Một người đàn ông Malaysia đã vô cùng giận dữ khi thấy hình ảnh của mình tràn ngập trên các trang tin quốc tế kèm theo thông tin sai sự thật. |
Anh Abu |
Người đàn ông này tên Abu Zarin Hussin (31 tuổi), là một nhân viên cứu hộ làm việc tại đồn cứu hỏa Temerloh, Malaysia.
Abu mới đây đã vô cùng sửng sốt và tức giận khi hàng loạt những trang báo lớn của nước ngoài như Daily Mail, Mirror... đều đưa sai sự thật về anh.
Abu là người Malaysia, nhưng nhiều trang tin quốc tế đã nhầm lẫn anh thành một người Thái Lan. Thậm chí, anh còn trở thành nhân vật chính trong một câu chuyện hoang đường, không hề đúng.
Theo nội dung các bài viết về Abu, thì anh đã kết hôn với một con rắn hổ mang vì ngỡ rằng con vật chính là hóa thân của người bạn gái quá cố của anh, rằng bạn gái đã mất của anh đã đầu thai vào chú rắn.
Theo đó, hàng loạt những hình ảnh của ảnh Abu ở bên cạnh chú rắn hổ mang đã được đăng tải tràn trên các mặt báo.
Nhiều trang tin bình luận thêm về việc anh Abu kết hôn với rắn rằng, anh là một người Thái Lan nên tin vào chuyện con người sau khi chết sẽ đầu thai thành một con vật. Khi nuôi con rắn này, anh phát hiện ra nó có nhiều điểm tương đồng với người yêu đã khuất nên đinh ninh đây chính là hiện thân của bạn gái.
Kể từ đó trở đi, anh Abu không khi nào rời xa con vật, kể cả lúc ngủ. Và anh đã đưa nó đi khắp nơi cùng mình. Lúc anh tập gym, đi lễ hội hay chơi cờ, con vật này đều ở bên anh.
Nhiều trang báo còn đưa tin rằng, anh Abu có những lúc rảnh rỗi còn ngồi bên hồ nước tâm sự với chú rắn. Những người trông thấy đều tỏ ra ngạc nhiên, thấy anh lạ lùng.
Tuy nhiên, anh Abu đã đính chính rằng, không có chuyện anh coi con rắn là bạn gái cũ và kết hôn với nó. Anh tiếp xúc với rắn từ năm 2007 như một phần trong công việc ở Cơ quan cứu hộ và cứu hỏa Malaysia.
Anh mang chú rắn theo mình vì mục đích phục vụ công việc. Abu sử dụng chú rắn này cho các lớp đào tạo huấn luyện cho các lính cứu hỏa - những người thường xuyên phải bắt rắn, trăn ở nhà ở của người dân hoặc ở nơi công cộng.
Anh thường xuyên mang chúng theo bên mình còn để anh có thể hiểu được bản tính, đặc điểm của chúng. Như vậy có thể dễ dàng tiếp xúc với chúng hay khống chế chúng...
Những con rắn này chỉ ở với anh 2-3 năm, rồi sau đó đều sẽ được thả về với môi trường tự nhiên.
Trong quá trình anh tiếp xúc với con vật, anh đã chụp ảnh lại và chia sẻ lên facebook. Những bức ảnh được các trang báo đăng tải đều được lấy từ trang cá nhân mạng xã hội của anh.
Chia sẻ về sự việc này, anh Abu cho biết: "Tôi rất thất vọng với thái độ của một số ít nhà báo nước ngoài những người đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo khi đưa tin sai sự thật, đặc biệt là lại lấy những bức ảnh từ tài khoản facebook của tôi".
TheoĐVO/Telegraph
Khi vụ án VN Pharma buôn bán thuốc chữa ung thư giả khiến cộng đồng xã hội rất phẫn nộ, nhưng thực tế trên mạng xã hội từ nhiều năm nay thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh được bán tran lan dưới mác hàng xách tay từ các nước tư bản như Nhật, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ và Canada.
Vào thời điểm các vấn đề về thuốc chữa bệnh gây nhiều tranh cãi, đội ngũ chuyên gia của công ty Bảo Minh IM đã làm một nghiên cứu nhanh và đã chỉ ra 37.849 tương tác liên quan đến việc rao bán thuốc, thực phẩm chức năng hay dược phẩm làm đẹp không rõ xuất xứ nguồn gốc được đăng tràn lan trên Facebook.
Theo số liệu từ hệ thống SocialBeat được phân tích bởi đội ngũ chuyên gia của Bảo Ninh IM, hơn một nửa trong số đó là thông tin rao bán về thực phẩm chức năng giúp giảm cân; gần 25% nội dung là quảng cáo các viên nén, viên nang, kem, gel làm đẹp da, trị nám, tàn nhang và trắng mịn; 15% rao bán viên uống được đăng là từ nước ngoài: Nhật, Nga hay kem massage Thái Lan giúp cải thiện các vòng của chị em; số còn lại là quảng cáo các thảo dược như trà mát gian, giải độc, thanh lọc cơ thể…
Trả lời phỏng vấn ICTnews mới đây, người phát ngôn của Facebook khẳng định: “Chúng tôi nghiêm cấm mọi nỗ lực của các đại lý kinh doanh trái phép trong việc mua, bán hoặc giao dịch các loại thuốc bán theo đơn, cần sa, vũ khí hoặc đạn dược”. Như vậy, mặc dù chính sách của Facebook không cho quảng cáo thuốc bán theo đơn, nhưng thực tế hệ thống của SocialBeat đã ghi nhận được rất nhiều các loại thuốc đặc trị ung thư, não, xương khớp cũng được đăng tải với nhiều thương hiệu khác nhau như: Tasigna,Wellness Pack Oriflame, Red Clover Plus, Cprise, Fucoida…
Không chỉ có thế, rất nhiều trang Facebook còn rao bán cả các loại thuốc chữa bệnh được nhập về Việt Nam qua đường xách tay như: Thuốc ho Prospan nhận khẩu từ Đức, thuốc chống hăm trẻ em, thuốc bôi muỗi trẻ em nhập khẩu từ Nhật. Rất nhiều trang Fanpage còn có cả trang web riêng để bán hàng online với số lượng lớn và thường xuyên chạy quảng cáo trên Facebook.
Theo các quy định hiện hành của Việt Nam, sữa và thực phẩm bổ sung cho trẻ em, thực phẩm chức năng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, khi quảng cáo các sản phẩm này trên các phương tiện truyền thông phải được Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Các tiêu chuẩn về lưu hành thuốc chữa bệnh còn được quy định ngặt nghèo hơn, thuốc chữa bệnh khi được nhập khẩu hay sản xuất trong nước phải được Cục Quản lý Dược kiểm định chặt chẽ với nhiều tiêu chuẩn và cấp số đăng ký mới được lưu thông vào trong các nhà thuốc hay bệnh viện. Nội dung và hình ảnh quảng cáo thuốc cũng phải được cấp Giấy phép phê duyệt nội dung bởi cơ quan quản lý của Bộ Y tế.
" alt="Thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng trôi nổi bán tràn lan trên Facebook"/>
Thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng trôi nổi bán tràn lan trên Facebook