当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Qingdao West Coast vs Shanghai Port, 18h00 ngày 28/3: Khó thắng cách biệt 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3: 'Virus FIFA' tàn phá
Người hùng tí hon tập 11: Tiết mục của hai vũ công nhí khiến Cẩm Ly bật khóc giành điểm tuyệt đối
Sau nhiều ồn ào cùng với chương trình Những kẻ lắm lời, MC Thùy Minh đã có những chia sẻ về sự thay đổi của talkshow nhiều scandal nhất trong năm vừa qua, cũng như vai trò MC của Thành Trung tại The Remix đang gây ồn ào.
![]() |
MC Thùy Minh |
Người cá tính ít chịu làm MC cho show truyền hình
- Vài ngày trước, chị có nhắc đến MC Thành Trung và chương trình The Remix trên trang Facebook cá nhân. Là một người có kinh nghiệm sản xuất chương trình truyền hình, chị nghĩ Thành Trung cần làm gì để cải thiện trong các số tiếp theo của The Remix?
Tôi nghĩ tự anh Trung biết rất rõ đấy. Biết đâu cái style mà mọi người đang "ném đá" chính là một cách cố ý mà người MC cần phải mang vào chương trình?
Kể cả là người có kinh nghiệm sản xuất thì tôi cũng sẽ chờ ít nhất 3 tập mới có thể đánh giá hay quyết định thay đổi.
- Năm ngoái MC Nguyên Khang cũng không vừa lòng được khán giả, năm nay là Thành Trung. Theo chị, ai mới là người thực sự phù hợp với vị trí MC cho chương trình này?
Thị trường Việt Nam hơi thiếu một MC nam thực sự... cool (vui vẻ, cá tính) cho một show như The Remix. Tức là không căng thẳng quá về câu chữ, nên có một tinh thần vui vẻ, hướng ngoại.
Thú thực những nhân vật có cá tính kiểu này ít khi chịu đi làm MC cho show truyền hình.
Còn quan điểm của tôi là, một show như The Remix, không cần những râu ria rườm rà như kiểu đối thoại với ban giám khảo, nhà tài trợ, kêu gọi bình chọn... Vì thế, MC dẫn giới thiệu thực ra... nên cắt bỏ luôn, chỉ cần thay bằng một "giọng vo" thật hấp dẫn.
![]() |
MC của Thành Trung tại The Remix đang gây ồn ào. |
Không có scandal có khi lại...nhớ
- Sau rất nhiều những ồn ào, chương trình "Những kẻ lắm lời" vẫn giữ lời hứa trở lại cùng khán giả với cái tên mới. Nhưng có vẻ như cả 3 người dẫn chương trình đều đã tiết chế hơn trước những lời chê, thậm chí có phần tránh né. Chị có thấy như vậy sẽ giảm bớt tính "lắm lời", xấu tính - tính chất tạo nên sự khác biệt của show so với những chương trình khác?
Có một điều mọi người hay nhầm lẫn về chương trình của chúng tôi và cho rằng, đây là chương trình chuyên đi...chê nghệ sỹ.
Vì thực ra những lời chê thì lại "tiếng lành đồn xa", trong khi những lúc chúng tôi đứng về phía nghệ sỹ thì lại...chả ai để ý cả. Xin được đính chính, từ trước đến nay, Bitches In Town là show luôn khai thác các góc nhìn khác trong một vấn đề.
Còn về chuyện tiết chế, đúng là chúng tôi đã tiết chế hơn, cụ thể là những lời bông đùa dễ gây hiểu lầm ở trường quay, trong phần hậu kỳ được cắt bớt đi.
Còn về tính "lắm lời" có mất hay không thì có lẽ là không đâu. Đôi khi khen một ai đấy lại còn "bitchy" (xấu tính) hơn chê thẳng mặt.
- Hiện tại, những ý kiến tương tác với Những kẻ ít lời đều mang tính ủng hộ, những bình luận trái chiều gần như không còn xuất hiện ở mỗi video. Có thể nói nếu không phải là fan của "Bitches in town", không ai còn quan tâm đến chương trình nữa. Liệu sau này trong tương lai, 3 người dẫn chương trình có “mạnh miệng" trở lại để tiếp tục tạo ra những dư luận trái chiều hay không?Xin được khẳng định là chúng tôi sẽ luôn khai thác nhiều góc nhìn. Chưa bao giờ chúng tôi phải "cố đấm ăn xôi" bình luận trái chiều để tạo dư luận.
Tôi chỉ ví dụ nhé: MV Thứ tha của Mỹ Tâm chúng tôi rất "mạnh miệng" chê về sự "ẩu" của ê kíp, trong khi báo chí nước nhà rất... im ắng- đây là sự cùng chiều hay trái chiều?
Ví dụ tương tự với liveshow của ca sỹ Sơn Tùng- toàn bộ báo chí chỉ có đưa tin chứ không có bình luận trong khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp người sản xuất show cho Tùng rồi mới đưa ra ý kiến - cũng không thể coi nó là trái chiều đúng không?
Để tổng kết lại thì theo tôi những dư luận ồn ào mà dư luận đã tạo ra cho Những kẻ ít lời tương đối... không cần thiết.
Vì thực ra chỉ cần khán giả (và sau này trở thành fan) của chương trình theo dõi là đủ, với lượt xem hiện tại là khoảng 200.000 cho mỗi video.
Tôi không kỳ vọng show của mình có triệu view - vì tôi tin lượng khán giả Việt Nam mà có thể độc lập phân tích, hiểu rõ những bình luận và góc nhìn của chúng tôi, không đông đến thế đâu!
- Từ khi làm "Bitches In Town", có vẻ như đã khiến chị Thùy Minh mất lòng rất nhiều người. Với khoảng đấy thời gian thực hiện talkshow này, đã khi nào chị cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại?Nếu nói là không thì hoàn toàn không đúng! Không chỉ riêng tôi, cả ekip không ai nói ra, nhưng mỗi lần có một vấn đề thì đều tâm sự với nhau và bạn bè thân thiết trong giới để đỡ bị áp lực.
Nhưng nói như Hồ Ngọc Hà thì, khi không có scandal có khi lại... nhớ đấy.
- Với tất cả những ồn ào đã qua, vì sao chị vẫn muốn tiếp tục duy trì "Những kẻ lắm lời"?
Vì khi có chuyện, tôi luôn tự hỏi bản thân mình: mình đang làm sai hay làm đúng? Nếu thấy mình vẫn đang đi đúng, tại sao phải dừng lại? Tôi vẫn tin thị trường cần một show như Những kẻ lắm lời.
Theo Danviet
MC Thành Trung liên tục lỡ lời trong đêm thứ 2 The Remix" alt="MC Thùy Minh nói về MC The Remix"/>Nhận định, soi kèo Cherkasy vs Polissya Zhytomyr, 20h30 ngày 28/3: Nỗi lo xa nhà
Khánh Huyền từng là gương mặt gây ấn tượng qua rất nhiều bộ phim truyền hình, đặc biệt là diễn xuất góc cạnh của nữ diễn viên trong vai người vợ đáo để của trưởng thôn trong phim nổi tiếng “Người thổi tù và hàng tổng” và sau đó là những vai diễn cũng gây ấn tượng sâu sắc với khán giả trong phim “Ngọt ngào và man trá”, “Bảy ngày và một đời”…
![]() |
![]() |
Tái xuất rạng rỡ trong chương trình Thành phố hôm nay trong vai trò MC, nữ diễn viên “Người thổi tù và hàng tổng” đã trải lòng Thành phố hôm nay hấp dẫn Khánh Huyền từ những ngày đầu tiên, khi Khánh Huyền chỉ là một khán giả nên lúc nhận được lời mời làm MC, Khánh Huyền nhận lời ngay. Huyền tâm sự từ lúc nhận lời dẫn chương trình, tay nghề lẫn kinh nghiệm nấu nướng Khánh Huyền thâm hậu hơn hẳn. Đặc biệt, chuyên mục gặp gỡ khách mời khiến Khánh Huyền thấy mình giàu có về kiến thức và tâm hồn hơn.
Sở hữu gương mặt dễ mến, nụ cười xinh duyên dáng và lối diễn tự nhiên cùng chất giọng truyền cảm, nghệ sĩ Khánh Huyền hứa hẹn sự trở lại ấn tượng qua các bộ phim như: Mùa yêu, đạo diễn Đặng Tất Bình; Thiếu gia nhà nghèo, đạo diễn Nguyễn Việt Hùng; Định mệnh trùng phùng, đạo diễn Lê Minh Quang.
Hải Anh
" alt="Diễn viên Khánh Huyền tái xuất"/>Người dân thương tiếc các nạn nhân trong thảm kịch ở Itaewon. Ảnh: Yonhap.
Chàng trai cố gắng trở lại cuộc sống bình thường bằng cách đi học chăm chỉ, tham gia các buổi tham vấn tâm lý và thậm chí tập gym.
Nhưng 7 tuần sau thảm kịch Itaewon, Jae-hyun chọn cách tự sát. Cậu trở thành nạn nhân thứ 159 của vụ giẫm đạp tồi tệ nhất từng xảy ra ở Hàn Quốc.
Cái chết của Jae-hyun và nỗi đau thương mà thảm kịch Itaewon để lại đã nhấn mạnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cấp thiết tại Hàn Quốc, quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các nước phát triển.
Một xã hội áp lực đến trầm cảm
Năm 2021, ước tính rằng cứ mỗi 100.000 người Hàn Quốc thì có 26 người đã tự kết liễu đời mình, tương đương 13.300 người trên toàn bộ dân số xứ kim chi. Tỷ lệ này tăng 0,3% so với năm trước đó, theo dữ liệu từ văn phòng thống kê quốc gia Hàn Quốc vào tháng 9/2022.
Tháng 2, dữ liệu mới nhất cho thấy mặc dù là quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến, Hàn Quốc lại có tỷ lệ hài lòng về cuộc sống gần như thấp nhất trong số 38 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cụ thể là đứng thứ 36.
Nỗi cô đơn, khoản nợ hộ gia đình gia tăng và thiếu thời gian nghỉ ngơi đều được coi là những yếu tố làm giảm “điểm hạnh phúc” của Hàn Quốc xuống còn 5,9, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 6,7 của OECD.
![]() |
Hàn Quốc xếp thứ 36 trên tổng số 38 quốc gia thành viên OECD về tỷ lệ hài lòng về cuộc sống. Ảnh minh họa: Seongjoon Cho/Bloomberg. |
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của Hàn Quốc cũng được cho là do môi trường học tập và làm việc áp lực cao, nạn thất nghiệp, thiếu mạng lưới an sinh xã hội cho người cao tuổi.
Bác sĩ Kwon Hae-hyung, nhà trị liệu tâm lý người Mỹ gốc Hàn ở New York (Mỹ), cho biết chứng trầm cảm đặc biệt nghiêm trọng ở nhóm người trẻ tuổi và lớn tuổi - những người không cảm thấy được trao quyền.
“Đặc biệt, đối với những người trẻ tuổi ở Hàn Quốc, áp lực phải học giỏi là rất lớn”, bà nói, đề cập đến sự cạnh tranh khốc liệt để trúng tuyển trường đại học hàng đầu Hàn Quốc và khoản đầu tư giáo dục cho con cái của các bậc phụ huynh.
“Họ thường sẽ nói với con cái rằng: ‘Bố mẹ đã bỏ tiền ra nên con cần phải tài giỏi và thành công’, khiến người trẻ bị áp lực. Đến một lúc nào đó, họ cảm thấy không thể cố gắng hơn và đáp ứng được kỳ vọng gia đình, thầy cô”, bà chia sẻ thêm.
Cuộc sống cũng khó khăn đối với dân số già của Hàn Quốc khi quốc gia này còn thiếu một hệ thống phúc lợi mạnh mẽ. Kwon cho biết 1,6 triệu người cao tuổi Hàn Quốc đang sống một mình và phải đối mặt với sự cô lập đến tê liệt, theo số liệu năm 2021.
Nhiều người già không thể nghỉ hưu. Họ vật lộn kiếm sống qua ngày bằng những công việc dịch vụ được trả lương thấp, chẳng hạn như thu gom rác, khiến họ luôn kiệt sức và rơi vào chứng trầm cảm.
![]() |
Áp lực thành tài khiến nhiều người trẻ Hàn Quốc rơi vào chứng trầm cảm. Ảnh minh họa: Kim Hong-Ji/Pool/AP. |
Bên cạnh đó, một số quan điểm tồn tại từ cuối thế kỷ 20 đã góp phần gây ra vấn nạn về sức khỏe tâm thần hiện nay của xứ kim chi, từ khuynh hướng gia trưởng nặng nề, khiến phụ nữ cảm thấy bị hạ thấp và không an toàn, cho đến quan niệm lâu đời về thể diện, nỗi xấu hổ và sự tuân thủ.
Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa hậu chiến tranh Triều Tiên đã giúp quốc gia này thoát cảnh đói nghèo, song lại gia tăng chủ nghĩa cá nhân và phá vỡ các mối quan hệ cộng đồng truyền thống.
“Xã hội Hàn Quốc không rộng lượng với những người phạm sai lầm”, bác sĩ Kwon nói.
Thiếu hụt dịch vụ tham vấn
Trong một tuyên bố vào tháng trước, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc (MOHW) thừa nhận rằng sự hỗ trợ về mặt chính trị để giúp hạn chế vấn đề này là “rất cần thiết”, đồng thời cho biết rằng họ đã đẩy mạnh chương trình ngăn chặn tự tử vào tháng 4.
Những thảm kịch quốc gia quy mô lớn, bao gồm vụ Itaewon năm 2022, nơi phần lớn nạn nhân là người trẻ ở độ tuổi 20, 30 và vụ chìm phà Sewol năm 2014 khiến 306 người thiệt mạng, trong đó có 250 học sinh trung học, đã nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe tâm thần.
![]() |
Một điểm tưởng niệm các nạn nhân trong vụ giẫm đạp Itawon tại Seoul City Hall Plaza. Ảnh: Reuters. |
Tuy nhiên, những người sống sót và các chuyên gia nói rằng Hàn Quốc vẫn còn thiếu hụt dịch vụ hỗ trợ tâm lý trên toàn quốc. Bác sĩ Kwon cho biết còn thiếu một cầu nối giữa những người có nhu cầu tham vấn tâm lý với nguồn tài nguyên sẵn có.
Một bài viết được đăng trên tạp chí các vấn đề quốc tế Harvard International Reviewvào năm 2022 đã chỉ ra những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Hàn Quốc, dù tỷ lệ căng thẳng và trầm cảm ở mức “đáng kinh ngạc”.
Bài viết tuyên bố một “cuộc khủng hoàng tiềm ẩn ở sông Hàn”, báo cáo rằng năm 2017, gần 1/4 người Hàn Quốc bị rối loạn tâm thần, như chỉ 1 trên mỗi 10 người được điều trị do xã hội vẫn coi việc trao đổi về sức khỏe tâm thần là chủ đề “cấm kỵ”.
Chẳng hạn, người mẹ Hae-jin cho biết bà đã không biết phải tìm kiếm sự giúp đỡ cho con trai Jae-hyun ở đâu, mặc dù chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này. Cùng với đó, đường dây trợ giúp nạn nhân do MOHW thiết lập không đưa ra lời khuyên cụ thể nào.
“Họ có đưa ra những chương trình và chính sách, nhưng vấn đề đầu tiên là nạn nhân phải tự đi tìm hiểu về chúng dù đang trong trạng thái hoảng loạn. Hơn nữa, chất lượng và cấp độ của những chương trình giúp đỡ này thực sự thấp”, người mẹ kể lại.
Trong cơn tuyệt vọng, bà tìm đến dịch vụ tham vấn tâm lý của bệnh viện, nhưng họ chỉ có thể cung cấp cho Jae-hyun buổi tham vấn 20 phút, và cứ 10 ngày mới được một buổi. Trong khi đó, nhiều phòng khám khác có danh sách chờ kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng.
“Con trai tôi chưa bao giờ lỡ hẹn với bệnh viện và luôn háo hức khi đi học vì nó muốn trở lại cuộc sống bình thường”, Hae-jin chia sẻ, khẳng định rằng chính hệ thống hỗ trợ quá tải của chính phủ khiến Jae-hyun càng thêm thất vọng.
Theo Zing