33.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 công lập, cha mẹ giúp con đối diện thế nào?
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Rangers vs Union Saint -
Hazard phũ phàng từ chối 'gã nhà giàu' NewcastleHazard sa sút trong màu áo Real Madrid Hazard dính chấn thương liên miên, tăng trọng lượng cơ thể dẫn đến phong độ sa sút thảm hại.
Hệ quả, giờ cầu thủ chạy cánh 30 tuổi đánh mất vị trí chính thức vào tay những tài năng trẻ người Brazil như Vinicius Jr hay Rodrygo.
Chủ tịch Florentino Perez rất muốn thanh lý Hazard ở kỳ chuyển nhượng mùa đông này, nhằm dọn đường đón Mbappe và Haaland hè tới.
Theo El Nacional, ngài Perez đã chấp nhận lời đề nghị trị giá 40 triệu Euro (33,4 triệu bảng), cộng thêm 10 triệu Euro (8,3 triệu bảng) mà Newcastle gửi đến mua Hazard.
Mặc dù vậy, bản thân cựu tiền vệ Chelsea đã từ chối gia nhập đội chủ sân St James Park.
Hazard muốn đầu quân đội bóng danh tiếng với tính cạnh tranh cao hơn, thay vì phải đua trụ hạng nếu về Newcastle.
Trong bảy năm từng khoác áo The Blues, Eden Hazard gây ấn tượng mạnh với 110 bàn thắng cùng 92 đường kiến tạo cho đồng đội.
* An Nhi
"> -
Từ ngày 2/3, cùng với học sinh THPT của 58 địa phương trên cả nước, học sinh các lớp 10-12 của tỉnh Vĩnh Phúc đã trở lại trường học. Những bức thư của học sinh Vĩnh Phúc trong ngày đầu trở lại trường sau dịch virus coronaTrong dịch virus corona ở Việt Nam, Vĩnh Phúc là địa phương đặc biệt khi có 11/16 người nhiễm virus corona trên cả nước. Xã Sơn Lôi của huyện Bình Xuyên bị cách ly "nội bất xuất, ngoại bất nhập" để chống dịch. 36 học sinh lớp 10A2, Trường THPT Võ Thị Sáu, Bình Xuyên bị cách ly tại trường quân sự tỉnh.
Trở lại trường sau hơn một tháng nghỉ học, học sinh Vĩnh Phúc bày tỏ niềm hân hoan nhưng cũng mang nhiều tâm tư. Các em đã có những chia sẻ về kì nghỉ đặc biệt cũng như ngày đầu tới trường sau dịch bệnh.
Lê Hà Chi – Lớp 10A7 Trường THPT Ngô Gia Tự (huyện Lập Thạch) nhớ lại: "Ngày đầu kỳ nghỉ đứa nào cũng thấy sung sướng vì không phải đến trường hay vùi đầu vào bài vở. Tôi cũng thế, một ngày được tóm tắt trong ba từ ăn, ngủ và chơi, nhàn nhã vô cùng.
Song cái gì cũng có mặt trái chúng tôi phải ở nhà liên tục. Ngồi giữa 4 bức tường tôi bắt đầu thấy chán hối tiếc và mong muốn đi học trở lại.
Thầy Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái Học trực tiếp đo thân nhiệt cho học sinh sáng 2/3 tại cổng trường (Ảnh:website Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc) Ở nhà một thời gian thùng mỳ tôm rỗng dần. Cân nặng tăng thêm chút đỉnh. Bao kiến thức trôi tuột theo những bộ phim. Những dòng tin nhắn tán gẫu trở nên nhàm chán. Cơ thể trì trệ đầu óc mụ mị khiến tôi mệt mỏi và chán nản. Chưa bao giờ con bé lười học như tôi lại muốn trở lại trường ngay như thế.
Tôi nôn nao và háo hức tự hỏi không biết trường sau 1 tháng có gì thay đổi không. Nhưng vẫn khung cảnh ấy với những gương mặt thân quen. Điều lạ là cảm giác thú vị mới mẻ của những tuần xa nhau.... Dịch bệnh không những không làm chúng tôi cách xa mà còn gần nhau hơn. Thật kỳ diệu đi học trở lại không khiến tôi mệt mỏi nữa. Có lẽ kỳ nghỉ này là dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi, bởi đọng lại sau cùng là những tình cảm tốt đẹp nhất giữa người với người".
Với Nguyễn Thị Trà Giang – Lớp 10D5 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (huyện Vĩnh Tường) thì "Ngày 3/2 tôi đã buồn biết bao nhiêu thì ngày 2/3 này lại ngập tràn bối rối bấy nhiêu. Chưa bao giờ tôi thèm được đến trường như lúc này. Gần một tháng nghỉ vì dịch bệnh là khoảng thời gian tôi nhận ra tình yêu đã gửi lại mái trường này".
"Nhận được tin sẽ đi học lại vào ngày 2/3 tôi vừa vui lại vừa buồn và cũng hơi lo lắng. Vui vì ngày mai sẽ được gặp bạn bè thầy cô, trở lại mái trường quen thuộc. Buồn và hụt hẫng khi đã dần quen với sinh hoạt ở nhà. Lo lắng vì không biết đi học lúc này đã thực sự an toàn hay chưa" - Lương Bích Loan – Lớp 11D Trường THPT Quang Hà (huyện Bình Xuyên) bày tỏ.
Hơn 1 tháng trở lại trường, Loan cảm thấy "xúc động bởi sự quan tâm, lo lắng của thầy cô với từng học sinh. Trường hôm nay sạch và thoáng hơn. Cây cối đã được cắt tỉa gọn gàng. Chúng tôi hiểu rằng, để có được điều này thầy cô đã phải bỏ ra hàng trăm giờ lao động vất vả mệt nhọc.
Cuộc sống đúng là có nhiều điều bất ngờ xảy ra và chúng ta phải dũng cảm đối mặt. Cho dù sợ dịch bệnh nhưng tôi luôn tin tưởng với những biện pháp mà nhà trường và thầy cô đang làm vì học sinh".
"Nghỉ Tết" một thời gian dài, Lê Thanh Hằng – Lớp 12A4 Trường THPT Bến Tre (TP.Phúc Yên) thấy "buồn chân tay. Mặc dù hằng ngày vẫn chăm chỉ làm bài, vẫn học trực tuyến nhưng trong lòng có chút chờ mong đi học cũng có chút ngần ngại. Gặp lại bạn bè thầy cô sau một thời gian dài giống như đi xa trở về. Nhìn thấy trong đôi mắt mọi người ánh lên niềm tin mãnh liệt. Cảm ơn các thầy cô, những người lái đò thầm lặng. Em luôn hãnh diện và tự hào về lựa chọn học tập tại ngôi trường này".
Với nhiều học sinh THPT của Vĩnh Phúc, ngày 2/3 vừa qua là "một cảm giác khó diễn tả. Đó là cảm giác của một học sinh ngày đầu đến trường vào mùa dịch bệnh. Đó là niềm vui vỡ òa khi cảm nhận sự săn sóc, yêu thương của thầy cô. Chúng tôi không thấy lo lắng hay hoang mang, ngược lại trong lòng thấy bình yên và ấm áp vô cùng bởi sự ân cần, quan tâm của thầy cô" - như tâm sự của Nguyễn Thị Bích, Lớp 12A4 Trường THPT Bến Tre (TP. Phúc Yên).
Lê Huyền
Kỳ nghỉ Tết kỷ lục của những người thầy ở Sơn Lôi
Đã công tác trong ngành giáo dục 30 năm nay, đợt nghỉ Tết dài như thế này là điều chưa từng có của thầy Chực, hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Lôi 1.
"> -
Các chuyên gia đã đưa ra 10 lời khuyên giúp cha mẹ tận dụng tối đa thời gian đọc và giúp trẻ yêu việc đọc sách hơn. Những quy tắc ‘vàng’ giúp trẻ ham mê đọc sách hơnHỏi “Nếu như…”
“Cha mẹ hãy đặt ra những câu hỏi cụ thể để thu hút trẻ trong quá trình đọc, đồng thời kích thích tư duy sáng tạo và sự chủ động trong trẻ. Ngoài ra, việc trả lời các câu hỏi của cha mẹ còn giúp trẻ mở rộng vốn từ”, Kylie Bell - Giám đốc Nghiên cứu và phát triển chương trình tại Mindchamp cho biết.
Chẳng hạn, trước khi đọc sách, cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách hỏi trẻ về những hình ảnh ngoài bìa cho chúng thấy điều gì. Khi trẻ bắt đầu đi vào câu chuyện, cha mẹ có thể đặt ra nhiều câu hỏi hơn, ví dụ: “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”.
Sau khi trẻ hoàn thành xong cuốn sách, hãy cùng trò chuyện với trẻ bằng cách đặt ra nhiều tình huống khác nhau: “Câu chuyện này khiến con có suy nghĩ gì?”, “Nếu được tạo ra một kết thúc mới, con muốn câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào?”.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể hỏi trẻ yêu thích phần nào nhất. Thảo luận về một tình tiết trong cuốn sách cũng có thể giúp củng cố khả năng ghi nhớ và bao quát vấn đề của trẻ.
Quy tắc 3 giây
Khi đặt câu hỏi trong các cuộc thảo luận về sách, cha mẹ không nên đưa ra ý kiến của mình ngay khi trẻ còn chưa kịp trả lời. Theo bà Kylie Bell, cha mẹ cần chờ 3 giây để trẻ có thời gian suy nghĩ về câu trả lời. Ngoài ra, hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai cho những câu hỏi này. Quá trình trẻ được suy nghĩ, tư duy mới là điều quan trọng nhất.
Thảo luận về một tình tiết trong cuốn sách cũng có thể giúp củng cố khả năng ghi nhớ và bao quát vấn đề của trẻ.
Hình dung
Cha mẹ có thể truyền cảm hứng đọc sách cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ hình dung về những gì mình đã đọc. Thậm chí, cha mẹ có thể mở rộng việc đọc thành hoạt động vẽ hoặc làm thủ công, trong đó trẻ có thể vẽ nguệch ngoạc hoặc tạo ra một mô hình nhỏ về những gì bé tưởng tượng được về những cảnh trong cuốn sách.
Xem phim chuyển thể từ sách
Hãy cho trẻ đọc sách, sau đó xem phiên bản phim hoặc ngược lại. Khi nhìn thấy những tình tiết mình từng đọc trên trang sách xuất hiện tại màn hình TV cũng sẽ trở thành một động lực tuyệt vời khiến trẻ hào hứng với việc đọc. Cha mẹ cũng có thể cùng xem với trẻ và thảo luận cuốn sách hay bộ phim hay hơn hoặc chúng khác nhau như thế nào.
Xây dựng một phiên bản mới
Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ viết hoặc kể lại câu chuyện theo một phiên bản mới của riêng chúng. Ví dụ, nếu trẻ đang đọc một cuốn sách về các pháp sư, hãy để cho trẻ tạo ra một câu chuyện ngắn được xây dựng bởi những gì chúng tưởng tượng về một phù thủy đáng tin của riêng mình. Nếu trẻ chưa thể viết, cha mẹ có thể hỗ trợ con.
Áp dụng vào cuộc sống
Những câu chuyện có thể gợi lên cảm xúc. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ nói ra những cảm nhận của mình sau khi đọc xong cuốn sách. Thậm chí, tốt hơn là hãy để trẻ thể hiện ra bằng hành động. Khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện bằng cách sử dụng đạo cụ cũng có thể khiến chúng trở nên thú vị hơn. Đồng thời, điều này cũng sẽ khiến việc đọc trở thành một trải nghiệm tương tác.
Trường Giang (Theo Young Parents)
Đáp ứng ngay việc này, cha mẹ sẽ “đánh cắp” tư duy của trẻ
Chắc chắn sự tận tình của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học hỏi của trẻ. Thế nhưng, cha mẹ không nhất thiết phải lý giải mọi câu hỏi cho con cái mình.
">