Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo AS Roma vs Napoli, 2h45 ngày 3/2: Trở ngại lớn -
Tìm cách tăng diện tích trồng sâm ở Việt Nam lên 21.000haAn Huy Tìm cách tăng diện tích trồng sâm ở Việt Nam lên 21.000ha(Dân trí) - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 sẽ đạt sản lượng khai thác 300 tấn sâm/năm, nhưng việc triển khai mở rộng trồng sâm ở các địa phương còn nhiều khó khăn.
Ngày 15/11, báo Thanh Niêntổ chức hội thảo "Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo", với sự tham dự của đại diện một số lãnh đạo Trung ương, địa phương và các chuyên gia ngành lâm nghiệp, dược liệu.
Hội thảo là dịp để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, địa phương trồng sâm trao đổi, tìm giải pháp nhân rộng diện tích trồng sâm của Việt Nam theo quy mô công nghiệp, đem lại sản lượng lớn để phát triển kinh tế như ngành sâm Hàn Quốc.
Đồng thời, hội thảo còn đưa ra những giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông ách tắc liên quan đến cơ chế chính sách, quy hoạch và phát triển ngành sâm theo định hướng Quyết định 611/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
GS.TS Trần Công Luận, nguyên Giám đốc Trung tâm sâm và dược liệu TPHCM, Hiệu trưởng trường Đại học Tây Đô cho biết, sâm Ngọc Linh là loại "thuốc giấu" của đồng bào Xê Đăng. Trong chiến tranh, đồng bào sử dụng sâm cho cán bộ dùng để hồi phục sức khỏe. Đến năm 1973, dược sĩ Đào Kim Long là người đầu tiên phát hiện ra cây sâm Ngọc Linh tại vùng núi Ngọc Linh, thuộc tỉnh Kon Tum.
Sau hơn 50 năm được phát hiện, sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ công nhận là "quốc bảo" và đang vươn tầm ra thế giới. Do sự quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, việc ngụy tạo loại sâm này thành một vấn nạn.
Vị chuyên gia cho biết rất cần một hành lang minh bạch, an toàn về tính pháp lý của loại sâm này và sự tỉnh táo của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Theo TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), theo Quyết định 611/QĐ-TTg của Chính phủ, đến năm 2030 nước ta phấn đấu tăng diện tích trồng sâm lên khoảng 21.000ha, sản lượng khai thác đạt khoảng 300 tấn mỗi năm.
Ông cho rằng, để đạt được mục tiêu này, cần thiết lập các vùng nguyên liệu quy mô lớn với chất lượng giống tốt và áp dụng cơ giới hóa trong các công đoạn trồng, chăm sóc và thu hoạch sâm.
Tại hội thảo, một số chuyên gia ngành dược liệu cũng chỉ rõ các thành phần trong sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, có công dụng rất tốt đối với con người, không thua kém gì giống sâm nổi tiếng ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc trồng và cung cấp sâm ra thị trường chưa nhiều do diện tích sản xuất còn hẹp. Đồng thời giá bán khá cao, khó tiếp cận đại đa số người tiêu dùng.
Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Quyết định 611 của Thủ tướng đã nêu ra nhiều nhiệm vụ cụ thể để phát triển sâm Việt Nam, nhưng thực tế việc triển khai còn nhiều khó khăn, nhất là vướng mắc việc thuê môi trường rừng để phát triển dược liệu.
"Đơn vị đang tham mưu xây dựng các cơ sở pháp lý, qua đó hướng tới hỗ trợ địa phương trong định hướng phát triển và huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đồng hành cùng các địa phương và phối hợp các bộ, ngành để thực hiện các mục tiêu phát triển sâm Việt Nam", ông Lượng nói.
Quyết định 611/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về "Chương trình phát triển sâm Việt Nam" đến năm 2030, định hướng 2045 đặt ra mục tiêu: Phấn đấu diện tích trồng sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000ha vào năm 2030. 100% diện tích trồng sâm của Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.
Sản lượng khai thác sâm Việt Nam đến năm 2030 đạt 300 tấn/năm. Sâm phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO hoặc tương đương.
"> -
Tỷ phú Trần Đình Long thắng đậmMai Chi Tỷ phú Trần Đình Long thắng đậm(Dân trí) - Sau 9 tháng, Hòa Phát đạt hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu, tương đương hơn 4 tỷ USD. Lãi sau thuế tăng 140%.
Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) vừa có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) báo cáo sơ bộ về tình hình kinh doanh quý III và 9 tháng.
Trong quý III, doanh nghiệp do ông Trần Đình Long làm Chủ tịch Hội đồng quản trị ghi nhận 3.022 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 51% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, lãi sau thuế doanh nghiệp đạt 9.210 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp chính vào kết quả này là thép và các sản phẩm liên quan với 85%, tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp.
Doanh thu quý III của tập đoàn này đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tăng 19%. Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt hơn 105.000 tỷ đồng tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ, hoàn thành 75% kế hoạch năm. Hòa Phát cho biết đã nộp ngân sách Nhà nước 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng, vượt số nộp cả năm 2023.
Kết quả trên nhờ vào sự cải thiện doanh thu bán hàng và biên lợi nhuận một số lĩnh vực kinh doanh như thép, nông nghiệp. Cụ thể, lợi nhuận nhóm thép tăng 42%, nhóm nông nghiệp tăng 80% so với cùng kỳ. Lĩnh vực cho thuê hạ tầng khu công nghiệp duy trì biên lợi nhuận ổn định ở mức 39%.
Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao trong quý III đạt gần 1,1 triệu tấn, giảm 14% so với quý trước, tuy nhiên, thị phần thép xây dựng trong nước vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 38%. Thép cuộn cán nóng có sản lượng 738.000 tấn, tương đương quý II.
Lũy kế 9 tháng, Hòa Phát sản xuất 6,4 triệu tấn thép thô, tăng 34% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng thép các loại (chưa bao gồm sản phẩm ống thép, tôn mạ) đạt 6,1 triệu tấn, tăng 32%.
Trong đó, thép xây dựng, thép chất lượng cao đóng góp 3,3 triệu tấn, tăng 29%. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 2,27 triệu tấn và phôi thép đạt 505.000 tấn. Đối với các sản phẩm thép hạ nguồn, ống thép đạt 503.000 tấn tăng 3% so với 9 tháng năm 2023. Tôn Hòa Phát đạt sản lượng 344.000 tấn tăng 43% so với cùng kỳ, vượt con số đạt được trong cả năm 2023.
Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đang dồn lực triển khai xây dựng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, quy mô 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng/năm. Theo tiến độ hiện nay, phân kỳ 1 dự kiến có sản phẩm chạy thử nóng lò cán đầu tiên vào cuối năm.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPG đạt mức giá 27.150 đồng/đơn vị tại thời điểm kết phiên 15/10, tăng 0,37% so với phiên trước và tăng gần 7% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân đạt 24,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên trong vòng một tháng qua.
"> -
Xu hướng tiền gửi số ngày càng được cá nhân và doanh nghiệp ưa chuộngTrường Thịnh Xu hướng tiền gửi số ngày càng được cá nhân và doanh nghiệp ưa chuộng(Dân trí) - Thay vì dành tiền nhàn rỗi vào các kênh tiết kiệm truyền thống, nhiều người đã chuyển sang lựa chọn các kênh tiền gửi số bởi tính an toàn, tiện lợi, lại có lãi suất tốt hơn.
Sự phát triển của công nghệ đã mang đến một làn sóng mới trong cách thức quản lý tài chính cá nhân. Thay vì phải mất thời gian để đến các điểm giao dịch ngân hàng, xếp hàng chờ đợi và thực hiện các thủ tục giấy tờ phức tạp để gửi tiết kiệm, ngày càng nhiều người đang chuyển sang sử dụng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động để thực hiện các giao dịch tài chính, trong đó có việc gửi tiết kiệm.
Sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn của phương thức gửi tiết kiệm trực tuyến đã tạo nên một bước ngoặt trong thói quen tài chính của khách hàng. Việc gửi tiết kiệm qua kênh số không chỉ giúp tránh lãng phí thời gian và công sức mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Khách hàng có thể dễ dàng kiểm soát các khoản tiền gửi của mình, theo dõi lãi suất và tận dụng các ưu đãi mà ngân hàng thường xuyên cập nhật trên nền tảng số.
Trong số các ngân hàng đi đầu xu hướng số hóa dịch vụ tài chính, MB nổi bật với ứng dụng di động App MBBank. Ứng dụng này không chỉ cung cấp các tính năng ngân hàng cơ bản mà còn mang đến trải nghiệm gửi tiết kiệm trực tuyến hoàn toàn mới mẻ và thuận tiện cho người dùng.
Cùng MB tiết kiệm số với App MBBank
Khi so sánh giữa việc gửi tiết kiệm qua App MBBank và gửi tiết kiệm truyền thống tại quầy giao dịch, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm vượt trội của phương thức số. Trước hết về tính tiện lợi, với App MBBank, khách hàng có thể thực hiện giao dịch gửi tiết kiệm bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, miễn là có kết nối internet, không cần phải di chuyển đến ngân hàng, xếp hàng chờ đợi và điền các mẫu đơn giấy tờ phức tạp.
Về mặt lợi ích tài chính, MB áp dụng chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng gửi tiết kiệm qua kênh số. Cụ thể, khi gửi tiền trực tuyến, khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn 0,1-0,2%/năm so với gửi tại quầy.
Về khía cạnh bảo mật, MB đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ bảo mật tiên tiến, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thông tin tài khoản và giao dịch của khách hàng. Việc sử dụng các phương thức xác thực đa lớp như mật khẩu, mã OTP, và sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn khi thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến.
Để hỗ trợ tối đa người dùng, nhất là những người gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học vì lỗi thiết bị hoặc không hiểu rõ công nghệ, MB đã ra mắt tính năng quét sinh trắc học hộ người khác ngay trên App MBBank, giúp khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc dễ dàng mà không cần tới ngân hàng.
Về tính năng quản lý, App MBBank cung cấp cho người dùng khả năng theo dõi và quản lý các khoản tiền gửi một cách toàn diện. Khách hàng có thể dễ dàng xem thông tin chi tiết về các khoản tiết kiệm, nhận thông báo về lãi suất, kỳ hạn đáo hạn, và thậm chí thực hiện tất toán trước hạn chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng.
Ngoài ra, App MBBank còn tích hợp nhiều tính năng tài chính khác như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, đầu tư chứng khoán và nhiều dịch vụ khác, tạo nên một hệ sinh thái tài chính toàn diện cho người dùng.
Đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm qua kênh số
Nhận thức được nhu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng khác nhau, MB đã phát triển một loạt sản phẩm tiết kiệm đa dạng qua kênh số.
Đối với khách hàng cá nhân, MB cung cấp nhiều lựa chọn tiết kiệm trực tuyến với lãi suất hấp dẫn và thời gian gửi linh hoạt. Việc mở tài khoản tiết kiệm trên App MBBank không chỉ nhanh chóng, tiện lợi mà còn đi kèm với nhiều ưu đãi như tặng thêm lãi suất và quà tặng cho các giao dịch đầu tiên hoặc các chương trình khuyến mãi theo mùa.
Hiện nay, hơn 75% khách hàng cá nhân của MB đã thực hiện gửi tiết kiệm trực tuyến trên App MBBank, với tổng quy mô tiền gửi đạt gần 450.000 tỷ đồng, cho thấy xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ từ giao dịch truyền thống sang giao dịch trực tuyến trong lĩnh vực ngân hàng.
Đối với khách hàng SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), ngân hàng mang đến giải pháp tài chính linh hoạt với chương trình "Tiền gửi đầu tư số" cho phép khách hàng mở tài khoản trực tuyến, dễ dàng rút gốc từng phần và được cộng lãi suất ưu đãi, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hóa dòng tiền và tận dụng cơ hội đầu tư.
Dành cho khách hàng CIB (doanh nghiệp lớn), nhà băng triển khai chương trình "MB30 - Sinh nhật rộn ràng" mang đến cho khách hàng doanh nghiệp cơ hội tham gia tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh cùng quà tặng hấp dẫn. Chương trình này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận từ các khoản tiền nhàn rỗi mà còn tạo điều kiện để MB thắt chặt mối quan hệ với các đối tác chiến lược.
Với sự đa dạng trong các sản phẩm tiết kiệm và đầu tư, MB đã tạo ra một hệ sinh thái tài chính toàn diện, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, không chỉ giúp ngân hàng mở rộng cơ sở khách hàng mà còn củng cố vị thế của MB như một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
">