng đêm lau dọn"/>
Nước ngấm vào căn hộ tầng 33, hoa hậu Thu Hoài trắng đêm lau dọn
-
![](<p>Amanda Merrell (16 tuổi) là một nữ sinh trung học bình thường như bao bạn đồng trang lứa khác.</p><p>Điều khiến cô gái này khác biệt chính là sự nỗ lực hơn người khi trở thành thành viên của đội bóng rổ dù chỉ còn một chân.</p><table class=)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/02/22/11/kinh-ngac-no-luc-co-gai-cut-chan-tro-thanh-ngoi-sao-bong-ro.jpg) |
Ảnh: Washington Post |
Lúc còn là đứa trẻ 2 tuổi, Amanda rất khoẻ mạnh, vẫn đi lại và vui chơi cùng các chị.
Nhưng rồi biến cố ập đến khi buổi chụp X-quang kiểm tra vết sưng trên chân trái của cô cho thấy cô bị ung thư mô liên kết xương, một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm.
Ngay trước thềm sinh nhật tuổi thứ 3, Amanda phải trải qua 14 đợt hoá trị liệu. Để ngăn tế bào ung thư lan ra khắp cơ thể, các bác sĩ đã phải cắt chân cô từ phần đầu gối.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/02/22/11/kinh-ngac-no-luc-co-gai-cut-chan-tro-thanh-ngoi-sao-bong-ro-1.jpg) |
Ảnh: CBS News |
Lớn lên với khiếm khuyết ở đôi chân, Amanda không ngừng phấn đấu và luôn suy nghĩ tích cực.
"Tôi nhớ rằng con bé rất thích nhưng luôn thất bại trong việc leo trèo cầu trượt. Tuy nhiên, khi có chiếc chân mới, con bé đã làm được điều đó một cách dễ dàng", ông John - bố của Amanda, chia sẻ.
Amanda tâm sự: "Tôi không nghĩ rằng nếu như tôi có đầy đủ hai chân thì tôi sẽ làm mọi điều tốt hơn. Dù không được hoàn hảo nhưng tôi sẽ luôn cố gắng nhất có thể”.
Với một bên chân không thể gập và duỗi như người bình thường, Amanda đã phải thay đổi cách đi lại cùng với chiếc chân giả của mình.
Cô cho biết: "Trong bóng rổ, thay vì nhún rồi ném bóng như người khác, tôi chỉ có thể đứng yên và ném. Lúc chạy, do không thể gập đầu gối nên tôi thường đánh chân ra ngoài để có thể di chuyển dễ dàng hơn”.
Mặc cho sự bất lợi về thể xác, cô vẫn vươn lên trở thành ngôi sao trong lòng đồng đội và là một đối thủ đáng gờm của đội bạn.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/02/22/11/kinh-ngac-no-luc-co-gai-cut-chan-tro-thanh-ngoi-sao-bong-ro-2.jpg) |
Ảnh: Washington Post |
Amanda chưa bao giờ bỏ cuộc. Cô luôn cố gắng không ngừng nghỉ, không để khó khăn quật ngã bản thân.
Gửi đến những người có hoàn cảnh như mình, cô nói: “Bạn khác biệt nhưng bạn vẫn có thể làm những điều mà bất cứ ai cũng có thể làm.
Đừng để hoàn cảnh quyết định bạn như thế nào vì tin tưởng chính mình là bước tiến thành công nhất của chúng ta”.
![Không mua sắm trong vòng 1 năm, cô gái thu được thành quả bất ngờ](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/02/21/09/khong-mua-sam-trong-vong-1-nam-co-gai-thu-duoc-thanh-qua-bat-ngo.jpg?w=145&h=101)
Không mua sắm trong vòng 1 năm, cô gái thu được thành quả bất ngờ
Thực hiện thử thách không mua sắm 1 năm, những người nghiện mua sắm có thể tự cứu lấy mình.
" alt="Kinh ngạc nỗ lực của cô gái cụt chân trở thành ngôi sao bóng rổ"/>
Kinh ngạc nỗ lực của cô gái cụt chân trở thành ngôi sao bóng rổ
-
![](<p class=)
Đến Australia với đôi bàn tay trắng, đôi vợ chồng trẻ đã miệt mài trong nhiều năm để gây dựng một cơ ngơi đáng nể.Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
Nữ trinh sát xinh đẹp kể phút đấu trí nghẹt thở với trùm buôn lậu
Chuyện tình trên căn gác nhỏ của cặp đôi phố cổ
Bước ngoặt của người đàn ông xa xứ
Trời chưa sáng. Đường xá vắng hoe. Bên trong tiệm bánh KP ở khu vực Carindale (Brisbane, Australia) đèn sáng choang. Chúng tôi đứng bên ngoài nhìn vào. Người đàn ông trung niên đang mải mê với công việc.
Dường như không một giây phút nào ông nghỉ tay. Từng miếng bột, từng chiếc bánh chưa nướng, từng sản phẩm ra lò... tất cả do một mình ông quán xuyến.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/29/04/gia-dinh-hanh-phuc-tren-dat-australia.jpg) |
Tiệm bánh KP |
Ông vẫn miệt mài với công việc, không hề hay biết có người đang nhìn mình. Đến khi chúng tôi gõ vào cửa kính nhiều lần, ông mới nhìn ra. Ông nở nụ cười thật tươi, giơ cao cánh tay vẫy chào và mở cửa...
Theo ông qua nhiều tủ hàng, chúng tôi vào được bên trong. Trước mắt chúng tôi, ở giữa nhà là chiếc bàn lớn bên trên có nhiều mâm bột đã nhào sẵn.
Xung quanh dọc theo tường nhà, hàng loạt máy, lò nướng đã hoạt động. Ở một góc khuất, một phụ nữ đứng tuổi cũng đang tạo dáng cho từng chiếc bánh.
"Bà xã tôi đó", ông giới thiệu. Chị gật đầu chào kèm theo nụ cười thân thiện.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/29/04/gia-dinh-hanh-phuc-tren-dat-australia-1.jpg) |
Ông Hùng và bà Thảo với các công đoạn hình thành một ổ bánh. |
"Chúng tôi bắt đầu một ngày làm việc từ lúc 0 giờ. Nghề làm bánh rất quan trọng ở khâu chuẩn bị bột. Tôi nhồi tất cả các loại bột theo nhu cầu của khách.
Sau khi có bột, theo từng loại, bà xã và tôi cùng tạo ra bánh rồi tiếp tục những công đoạn khác trước khi đưa bánh vào lò", ông cho biết.
Ông là Trương Hoàng Hùng (55 tuổi) quê quán Long Xuyên, An Giang. Ông Hùng đến Australia vào năm 1993 với đôi bàn tay trắng, không nghề nghiệp, không vốn liếng.
Trải qua 25 năm trên xứ người, ông đã có một cơ ngơi vững vàng, một gia đình êm ấm. Được như thế, ông đã phải làm việc rất nhiều.
Ông kể cho chúng tôi nghe những ngày đầu tiên tha hương phải làm bất cứ công việc gì để mưu sinh. Một trong những việc giúp ông qua được giai đoạn khổ ải nhất là nghề may.
Ở Australia không có chiếc xe hơi riêng xem như bị cùm chân. Nhưng không có tiền mua xe, hàng ngày ông phải đi bộ, xe buýt và các phương tiện vận chuyển công cộng để đến nơi làm việc. Mỗi ngày, ông phải làm nhiều giờ để có thêm thu nhập.
Một lần, trong lúc rỗi rảnh, ông dạo chơi một vài nơi và gặp một thanh niên gốc Việt đi chiếc xe khá sang trọng. Theo đánh giá của nhiều người, chiếc xe này có giá khoảng trên 100.000 Aud (đô la Australia).
Ông nhìn người thanh niên này vừa tò mò vừa ngưỡng mộ. Ông lân la làm quen để tìm hiểu xem anh ta làm nghề gì mà có thể giàu đến thế.
Người thanh niên này kém ông 5 tuổi, thật thà nói với ông: Nghề bánh mì. Anh ta cũng cho biết thêm chỉ trong một thời gian ngắn, lợi nhuận từ kinh doanh bánh mì đã giúp anh còn mua được một căn nhà trị giá 800.000 Aud.
Ý tưởng thoát kiếp nghèo lóe lên và ông đã mạnh dạn đề nghị với anh thanh niên xin được theo học nghề.
Người thanh niên đồng ý. Vậy là mỗi ngày cứ từ 0g ông Hùng có mặt tại lò và chỉ trong 6 tháng, ông nắm bắt được mọi bí quyết của nghề nghiệp để rồi chính nghề này đã tạo ra cho ông sự nghiệp như hôm nay.
Ông chủ người Việt trên đất Australia
Bà Phương Thảo, vợ ông, vừa làm xong mấy chiếc bánh. Cho vào khay, ông đặt vào nơi riêng để bột nở đúng độ.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/30/17/chang-trai-di-xe-sang-cuu-vot-doi-ong-chu-viet-kieu-o-troi-tay.jpg) |
Tiệm bánh mì giúp vợ chồng ông Hùng mua được nhà, xe, nuôi hai con ăn học ở Úc. |
Ông tiếp tục lấy mấy khay bột đã nở cho vào nướng. Toàn bộ lò nướng và các thiết bị sử dụng trong khâu chế biến đều chạy bằng điện.
Ông Hùng cho biết, các thiết bị này hiện nay đã cũ kỹ nếu không muốn nói là lạc hậu. Tuy nhiên do thao tác lâu ngày đã nhuần nhuyễn nên ông thấy chưa cần nâng cấp.
Mở cửa lò lấy ra một mẻ bánh đã chín, ông Hùng cho vào mâm đưa ra phía trước trưng bày.
Vừa làm ông vừa nói: "Anh có nghĩ rằng tiệm bánh này là nơi tôi học nghề, thành nghề và không lâu trở thành chủ tiệm không?
Tôi theo học nghề do anh Hoành chủ tiệm chỉ dạy. Mỗi ngày một món bánh, tôi cẩn thận tiếp thu và kín đáo ghi chép lại thành một tập với đầy đủ các bí quyết. Cũng nhờ vừa khéo tay vừa sáng dạ nên chỉ trong 6 tháng tôi có thể trở thành thợ chính.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/29/04/gia-dinh-hanh-phuc-tren-dat-australia-4.jpg) |
Bánh mì chờ đưa vào lò. |
Lúc này, tôi chính thức làm cho tiệm bánh của anh Hoành. Có lần anh có việc cần phải về Việt Nam vài tháng, anh muốn giao cho tôi đứng thợ chính trong lúc anh vắng mặt.
Có lẽ chưa tin vào khả năng, anh yêu cầu tôi làm thử vài mẻ. Tôi nói không cần thử. Thế là một mình tôi làm đủ tất cả các loại bánh khiến anh ta giật mình.
Anh không ngờ tôi lại làm được. Tôi tiếp tục làm thợ cho anh Hoành thêm vài năm nữa. Tôi cũng đã mua được nhà và xe. Điều này chứng minh cho lập luận của nhiều người, chỉ có nghề bánh mì là nhanh khá nhất.
Làm được 3 năm, gia đình anh Hoành lục đục và ly hôn. Tiệm bánh phải rao bán. Có lẽ đây cũng là cơ hội để tiến xa hơn, tôi vay mượn khắp nơi được số tiền 105.000 Aud mua lại tiệm".
Từ ngày có tiệm, vợ chồng ông Hùng ra sức làm việc. Sức bán khá mạnh khiến chúng tôi phải thuê thêm người làm. Công việc làm ăn diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.
Nợ nần đã trả hết, hai con ông cũng đã thành tài. Một người đã có gia đình và một người vừa trở thành luật sư. Nhưng sau đó, họ vẫn trở về bên tiệm bánh này, nơi đã tạo ra nguồn sống của cả một gia đình.
Mấy năm gần đây việc kinh doanh của gia đình ông giảm sút vì siêu thị được mở ra kề cận. Người mua vào siêu thị mua hàng, mua luôn bánh trong đó làm cho sức bán của tiệm ông giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, dù sao nghề bánh cũng vẫn còn giúp gia đình ông sống được ở nơi đất khách quê người.
![Bên trong biệt thự hơn 2.000m2 của đại gia lừng lẫy Hải Phòng](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/10/23/08/biet-thu-2000m2-cua-dai-gia-hien-hon-2000-luong-vang-cho-cach-mang-3.jpg?w=145&h=101)
Bên trong biệt thự hơn 2.000m2 của đại gia lừng lẫy Hải Phòng
Được xây vào thập niên 30 của thế kỷ trước với diện tích 2.000 m2 gồm cả bể bơi, vườn hoa..., biệt thự của doanh nhân Nguyễn Sơn Hà được đánh giá là công trình nguy nga thời bấy giờ.
" alt="Chàng trai đi xe sang cứu vớt đời ông chủ Việt kiều ở trời Tây"/>
Chàng trai đi xe sang cứu vớt đời ông chủ Việt kiều ở trời Tây