- Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Tiếng Anh là môn Ngoại ngữ 1, bắt đầu học từ lớp 3 đến lớp 12, xác định năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học.Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung; để sống và làm việc hiệu quả hơn; để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.
Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Nội dung cốt lõi của môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ đề và chủ điểm phù hợp với học sinh phổ thông nhằm giúp các em khi kết thúc cấp tiểu học đạt được năng lực giao tiếp Bậc 1, khi kết thúc bậc THCS đạt được Bậc 2 và khi kết thúc cấp THPT đạt Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học
Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm sau: Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết; xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ qui định những yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp nghe, nói, đọc và viết cho mỗi lớp và gợi ý một số chủ đề, chủ điểm chính gắn với chuẩn đầu ra từng cấp học; đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học; đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương.
Chương trình giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các hình thức nghe, nói, đọc, viết. Kết thúc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam tạo nền tảng có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.
Giúp học sinh hiểu biết khái quát về một số nước nói tiếng Anh
Chương trình giúp học sinh có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh; có thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh.
Ngoài ra, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cũng góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động: ý thức và trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp mới.
Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp
Nội dung dạy học được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: hệ thống các chủ đề (khái quát), các chủ điểm (cụ thể) mang tính gợi ý; các năng lực giao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; danh mục kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) gợi ý phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp ở cấp độ đã được qui định trong chuẩn đầu ra. Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm.
Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào năng lực giao tiếp ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Năng lực giao tiếp của môn tiếng Anh là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội.
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Nội dung dạy học cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựa trên yêu cầu của năng lực giao tiếp Bậc 1, 2 và 3 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:
Các nội dung dạy học ở bậc tiểu học cần đảm bảo giúp học sinh có khả năng “hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn bè,… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”;
Các nội dung dạy học ở bậc THCS cần đảm bảo giúp học sinh có khả năng “hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm,…). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”;
Các nội dung dạy học ở bậc THPT cần đảm bảo giúp học sinh có khả năng “hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí,... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra ở những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình”.
Giáo viên cần tạo cơ hội tối đa để học sinh sử dụng tiếng Anh
Đường hướng chủ đạo trong chương trình môn Tiếng Anh là đường hướng giao tiếp. Nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Các phương pháp giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Đường hướng chủ đạo này quy định các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh ở các cấp học khác nhau, coi học sinh là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, tình huống có nghĩa, sát với cuộc sống hằng ngày, dành thời gian cho học sinh tham gia vào các hoạt động giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc và viết. Giáo viên sử dụng tiếng Anh trong quá trình dạy học trên lớp và tạo cơ hội tối đa để học sinh sử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học.
Giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện học tập ở địa phương, sử dụng hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình dạy học, hướng dẫn học sinh sử dụng đồng bộ các tài liệu và phương tiện học tập như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, học liệu điện tử, thiết bị nghe nhìn, công nghệ thông tin và truyền thông... để nâng cao hiệu quả dạy học.
Việc đánh giá hoạt động học của học sinh phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp lớp. Nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá cần bám sát mục tiêu dạy học, có tính đến những thay đổi trong mục tiêu từng cấp, như cấp tiểu học ưu tiên vào nghe và nói, cấp THCS nhấn mạnh đến phối hợp giữa các kỹ năng và cấp THPT chú trọng đến cân bằng giữa bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Hoạt động kiểm tra đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
Thanh Hùng
Dự thảo chương trình môn Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 12
Dưới đây là dự thảo Chương trình môn Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 12.
" alt="Chương trình môn Tiếng Anh mới ở phổ thông xác định năng lực giao tiếp là mục tiêu"/>
Chương trình môn Tiếng Anh mới ở phổ thông xác định năng lực giao tiếp là mục tiêu
Diễn viên Hải Đăng qua đời vì đuối nước, kế hoạch cưới vợ dang dở khiến nhiều người xót xa. Nhiều nghệ sĩ như Hoài Linh, Trương Quỳnh Anh, Khả Như... chia buồn, động viên bạn gái anh.Chia sẻ với VietNamNet khi trên xe cùng gia đình Hải Đăng đưa thi hài anh về TP.HCM lo hậu sự, chị Kim Hoàng - bạn gái của nam diễn viên khóc nhiều.
Kim Hoàng nghẹn ngào khi nhắc đến giây phút nhìn bạn trai chết trước mắt mình. Cô kể, khoảng 16g30 ngày 16/2 diễn viên Hải Đăng đang bơi ở biển Khánh Hòa thì đuối nước, bị sóng cuốn ra giữa biển. Cô hô hoán cầu cứu sự giúp đỡ, có một người ra giúp nhưng không thể kéo anh vào bờ. Lúc này Kim Hoàng liều mình tự ra để đưa bạn trai nhưng anh đã tím tái, ngừng thở. Mọi thứ diễn ra chỉ trong 10 - 15 phút.
|
Hải Đăng rất háo hức khi đi chơi biển cùng bạn gái và cháu ruột, không ngờ là chuyến đi cuối cùng. |
"Tôi bất lực nhìn bạn trai ra đi trước mặt mình. Lúc tôi tri hô, người ta còn nói: Sao cậu đó bơi ra ngoài chi mà xa dữ!Ban đầu, tôi cứ tưởng anh giỡn vì anh biết bơi. Bình thường, anh vẫn hay đi bơi ở bể sâu 2 - 3m. Tôi đâu ngờ mọi chuyện lại thành ra như vậy", cô nói.
Cả đêm qua, Kim Hoàng không thể chợp mắt. Gia đình diễn viên Hải Đăng động viên cô đừng khóc để anh siêu thoát nên cô không dám khóc nhiều.
Tai nạn chiều mồng Năm Tết đã cướp mất của Kim Hoàng một người yêu, người chồng sắp cưới. Khi ở Sa Pa trong chương trình Một chuyến đi, Hải Đăng đã chính thức cầu hôn Kim Hoàng. Cả hai dự tính giữa năm 2021 khi tình hình dịch bệnh ổn định sẽ đính hôn, bao giờ có tiền sẽ làm đám cưới.
|
Diễn viên Hải Đăng cầu hôn Kim Hoàng ở Sa Pa. |
Nói về bạn trai Hải Đăng, Kim Hoàng òa khóc: "Anh thương tôi lắm, thương vô cùng. Anh giành làm mọi thứ, không để tôi động tay vào việc gì. Anh bận cỡ nào cũng đòi đưa đón tôi.
Trong công việc, tôi và anh Đăng thỉnh thoảng quay cùng nhau. Nhiều lần tôi đi quay phim ở tỉnh xa, anh đòi đưa đón nhưng tôi không cho. Tôi nói: Anh bận công việc thì cứ lo cho công việc. Em tự đi được. Khi nào anh rảnh hẵng đưa đón em.
Chúng tôi yêu nhau cũng có những phút cãi vã, giận hờn. Lần gần nhất, tôi và anh Đăng tưởng đã thực sự chia tay. Trước đó, tôi qua nhà anh Đăng chơi, bỏ quên cái áo khoác. Tôi nói anh rằng nếu đã chia tay thì trả lại hết kỷ vật cho mình. Anh trả lại mấy món đồ nhưng giữ lại cái áo khoác. Tôi hỏi anh giữ cái áo làm gì, anh không trả lời. Sau này, khi hai đứa quay lại, anh mới thú thật: Anh giữ cái áo của em để khi nhớ em sẽ mang ra nhìn cho đỡ nhớ em. Cái áo có mùi hương của em...".
Nguyễn Ánh Hải Đăng sinh năm 1986, là cựu thành viên nhóm nhạc Rainbow Boys. Anh từng góp mặt trong một số bộ phim như Ra giêng anh cưới em, Thám tử tình yêu, Phiên khúc đoàn viên...
BTV Diệu Minh (Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM) từng dẫn talkshow có diễn viên Hải Đăng tham gia, chia sẻ với VietNamNet: "Ấn tượng của tôi về Đăng là một nghệ sĩ trẻ rất nhiệt tình và háo hức với nghề. Đăng yêu công việc và có nhiều hoài bão lắm. Đặc biệt, Đăng còn quan tâm đến nhiều vấn đề xã hội và thể hiện chính kiến, quan điểm rất thẳng thắn. Em ấy vui tính, lạc quan, thân thiện trong ứng xử với mọi người. Không ngờ Đăng ra đi đột ngột khi nhiều kế hoạch còn dang dở như vậy. Thương em"." alt="Bạn gái diễn viên Hải Đăng: Anh làm hết mọi việc, không để tôi phải làm gì"/>
Bạn gái diễn viên Hải Đăng: Anh làm hết mọi việc, không để tôi phải làm gì
- Tuyển sinh đại học năm 2018 hứa hẹn sẽ là một mùa tuyển sinh sôi động, trong đó có một số cơ sở giáo dục đại học đã đưa ra những phương thức tuyển sinh mới, tiệm cận với cách thức tuyển sinh của các trường đại học trên thế giới. |
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Ảnh: Lê Văn |
Theo thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018 màĐH Quốc gia Hà Nội(ĐHQGHN) vừa công bố, năm nay trường tuyển sinh trên 8.500 chỉ tiêu theo học 104 chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao, tiên tiến, tài năng bậc đại học.
Ngoài 2 cách thức xét tuyển cũ là dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả kỳ thi đánh giá năng lực còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức, thì năm nay, trường còn mở thêm 2 phương thức xét tuyển: sử dụng chứng chỉ quốc tế quốc tế Cambridge International Examinations A-Level và kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ). Đây là năm đầu tiên ĐHQGHN xét tuyển đối tượng sử dụng kết quả SAT và cũng là trường đại học công lập đầu tiên sử dụng cách thức xét tuyển này.
Quyết định mở rộng cách thức xét tuyển, ĐHQGHN kỳ vọng sẽ hướng tới những đối tượng đang theo học các trường phổ thông quốc tế, các chương trình tú tài quốc tế. Dự kiến, trường sẽ xét hồ sơ với những thí sinh đạt mức điểm 65% trở lên so với điểm tối đa - là mức điểm mà hội đồng tuyển sinh cho là khá tốt.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐHQGHN – cho biết, những năm gần đây trường có nhiều chương trình đào tạo bằng tiếng Anh theo xu hướng quốc tế hóa. Nên việc lấy kết quả bài thi SAT, hay xét chứng chỉ quốc tế A-level là phù hợp với thông lệ quốc tế. “SAT là bài thi đảm bảo chất lượng về chuyên môn. Nhiều quốc gia tiên tiến khác như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Na Uy… cũng lấy điểm SAT là điểm đầu vào. Vì thế, không có lý do gì mà chúng ta không thể áp dụng. Nội dung bài thi môn Toán của SAT cũng rất phù hợp với chương trình đào tạo của Việt Nam. Ngoài ra, SAT còn yêu cầu rộng hơn về tiếng Anh, khả năng đọc hiểu, viết luận…” GS. Đức cho biết, 2018 là năm đầu tiên ĐHQGHN sử dụng điểm SAT để xét tuyển và có xét cùng điểm hồ sơ chung. Nếu có ngành, trường thành viên nào chỉ xét riêng điểm SAT thì có thể sẽ ưu tiên cho các ngành học bằng tiếng Anh, các chương trình tài năng, chất lượng cao, trường quốc tế, dành cho sinh viên nước ngoài. Yếu tố này sẽ được hội đồng tuyển sinh các trường cân nhắc, nhưng chỉ tiêu cho đối tượng xét tuyển này sẽ không nhiều – ông cho biết.
Hiện tại, ĐHQGHN chưa đưa ra những thông tin cụ thể hơn về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, của các trường thành viên dành cho đối tượng xét tuyển này. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển của đối tượng này chắc chắn cũng sẽ có những khác biệt, do thời điểm tổ chức các kỳ thi SAT ở Việt Nam thường được bố trí rải rác trong năm và có tới 6 lần thi trong một năm, không có ràng buộc và giới hạn về độ tuổi.
Trường ĐH Ngoại thương– một trong những trường đại học trong nước được đánh giá cao về chất lượng đào tạo – năm nay cũng mở rộng thêm một phương thức xét tuyển mới – xét tuyển kết hợp. Phương thức xét tuyển kết hợp của ĐH Ngoại thương được áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, bao gồm chương trình tiên tiến chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, chương trình tiên tiến chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, chương trình kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, chương trình logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, chương trình kế toán - kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, các chương trình chất lượng cao Kinh tế đối ngoại, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng.
Cụ thể, trường kết hợp giữa xét tuyển điểm trung bình học tập các năm học phổ thông và điểm thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển): IELTS đạt 6,5 trở lên, hoặc TOEFL ITP đạt 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 2 bài/môn thi THPTQG năm 2018 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 16 điểm trở lên.
Như vậy, điểm thi các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được Trường ĐH Ngoại thương đưa vào là một trong những điều kiện xét tuyển vào trường.
|
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Ảnh: Thanh Hùng |
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế quốc dâncũng áp dụng điều kiện xét tuyển này trong phương thức xét tuyển kết hợp. Cụ thể, đối tượng được trường xét tuyển riêng gồm các thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/6/2018) đạt IELTS 6.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 575 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên và có tổng điểm 2 bài/môn thi THPT quốc gia năm 2018 trừ bài thi Ngoại ngữ Tiếng Anh, đạt từ 15 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán.
Ngoài ra, theo định hướng từ năm 2021, Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ tuyển sinh 2 kỳ/ năm: kỳ mùa thu và mùa xuân. Tổ chức kỳ thi tuyển riêng theo dạng bài thi đánh giá năng lực tương tự SAT cũng là một trong những định hướng của trường.
Năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng sẽ có thêm phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường này tổ chức. Với phương thức xét tuyển này, trường dự kiến dành từ 10-15% chỉ tiêu cho mỗi ngành/ nhóm ngành. Còn lại, 70-80% chỉ tiêu mỗi ngành/ nhóm ngành vẫn dành cho phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia.
Tuy nhiên, năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn chưa xác định kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức là điều kiện tiên quyết để xét tuyển vào trường, mà chỉ là thêm một cơ hội lựa chọn cho các thí sinh. Kỳ thi này sẽ chưa được tổ chức trong toàn hệ thống các trường thành viên, mà chỉ ở một vài trường thành viên nhất định.
Cũng tương tự như bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN, nội dung bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM gồm phần tự luận (thi 30 phút) và 100 câu trắc nghiệm (thi 150 phút).
100 câu trắc nghiệm sẽ gồm 3 phần với 5 nội dung đánh giá khác nhau. Phần 1 gồm 40 câu hỏi đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ, trong đó có 20 câu trắc nghiệm ngôn ngữ tiếng Việt và 20 câu ngôn ngữ tiếng Anh. Mục tiêu phần thi này là đánh giá khả năng dùng từ, đọc hiểu và phân tích bài viết.
Phần 2 gồm 20 câu trắc nghiệm liên quan đến suy luận logic và xác định quy luật.
Phần 3 gồm 40 câu hỏi sẽ tập trung đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong đó, 10 câu trắc nghiệm kỹ năng phân tích số liệu với nội dung gồm: phân tích ý nghĩa, xác định xu hướng, tìm quy luật dựa vào các số liệu cho trước được trình bày dưới dạng bảng số hoặc đồ thị. 30 câu còn lại kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các vấn đề được trình bày dưới dạng bài viết quanh các chủ đề về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế, kỹ thuật... Thí sinh sẽ sử dụng dữ kiện cung cấp trong bài viết để trả lời các câu hỏi liên quan.
Bài thi này được xây dựng theo hướng tiếp cận các bài thi chuẩn hóa nhằm xét tuyển đầu vào ĐH của Mỹ (SAT-Scholastic Assessment Test) và Anh (TSA-Thingking Skills Assessment).
SAT là bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới. Bài thi nhằm mục đích đánh giá sự sẵn sàng về mặt kiến thức của học sinh chuẩn bị vào đại học. SAT được các trường đại học hàng đầu thế giới đánh giá là một tiêu chí quan trọng để xét tuyển học sinh vào trường bên cạnh các yếu tố khác như tính cách, sở thích, mối quan tâm, đam mê, định hướng của học sinh thông qua các hình thức bài luận, phỏng vấn trực tiếp, các hoạt động ngoại khóa… mà học sinh tham gia. Trước năm 2016, bài thi SAT gồm 3 môn: Toán, Đọc hiểu và Viết. Mỗi môn có tổng điểm tối đa là 800 điểm. Tổng điểm tối đa của bài thi SAT1 là 2.400 điểm. Sau năm 2016, bài thi SAT được thay đổi, chỉ còn 2 môn: Toán và Đọc – Viết kết hợp. Mỗi môn có điểm tối đa là 800 điểm, và tổng điểm tối đa của 2 môn là 1.600 điểm. Cách thức chấm điểm và nội dung bài thi giữa SAT cũ và SAT mới có đôi chút khác biệt, tuy nhiên nhiều trường đại học trên thế giới vẫn chấp nhận kết quả của cả hai bài thi này. Ngoài ra, một số trường đại học trên thế giới (tùy từng trường, từng ngành học), các thí sinh có thể được yêu cầu hoặc tự nguyện thi thêm bài thi SAT2 – là bài thi riêng biệt cho từng môn. Cụ thể, thí sinh có thể chọn thi một số môn sau: Tiếng Anh: Văn học, Lịch sử: Lịch sử Mỹ, Lịch sử thế giới, Toán (Toán 1, Toán 2), Sinh, Hóa, Lý, tiếng Trung, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hebrew (Do Thái) hiện đại, Ý, Latinh, Nhật, Hàn… |
Nguyễn Thảo
" alt="Tuyển sinh 2018: Dùng SAT, IELTS xét tuyển vào đại học Việt Nam"/>
Tuyển sinh 2018: Dùng SAT, IELTS xét tuyển vào đại học Việt Nam