您现在的位置是:Nhận định >>正文
Xây nhà 70 tầng ở ga Hà Nội Bộ GTVT chính thức lên tiếng
Nhận định94384人已围观
简介Bộ Bộ Giao thông Vân tải (GTVT) đã chính thức có ý kiến cho Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ...
Bộ Bộ Giao thông Vân tải (GTVT) đã chính thức có ý kiến cho Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận. TheâynhàtầngởgaHàNộiBộGTVTchínhthứclêntiếlịch âm hôm nay bao nhiêuo Bộ này, đồ án cần có sự so sánh đối chiếu cụ thể các chỉ tiêu và các tác động của Đồ án với quy hoạch chung của Hà Nội. Đồng thời, nhấn mạnh tới nguy cơ quá tải hạ tầng hay những nội dung chưa phù hợp với quy hoạch chung.
Văn bản được Thứ trưởng Nguyễn Văn Công vừa ký gửi UBND TPHà Nội, lãnh đạo Bộ GTVT đưa ra hàng loạt lưu ý với Đồ án này trong bối cảnh Hà Nội đang bị quá tải về hạ tầng đô thị.
Theo đó Bộ GTVT nhận được Văn bản số 4417/UBND-ĐT ngày 11/9/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc góp ý đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận, tỷ lệ 1/2000 (sau đây gọi tắt là Đồ án). Sau khi nghiên cứu, Bộ GTVT đã đưa các ý kiến về Đồ án này.
![]() |
Ga Hà Nội. (Ảnh: Phạm Hải/ VietNamNet) |
Theo Bộ GTVT, thống nhất về các lý do và sự cần thiết phải lập quy hoạch, nhất là việc xác định ga Hà Nội và vùng phụ cận cần được xây dựng một cách thống nhất, đồng bộ và là cơ sở để tổ chức thực hiện quy hoạch. Đồng thời, để hướng tới Thủ đô văn minh, hiện đại và để cụ thể hoá Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, Bộ GTVT đề nghị làm rõ cơ sở lựa chọn phạm vi quy hoạch, phân khu chức năng và tính cấp thiết của việc lập quy hoạch.
Theo Bộ GTVT khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận là trung tâm và là cửa ngõ giao thông quan trọng của thành phố, vì vậy Đồ án cần có sự so sánh đối chiếu cụ thể các chỉ tiêu và các tác động của Đồ án với quy hoạch chung của thành phố.
Đây là Đồ án quy hoạch có tác động lớn đến việc bảo tồn kiến trúc cổ, ảnh hưởng lớn cảnh quan và cấu trúc đô thị Hà Nội, vì vậy đề nghị UBND thành phố Hà Nội làm việc hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về kiến trúc, quy hoạch và lịch sử để hoàn thiện Đồ án.
Theo Bộ GTVT, Đồ án tập trung bố trí đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng khu vực ga Hà Nội. Tuy nhiên, đề nghị UBND thành phố Hà Nội căn cứ lộ trình thực hiện Chiến lược, Quy hoạch phát triển GTVT của các lĩnh vực (nhất là lộ trình hoàn thiện mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và hệ thống giao thông công cộng tại khu vực ga Hà Nội) để dự kiến lộ trình thực hiện Đồ án bảo đảm tính khả thi; hạn chế đến sinh hoạt và cuộc sống người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực quy hoạch.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, tại buổi làm việc với Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TP Hà Nội cần thận trọng trong tính toán các yếu tố liên quan đến các tòa nhà cao tầng ở khu vực ga Hà Nội. “Vừa rồi, thành phố đưa ra chiến dịch truyền thông rất tốt, cái gì là được, cái không được là gì, để thảo luận đưa ra quyết định cuối cùng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá.
Cũng tại buổi làm việc, nhiều ý kiến của các thành viên Chính phủ, Bộ ngành đã đề cập về quy hoạch đô thị hiện nay của Hà Nội. Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đồ án quy hoạch Hà Nội hiện nay tích hợp rất tốt, nhưng đang có hiện tượng điều chỉnh cục bộ.
Phó Thủ tướng đề nghị TP Hà Nội tập trung rà soát quy hoạch tổng thể phát triển, quy hoạch chung phát triển Thủ đô. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội tiếp tục rà soát quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết, quy hoạch ngành… Trong đó, phải gắn điều chỉnh quy hoạch với việc ứng phó với thách thức áp lực về gia tăng dân số: “Chúng ta phải kiên quyết không để gia tăng dân số ở nội đô. Chứ chúng ta rà soát quy hoạch lại tăng dân số nội đô lên thì không thành công”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đưa ra đề nghị phát triển đô thị phải bám theo quy hoạch đã được quy định. Bởi hiện nay còn khoảng trống trong vấn đề này, dẫn đến tình trạng phát triển tự phát.
“Các doanh nghiệp thấy đất đẹp là xin, còn chúng ta đồng ý cho, chứ chưa căn cứ vào kế hoạch cũng như nhu cầu của người dân và khả năng cung ứng nguồn lực đầu tư”, Phó Thủ tướng Dũng nhấn mạnh.
Giữa tháng 9/2017, Hà Nội đã xin ý kiến các bộ ngành về đồ án quy hoạch ga Hà Nội và vùng phụ cận. Theo quy hoạch do tư vấn Nhật Bản lập, ga Hà Nội ở vị trí hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Tư vấn đề xuất chia ga Hà Nội và vùng phụ cận thành 9 phân khu chức năng, với tòa nhà cao nhất 150m (tương đương 40 tầng). Trong đó, khu ga đường sắt nằm ở trung tâm của quy hoạch; khu văn hóa gồm Văn Miếu và khu vực xung quanh được xác định bảo tồn, xây dựng công trình mới phải hạn chế chiều ca kiến trúc... Trong 9 phân khu, các khu kiến trúc, truyền thông, thương mại được xây dựng chiều cao tối đa 200m (70 tầng); khu nghỉ dưỡng, lối sống mới được xây dựng tối đa 60 tầng; khu văn hóa thấp tầng. Cũng theo tờ trình này, hiện dân số khu vực quy hoạch là 34.000 người, dự báo tăng thêm 10% dân số mỗi năm nên tổng dân số của đồ án sẽ là 44.000 người. Qua đó, Hà Nội sẽ tăng dân số khu vực nội đô (4 quận nội thành cũ) từ 800.000 người lên 824.000 người. |
Hồng Khanh
![Nhà cao tầng ở ga Hà Nội, cao bao nhiêu phải tính](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/09/28/19/20170928193059-20170919170443-ga-ha-noi.jpg?w=145&h=101)
Nhà cao tầng ở ga Hà Nội, cao bao nhiêu phải tính
Đồ án khu đô thị ga Hà Nội khá rộng, thay đổi nhiều về hạ tầng xung quanh ga nên cần nghiên cứu kỹ khả năng tổ chức giao thông.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Western Sydney, 15h35 ngày 8/2: Tiếp tục gieo sầu
Nhận địnhHồng Quân - 07/02/2025 21:17 Úc ...
阅读更多Người lưu giữ hồn dân tộc qua sách tranh dân gian
Nhận địnhBộ sách gồm 2 cuốn: Dòng tranh dân gian Kim Hoàng và Dòng tranh dân gian Đông Hồvừa đạt giải B Giải Sách Quốc gia lần thứ 3 do tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa (chủ biên), Trịnh Sinh và Lê Bích thực hiện - giúp độc giả biết được lịch sử phát triển, sự thăng trầm của làng tranh, dòng tranh Kim Hoàng, Đông Hồ. Sách là một phần của dự án khôi phục dòng tranh dân gian Kim Hoàng, Đông Hồ nhằm góp phần giữ hồn dân tộc qua tranh. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa so sánh màu tranh thực tế với màu tranh trong sách về tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa vốn là Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội. Mang trong mình tình yêu với các dòng tranh dân gian của dân tộc và nỗi lo về sự mai một, thất truyền, chị cùng cộng sự tìm hiểu, nghiên cứu về dòng tranh Kim Hoàng và thực hiện cuốn sách để công bố đến đại chúng.
Tranh dân gian thể hiện tính dân tộc và lịch sử
- Để cho ra đời 2 cuốn sách này, quá trình tìm hiểu tư liệu có khó khăn với chị?
Thực sự để ra mắt và xuất bản được bộ sách này là cả một quá trình kéo dài 5-7 năm. Quãng thời gian đó, tôi đã đi dọc miền đất nước từ Bắc đến Nam để có thể nghiên cứu. Mặc dù viết về tranh dân gian Đông Hồ hay tranh dân gian Kim Hoàng tôi vẫn phải có so sánh ở trong cái chung của tranh dân gian trên mọi miền đất nước.
Ví dụ như trong suy nghĩ của người dân miền Bắc, nói đến tranh dân gian là nói đến tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống. Nhưng thực ra tranh dân gian, ví dụ ở miền Bắc ngày xưa cũng đã có tranh dân gian bằng kính thế nhưng sau một thời gian dài vì thời tiết ẩm nên tranh bị hỏng thế người ta không còn chuộng nữa. Trong quá trình đi nghiên cứu về tranh dân gian, có nhiều lúc tôi phải lội ngược dòng để tìm hiểu lại về lịch sử của những dòng tranh dân gian.
Khi làm những quyển sách như thế này, nếu không khéo và truyền được cảm hứng cho các nghệ nhân rất khó để người ta đã nói được những bí quyết của gia đình họ.
Ví dụ với cuốn Dòng tranh dân gian Kim Hoàng, tôi phải đến 50-70 lần gia đình các nghệ nhân mới có thể tích lũy được tư liệu. Mỗi lần gặp gỡ lại vỡ ra một điều mới lạ.
- Quá trình tìm hiểu các dòng tranh chị thấy tranh dân gian Việt Nam có gì đặc sắc?
Chính là tính dân tộc và tính lịch sử. Điều này thể hiện rất rõ trong cách làm tranh, vẽ tranh, màu sắc, nội dung. Tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân Việt vào những thời điểm lịch sử nhất định được thể hiện qua tranh rất rõ nét.
Tuy nhiên, mỗi dòng tranh lại có sự khác biệt, đặc trưng cho văn hóa từng vùng miền, cũng chính là phục vụ những đối tượng khách hàng riêng biệt.
Ví dụ cùng là tranh đồ thế, miền Bắc lại dùng tranh Thập vật trong các lễ cúng phát tấu, miền Trung và miền Nam lại không dùng. Miền Trung có tranh làng Sình chịu ảnh hưởng của Thiên Tiên Thánh giáo nên nội dung rất phong phú, đặc sắc. Tranh vùng Nam Trung Bộ lại có nội dung thiên về thờ cúng ghe thuyền...
Có ba dòng tranh dân gian vẫn tồn tại và duy trì là tranh dân gian Đông Hồ, tranh làng Sình và tranh kính Nam Bộ. Tranh dân gian Đông Hồ được sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền tỉnh Bắc Ninh nên phát triển rất tốt.
- Khó khăn trong việc bảo tồn phát huy các dòng tranh dân gian của Việt Nam là gì thưa chị?
Tranh cũng giống như các nghề thủ công khác, thường cha truyền con nối nên việc dạy vẽ cho người ngoài là điều rất khó xảy ra. Cho nên việc này cần phải có sự chung tay của các nhà quản lý. Các dòng tranh khác đều không có người nối nghiệp hoặc mất dần thị trường, thu nhập giảm sút, cũng như không phải ai cũng theo nghề được, vì phải có năng khiếu, cần cù, tỉ mỉ. Giới trẻ cũng không mặn mà với tranh.
Hiện nay có tranh làng Sình và tranh kính Nam Bộ tồn tại vì đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh làng Sình là tranh đồ thế nên gần như mỗi dịp Tết, lễ, nhà nào cũng dùng. Nhà nào ở Nam Bộ cũng có ít nhất một bức tranh kính trong không gian thờ tự.
Dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức – Hà Nội ) được hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Tranh Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Chính vì thế dòng tranh này mang những giá trị riêng. Mong sách lan toả tới những người yêu văn hoá dân tộc
- Với việc ra viết 2 cuốn sách này, chị mong muốn nó sẽ lan toả điều gì tới người đọc?
Tôi mong muốn rằng mọi người hãy trân trọng từng bức tranh dân gian, dù là tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Kính thế,... tranh dân gian nào cũng vậy, bởi nó là những giá trị tinh hoa của dân tộc mình, đã được thẩm thấu vào trong đó. Chứ đừng nhìn về mặt giá trị kinh tế của bức tranh.
Khi những quyển sách về tranh dân gian ra đời với chất lượng in ấn tốt, được đưa tới bạn đọc thì rất nhiều người đã lấy những mẫu của tranh dân gian này, sáng tạo vào trong các lĩnh vực đương đại. Ví dụ như những họa sĩ người ta sẽ dùng những chất liệu của tranh dân gian đưa vào nhưng tác phẩm của mình. Hoặc là vào những dịp Trung Thu hay Tết, những khách sạn người ta hay làm những gói quà và ở trong đó người ta sử dụng những hình ảnh của tranh dân gian. Tôi nghĩ là tranh dân gian không chỉ tồn tại trong dịp Tết mà nó thể tồn tại từ đầu năm cho đến cuối năm bằng hình thức này hay hình thức khác.
Tại nước ngoài, các sản phẩm thuộc về dân tộc, mang tính dân tộc đặc trưng là những sự lựa chọn của khách du lịch khi tới thăm vùng đó. Tôi cũng mong muốn rằng mỗi một khách du lịch đến với Việt Nam sẽ mua sản phẩm tranh dân gian, dù ít dù nhiều.
Và tôi nghĩ những quyển sách như thế này ra sẽ được đón nhận. Trên thực tế có rất nhiều bạn trẻ liên lạc lại với tôi để yêu cầu có thêm thông tin hay hình ảnh để mà người ta có thể làm những chuyên đề nghiên cứu sâu. Đó là những phản hồi, đánh giá xã hội rất tốt đối với quyển sách này của chúng tôi. Điều đó cũng thúc đẩy cho chúng tôi có thể hoàn thiện được càng sớm càng tốt công trình nghiên cứu này.
Tôi thực sự biết ơn sâu sắc đến học giả, họa sĩ người Pháp, ông Maurice Durand, nay đã khuất núi, đã để lại một tác phẩm vô giá là Tranh dân gian Việt Nam xuất bản từ năm 1960. Ông không chỉ mang trong huyết quản một phần dòng máu Việt nên yêu nước Việt, mà ông còn để hết tâm sức của mình vào việc nghiên cứu các bức tranh của người Việt, trong đó có tranh dân gian Kim Hoàng.
Hy vọng công trình của chúng tôi sẽ có đóng góp không những khôi phục và phát triển dòng tranh Kim Hoàng, Đông Hồ mà còn có giá trị tư liệu khảo sát dân tộc học, khảo cổ học, thư tịch học, sử học, văn học dân gian của ngôi làng thuần Việt.
Tranh Đông Hồ treo trong ngày Tết đã trở thành một thú chơi tao nhã, một phong tục đẹp của người nông dân Việt Nam xưa. Các gia đình dù giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng, thịt mỡ dưa hành đều không thể thiếu câu đối đỏ cùng những bức tranh Tết. - Sau 2 cuốn sách này, chị có tiếp tục nghiên cứu để ra đời những cuốn sách về tranh dân gian khác?
Chúng tôi muốn làm một bộ sách về tranh dân gian Việt Nam với hơn 30 dòng tranh trải dài từ Bắc vào Nam. Dự định ban đầu là viết ba tập sách, khoảng hơn 1.000 trang.
Tuy nhiên, bắt tay vào viết sách mới thấy đó là công việc khổng lồ. Quyển sách tổng hợp đó sẽ để sau cùng, sau khi hoàn thành thêm các sách về những dòng tranh Hàng Trống, tranh dân gian Huế, tranh dân gian kính Việt Nam, tranh đồ thế Việt Nam…
Tác phẩm Dòng tranh dân gian Đông Hồ- gồm 232 trang, 537 ảnh mô tả chi tiết về làng Đông Hồ, các bước làm tranh, chân dung các nghệ nhân, họa sĩ tiêu biểu của Đông Hồ và tổng hợp gần 300 bức tranh Đông Hồ.
Bên cạnh đó, sách còn giới thiệu hai thể loại tranh ít được biết đến của Đông Hồ là tranh trổ giấy và tranh đồ thế (tranh đốt cho người chết). Tranh đồ thế đã dừng làm từ cách đây gần 20 năm, tranh trổ giấy đã vắng bóng vài ba năm. Đặc biệt, độc giả có thể tìm thấy nhiều tư liệu mới được các nghệ nhân hoặc đại diện gia đình các nghệ nhân chia sẻ để giúp cho cuốn sách này có những nét khác biệt so với nhiều cuốn sách tranh Đông Hồ từng xuất bản trước đây.
Tác phẩm Dòng tranh dân gian Kim Hoàng - cuốn sách gồm ba chương, với 346 ảnh mầu minh họa, 24 tài liệu tham khảo và trích dẫn. Các hình ảnh mô với nhiều góc chụp khác nhau, cho người đọc những góc nhìn toàn cảnh làng Kim Hoàng từ trên cao cho tới cận cảnh về từng họa tiết chạm khắc trong đình làng. Bên cạnh đó, là những hình ảnh sinh động mô ta quá trình khôi phục tranh, in tranh, và những giao lưu, triển lãm giới thiệu tranh Kim Hoàng ra với công chúng trong nước và quốc tế.
Tình Lê - Ngọc Hà
Giải B Sách Quốc gia: Điều thú vị chưa biết ở 'Bộ lược khảo văn học'
Tác giả mong muốn bạn đọc đón nhận tác phẩm với tinh thần đối thoại dù cuốn sách được trình bày có tính cách giáo khoa.
">...
阅读更多Chị em đạp nhầm chân ga, đàn ông lái xe có giỏi hơn?
Nhận địnhNgười phụ nữ điều khiển ô tô đạp nhầm chân ga gây tai nạn khiến một người chết ở Phú Thọ Trước đó, đầu tháng 4 năm nay, một phụ nữ điều khiển xe ôtô mang BKS 29A 958.xx lưu thông trên đường trong khu chợ Phủ Lý, Hà Nam đã tông liên hoàn nhiều người trong chợ, làm đổ cột đèn, lao lên vỉa hè húc vào hàng loạt cửa hàng. Nguyên nhân đầu của vụ việc được xác định là do nữ tài xế này đạp nhầm chân ga.
Thời điểm cuối tháng 11 năm ngoái, vụ bà Vũ Thị Hồng Thái (SN 1972, trú Trung Hoà, Cầu Giấy) lái chiếc Mercedes GLC 250 đạp nhầm chân ga gây tai nạn liên hoàn 5 phương tiện, 1 người tử vong ở Hà Nội đặc biệt gây chú ý. Tại cơ quan chức năng, nữ tài xế này khai do mất bình tĩnh và đi giày cao gót nên đã đạp nhầm chân ga khiến chiếc xe đâm vào 3 xe máy, 1 xe đạp gây ra vụ tai nạn.
Ám ảnh hiện trường vụ nữ tài xế uống rượu lái xe BMW đạp nhầm chân ga gây tai nạn liên hoàn ở ngã tư Hàng Xanh, TP.HCM. Ngoài những trường hợp nói trên, đến nay dư luận chắc hẳn cũng chưa quên vụ tai nạn xảy ra vào chiều ngày 21/10/2018 bà Nguyễn Thị Nga điều khiển chiếc ô tô BMW chưa có giấy phép lái xe trong tình trạng say rượu.
Khi đi tới ngã tư Hàng Xanh, bà Nga luống cuống nên đạp nhầm vào chân ga tông vào một loạt xe máy và một chiếc taxi đang dừng chờ đèn đỏ phía trước. Hậu quả khiến một người tử vong và nhiều người khác bị thương nặng. Bà Nga sau đó đã bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
Còn nhiều vụ tai nạn khác với lý do tương tự xảy ra ở Việt Nam thời gian qua dù có thể không gây thương vong về người nhưng cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng lái xe đạp nhầm chân ga luôn để lại hậu quả rất nguy hiểm.
Tài xế nam hay nữ đều có thể đạp nhầm chân ga?
Đối với những người lái xe ôtô, dù là lái xe lâu năm hay những tay lái mới đều có thể mắc lỗi "nhầm chân phanh và chân ga” khi gặp những tình huống đột ngột, bất ngờ trên đường.
Tuy nhiên vì đa số các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra do lỗi trên đều vào đúng những trường hợp phụ nữ lái xe nên ngay lập tức trở thành tâm điểm bàn luận và mọi sự chỉ trích đồ dồn vào người phụ nữ. Thậm chí một vài người còn có tâm lý kỳ thị và xem thường phụ nữ lái xe.
Tài xế nam hay nữ đều có thể đạp nhầm chân ga
Chia sẻ về vấn đề này, anh Trần Hữu Hoàng ở Sài Đồng, Long Biên cho biết: “Không thể phủ nhận nhiều trường hợp tai nạn cho thấy chị em hời hợt khi tham gia giao thông, thiếu quan sát, mang giày cao gót, tệ hơn là sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích…"
"Tuy nhiên, không nên quy chụp khả năng điều khiển xe của tất cả chị em phụ nữ. Bởi tôi là đàn ông nhưng cũng từng bị nhầm chân ga và may chỉ phi xe tông nhẹ vào cổng rào. Từ đó tôi rút ra kinh nghiệm đó là phải luôn ý thức để cảm nhận chân đang đặt bên ga hay thắng. Luôn đạp nhẹ trước để cảm giác chắc chắn chân đang được đặt đúng bên thắng hay ga”, anh Hoàng nói.
“Nguyên tắc của tôi là cứ thả chân ga là xoay qua (hoặc nhấc chân qua) để bên chân thắng liền, cứ như thế tạo thành thói quen, đôi khi chúng ta chạy lâu năm, thành thục nhưng ỷ lại và không có thói quen cẩn thận thì đến ngày nào đó rất dễ gây thảm họa, thà thắng không cần thiết còn hơn giậm nhầm chân ga”, anh Hoàng nói thêm.
Đồng tình với ý kiến của anh Hoàng, anh Nguyễn Hàn Phong ở Ba Đình, Hà Nội cũng chia sẻ: "Mình là nam giới, mình cũng từng đạp nhầm chân ga, nhưng là lúc học bằng lái xe. Cái này xét về kỹ năng mà kỹ năng thì không phân biệt nam nữ. Kỹ năng lái xe rất quan trọng nhưng theo tôi quan trọng nhất vẫn là phải luôn tập trung khi lái xe. Dù lái xe lâu năm, nam hay nữ nhưng khi gặp tình huống bất ngờ nếu không tập trung thì vẫn có độ trễ, đơ một vài giây”.
“Tôi từng sống ở Đức gần 40 năm chưa thấy ai đạp nhầm chân ga bao giờ, nếu không phải là do vướng giày, guốc cao gót. Luật ở Đức cấm đi giày cao gót hoặc đi dép lê xỏ ngón khi lái xe. Cá nhân tôi cho rằng các trường hợp nhầm chân ga ở Việt Nam một là do vi phạm nguyên tắc an toàn khi lái xe, hai là do học không đến nơi đến chốn.
Nhận thấy nếu luật không chặt thì tình trạng này sẽ còn tiếp diễn và sẽ dẫn đến nhiều cái chết thương tâm”, ông Ngô Tiến Thịnh một người dân ở Hà Nội bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.
Liên quan đến vấn đề này, anh Trần Quốc Anh, giáo viên tại Trung tâm đào tạo lái xe ô tô Gia Thịnh, Vĩnh Long cho biết: "Nói đến lỗi nhầm chân phanh với chân ga thì không riêng gì phụ nữ, nam giới cũng có lúc gặp phải. Trên thực tế trong quá trình dạy học lái cho các học viên tôi cũng đã chứng kiến nhiều lần.
Lỗi này một phần do kỹ năng xử lý tình huống của người lái đó là sự chủ quan. Bên cạnh đó, một số người đang lái xe nhưng lại thao tác điều chỉnh ghế lái không phù hợp. Hoặc dừng đỗ xe mà không về số N. Đúng ra tài xế nên chuyển cần số về N trước khi muốn làm việc gì khác. Điều này nên được biến thành một thói quen để hạn chế tối đa cái xui đến với mình".
Chi Bảo
Bạn nghĩ gì về chuyện phụ nữ lái xe đạp nhầm chân ga ở Việt Nam? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhờ chạy phí trước bạ, xe lắp ráp tăng mạnh doanh số
Trong tháng 11/2020, doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô đạt 36.359 xe, tăng 9% so với trước đó và tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, sản lượng của xe lắp ráp trong nước tăng đến 15% so với tháng trước.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo PSG vs Monaco, 3h05 ngày 8/2: Khẳng định vị thế
- Hà Nội dự kiến đổi xe máy cũ lấy xe mới, hỗ trợ đến 4 triệu đồng
- 60 năm vang mãi bản hùng ca cảnh sát Nhân dân Việt Nam
- Ô tô đắp chiếu ngày giãn cách có nên thay nhớt khi đến định kỳ?
- Soi kèo góc Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
- 'Mẹ rơm' tập 21: Hồng biết sự thật Hào là bố Hạt Dẻ
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Sevilla vs Barcelona, 03h00 ngày 10/2
-
Thực hiện game show Vũ điệu vàng, nhà sản xuất mong muốn tạo ra sân chơi vừa mang tính giải trí, vừa tốt cho sức khỏe tinh thần, thể chất của người trung niên và lớn tuổi, thông qua những ích lợi của bộ môn khiêu vũ thể thao. Ngoài những bước nhảy đẹp mắt, chương trình còn "bật mí" câu chuyện thú vị của các cặp thí sinh về niềm đam mê khiêu vũ, lý do để họ theo đuổi bộ môn thể thao tưởng như quá khó cho lứa tuổi trên 40, thậm chí có trường hợp thí sinh trên 80 tuổi. Đó cũng là những câu chuyện xúc động về cuộc sống, tình yêu, tình bạn…của các cặp thí sinh. Từ những câu chuyện có thật, Vũ điệu vànghy vọng có thể chuyển tải đến khán giả, nhất là khán giả lớn tuổi, nguồn cảm hứng, động lực tích cực để luyện tập thể thao, lạc quan, sống vui, khỏe và đẹp.
Các cặp thí sinh có tuổi vượt qua chính mình để thi khiêu vũ.
Từ 400 cặp thí sinh cả nước tham gia vòng sơ tuyển, BTC chọn ra 12 cặp thí sinh xuất sắc và chia làm 2 bảng. Bảng 1 gồm 6 cặp thí sinh ở độ tuổi từ 40 - 50. Bảng 2 gồm 6 cặp thí sinh ở độ tuổi từ 50 trở lên.
Chương trình có 12 tập, bao gồm nhiều chủ đề thi khác nhau. Mỗi chủ đề, các cặp thí sinh sẽ tự hình thành, đưa ra ý tưởng cho bài thi cũng như chọn vũ điệu cho riêng mình. Từ ý tưởng đó, các biên đạo múa mới cố vấn, phát triển và hỗ trợ dàn dựng cho các thí sinh để bài thi phù hợp với sân khấu truyền hình và gây ấn tượng với giám khảo, khán giả.
Cặp biên đạo múa Xuân Thảo - Đình Lộc nổi bật với chất trẻ. Theo đó, biên đạo múa Lý Phương Châu phụ trách cố vấn các cặp thí sinh của bảng 1 (40 - 50 tuổi) còn cặp Á quân Thử thách cùng bước nhảy Xuân Thảo - Đình Lộc phụ trách thí sinh của bảng 2 (50 tuổi trở lên).
Lý Phương Châu vừa là biên đạo múa vừa là quản lý nhóm nhảy MTE. Qua từng đêm thi, 4 cặp thí sinh xuất sắc nhất sẽ bước vào đêm chung kết xếp hạng để tranh giải quán quân. Tổng giải thưởng của chương trình lên đến gần nửa tỷ đồng, trong đó giải thưởng dành cho quán quân trị giá 190 triệu đồng.
Đảm nhận vai trò host của chương trình Vũ điệu vànglà MC Đại Nghĩa. Ngoài sự duyên dáng và sâu sắc, MC cũng là người khá am hiểu về bộ môn khiêu vũ. Anh thường đứng về phía các thí sinh để đối trọng lại với ban giám khảo. Hiện tại, thành phần ban giám khảo chưa được công bố.
Vũ điệu vàng ra đời tròn cột mốc 10 năm game show nhảy, khiêu vũ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam. Chương trình cũng là làn gió mới khi thị trường game show đang khan hiếm chương trình giải trí dành cho người lớn tuổi. Vũ điệu vànglên sóng tối 6/10 trên kênh HTV7.
Cẩm Lan
Khánh Thi - Phan Hiển lại gây sốt khi nhảy nền nhạc 'ON' của BTS
- Hiện đoạn clip nhảy cover trên nền nhạc "ON" của Khánh Thi - Phan Hiển đang thu hút hàng ngàn lượt xem chỉ trong vòng 1 giờ đăng tải.
" alt="Game show khiêu vũ đầu tiên cho cặp nhảy trên 40 tuổi">Game show khiêu vũ đầu tiên cho cặp nhảy trên 40 tuổi
-
Nghệ sĩ thường nghĩ đơn giản là khi đã đồng ý tham gia game show là phải chơi hết mình, tung hứng hồn nhiên để “câu khách” cho chương trình và mua vui đối với khán giả. Vì thế, họ không ngại bộc lộ những tính cách, tự làm xấu hình ảnh của mình theo đúng kịch bản của game show. Từ đây, hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên với muôn hình vạn trạng: Nói xấu, chê bai ngoại hình lẫn nhau, kể chuyện đời tư, không ngại “trả đũa”, thể hiện sự tham ăn, mê trai - mê gái đẹp, hôn môi đồng giới… trên sóng truyền hình.
Khi nghệ sĩ không ngại tự làm xấu theo kịch bản game show
Đối với nghệ sĩ, hình ảnh là có vai trò quan trọng, là "signature" để nhận diện với khán giả, còn là đẳng cấp, vị trí của họ giữa showbiz, là định hướng phát triển sự nghiệp. Bởi vậy, hầu hết sao Việt đều có đội ngũ, ê-kíp chuyên nghiệp để lên lộ trình xây dựng, đầu tư cho hình ảnh cá nhân. Xây dựng thành công một hình ảnh đẹp đồng nghĩa với việc nghệ sĩ thăng tiến, được nhãn hàng chú ý, được khán giả yêu mến.
Nhiều sao Việtsẵn sàng bỏ ra số tiền hàng chục nghìn USD để mua những bộ cánh hàng hiệu, xuất hiện lộng lẫy, xinh đẹp tại thảm đỏ, sự kiện trong vài phút. Việc xây dựng hình ảnh tốn kém, được chau chuốt cho từng phút xuất hiện của nghệ sĩ.
Thế nhưng, cũng là những nghệ sĩ ấy, sẵn sàng trút bỏ những bộ cánh đẹp, sẵn sàng "lăn lê bò trườn", tham gia đủ mọi trò chơi kỳ quái theo một kịch bản game show mang tính giải trí nào đó. Thậm chí, nhiều nghệ sĩ xuất hiện dày đặc ở nhiều game show khác nhau, tự đưa mình vào thế khó với đủ loại hình "tự làm xấu hình ảnh" theo những cách khác nhau.
Lâm Vỹ Dạ đập trứng sống lên đầu ở một game show. Ảnh: Chụp màn hình.
Nghệ sĩ mất 3 tiếng để trang điểm, làm tóc nhưng chấp nhận đứng để đồng nghiệp đập trứng sống lên đầu, đổ sơn khắp người với mong muốn hoàn thành thử thách của chương trình.
Cũng là họ, những ca sĩ, diễn viên luôn tạo “vỏ bọc” duyên dáng, thanh lịch nhưng lại la hét thảm thiết khi đồng đội thua cuộc trong game show, chen ngang, cướp lời đàn anh…
Trên hàng loạt game show, rất dễ nhận ra cảnh Lâm Vỹ Dạ, Hari Won, Lan Ngọc, Thúy Ngân bộc lộ rõ sự "mê trai", "tham" ăn và ăn nói kém duyên của mình. Trong nhiều tập của Giọng ca bí ẩn năm 2019, bà xã của Trấn Thành thường xuyên thể hiện những hành động như lại gần, sờ soạng, khen ngợi những anh chàng đẹp trai, cơ bắp tham gia chương trình.
Đứng cạnh bên, chồng Hari Won bất lực trước hành động của vợ. "Nhìn dàn trai đẹp 6 múi đến quay hình, chị Hari Won nhào vô như muốn cắn người ta luôn", Lâm Vỹ Dạ nói về việc mê trai đẹp của giọng ca Hương đêm bay xa.
Không dừng ở đó, tại chương trình 7 nụ cười xuân, Hari Won và Lan Ngọc được mệnh danh là hai "máy bào đồ ăn". Nguyên do, hai nữ nghệ sĩ liên tục ăn uống khi tham gia thử thách trong game show. Không còn để ý đến việc giữ gìn hình ảnh nghệ sĩ, Hari Won ăn cả trong lúc nói, miệng dính đầy dầu mỡ.
Để lộ lỗ hổng về kiến thức
Không chỉ về ngoại hình, nhiều nghệ sĩ Việt còn “mất điểm” khi tham gia các game show. Họ bộc lộ nhiều điểm yếu của bản thân về kiến thức, khả năng hoạt ngôn hay thiếu sự kiềm chế cảm xúc.
Trên bản đồ nhạc Việt, Hiền Hồ là ca sĩ trẻ được yêu thích với ngoại hình xinh đẹp, giọng hát nội lực trong những bản ballad nhưEm ngày xưa khác rồi, Rồi người thương cũng hóa người dưng… Nữ ca sĩ sinh năm 1997 sẽ mãi được yêu mến như vậy cho đến khi cô bước vào game show.
Hiền Hồ bị chê nhạt khi tham gia Ơn giời cậu đây rồi. Ảnh: BTC.
Không có khả năng hoạt ngôn và ứng biến trên sân khấu nhưng giọng ca Cần xalại đồng ý tham gia chương trình Ơn giời cậu đây rồi - game show khai thác thế mạnh diễn xuất. Vì thế, Hiền Hồ gặp khó trong những thử thách mang tính sở đoản đối với bản thân. Cô liên tục bị chê nhạt, diễn đơ, phát ngôn những câu ngây ngô đến khó tin.
Trong tập 3 của Ơn giời cậu đây rồi mùa 7, Hiền Hồ vào vai vai nô tỳ được vua (Trấn Thành) sủng ái trong hoàn cảnh cả kinh thành đang đối diện với bệnh dịch xác sống tấn công. Nhưng lòng tin của vua dành cho Hiền Hồ giảm sút khi chị gái cô - thái y trong triều bị tố có âm mưu tạo ra loại thuốc để hồi sinh người cha, vốn là một xác sống... Trong nhiều phân đoạn, Hiền Hồ tỏ ra bối rối khi xử lý tình huống. Thậm chí, cô sử dụng câu chữ bị nhầm lẫn khiến Trấn Thành, Khả Như nhiều lần bật cười.
Trước đó, giọng ca 23 tuổi từng thử sức với Chạy đi chờ chi, Nhanh như chớp, Giọng ải giọng ai… Ở game show nào, cô cũng là đối tượng “gây cười” vì sự nhạt nhẽo, ngây ngô của mình.
Tương tự, nhiều nghệ sĩ như Phát La, Emma, Mạc Văn Khoa, Lê Dương Bảo Lâm… cũng bị chê khi ngồi ghế người chơi tại Nhanh như chớp. Họ để lộ lỗ hổng về những thông tin, kiến thức cơ bản.
Gần nhất, Jang Mi khiến người xem bất ngờ vì liên tục trả lời sai những câu hỏi đơn giản. Chẳng hạn, với câu hỏi: "Thám tử nổi tiếng nhất của nước Anh tên gì?", cô đáp: “Harry Potter". Đáp án lần hai của cô là: "Conan". Câu trả lời của nữ ca sĩ khiến Trường Giang và các đồng nghiệp bật cười. Nam MC bình luận: "Không thể tìm được một Jang Mi thứ hai. Cô ấy không thuộc về thế giới này".
Chơi xấu, “trả thù” đồng nghiệp
Trong các game show, các nghệ sĩ không ngại dùng mọi thủ đoạn, thậm chí chơi xấu, “trả đũa” đồng nghiệp để hoàn thành kịch bản game show. Dù được khen ngợi với khả năng hoạt ngôn, ứng biến linh hoạt và hài hước, song Lâm Vỹ Dạ cũng thường có những hành động được đánh giá là không “fair-play” khi chơi game show.
Gần đây, nhiều khán giả đã tổng kết lại những chương trình mà nữ diễn viên hài góp mặt. Trong đó, cư dân mạng nhận thấy hầu hết cử chỉ lườm nguýt, nhăn nhó, thậm chí là động chân, động tay của cô với đồng nghiệp.
Người hâm mộ không mấy hài lòng khi thấy cảnh Lâm Vỹ Dạ hất đồ ăn vào người Puka, ép Lan Ngọc chia sẻ chuyện tình cảm hay gần nhất là “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với đàn anh Tiến Luật ở chương trình 7 nụ cười xuân.
Khánh Vân bị chỉ trích ăn thua đủ với Lâm Vỹ Dạ. Ảnh: BTC.
Cũng trong chương trình, diễn viên Khánh Vân bị chỉ trích khi có hành động “trả thù” đàn chị bằng cách thẳng tay thả dây để chiếc mâm rơi vào đầu Lâm Vỹ Dạ. Không dừng lại ở đó, cô còn tỏ ra vui mừng, hả hê khi chiến thắng đồng nghiệp.
Trước đó, trong chương trình Mỹ nhân hành động lên sóng vào tháng 9/2019, Trương Quỳnh Anh bị đồng đội tố cô chơi xấu. Cụ thể, khi thực hiện thử thách, nữ diễn viên đã giấu đồ của đội đối thủ để nhóm cô về đầu tiên.
Ngay lập tức, Trương Quỳnh Anh bị Phương Oanh lên án. “Chiến thuật phải là fair-play, công bằng và minh bạch. Đừng mang từ chiến thuật ra để biện minh cho việc chơi xấu”, diễn viên Quỳnh búp bênói.
Kể chuyện đời tư, chê bai ngoại hình của nhau
Sự phát triển và bùng nổ của game show đang tỷ lệ nghịch với chất lượng chương trình. Việc các nghệ sĩ nổi tiếng nhẵn mặt trên sóng truyền hình với những câu chuyện lặp đi lặp lại, gần như đi vào lối mòn khiến khán giả nhàm chán.
Sự cạn kiệt về ý tưởng thể hiện rõ nhất ở việc các nghệ sĩ thường xuyên đưa chuyện riêng tư hay vẻ bề ngoài của đồng nghiệp để chọc cười khán giả.
Trong các chương trình như Ơn giời cậu đây rồi, Giọng ải giọng ai, Thách thức danh hài, Kỳ tài thách đấu… không khó để bắt gặp hành động Trường Giang đưa tên Mai Hồ để đùa bỡn Trấn Thành, Anh Đức bị trêu chọc vì chưa cưới vợ, mối quan hệ của Lan Ngọc - Chi Dân, Puka - Gin Tuấn Kiệt luôn được các đồng nghiệp “đẩy thuyền” dù họ chưa một lần lên tiếng thừa nhận chuyện tình cảm.
Mạc Văn Khoa thường xuyên bị đồng nghiệp chê bai về ngoại hình. Ảnh: Chụp màn hình.
Trong lần trò chuyện cách đây không lâu với Zing,Puka chia sẻ cô bị ngại khi bị mọi người đồn yêu Gin Tuấn Kiệt. Thậm chí, nữ diễn viên sợ sẽ ảnh hưởng đến đàn em.
“Trêu nhiều, giờ tôi cũng thấy ngại khi gặp Gin. Không biết người ta đã có bạn gái chưa mà lại đi đồn vậy, ảnh hưởng lắm”, cô tiết lộ.
Trên sóng truyền hình, các nghệ sĩ cũng thường xuyên tung hứng ngẫu nhiên nhằm mua vui cho khán giả. Trong những lần tung hứng đó, câu chuyện “cửa miệng” là đưa ngoại hình của nhau để chọc cười. Từ đây, người xem không xa lạ chuyện Trường Giang bị chê lùn, Trấn Thành bị chê mập, Mạc Văn Khoa bị chê xấu…
Nhận xét về điều này, diễn viên La Thành bày tỏ: “Đưa chuyện riêng tư, đem người yêu ra nói, đưa giám khảo ra chọc mà không liên quan đến câu chuyện không phải là diễn hài. Cái đó giỡn mặt đấy. Những cái đó một lần là vui, nhưng đến lần thứ 2-3 là không tôn trọng nghề của mình. Làm như thế chẳng khác nào không biết diễn nên đem chuyện đời tư ra cho khán giả cười”.
Từ bao giờ, hình ảnh nghệ sĩ bỗng trở nên xấu xí, méo mó trên sóng truyền hình?
Vẫn là chuyện nghệ sĩ bán hình ảnh với giá bao nhiêu?
Tại Việt Nam, game show nở rộ đến mức bùng nổ như "nấm mọc sau mưa". Đây là phương tiện mang lại tiền bạc, duy trì sức hút, tên tuổi cho nghệ sĩ - khi các tác phẩm thuần chuyên môn không có nhiều. Tuy nhiên, cách thức chọn lựa, giới hạn thể hiện bản thân là điều mà các nghệ sĩ phải nghĩ tới trước khi gật đầu tham gia một trò chơi giải trí trên truyền hình.
Kịch bản nhiều game show đang bị sa đà, khai thác "vui là chính" quá tay, khiến hình ảnh nghệ sĩ hiện lên với vô số hành động, lời nói, cảm xúc bị bình dân hóa, thương mại hóa.
Hồi tháng 10/2019, trên trang cá nhân, Ốc Thanh Vân có bài viết dài thể hiện sự không hài lòng đối với nhà sản xuất chương trình Nhanh như chớp.
"Khán giả tại trường quay là người thấy rõ nhất, đôi khi clip cắt dựng có chủ ý cũng sẽ làm thay đổi cách nhìn của khán giả. Chúng ta phải văn minh trong cách truyền đạt thông tin. Đừng cố tình định hướng sai lệch khán giả", cô nói.
Đồng thời, nữ diễn viên tuyên bố không bao giờ tham gia game show. "Sẽ nói không với game show. Vì tôi đã không còn phù hợp", cô khẳng định.
Điều đáng nói, khi nghệ sĩ vướng scandal hay bị chỉ trích vì một chi tiết trong game show, các nhà sản xuất luôn chọn thái độ im lặng, từ chối lên tiếng như một cách trốn tránh trách nhiệm, đẩy nghệ sĩ ra giữa tâm bão dư luận.
Vì lợi nhuận và tỷ suất người xem, họ vẫn bất chấp việc có thể mâu thuẫn với nghệ sĩ, khán giả quay lưng để tiếp tục cho "ra đời" nhiều sản phẩm được cắt ghép, chỉnh sửa và thiếu nhân văn.
Game show - có thể mang đến khoản thu nhập tốt cho nghệ sĩ, nhưng cái giá phải trả cũng là không rẻ, khi ở đó có sự lạm dụng hình ảnh, có những cái bẫy không thể ngờ tới, biến nghệ sĩ trở nên xấu xí, méo mó trên sóng truyền hình.
(Theo Zing)
Lan Ngọc hôn môi Lâm Vỹ Dạ và những trò lố trên game show Việt
Trong 7 nụ cười xuân, Lan Ngọc và Lâm Vỹ Dạ gây chú ý khi chạm môi. Các game show khác cũng vấp phải ý kiến trái chiều vì những trò chơi, khách mời không phù hợp.
" alt="Game show Việt ngày càng bêu xấu hình ảnh nghệ sĩ Việt như thế nào?">Game show Việt ngày càng bêu xấu hình ảnh nghệ sĩ Việt như thế nào?
-
Mẹ giải thích vì thấy Quân không quen ai dù đã lớn tuổi, "hay là con có bệnh gì khó nói à?", bà hỏi. "Đúng rồi đó, con trai của mẹ có rất nhiều bệnh không biết chia sẻ với ai và những bí mật đó con chỉ muốn giữ cho riêng con thôi", Quân đáp. Nghe xong câu trả lời của con trai càng khiến mẹ Quân lo lắng.
Ở diễn biến khác, Mai Anh (Hương Giang) lao vào phòng làm việc hỏi Quân: "Em có điểm gì kém cô ta?". Quân giả vờ không biết và hỏi lại: "Cô nào?". Mai Anh tiếp tục: "Anh biết thừa em nói về ai mà. Cô ta đang dùng laptop của anh đấy". Quân tỉnh bơ: "Đúng rồi, cô ấy trả tiền cho anh rồi". Một người mẹ đơn thân rất sòng phẳng và sẵn lòng đối mặt với cả thế giới, vì thế nên anh mới thích cô ta?".
Quân nhắc Mai Anh rằng hai người đang ở công ty và cô đang can thiệp vào cuộc sống của anh. "Em đang chen nhau vào các mối quan hệ của anh, anh thực sự không thoải mái đâu. Em đi quá giới hạn của mình rồi đó", Quân nói.
Dù liên tục phủ nhận tình cảm của mình với Hạnh nhưng khi thấy cô nói chuyện với người yêu cũ, Quân ghen ra mặt. Không rõ vì sao Hạnh lại phải vào viện và về nhà rất muộn với gương mặt phờ phạc.
Chứng kiến cảnh Hạnh và Trung (Quang Trọng) có cử chỉ thân mật ở sân tập thể, Quân hỏi: "Giờ này mới chịu về đó à? Điện thoại thì không liên lạc được hóa ra là đang bận đi hẹn hò à? Con gái của mình thì giao người khác giữ. Cô thực sự không biết cách làm mẹ sao? Happi là con ruột của cô, hãy chăm sóc nó một cách tử tế vào. Trong khi cô đang vui vẻ hẹn hò thì con gái cô phải nhập viện để cấp cứu đó".
Hạnh có giải thích với Quân để tránh bị hiểu lầm? Tại sao mẹ con Quân lại đưa Happi đi cấp cứu? Lý do Hạnh nhập viện là gì? Diễn biến chi tiết tập 14 Đừng làm mẹ cáuphát sóng vào 21h40 tối 13/1 trên VTV3.
Quỳnh An
'Đừng làm mẹ cáu' tập 13: Vy thừa nhận có tình cảm với Khôi, sợ ngày chia tayĐúng lúc bắt đầu rung động với Khôi thì người yêu cũ của anh trở về khiến Vy vô cùng lo sợ cuộc hôn nhân hợp đồng sẽ kết thúc." alt="Đừng làm mẹ cáu tập 14: Quân ghen khi thấy Hạnh về nhà lúc nửa đêm với tình cũ">
Đừng làm mẹ cáu tập 14: Quân ghen khi thấy Hạnh về nhà lúc nửa đêm với tình cũ
-
Nhận định, soi kèo Sivasspor vs Besiktas, 23h00 ngày 8/2: Bất ngờ từ cửa dưới
-
Liên quan đến vấn đề này, những ngày qua, Vietnamnet liên tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía các độc giả.
Đa phần mọi người đều cho rằng không nên mua SH 2019 đội giá và nên thêm tiền mua ô tô.
Anh Nguyễn Hiếu Hoàng ở Long Biên, Hà Nội nói: "Mua SH 2019 khi giá bị thổi phồng cao như vậy là người mua vô tình thao túng cho đại lý ăn lời quá dày. Thực sự rất phí tiền. Thay vào đó, cùng với số tiền trên dưới 170 triệu đồng thì mọi người nên gắng thêm tiền mua con 4 bánh chạy che nắng, che mưa có điều hòa làm mát và cũng sang chảnh nữa... nói chung là đi con 4 bánh oai hơn nhiều".
Nên mua SH 2019 đội giá 70 triệu hay thêm tiền sắm ô tô cỏ? "Mua xe hơi đi. Tội gì cầm gần 200 triệu mà đi mua xe 2 bánh, dù cho nó là Honda SH cũng thế thôi, nếu đi trời nắng, mưa mới thấy giá trị của chiếc xe hơi", anh Phan Thái Thanh ở Hoài Đức, Hà Nội chia sẻ ý kiến của mình.
Chia sẻ với Vietnamnet, anh Phụng , 35 tuổi, ở Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội cũng cho biết, anh hiện đang là kỹ sư xây dựng, đã có vợ và một con trai 4 tuổi, đã có nhà riêng, thu nhập hai vợ chồng bình quân một tháng vào khoảng 38 triệu đồng. Dù hai vợ chồng đều đã có xe máy để đi làm nhưng đều là xe số. Dịp cuối năm, hai vợ chồng anh Phụng đang có ý định đầu tư tiền lên đời một chiếc SH 2019 để kịp du xuân Tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên giá SH 2019 đang đội cao, nhiều người thân khuyên anh nên chi thêm một khoản nhỏ để mua một chiếc ô tô cũ thì hợp lý hơn.
“Hai vợ chồng tôi hiện dư được gần 180 triệu đồng, tôi cũng đã có bằng ô tô được hơn 1 năm nên nghe anh em khuyên mua ô tô cũ cũng thấy hợp lý. Vì mua ô tô mình có cơ hội nâng cao tay lái của mình vừa cần thiết cho gia đình mỗi dịp đi đâu cả nhà mà không sợ nắng mưa”, anh Phụng chia sẻ.
Đồng tình với những ý kiến trên, anh Đinh Thanh Vỹ ở Sóc Sơn, Hà Nội đưa ra phương án: "Mua ngay con xe van Spark mà đi cũ thì cũng tậu được đời 2017. Gần 200 triệu mua Honda SH vẫn phải đội mưa đội nắng, bụi bặm. Chỉ có những người không biết tính toán mới đi mua SH trong thời điểm này".
Trái ngược với những ý kiến nói trên, anh Lê Tấn Vinh ở Đống Đa, Hà Nội lại cho rằng không nên chọn mua ô tô cỏ, anh phân tích: “Việc nên chọn xe SH hay ô tô cũ còn phụ thuộc vào thu nhập của người mua. Ví dụ với mức thu nhập 20-25 triệu một tháng thì đừng bao giờ mơ đến việc mua xe hơi đặc biệt là xe cỏ. Bởi chi phí vận hành cộng hao mòn xe và tiền phạt, chưa kể xe cũ chạy được vài năm khấu hao, giá trị chỉ còn bằng không. Cách tốt nhất là thi thoảng có nhu cầu thì thuê xe đi một lượt cho biết cảm giác đi xe hơi. Khi nào thu nhập lên đến 100 triệu một tháng hãy nghỉ đến việc mua xe hơi sử dụng”.
"Theo tôi nếu đang sống ở thành phố lớn chật chội như Hà Nội, Sài Gòn thì nên hạn chế ô tô. Ô tô cũ, ô tô cỏ thì càng không nên vì lỡ nằm đường một cái là kéo theo tắc đường làm khổ thêm cả người khác", anh Hoàng Lộc ở Hà Nội chia sẻ.
Là thợ sửa chữa xe ô tô với nhiều năm kinh nghiệm, anh Trần Minh ở Đông Anh, Hà Nội cũng đưa ra lời khuyên: “Chi từng đó tiền, để chọn loại phương tiện nào tùy thuộc vào nhu cầu từng người. Nếu muốn thể hiện cá tính, phong cách cá nhân thì chọn mua một chiếc SH 2019 đắt tiền vẫn hợp lý vì dù sao mẫu xe này cũng khá giữ giá. Còn nếu thích tiện ích cho gia đình, con nhỏ thì có thể nghĩ đến ý định mua ô tô cũ với từng đó tiền".
Tuy nhiên, theo anh Minh, việc lựa chọn các mẫu xe ô tô cũ không phải lúc nào cũng được như ý. Người mua cần có sự cân nhắc, tìm hiểu kỹ trước khi bỏ ra cả “đống tiền” để tậu những chiếc ô tô cỏ về, khi chưa có sự đánh giá kỹ càng.
Chi Bảo
Honda SH 2019 tăng giá "phi mã" ở thị trường xe máy cũ
Không chỉ ở thị trường xe máy mới, Honda SH 2019 vẫn bị đẩy giá, tăng "phi mã" từng ngày tại các đại lý bán xe cũ.
" alt="Nên mua Honda SH 2019 đội giá 70 triệu hay thêm tiền sắm ô tô cỏ?">Nên mua Honda SH 2019 đội giá 70 triệu hay thêm tiền sắm ô tô cỏ?