Tham dự Hội báo có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và nhiều lãnh đạo Trung ương, địa phương cùng đại diện các cơ quan báo chí.
Tham gia Hội báo có 120 gian trưng bày các ấn phẩm báo chí đặc sắc, tiêu biểu của hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cấp hội nhà báo Việt Nam tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 1 khu trưng bày về lịch sử báo chí.
Phát biểu khai mạc, ông Lê Quốc Minh cho biết, Hội báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, thực sự ngày hội lớn của báo giới và công chúng cả nước.
Đặc biệt, theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, 120 gian trưng bày và 1 khu vực trưng bày về lịch sử báo chí cho thấy bức tranh tổng quan về báo chí Việt Nam đương đại theo hướng chuyên nghiệp - nhân văn - hiện đại; thể hiện sinh động những câu chuyện cống hiến và hy sinh, lao động và sáng tạo của các thế hệ người làm báo.
“Trong 3 ngày (từ 15 - 17/3), Hội Báo toàn quốc 2024 sẽ mang đến cho công chúng và các nhà báo, hội viên nhiều hoạt động nghiệp vụ chất lượng, quy mô lớn, tính chuyên sâu và tính thực tiễn cao”, ông Lê Quốc Minh thông tin.
Cũng theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, bên cạnh các gian trưng bày, Hội báo còn tổ chức 10 phiên thảo luận về các chủ đề trọng yếu, có tính cấp bách của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số, như: Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí; Xây dựng môi trường văn hóa báo chí; Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội; Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI; Phát thanh năng động trong môi trường số; Đa dạng hóa nguồn thu các cơ quan báo chí, Vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số…, với sự tham dự của hơn 60 diễn giả.
Báo chí phải vì lợi ích tối thượng của dân tộc
Phát biểu tại lễ khai mạc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, Hội báo là sự kiện rất quan trọng, giàu ý nghĩa, thực sự là ngày hội đối với các cấp hội nhà báo, người làm báo cả nước, là bước chuẩn bị quan trọng hướng tới kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
“Chúng ta có một nền báo chí cách mạng với mục tiêu cao quý nhất, sứ mệnh thiêng liêng nhất là phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân; là cầu nối giữa Đảng với các tầng lớp nhân dân; là nơi để nhân dân gửi gắm tình cảm, niềm tin yêu, sự tin tưởng với Đảng, Nhà nước”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, những người làm báo Việt Nam có quyền tự hào về nền báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Tự hào về truyền thống vẻ vang, về những đóng góp xứng đáng của báo chí cách mạng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tự hào về lớp lớp các thế hệ nhà báo, bằng tài năng, nhiệt huyết, sức sáng tạo và cả máu xương để xây dựng, gìn giữ và phát triển một nền báo chí cách mạng vì dân, vì nước, vì lợi ích tối thượng của dân tộc Việt Nam.
“Thế hệ nhà báo cha anh là niềm tự hào, là tấm gương sáng để các nhà báo - hội viên hôm nay soi mình, sửa mình, rèn đức, luyện tài để làm báo cho đúng, cho hay, để tận tâm, tận lực cống hiến, xứng đáng với truyền thống của các thế hệ cha anh trong một thế kỷ qua”, Trưởng ban Tuyên giáo lưu ý.
Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, báo chí vừa phải nghiên cứu lý luận, vừa phải tổng kết thực tiễn, truyền thông chính sách, vừa tiếp tục giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
“Báo chí phải thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, là người tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là diễn đàn xã hội rộng rãi để phát huy dân chủ, phát huy những giá trị văn hoá tiến bộ, hiện đại, giàu bản sắc dân tộc; diễn đàn để Nhân dân tham gia các công việc của đất nước… như yêu cầu, mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2015 – 2020”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.
Trước đó, các đại biểu và các cơ quan báo chí dâng hoa Tượng đài Bác Hồ tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Đọc toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị này." alt=""/>Báo chí phải thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dânVới 21 năm dạy trẻ lớp 1, đã từng dạy sách giáo khoa phổ thông trước đây, sách Công nghệ giáo dục và sách mới, cô Tình thừa nhận cách tiếp cận của chương trình phổ thông mới hơi gấp gáp trong phần xuất hiện âm ở môn Tiếng Việt. “Nhưng số đông học sinh theo được, chỉ có một vài học sinh chậm thì thực sự hơi khó để tiếp cận với chương trình”, cô Tình nói.
Cô Trần Thị Kim Tình, giáo viên Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) trong một tiết học chương trình phổ thông mới. |
Cô Tình cho rằng, năm nay cũng là năm tương đối khó khăn bởi ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. “Trong thời gian đó, trẻ cũng không được đến trường mầm non. Bước vào năm học mới này, các giáo viên cũng không có tuần 0 (tuần đệm) để rèn luyện nề nếp học sinh lớp 1 như các năm học trước. Do đó vào năm học, vừa phải dạy kiến thức mới vừa phải rèn nề nếp cho học sinh nên cả cô và trò đều khá vất vả”.
Thế nhưng, theo cô Tình, điểm sáng là sách giáo khoa có nhiều hình ảnh đẹp, bắt mắt, kích thích sự hứng khởi, tư duy tò mò sáng tạo của học sinh.
Đặc biệt, môn Tiếng Việt được xây dựng một cách cụ thể hơn theo hướng từ các vật để trẻ bật được ra các tiếng, nẩy ra các âm cần học, chứ không trừu tượng.
“So với những chương trình với quan điểm “chân không về nghĩa” khi xuất hiện nhiều từ không có nghĩa, thì trong sách giáo khoa mới lần này đã trực quan hơn. Tức khi đã xuất hiện tiếng nào, từ nào thì phải gắn với nghĩa của tiếng, từ đó”.
Bà Mai Thị Ngọc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) cho hay: “Vẫn còn một số phụ huynh bỡ ngỡ bởi việc thay sách. Từ trước đến nay, tỉnh Nam Định dạy học theo chương trình Công nghệ giáo dục, thậm chí, cách đánh vần từ ngày xưa đã in sâu vào tâm trí của nhiều phụ huynh. Nhiều phụ huynh tưởng rằng mình có thể tự dạy được cho con và về nhà cũng tự thêm thắt vào. Song cũng chính vì những điều đó đôi khi gây khó khăn cho nhà trường".
![]() |
Bà Mai Thị Ngọc Quỳnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại An (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) |
Nói về chương trình, bà Quỳnh cho rằng một thứ rất mới, thực hiện chưa được 1 tháng rưỡi thì chưa thể kết luận rằng có nặng hay không. “Tôi có nghiên cứu và cũng được đi tập huấn thì biết rằng tổng thể số âm, số vần vẫn như vậy thì không thể nói là nặng được”.
Song, bà Quỳnh cho rằng, với một chương trình mới, vừa được đưa vào một thời gian ngắn, lại trong bối cảnh năm học ảnh hưởng bởi Covid-19, các giáo viên tự mày mò hoặc được tập huấn qua kênh trực tuyến, nên chắc chắn sẽ rất khó khăn.
Vì vậy, nhà trường tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn. "Hai tuần trường tổ chức họp chuyên môn một lần. Riêng giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn riêng và được đưa ra những thắc mắc trên thực tế để giải đáp", bà Quỳnh nói.
Nói về nội dung của SGK Tiếng Việt 1, cô Nguyễn Thu Trang (giáo viên chủ nhiệm lớp 1A3 Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP Nam Định) cho hay: “Có ý kiến của một số phụ huynh cho rằng những bài tập đọc dài, không phù hợp khi chọn những từ ngữ chưa hay. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng, để tạo được ra những bài tập đọc đó, các tác giả cũng đã rất cố gắng lựa chọn làm sao cho phù hợp nhất, làm sao trong bài tập đọc đó xuất hiện được nhiều nhất những từ ngữ mà các âm, vần mà các con đã được học; ngoài ra còn đảm bảo quy tắc không sử dụng những âm, vần mà các con chưa được học để đưa vào bài. Ví dụ như cụm “Thỏ nhá cỏ”, có phụ huynh ý kiến rằng tại sao không thay từ “nhá” bằng từ “nhai” vì phổ thông hơn. Nhưng các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng là các con chưa học đến vần “ai”, do đó sách đã phải đưa vào tiếng “nhá” thay cho tiếng “nhai”. Lý đo đôi khi chỉ đơn giản là như vậy, nên cũng rất mong phụ huynh thấu hiểu và cùng đồng hành với giáo viên để giúp các con tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới được tốt nhất”.
Một giờ học Tiếng Việt theo chương trình phổ thông mới của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Trần Nhân Tông, TP Nam Định. |
Sau 6 tuần dạy học, cô Trang cho rằng “chương trình phổ thông mới trao quyền chủ động hơn cho giáo viên trong việc lựa chọn kiến thức nào dạy trước hay sau, thậm chí có thể kết hợp với sách giáo khoa của các bộ khác để chắt lọc những từ ngữ, bài đọc hay để đưa vào dạy học sinh”.
Cô Trần Thị Phương Nhung cùng học trò trong giờ Giáo dục thể chất của Trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định). Tiết học Giáo dục thể chất mà mình vừa tổ chức đã tích hợp cả các nội dung về Âm nhạc, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Bảo vệ môi trường và An toàn giao thông. |
Ông Nguyễn Thế Lâm, Trưởng phòng GD-ĐT TP Nam Định chia sẻ: “Việc một số phụ huynh cho rằng chương trình nặng có thể do phụ huynh chưa hiểu hết. Bởi chương trình mới là khung, còn sách giáo khoa chỉ là tài liệu để giáo viên tham khảo, vận dụng và triển khai. Trong sách giáo khoa cũng có thể có những “hạt sạn” nhưng điều đó cũng khó có thể tránh khỏi, bởi trong quá trình biên soạn các tác giả tập trung vào mục tiêu chuyên môn. Tuy nhiên, ngành giáo dục sẽ phải hướng tới việc lắng nghe, tiếp thu để làm sao vừa đạt được mục tiêu chuyên môn vừa đảm bảo phù hợp thực tiễn, thỏa mãn phụ huynh”.
Ông Lâm cho hay, ý kiến nặng hay nhẹ cần phải kết thúc học kỳ 1 khi có đánh giá tổng kết qua kết quả của các học sinh. “Tôi nghĩ cần phải có những ý kiến thì mới cho thấy tính mới, thay đổi của bộ sách. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới này, ngành giáo dục rất cần lắng nghe và có sự chắt lọc, phân tích có cơ sở khoa học để có quyết định điều chỉnh hay không”.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định. |
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho hay, chương trình là cốt lõi của sự đổi mới, còn sách giáo khoa chỉ là công cụ giúp giáo viên thể hiện sự đổi mới phương pháp, ý tưởng bài dạy.
Theo ông Hồng, truyền thông tinh thần của chương trình phổ thông mới là điểm quan trọng.
“Học sinh lớp 1 vừa từ bậc mầm non lên nên còn bỡ ngỡ. Do đó, nếu phụ huynh không nắm được ý tưởng đổi mới, cốt lõi của chương trình thì dễ dẫn đến không hiểu rõ bản chất và dạy học sinh theo lối cũ gây va vấp, khó thống nhất, đồng bộ trong quá trình dạy học”.
Hải Nguyên
Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.
" alt=""/>Nhiều phụ huynh chưa hiểu về chương trình SGK mới nên có phản ứng trái chiều