Vụ em trai phó chủ tịch huyện trúng đấu giá 23 lô đất: Đã đấu giá lại
Ngày 9/10, ông Trần Bình Trọng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết, địa phương này đã phối hợp với huyện Quỳnh Lưu và công ty đấu giá, tổ chức đấu giá lại 23 lô đất em trai Phó Chủ tịch UBND huyện này từng trúng đấu giá năm 2023. 23 lô đất nêu trên nằm tại khu vực Đồng Quan, xã Quỳnh Hưng, có tổng diện tích hơn 4.600m2. Kết quả trúng đấu giá của 23 lô đất này là hơn 43 tỷ đồng. "23 lô đất đấu giá lại chỉ có 5 người địa phương trúng, còn lại là người ở các huyện, xã khác. Đến thời điểm này, số tiền người trúng đấu giá các lô đất mới nộp được hơn 20 tỷ đồng", ông Trọng nói. Trước đó, ngày 20/6/2023, tại hội trường UBND xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu) đã diễn ra buổi đấu giá 56 lô đất khu vực Đồng Quan, xóm 5, xã Quỳnh Hưng. Khu đất này có tổng diện tích 11.467m2. Giá khởi điểm đấu giá là 59,7 tỷ đồng. 312 lượt người tham gia đấu giá và 100% lô đất được đấu thành công với tổng số tiền trúng đấu giá hơn 85 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm là gần 26 tỷ đồng. Sau khi phiên đấu giá kết thúc, dư luận xôn xao về việc ông Nguyễn Văn Trọng (công chức kế toán xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu) đã trúng 23 lô đất trị giá hơn 30 tỷ đồng. Điều đáng nói, ông Nguyễn Văn Trọng là em ruột ông Nguyễn Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, người phê duyệt giá khởi điểm. Ngày 28/6/2023, tổ giám sát đấu giá quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu đã xác minh và xác định ông Nguyễn Văn Trọng là em ruột của người ký quyết định phê duyệt giá khởi điểm các lô đất. Ngày 3/7/2023, UBND huyện Quỳnh Lưu tổ chức họp và thông báo kết luận phiên đấu giá các lô đất tại xã Quỳnh Hưng diễn ra khách quan, đúng trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, do đấu giá viên, tổ giám sát đấu giá chủ quan, không kiểm tra, rà soát kỹ tư cách khách hàng khi tham gia đấu giá nên để xảy ra việc ông Nguyễn Văn Trọng không đủ điều kiện, tham gia đấu giá. Sau đó, chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu không công nhận kết quả trúng đấu giá đối với 23 lô đất nêu trên, đồng thời báo cáo giải trình rõ trách nhiệm trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục đấu giá để xảy ra sai sót. Thường trực Huyện ủy Quỳnh Lưu đã có kết luận và giao UBND huyện chỉ đạo UBND xã Quỳnh Bá tổ chức kiểm điểm ông Trọng để xử lý các vấn đề liên quan theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ông Trọng bị kỷ luật phê bình, rút kinh nghiệm.Vụ em trai phó chủ tịch huyện trúng đấu giá 23 lô đất: Đã đấu giá lại
Nguyễn Phê(Dân trí) - Sau hơn một năm xảy ra lùm xùm em trai phó chủ tịch huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) trúng đấu giá 23 lô đất, UBND huyện này mới đây đấu giá lại thành công 23 lô này.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
-
Già trẻ, gái trai chăm chú nghe các chương trình của đài đến tận khi phát thanh viên nói: “Buổi phát thanh đến đây là hết. Thân ái chào các bạn”. Ảnh minh họa Bẵng đi chừng nửa năm, quê tôi lúc đó 100% gia đình đã vào hợp tác xã nông nghiệp và hình thành các đội sản xuất theo xóm. Xóm tôi có khoảng gần 20 hộ. Nhà tôi được cái rộng rãi, có sân gạch, lại ở trung tâm nên ông đội trưởng thường mượn để làm nơi hội họp.
Ông đội trưởng khoảng gần 40 tuổi, tính tình vui vẻ, trẻ trung, có uy tín với dân. Những năm ấy thực phẩm còn khó khăn, mỗi năm dịp Quốc khánh 2/9, hợp tác xã lại mổ lợn hoặc mổ trâu để bà con xã viên ăn mừng.
Năm đó, như thường lệ, các gia đình lại được chia phần thịt trâu. Lũ trẻ chúng tôi háo hức chờ đợi, và lại càng háo hức hơn khi biết tin ông đội trưởng đã liên hệ với hợp tác xã bên để mượn được cái đài thu thanh cho cả đội nghe mừng Quốc khánh. Lại nghe nói đài này của nước Ba Lan hiện đại lắm, có thể cho mấy chục người nghe được, không như cái đài Galen rè rè.
Rồi ngày ấy đã đến, chiều đó ông đội trưởng cử 2 thanh niên cùng ông đi mượn đài. Vì nhà tôi là trụ sở nên đài tất nhiên để ở nhà tôi. Tôi cũng cảm thấy hãnh diện với đám bạn.
Khoảng gần 19h, mấy đứa bạn tôi đã có mặt lăng xăng quét sân, xếp ghế giúp người lớn. Một lúc sau, tôi thấy ông đội trưởng và 2 thanh niên đã về. Một người khệ nệ vác 1 bao tải gai. Anh đặt xuống và cẩn thận lôi ra một vật hình hộp to như cái vali màu cánh gián, thì ra đó là cái đài. Còn người kia xách một vật như cái đèn bão.
Tôi nhìn kỹ đúng là một cái đèn dầu, phía trên bình dầu bằng kim loại là cái bóng đèn trong vắt, chỉ khác đèn dầu thông thường là phía trên bóng thuỷ tinh được chụp thêm một cái chụp gồm những cánh khế bằng kim loại, chúng được nối với nhau bằng những sợi dây điện xanh đỏ, nhỏ xíu.
Tôi tò mò hỏi ông đội trưởng vì sao lại mượn cả đèn dầu. Ông cười rồi giải thích cho mọi người cùng nghe: “Đèn dầu phát ra điện để đưa vào cho đài nói, cũng như có cơm người ta ăn rồi mới nói được”.
Giờ phát sóng sắp đến. Ông đội trưởng quẹt que diêm xoè lửa. Một tay ông nâng cái bóng đèn và cả phần chụp trên rồi châm lửa, ngọn đèn sáng lên như đèn bão bình thường.
Khoảng 1 phút sau, ông quay sang bật núm ở bên trái. Sau một tiếng “tách” rồi những tiếng sột soạt từ trong đài phát ra, mọi người hồi hộp lắng nghe. Một làn điệu chèo rõ dần. Ông đội trưởng lại đưa tay sang vặn núm bên phải. Tôi nhìn thấy chiếc kim nhỏ màu đỏ sau mặt kính trên vỏ đài chạy từ từ qua những chữ số chi chít, âm thanh bỗng rõ dần, vang xa, cảm tưởng như đứng tận ngoài cổng nhà tôi vẫn nghe rõ.
Đêm đó và 2 đêm sau, nhà tôi đông vui như hội. Già trẻ, gái trai chăm chú nghe các chương trình của đài đến tận khi phát thanh viên nói: “Buổi phát thanh đến đây là hết. Thân ái chào các bạn”. Mọi người lục tục đứng dậy, đốt đuốc ra về và không ngừng bình luận chương trình của đài. Bọn trẻ có đứa buồn ngủ từ lúc nào lăn ra chiếc chiếu dưới sân đánh một giấc.
Bà con về hết, anh tôi ra thu dọn sân, thấy vậy liền bế chúng vào giường cho ngủ. Một lúc sau gia đình chúng hớt hải đốt đuốc sang bế về.
Nửa năm sau - khoảng giữa năm 1963, sự kiện gây “chấn động” xóm tôi là ông Dung, trạm trưởng trạm y tế xã mua được cái đài do Việt Nam sản xuất. Cái đài vỏ gỗ màu nâu cánh gián, bắt sóng chỉ bằng cái cần ăng-ten sáng bóng có thể rút ra rút vào theo ý muốn.
Ông cẩn thận mang tấm vải xanh ra ông thợ may đầu làng may một cái túi vừa vặn cái đài. Túi chỉ để hở ra 2 núm của đài và phần cần ăng-ten. Túi có dây đeo quàng qua cổ. Hàng ngày cứ nghe thấy tiếng đài qua đường là biết ngay ông trạm trưởng đi làm hoặc đi về. Dân làng ngưỡng mộ ông lắm. Tôi thì ước ao bao giờ nhà mình có được cái đài như thế mà nghe… Ôi cũng chỉ là mơ là ước!
Khoảng đầu năm 1964, anh trai tôi là giáo viên cấp 1, vốn cũng có sở thích nghe đài, lần mò mua lại được cái đài Orionton cũ của một người quen ở thị trấn. Tôi vui lắm. Nhà tôi lại trở thành trung tâm của những thính giả yêu đài. Tối nào cũng có 3-4 ông hàng xóm đến uống nước chè. Các tối thứ 7 thì đông hơn vì có chương trình “Sân khấu truyền thanh”vui lắm.
Có một ông khoảng gần 60 tuổi ở cách xa nhà tôi khoảng nửa cây số, hầu như ít khi bỏ tối nào. Ông thích nhất chương trình ngâm thơ, đến nỗi thuộc giọng ngâm của từng nghệ sĩ. Ông vanh vách nói về Linh Nhâm, Châu Loan.
Lúc đó thời bao cấp, hàng hoá khó khăn, muốn mua pin chạy đài phải có sổ, mà chỉ cán bộ nhà nước mới được phân phối. May anh tôi cũng có sổ mua hàng nhưng pin vẫn không đủ dùng vì loại đài Orionton của Hungary khá tốn pin. Do vậy, pin thường để dành cho tối thứ 7.
Chiếc đài đó cũng đã gắn bó với một thời tuổi trẻ của tôi, nhất là thời kỳ chống Mỹ.
Nghe đài, tôi đã khám phá ra một chân trời mới. Tôi biết thêm nhiều thứ bổ sung cho kiến thức tôi đang học phổ thông. Tôi cũng rất thích các chương trình ca nhạc và thường nhẩm theo lời hát. Tôi học được một số bài hát từ chương trình của đài như: Chiếc gậy Trường Sơn, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Đường cày đảm đang...
Năm 1970, tôi vào bộ đội rồi hành quân đi B. Những ngày hành quân gian khổ trên Trường Sơn, nhiều lúc ba lô nặng trên vai, vừa đi tôi vừa lẩm bẩm bài hát Chiếc gậy Trường Sơn, nhẩm đi nhẩm lại quên đi cái mệt từ lúc nào.
Sau năm 1975, tôi cũng như nhiều người lính trẻ khác, may mắn nguyên vẹn trở lại quê hương. Tôi không quên kiếm lấy một chiếc radio hiệu National nho nhỏ. Suốt những năm sau này, tôi coi đó là kỷ niệm của một thời áo lính, nhưng rất tiếc khoảng 20 năm sau, nó quá cũ nát, đem đi sửa, thợ lắc đầu ngao ngán. Tôi đành chia tay với nó.
Đến lúc về hưu năm 2011, biết tôi hay nghe đài, các con đã trang bị cho tôi một chiếc đài nhỏ nhưng hiện đại, có cả chỗ cắm thẻ nghe ca nhạc. Thời 4.0 hiện đại, phương tiện nghe nhìn phong phú, tivi, điện thoại thông minh thu hút cánh trẻ và cả người già. Song tôi vẫn thích nghe đài vì xem ra nội dung tuyên truyền phong phú hơn, người nghe lại không nhất thiết phải ngồi cố định trước màn hình.
Tôi có thể nghe đài ngay khi làm một việc gì đó. Buổi tối người già ít ngủ, tôi cắm tai nghe, nằm nghỉ, nghe một bản nhạc, một bài hát để thư giãn. Có đài, tôi cảm thấy cuộc sống người cao tuổi phong phú hơn, sống vui, sống khoẻ hơn.
Đi qua những năm tháng, mỗi người đều mang theo mình vô vàn ký ức. Ký ức đó có thể là tình yêu quê hương cháy bỏng, một mảng mơ hồ, mộng mị của tình yêu đôi lứa, hoặc khoảng lặng nhớ về một người, một thời gian khó... Tất cả ký ức vui buồn ấy sẽ sống lại qua tuyến bài Hồi ức thế hệ 5X - 8X.
VietNamNet mời độc giả thế hệ từ 5X đến 8X gửi chia sẻ về ký ức của mình đến email: [email protected]. Những bài có nội dung hấp dẫn, cảm động sẽ được đăng tải trên VietNamNet.
Trân trọng cảm ơn!
Độc giả Ngô Văn Sơn
Tập thể Trung Tự: Những ngày nuôi lợn, tắm thứ xà phòng khó tả
Các hộ ở tập thể từng có những năm tháng tìm cách tăng nguồn cung cấp chất đạm của gia đình bằng cách nuôi lợn, nuôi gà. Thế nên mới có chuyện vừa đi toilet lại vừa phải canh chừng gà mổ trên đầu hoặc người phải tắm chung với lợn." alt="Chuyện 'chấn động' ở vùng đất trung du thập niên 60">Chuyện 'chấn động' ở vùng đất trung du thập niên 60
-
Em gái mang nhẫn cưới lên sân khấu cho anh chị Bé gái 6 tuổi vừa khóc nức nở trong ngày cưới của chị gái, vừa dặn anh rể phải chăm sóc chị thật tốt. Đoạn video bé gái phát biểu đầy xúc động trong đám cưới của chị lan truyền trên mạng xã hội ở Trung Quốc.
Cô dâu họ Zhu, đến từ tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, vừa khóc vừa cười khi nhìn em gái chúc phúc cho cô và chú rể trong buổi lễ.
Cô bé trông như thiên thần trong bộ váy trắng, mang chiếc nhẫn cưới lên sân khấu cho cô dâu chú rể. Cô bé hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Trước khi rời sân khấu, cô bé siết chặt micro, nói những lời yêu thương, chúc phúc cho chị gái.
"Em xin thay mặt cha mẹ thân yêu gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến anh chị. Chúc mừng đám cưới và tình yêu vĩnh cửu của anh chị. Hy vọng anh có thể chăm sóc tốt cho chị em. Hãy luôn yêu thương và bảo vệ chị, có được không ạ", cô bé vừa nói vừa khóc, nước mắt lăn dài trên má.
Lấy khăn giấy lau nước mắt cho cô bé, chú rể nghiêng người về phía trước và nhẹ nhàng lấy micro từ tay bé, trước khi trả lời câu hỏi. "Tất nhiên, anh có thể làm tốt. Đừng lo lắng", anh trấn an cô bé.
Cô bé quay sang các vị khách và chúc họ luôn hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, rồi cúi đầu cảm ơn.
Nhiều khách mời ban đầu thích thú, cười vui khi nghe cô bé đáng yêu phát biểu, nhưng cuối cùng cũng bật khóc.Cô dâu cho biết 2 chị em rất thân thiết dù chênh lệch 19 tuổi. Cô rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy em gái mình khóc nức nở trên sân khấu đám cưới.
"Tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn", cô nói.
Câu chuyện cảm động đã chiếm được cảm tình của người dân trên mạng xã hội. Sau khi được chia sẻ, nó trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi.
"Cô bé thật đáng yêu, thậm chí còn nhớ từng lời thoại"; "Tình chị em đẹp biết bao"; "Đáng yêu quá, tuy mới ít tuổi nhưng đã biết lo lắng cho chị gái"... người dùng mạng bình luận.
Những câu chuyện về tình cảm gia đình, chị em gái gắn bó với nhau thường được chia sẻ trên mạng xã hội.
Tháng trước, một bé gái 9 tuổi ở miền đông nam Trung Quốc, rất sợ phải nói lời chia tay với người chị chuẩn bị vào đại học. Cô bé đã viết cho chị một hộp thư để đọc mỗi khi chị cảm thấy nhớ nhà.Năm 2019, một học sinh cấp hai đến từ miền đông Trung Quốc đã hiến tủy cho em trai 7 tuổi của mình. Thậm chí, cô đã bỏ lỡ kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia để chăm sóc cậu em.
Chị gái lên xe hoa, hai em trai đuổi theo khóc nức nở
Vừa khóc người em trai vừa dặn dò chị gái: “Nếu anh ấy (chú rể) không tốt với chị thì chị phải nói cho em biết”.
" alt="Ngày cưới chị gái, cô bé 6 tuổi nức nở dặn dò anh rể điều bất ngờ">Ngày cưới chị gái, cô bé 6 tuổi nức nở dặn dò anh rể điều bất ngờ
-
"Để kịp thời phục vụ bạn đọc gần xa, 5 tập đầu tiên của Nữ hoàng Ai Cậpđã có lệnh in nối bản", Nhà xuất bản Kim Đồng cho hay.
Bộ truyện Nữ hoàng Ai Cậpchính thức lên kệ từ ngày 23/8. Trong lần phát hành đầu tiên, 5 tập truyện lên kệ cùng lúc, mỗi tập 15.000 bản. Nhà xuất bản đã bán ra 75.000 bản trong ngày đầu phát hành.
Tập đầu tiên của Nữ hoàng Ai Cậpđược tặng kèm postcard (bưu thiếp). Với những độc giả mua sớm bộ 5 tập sẽ được tặng thêm một tấm poster (áp phích).
Tùy số lượng sách được phân phối, mỗi cửa hàng sẽ linh hoạt điều chỉnh số lượng sách tối đa cho mỗi đơn hàng, để đông đảo độc giả có thể mua được sách.
Trong ngày đầu mở bán, bộ truyện đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người hâm mộ.
Trong hội "Những người phát cuồng truyện Nữ hoàng Ai Cập" hơn 130.000 thành viên, chủ đề bàn luận tập trung vào việc "săn lùng" và khoe ảnh chụp bộ truyện của tuổi thơ. Nhiều độc giả bày tỏ tiếc nuối vì không kịp mua bộ truyện trong ngày đầu phát hành.
Từ đầu tháng 5, Nhà xuất bản Kim Đồng thông báo bộ truyện tranh gắn liền với tuổi thơ thế hệ 8X, 9X Nữ hoàng Ai Cậpsẽ được tái bản từ tập đầu tiên dưới tựa đề Dấu ấn hoàng gia.
Nhà xuất bản Akita Shoten chỉ lưu giữ thiết kế bìa cuối cùng, không còn dữ liệu tranh lẻ của tác giả. Mọi công tác thiết kế bản tiếng Việt sẽ chỉ có thể xử lý dựa trên bìa gốc sẵn có.
Bộ truyện đã phải lùi ngày xuất bản do sự cố "vạ miệng" của họa sĩ thiết kế khi người này phát ngôn gây tranh cãi về tác phẩm.
Tiếp thu ý kiến của độc giả, đơn vị làm bìa mới hoàn toàn, không phụ thuộc vào bản gốc hay các thiết kế cũ. Quyết định này nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người hâm mộ bộ truyện.
Theo Nhà xuất bản Kim Đồng, bìa mới có nhiều điểm nhấn mang tính "Ai Cập", cân đối không gian và bố cục để giữ phần minh họa tranh của tác giả nhiều nhất có thể. Logo Dấu ấn hoàng giahài hòa và dễ thu hút bạn đọc khi tìm kiếm bộ truyện trên kệ sách.
"Ngoài ra những cách điệu ở phần bìa sau và bìa trong cũng sẽ tạo sự thú vị cho độc giả", đại diện nhà xuất bản cho hay.
Nữ hoàng Ai Cập(tên gốc Ōke no Monshō), tác giả Chieko Hosokawa, ra mắt năm 1976, bán được 36 triệu bản tại Nhật tính tới năm 2006. Truyện từng được chuyển thể thành phim hoạt hình, nhạc kịch.
Nhân vật chính là Carol, cô gái người Mỹ, 16 tuổi, tóc vàng và đôi mắt xanh, theo học ngành khảo cổ tại Cairo, Ai Cập.
Một lời nguyền đưa Carol về Ai Cập cổ đại, khiến cô vướng vào nhiều sóng gió. Tại đây, Carol gặp Memphis - một pharaoh trẻ tuổi, dũng mãnh. Họ đem lòng yêu nhau và cùng vượt qua nhiều thử thách.
" alt=""Nữ hoàng Ai Cập" cháy hàng trong ngày đầu phát hành, được in nối bản gấp">"Nữ hoàng Ai Cập" cháy hàng trong ngày đầu phát hành, được in nối bản gấp
-
Nhận định, soi kèo Elfsborg vs Nice, 03h00 ngày 24/01: Khách dừng cuộc chơi
-
Hãy xem xét thật kỹ nhu cầu trước khi mua xe. Đầu tiên, quãng đường từ nhà đến công ty quá gần chỉ hơn 3 km. Dù gần nhưng đoạn đường mà tôi di chuyển lại thường xuyên tắc đường, đi ô tô có khi mất từ 20-30 phút. Thế nên, hầu hết thời gian đi làm tôi chuyển sang đi xe máy cho nhanh.
Thứ 2, tìm chỗ đỗ xe tại công ty cũng khá vất vả, hầm để xe quá tải nên thỉnh thoảng mới có chỗ đỗ mà chi phí tính theo giờ nên khá đắt đỏ. Vì thế, tôi đã tìm chỗ gửi xe bên ngoài, có điều lại xa nơi làm nên phải đi bộ vào, nắng thì không sao nhưng mưa thì khá ngại.
Cũng may là còn chỗ đỗ và chi phí cũng không quá đắt đỏ do công ty nằm ở khu vực ngoài vành đai 3. Nếu ở các quận trung tâm, chỉ tính chi phí đỗ xe khi đi làm thôi cũng đã mất từ 1,5-2 triệu đồng.
Thứ 3, dù có nhà riêng nhưng nhà lại ở trong ngõ nên xe cũng phải gửi ở bãi ngoài, xe để ngoài trời và từ nhà đến bãi gửi xe cũng không gần nên đôi lúc cũng cảm thấy bất tiện, nhất là đi ra lấy xe lúc trời mưa.
Thứ 4, 70% thời gian sử dụng xe là trong thành phố, lại thường xuyên gặp cảnh tắc đường, nên xe khá tốn xăng, bình quân 11 lít/100km mặc dù tôi đã chọn một chiếc xe có dung tích nhỏ để phù hợp đi phố. Thời gian vừa qua, giá xăng tăng cao, chi phí đổ xăng cũng vì thế mà tăng theo. Dù đi ít nhưng mỗi tháng cũng phải bỏ ra khoảng từ 1,5 -2 triệu đồng.
Cuối cùng, hai gia đình nội ngoại ở gần, cùng là người Hà Nội gốc nên nhu cầu đi về quê là không có. Ban đầu, tôi cũng thỉnh thoảng tìm chỗ xa xa để đưa gia đình đi dã ngoại dịp cuối tuần. Nhưng sau đó, nhu cầu này cũng dần ít đi vì đi mãi những chỗ loanh quanh gần Hà Nội cũng chán. Đi xa hơn thì thời gian nghỉ cuối tuần không đủ.
Nhìn cảnh xe để bãi thường xuyên phơi nắng phơi sương ngoài trời, trong lòng cũng khá sót xe vì là xe mới. Đi xe lại ít nên cuối cùng tôi đã đi đến quyết định bán xe. Số tiền nuôi xe gọi taxi vẫn còn thừa thãi.
Quyết định bán xe chỉ tạm thời trong giai đoạn này nhu cầu đi xe ô tô không cao nhưng nếu sau này thường xuyên phải đi làm xa hơn hoặc cần đi bằng ô tô nhiều hơn, tôi có thể mua lại ô tô chứ không phủ nhận những lợi ích của việc có ô tô.
Một điều chắc chắn rằng, khi có ô tô, bản thân tôi và gia đình cảm thấy an toàn hơn khi tham gia giao thông. Sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình cũng được đảm bảo hơn nhờ tránh được gió mưa, nóng lạnh hay hít phải khói bụi ô nhiễm của các phương tiện khác.
Nếu có đi đâu xa, có ô tô sẽ giúp tôi luôn chủ động trong mọi công việc và kế hoạch di chuyển. Thế nhưng, nếu bạn hiện cũng đang trong hoàn cảnh giống như tôi, lúc này có lẽ chưa phải là thời điểm thích hợp để nghĩ tới việc mua ô tô.
Độc giả Cường Nguyễn (Hà Nội)
Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những mẫu xe cũ tầm giá hơn 300 triệu đáng mua dịp cuối nămTrong giai đoạn khó khăn của thị trường xe cũ cuối năm 2022, chỉ cần hơn 300 triệu đồng, bạn đã có thể tìm được cho mình một mẫu xe cũ số tự động, đời không quá sâu hoặc xe số sàn đời cao." alt="Nếu trong trường hợp này, bạn không nên mua ô tô">Nếu trong trường hợp này, bạn không nên mua ô tô
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Southampton vs Newcastle, 22h00 ngày 25/1: Chích chòe bay cao
- Hà Vân kể nỗi niềm người con xa xứ mùa Tết qua MV mới
- Thăm làng nổi lớn nhất trên hồ Tonlé Sap
- Siêu sang Rolls
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Hải Phòng, 17h00 ngày 24/1: Khó cho cửa trên
- Người dân vùng làm điện hạt nhân mong dự án sớm triển khai, đến nơi ở mới
- Gợi ý mâm cơm nhà đơn giản cho ngày nóng nực không biết ăn gì
- Volkswagen là hãng ô tô Phương Tây duy nhất chưa rời Nga
- Nhận định, soi kèo Saint
- Trưng bày trên 3.000 cuốn sách, tài liệu, ảnh quý về Bác Hồ
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- Bí quyết kéo dài tuổi thọ đồ gia dụng
- Chủ xe Nissan X
- Giải mã những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư
- Soi kèo phạt góc Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01
- Nghi ngờ xe BMW bốc cháy vì lỗi, cụ bà tố hãng vô trách nhiệm
- Cô gái Ukraine bị chỉ trích vì đòi bán cái ngàn vàng giá 2,5 tỉ đồng
- Nhà văn Ashok Ferrey: Tôi thích đọc một tác phẩm văn chương không hoàn hảo
- Nhận định, soi kèo Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01: Bản lĩnh nhà vô địch
- Con bệnh cha khó: Đưa về không được ở không xong
- 5 món đồ nàng 'nấm lùn' luôn cần có
- 13 cách làm gia vị tẩm ướp gà nướng ngon như nhà hàng
- Soi kèo phạt góc Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
- Loạt chứng chỉ gian nan Vinfast phải vượt qua khi muốn bán xe tại Mỹ
- Gia đình tá hỏa khi con trai vừa chôn cất bước vào nhà
- 10.000 phụ huynh phản đối tiểu thuyết Han Kang
- Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Ajax, 3h00 ngày 24/1: Tất cả vì top 8
- Ngành ô tô châu Âu và Trung Quốc ngày càng liên quan chặt chẽ đến nhau
- Phụ nữ thông minh không kiểm soát chồng
- Hai vợ chồng nằm viện bỏ lại nhà con thơ 2 tuổi và cha già yếu
- 搜索
-
- 友情链接
-