NTK Thạch Linh cho biết,ảithiềubánhđậuxanhlênsàndiễnthờitrangtrongBSTcủaNTKThạtình hình ukraine ngày 26/11 tới tại Quảng trường Sao Đỏ - TP. Chí Linh, Hải Dương sẽ diễn ra Fashion Show - Ký họa quê hương. Đây là chương trình nằm trong Dự án thời trang nghệ thuật quảng bá 63 tỉnh thành, đưa văn hóa Việt Nam ra quốc tế do cô khởi xướng và thực hiện.
Thạch Linh cùng NTK Dũng Nguyễn, Hùng Bảo, Nguyễn Minh Công đã tìm tòi, sáng tạo ra những bộ sưu tập mới, độc đáo nhằm giới thiệu vẻ đẹp về văn hóa, du lịch và các đặc điểm riêng biệt của Hải Dương nói riêng và Việt Nam thông qua ngôn ngữ thời trang. Trong đó, điểm nhấn là bộ sưu tập của Thạch Linh với tiêu đề Ký họa quê hương.
Những hình ảnh tiêu biểu của văn hóa Hải Dương như bánh đậu xanh, bánh gai, vải Thanh Hà, ổi Thanh Hà, chả rươi Tứ Kỳ… sẽ hiện diện trong Ký họa quê hương.
Phác thảo thiết kế thuộc BST "Ký họa quê hương".
Ngoài ra, Thạch Linh còn mang bộ sưu tập Hoa Bắc bộtới chương trình. Trong khi đó, NTK Dũng Nguyễn giới thiệu bộ sưu tập Hửng đông, NTK Hùng Bảo trình diễn bộ sưu tập Liên thiênvà NTK Nguyễn Minh Công sẽ xuất hiện với bộ sưu tập Mộng đào nguyên.
Những thiết kế đầy tâm huyết này sẽ được hiện diện trên sân khấu độc đáo lấy cảm hứng chính từ cổng đền Kiếp Bạc.
Dàn người đẹp tham gia trình diễn tại 'Ký hoạ quê hương'.
Fashion Show - Ký hoạ quê hươngquy tụ dàn người mẫu, nghệ sĩ như Hoa hậu Lê Nguyễn Bảo Ngọc, Trần Tiểu Vy, Lương Thùy Linh, Nông Thúy Hằng, Huỳnh Nguyễn Mai Phương, Nguyễn Hà Dịu Thảo, Á hậu Bùi Khánh Linh, Siêu mẫu Võ Hoàng Yến, Á quân The Face Việt Nam 2023 Bùi Xuân Hạnh…
Tham gia biểu diễn trong chương trình là ca sĩ Hòa Minzy, Double2T, Tăng Duy Tân, Nhật Huyền, Tiến Hưng… Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của các TikToker nổi tiếng như Phạm Thoại, Linh Barbie, Vương Khánh… Đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình là MC Công Tố và Thanh Thanh Huyền.
Trước đó, NTK Thạch Linh đã gây tiếng vang với các hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch thông qua thời trang tại nhiều tỉnh thành như Nghệ An, Tây Ninh… và đặc biệt là Fashion Show - Tinh hoa cố đô diễn ra tại Ninh Bình vào đầu tháng 9/2023.
Thạch Linh gây ấn tượng với áo dài in hình bản đồ Việt Nam tại Trung QuốcClip cô gái Việt mặc áo dài Hoàng Sa - Trường Sa tại phố đi bộ Trung Quốc do NTK Thạch Linh đưa lên TikTok thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng với 1,5 triệu lượt xem chỉ sau vài ngày.
Sau khi hoàn thành việc học, không xin vào được Bộ Ngoại giao Mỹ, Hall đành chấp nhận vị trí thư ký tại Đại sứ quán Mỹ ở Warsaw, Ba Lan vào năm 1931 trước khi được chuyển đến lãnh sự quán Mỹ tại Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, trong một chuyến dã ngoại săn bắn với bạn, Hall đã ngã bổ nhào vào hàng rào dây thép gai và vô tình làm khẩu súng ngắn cướp cò, bắn thẳng vào chân cô. Bị hoại tử vết thương, Hall phải cắt bỏ chân trái đến đầu gối.
Nỗi bất hạnh bi thảm này đã dập tắt mọi hy vọng của Hall được làm việc trong phái đoàn ngoại giao, bởi Bộ Ngoại giao Mỹ có các quy tắc nghiêm ngặt về tuyển dụng người khuyết tật. Khi phục hồi sức khỏe trở về nhà ở Maryland, Hall nộp đơn ứng tuyển vào Bộ Ngoại giao song bị từ chối.
Không chịu từ bỏ, Hall học cách đi trên chiếc chân giả mà cô đặt tên là “Cuthbert” của mình. Năm 1939, Hall xin nghỉ làm thư ký rồi trở lại Pháp ngay trước đêm Đức Quốc xã xâm lược đất nước hình lục lăng vào tháng 5/1940.
Với mong muốn đóng góp cho kháng chiến, Hall tình nguyện làm lái xe cho dịch vụ cứu thương của Pháp. Tuy nhiên, cô nhanh chóng phải chạy trốn tới London khi Paris thất thủ trước sức mạnh quân Đức.
Ở London, cô tình nguyện phục vụ trong đơn vị Điều hành Hoạt động đặc biệt (SOE), và được đào tạo về vũ khí cũng như hoạt động kháng chiến. Chẳng bao lâu, Virginia Hall bắt đầu ứng dụng thành thục những kỹ năng này và tự ghi tên mình vào lịch sử với tư cách một trong những điệp viên huyền thoại nhất Thế chiến II.
Khi gia nhập SOE, Virginia Hall (với mật danh Germaine) được cử đến Pháp để thu thập thông tin tình báo về các hoạt động của quân Đức, đồng thời giúp tổ chức và vũ trang cho lực lượng kháng chiến Pháp.
Thẻ căn cước cho công dân tên Marcelle Montagne mà Hall sử dụng trong thời gian Pháp bị Đức chiếm đóng. Ảnh: Wikimedia Commons
Sang Pháp vào tháng 8/1941, cô tự nhận mình là một phóng viên tờ New York Post. Và chỉ đến tháng 11, Hall đã thiết lập được một mạng lưới bí mật những công dân Pháp trung thành với lực lượng kháng chiến, mang mật danh là HECKLER.
HECKLER là một thành công đáng kinh ngạc, họ đã giúp nhiều phi công Anh bị Đức bắn hạ chạy thoát an toàn, cung cấp thông tin đáng giá cho quân Đồng minh và đưa một số đơn vị SOE mới vào Pháp.
Mật thám Gestapo của Đức Quốc xã điên cuồng săn lùng "quý cô Chân gỗ" cùng các chiến hữu của Hall. Trong chiến dịch này, chỉ huy Gestapo, Barbie có thể đã bắt được nhiều đặc vụ HECKLER, nhưng không phải là Virginia Hall.
Tới tháng 11/1942, Hall lại phải chạy trốn sang Tây Ban Nha sau khi Đức chiếm giữ những phần lãnh thổ còn lại của Pháp. Nữ điệp viên quả cảm đã phải dùng chiếc chân thật làm điểm tựa, rồi kéo lê chân giả vượt qua hành trình mùa đông khắc nghiệt ở vùng núi Pyrenees, miền Nam nước Pháp. Có thời điểm trong hành trình nguy hiểm, Hall truyền tin nhắn về cho tổ chức của mình ở London, nói đùa rằng Cuthbert đang gây cho cô một chút khó khăn. Nhóm SOE ở London không biết Cuthbert là mật danh Hall đặt cho chiếc chân giả, đã trả lời rằng: “Nếu Cuthbert gây khó khăn cho cô, hãy loại anh ta”.
Hall tới được Tây Ban Nhan an toàn, nhưng bị bắt giữ ngay tại một nhà ga vì tội vượt biên trái phép. Cô bị giam giữ trong sáu tuần, trước khi được giới chức Mỹ tại Barcelona bảo lãnh cho cô tự do. Do SOE của Anh từ chối đưa Hall trở lại Pháp vì hoạt động của cô đã bị lộ, “Chân gỗ” gia nhập Cơ quan Công tác Chiến lược Mỹ (OSS), lực lượng tiền thân của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) ngày nay. Tháng 5/1944, cô được cử quay trở lại Pháp dưới vỏ bọc Marcelle Montagne, một cô thôn nữ sống ở vùng nông thôn.
Tranh vẽ Virginia Hall đang hoạt động thu phát tin radio tình báo tại Pháp. Ảnh: CIA
Hall nhuộm tóc tàu xám, đi lê chân để tránh lộ ra tiếng chân gỗ, và thậm chí còn làm lại răng cho ra dáng phụ nữ Pháp. Nhiệm vụ của cô gái làng là điều hành một trạm truyền tin radio và bí mật hỗ trợ cho các lực lượng chống Đức cũng như tiếp tục dò la, báo tin về hoạt động của quân phát xít.
Thậm chí còn hơn thế, Virginia Hall đã từng tấn công cả quân Đức. Trong báo cáo cuối cùng của mình về tổ chức (OSS), Hall tuyên bố rằng đội của cô đã phá hủy 4 cây cầu, làm trật bánh tàu hỏa, cắt đứt tuyến đường sắt quan trọng ở nhiều nơi và phá hủy các đường dây điện thoại. Họ cũng được báo cáo đã tiêu diệt khoảng 150 tên Đức và bắt 500 tên khác.
Bản báo cáo cuối cùng được đưa ra vào khoảng tháng 9/1944, khi OSS chấm dứt nhận thông tin từ Hall vì lúc này lực lượng Đồng minh đã giải phóng khu vực sau cuộc đổ bộ Normandy. Sự kiện này cũng kết thúc những ngày tháng phi thường của Virginia Hall với tư cách một điệp viên thời chiến.
Virginia Hall được trao Huân chương Bảo quốc Thập tự của Mỹ. Ảnh: CIA
Sau chiến tranh, Chính phủ Pháp đã trao tặng cô Huân chương Chiến công Bội tinh với Nhành dương liễu; người Anh dành cho Virginia Hall huân chương Đế chế Anh và Tướng Mỹ William Donovan trao tặng cô huân chương Bảo quốc Thập tự.
Tổng thống Mỹ Harry Truman muốn đích thân trao huân chương cho Hall trong một buổi lễ công khai, nhưng "Chân gỗ" từ chối vì tin rằng điều đó sẽ tiết lộ quá nhiều về cô cho những kẻ thù vẫn còn đâu đó.
Với kinh nghiệm của một điệp viên sừng sỏ, Virginia Hall tiếp tục làm việc cho CIA với tư cách là nhà phân tích cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 60 vào năm 1966. Bà sống những ngày còn lại ở bang Maryland và qua đời năm 1982 ở tuổi 76.