Dở khóc dở cười với mẹ Việt sính ngoại
- Không mấy ngạc nhiên khi những buổi hội thảo “ăn dặm kiểu Nhật”,ởkhócdởcườivớimẹViệtsínhngoạlịch bóng đá bundesliga “dạy con kiểu Do Thái” lúc nào cũng kín chỗ.
Ngồi phía dưới là các bà mẹ trẻ, hiện đại đang khát khao mong mỏi con mình được hưởng những gì tốt đẹp nhất mà thế hệ của họ đã không may mắn có được. Đã hết thời của những bà mẹ ninh xương nấu cháo cho con ăn. Đã hết thời của những bà mẹ khi con ngã là “đánh chừa” cái thứ khiến con đau ấy.
Ở những buổi hội thảo này, các mẹ được học cách cho con ăn vừa nhàn, vừa khoa học, đủ dinh dưỡng, được chỉ cho cách ứng xử với con khi con ăn vạ, khi con nói dối, hay chỉ đơn giản là khi con gặp người lớn mà không chào.
Các bà mẹ hiện đại nghiên cứu rất nhiều phương pháp ăn uống, nuôi dạy để áp dụng cho con |
Chị Thu, 33 tuổi là nhân viên một tổ chức phi Chính phủ có cơ sở tại Hà Nội. Được tiếp xúc với những yếu tố “Tây” thường xuyên, chị có quan điểm nuôi con rất cởi mở mà không phải bà mẹ Việt nào cũng đủ can đảm làm theo.
Bé Na con chị đã hơn 1 tuổi nhưng chưa bao giờ ăn cháo. Từ khi chuẩn bị cho con ăn dặm, chị đã đi siêu thị mua về đầy đủ các dụng cụ chế biến để cho con “ăn dặm chỉ huy”. Mỗi bữa, chị xắt nhỏ củ quả, rau thịt đã chế biến, bày ra bàn ăn để con tự bốc ăn theo nhu cầu. Con thích ăn bao nhiêu, khi nào dừng, chị không ép. Bé Na hợp tác rất tốt, khỏe mạnh, lên cân, đặc biệt vô cùng nhanh nhẹn, thông minh.
Từ lúc 8 tháng, chưa mọc cái răng nào mà bé Na nhai cơm, thịt gà (xé nhỏ)… thành thục. Mỗi lần đưa con về quê, được các bà , các mẹ ở quê trầm trồ thán phục, chị tự hào ra mặt.
Hơn 1 tuổi, chị Thu cho con đi học mầm non. Ở trường mầm non, bằng tuổi bé Na, các con đều ăn cháo. Nhưng vì đã rèn con ăn kiểu tự do nên chị nhất mực đề nghị các cô cho bé Na ăn một mình một kiểu. Các cô mặc dù có phần không hài lòng nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu của chị.
Những món ăn dặm trông rất đẹp mắt nhưng không phải bà mẹ nào cũng theo được vì nhiều lý do khách quan |
Khổ nỗi, không rõ vì sao, đúng giai đoạn này bé Na lại tỏ ra chán ăn, nhất quyết nhè hết thức ăn ra, kể cả lúc ở nhà lẫn ở lớp. Chồng chị Thu xót con, quay sang hậm hực với vợ, quyết định nấu cháo cho con ăn. Các cô giáo thấy con ăn đến đâu nhè ra đến đấy, cũng lại cho con ăn thêm cháo. Phần chị vì không có cách nào khác cũng đành phải chấp nhận. Thế là, theo lời cô hiệu trưởng thì bé Na nhà chị ăn ngược quy trình thông thường: ăn thô trước rồi ăn nhuyễn sau.
Như nhiều bà mẹ khác, chị Nguyệt Anh, 28 tuổi ngay từ khi có bầu bé Bống đã quyết tâm không để cảnh “đi từ đầu ngõ đến cuối ngõ mới ăn được bát cháo” xảy ra. Vì thế, chị tìm hiểu và nghiên cứu rất kỹ sách vở, tài liệu để chọn một cách ăn khoa học áp dụng cho con. Chị tham dự các buổi hội thảo, đọc sách hướng dẫn cho con “ăn dặm kiểu Nhật” – một phương pháp đang rất “hot” hiện nay và được nhiều bà mẹ trẻ áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp ăn dặm này tốn khá nhiều thời gian – vốn phù hợp với các bà nội trợ Nhật Bản không phải đến công sở.
Thời gian đầu, chị Nguyệt Anh cũng sắm đủ bộ dụng cụ chế biến thức ăn cho con, hăng hái thực hiện và vô cùng sung sướng khi thấy con hợp tác tốt. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, chị nhận thấy một số món không hợp khẩu vị với con. Được đà, bà ngoại ra chăm cháu xúm vào chỉ trích “cái kiểu nuôi con quái lạ” của chị.
Hết thời gian nghỉ sinh, chị đi làm lại. Thế là nhân thể bà “phá” luôn kiểu Nhật, kiểu Hàn, lại quay về ăn cháo trộn lẫn kiểu truyền thống. May sao bé Bống thuộc dạng “dễ nuôi’, vẫn ăn tốt nên chị cũng thôi, không nhất mực phản đối như trước.
Khác với hai bà mẹ trên, chị Lâm – một nhân viên văn phòng – lại đầu tư nghiên cứu phương pháp giáo dục sớm cho con. Chị mua về rất nhiều sách vở, bộ học liệu, tranh ảnh. Khắp nhà chị chỗ nào cũng thấy tranh ảnh vật dụng, con vật, hoa lá. Ai vào nhà chị cũng thầm nghĩ bà mẹ này dạy con thật khoa học và hiện đại. Nhưng theo lời mẹ chồng chị thì “nó mua về một đống sách vở nhưng có thấy dạy con được tí nào đâu. Chỉ tội chật nhà!” – bà than vãn.
Một thời gian sau lại thấy bà phàn nàn con dâu cho con đi học mầm non những tận 5-6 triệu/ tháng – gấp mấy lần trường mầm non ở quê bà. Nghe nói trường quốc tế, cơ sở vật chất hiện đại, lại dạy theo một phương pháp giáo dục rất có tiếng của Mỹ.
Chị Lâm bảo, chị rất thích phương pháp giáo dục này vì nó đề cao việc phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tự lập của các con.
Thế nhưng, mẹ chồng chị thỉnh thoảng vẫn dấm dẳn mắng mỗi lần cháu tè dầm: “Học trường gì những 5-6 triệu một tháng mà 3-4 tuổi rồi buồn tè không biết nói. Mồm ăn thì có mồm nói thì không!”.
- Nguyễn Thảo
(责任编辑:Thể thao)
- Nhận định, soi kèo Constantine vs Mouloudia Club El Bayadh, 22h59 ngày 16/1: Đẳng cấp lên tiếng
- Cứ 13 giây bán được 1 BlackBerry Storm
- Phong thần ra bản mới vào ngày 24/10
- Samsung ra “sát thủ' Eee PC giá 530 USD
- Soi kèo phạt góc Wellington Phoenix vs Sydney FC, 13h00 ngày 15/1: Đội khách áp đảo
- 3G sẽ thúc đẩy IPTV phát triển tại VN
- Moto bắt đầu bán “dế” dưới 1,5 triệu đồng̉
- Lộ Walkman cảm ứng đầu tiên của Sony
- Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã
- Ngày mai Vista SP2 Beta ra mắt
- Netbook siêu di động Maplin nhập cuộc
- FPT chính thức bán N8800 Carbon Arte
- Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Ain, 20h05 ngày 15/1: Đối thủ kỵ giơ
- Nokia Siemens phát triển thành công mạng 4G
- Nhận định, soi kèo Herediano vs Guanacasteca, 09h00 ngày 16/1: Chủ thắng trận, khách thắng kèo
- Nokia sắp ra một chiếc di động “hấp dẫn”
- Bàn phím Nokia Wahoo bắt chước BlackBerry
- 9 điểm yếu của Google G1
- Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1
- EeePC: “Sản phẩm của năm 2008”