|
Người dùng 3G thường có thói quen sử dụng dịch vụ để đọc báo/tin tức nhiều nhất (87%), tiếp sau với thói quen đọc báo, người dùng 3G cũng thường truy cập dịch vụ qua thiết bị di động để lướt web/tìm kiếm thông tin (84%), truy cập mạng xã hội (82%) và chat (74%). Đây là các hoạt động phổ biến khi sử dụng 3G với tần suất mỗi ngày một lần.
Kết quả này được đưa ra trong “Báo cáo dự án nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014”. Do báo Bưu điện Việt Nam và Công ty nghiên cứu thị trường Công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam thực hiện trên 576 mẫu nghiên cứu ở ba thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ người dùng 3G ở nhà là thường xuyên nhất (96%), sử dụng khi ở nhà đồng nghiệp/bạn bè/người thân (59%), ngoài trời (49%), nhà hàng/quán ăn (48%) và nơi làm việc (42%).
Lý do khiến người tiêu dùng quyết định sử dụng 3G để có thể truy cập, kết nối mọi lúc mọi nơi chiếm tỷ lệ cao nhất (93%); kế đó là người dùng 3G thay thế cho ADSL hoặc Wi-Fi là 40%; do được gia đình/người thân/bạn bè khuyên sử dụng (33%); thu nhập đủ để chi trả việc sử dụng 3G (33%); cần cho công việc (25%)
Trước khi quyết định sử dụng dịch vụ 3G của nhà mạng nào, người dùng thường tham khảo thông tin dịch vụ từ gia đình/bạn bè/người thân nhiều nhất (90%) và người thân cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ 3G; tiếp theo người dùng mới tham khảo ý kiến của nhân viên bán hàng tại cửa hàng (40%).
Báo cáo của GfK cũng cho thấy: Tiềm năng để phát triển của dịch vụ 3G vẫn còn nhiều bởi tỷ lệ người sử dụng dịch vụ 3G ở cả 3 thành phố lớn còn chưa đạt con số 50%. Người tiêu dùng tin tưởng dịch vụ 3G sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam và chất lượng 3G sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
" alt=""/>Người dùng 3G chủ yếu đọc tin tức và lướt web