Đây là lần thứ 28 trong năm nay Sở TT&TT Hà Nội có văn bản đề nghị nhà mạng tạm ngừng cung cấp dịch vụ của các số điện thoại thực hiện nhắn tin rác, cuộc gọi rác, quảng cáo rao vặt sai quy định.
Danh sách 33 số điện thoại bị Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đề nghị doanh nghiệp viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ lần này được tiếp nhận và tổng hợp từ các đơn vị trên địa bàn. Thanh tra Sở cho biết thêm, chủ thuê bao của các số điện thoại vi phạm đã được thông báo mời đến làm việc, xử lý vi phạm nhưng không chấp hành theo quy định.
Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội cũng đề nghị, trường hợp chủ thuê bao điện thoại bị khóa có thắc mắc khiếu nại, các doanh nghiệp viễn thông hướng dẫn họ liên hệ với Phòng Văn hóa Thông tin quận Thanh Xuân hoặc Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội để xử lý.
Theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, từ đầu năm 2022 đến nay, Sở đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ của 882 số điện thoại thực hiện cuộc gọi rác, gửi tin nhắn rác và quảng cáo rao vặt sai quy định.
Thông tin thêm với VietNamNet, đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho biết, ngày 9/12 vừa qua, Sở TT&TT đã ban hành “Quy trình xử lý đối với tổ chức, cá nhân dùng số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn thực hiện cuộc gọi rác, nhắn tin rác và quảng cáo sai quy định”. Quy trình mới này sẽ thay thế cho 2 quy trình gồm “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định”, “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn nhắn tin rác, thực hiện cuộc gọi rác” đã được Sở ban hành hồi tháng 1/2021.
“Quy trình xử lý đối với tổ chức, cá nhân dùng số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn thực hiện cuộc gọi rác, nhắn tin rác và quảng cáo sai quy định” bao gồm 5 bước: Tiếp nhận thông tin phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác và số điện thoại quảng cáo, rao vặt sai quy định; Xử lý vi phạm; Tổng hợp, ban hành văn bản đề nghị tạm ngừng cung cấp dịch vụ; Tạm ngừng cung cấp dịch vụ; Khôi phục hoạt động với các số sau khi chấp hành xử lý vi phạm.
" alt=""/>Hà Nội khóa 2 chiều với 33 thuê bao di động gọi điện, nhắn tin, quảng cáo rácTrong khi đó, Mỹ đang thực hiện kế hoạch tăng sản lượng bán dẫn trong nước, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và Đài Loan, với “xương sống” là Đạo luật CHIPS được Quốc hội thông qua vào năm 2022. Đây là bộ luật được thiết kế nhằm hỗ trợ tài chính cho sản xuất trong nước và các khoản trợ cấp phát triển chip tiên tiến.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Intel trong năm 2023, chiếm 27% trong tổng doanh thu 54 tỷ USD và 15% trong doanh thu 23 tỷ USD của AMD. Cả hai công ty chip Mỹ đều từ chối bình luận về quy định của Bắc Kinh.
Văn phòng mua sắm của chính phủ trung ương cho biết, việc mua sắm máy tính chạy chip Intel và AMD vẫn có thể tiếp tục, miễn là các linh kiện “tuân thủ các quy trình quản lý có liên quan”.
Theo thông báo từ cơ quan thử nghiệm nhà nước Trung Quốc, tiêu chí hàng đầu đế đánh giá mẫu chip “an toàn và tin cậy” là mức độ thiết kế, quá trình phát triển và sản xuất hoàn thiện có thực hiện tại đại lục hay không. Ngoài ra, các công ty phải gửi tài liệu và mã R&D hoàn chỉnh về sản phẩm của họ cho cơ quan chức năng xem xét.
Lao Zhang Cheng, người phụ trách mua 16 máy tính “hoàn toàn của Trung Quốc” cho một tổ chức thuộc Sở Giao thông thành phố Thiệu Hưng cho biết, các đồng nghiệp của ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm quen với hệ điều hành trong nước.
“Chúng tôi đang thay thế các máy tính cũ chạy chip nước ngoài. Những thiết bị cũ chạy Windows vẫn có thể được sử dụng, song chỉ trong một số trường hợp hãn hữu”, Lao nói.
Lin Qingyuan, chuyên gia chip tại nhóm nghiên cứu Bernstein cho hay, việc thay thế bộ vi xử lý máy chủ sẽ diễn ra nhanh hơn so với PC vì hệ sinh thái phần mềm cần thay thế hạn chế hơn.
(Theo Reuters, FT)