当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Esenler Erokspor vs MKE Ankaragucu, 21h00 ngày 31/3: Trả nợ lượt đi 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Không hề ngon ăn
Tai nạn giao thông: Xe tải mất lái đè nát loạt xế hộp bên đường
Chỉ một ngày ngắn ngủi sau đó, ngày 18/4/1955, bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ 20 vĩnh viễn từ giã cõi đời, để lại đó bao niềm tiếc thương cho gia đình, người thân, cộng đồng khoa học và công chúng thế giới.
"Nhớ hồi còn trẻ, tất cả những gì tôi muốn trong đời là ngồi lặng lẽ ở một góc nào đó rồi chuyên tâm nghiên cứu, tránh xa mọi con mắt tò mò của người đời."Ước mong giản dị của Einstein từ hồi còn trẻ đến khi ông được cả thế giới biết đến đều trước sau như một.
Einstein chưa bao giờ để gánh nặng của sự nổi tiếng đè bẹp những niềm vui đơn giản trong đời. Với ông, khoa học là cuộc sống. Ông khát khao cống hiến nghiên cứu của mình vì một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn.
Còn nhớ những ngày chiến tranh ác liệt xảy ra năm 1945, khi Mỹ giáng 2 quả bom hạt nhân xuống 2 thành phố của Nhật, nhà bác học coi chiến tranh là một căn bệnh ấy chìm sâu vào nỗi ân hận, day dứt đến tận cuối đời.
Với mong muốn chấm dứt chiến tranh. Với hy vọng về một thế giới không có sự chết chóc, chia lìa... nhà vật lý người Đức ấy mới đặt bút ký vào bức thư lịch sử ấy.
Một năm trước khi qua đời, vào tháng 11/1954, ông mang nỗi day dứt suốt 9 năm kể lại cho người bạn già của mình mà rằng:"Tôi đã gây ra một trong những lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời... đó là khi tôi đặt bút ký vào bức thư gửi Tổng thống Mỹ Roosevelt, mong muốn ông ấy chế tạo bom nguyên tử trước khi Đức Quốc xã có được nó..." (đọc chi tiết nội dung bức thư).
Bi kịch cuối đời của Einstein: Thế giới nợ ông lời xin lỗi chân thành!
Một trong những "thế lực" của ngành PR truyền thông này chính là các "click farm" - những đơn vị chuyên tạo "view ảo", được ví như những nông trại trồng view. Mới đây, theo các cuộc điều tra của South China Morning Post, các click farm này hoạt động rất mạnh mẽ ở quốc gia đông dân nhất thế giới này. Các phù thủy công nghệ ở Trung Quốc thậm chí cam kết với mức giá rẻ bèo, từ 0,47 tới 11 USD (khoảng từ 10.000 tới hơn 200.000 VNĐ) là đã có thể tạo ra hơn 10 nghìn lượt xem giả mạo cho các trang web.
Đoạn phim trên cho thấy 10.000 chiếc điện thoại được thiết lập trong một căn phòng. Tất cả các thiết bị này được bố trí để chạy theo các lệnh cùng lúc xem một đoạn video nào đó. Thông tin từ tờ DailyMail vào năm 2017 cho biết, các thao tác số này chủ yếu được thực hiện ở Trung Quốc và Nga.
Không chỉ cày view thuê, các cơ sở click farm này cũng được sử dụng để tạo ra các tài khoản mạng xã hội giả, từ đó có thể tăng lượt xem, đôi khi là bình chọn hay làm các tác vụ khác online. Nhờ có các click farm này mà đầu năm nay, các nhà khoa học thuộc Đại học Indiana và USC đã phát hiện ra rằng có tới 15 phần trăm số tài khoản Twitter trên mạng hiện nay có thể giả mạo.
Twitter hiện có 319 triệu người dùng hoạt động hàng tháng có thể có nghĩa là 48 triệu tài khoản bot.
Thời gian gần đây, không chỉ Facebook và Twitter bị các click farm tấn công mà ngay cả Instagram cũng đã bắt đầu bị nhòm ngó đến.
Các tính toán cho thấy, mỗi chương trình truyền hình năm trong top 10 hàng đầu của Trung Quốc có thể thu về đến 10 tỷ lượt xem trực tuyến vào năm ngoái, 2017; trong đó hai chương trình đinh đã đạt tới hơn 1 tỷ lượt xem chỉ trong một ngày. Tiềm năng về truyền thông thực sự là vô song ở một đất nước có tới 750 triệu người sử dụng Internet; số người lên mạng mỗi ngày thậm chí có thể gấp vài lần dân số của cả một quốc gia, tuy nhiên làm sao mà 750 triệu người lại có thể tạo ra 1 tỷ lượt xem một ngày?
Việc "trồng view" là rất phổ biến ở đất nước tỷ dân này, tới mức báo chí Trung Quốc cho biết, có tới 90% lượt xem được tạo ra bởi các "tool" - công cụ tạo view ảo, và các lượt xem này tuy có thể được hệ thống ghi nhận nhưng vẫn là view ảo. Giữa thời buổi cạnh tranh trên mạng, các công ty phải trả hàng chục ngàn bảng để có được càng nhiều lượt quan tâm sản phẩm của họ càng tốt.
Theo GameK
" alt="'Trang trại trồng view' với 10.000 chiếc điện thoại chạy cùng lúc"/>'Trang trại trồng view' với 10.000 chiếc điện thoại chạy cùng lúc
Nhận định, soi kèo U21 Cardiff City vs U21 Peterborough United, 19h00 ngày 1/4: Trận đấu căng thẳng
BCNEX là startup công nghệ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp liên quan đến blockchain tại Việt Nam. Việc duy trì một hệ thống bảo mật và tin cậy có khả năng đáp ứng dịch vụ cho người dùng là một yêu cầu tối quan trọng đối với BCNEX để sàn có thể đi vào hoạt động.
Lựa chọn sử dụng dịch vụ của CMC Telecom và Akamai là phù hợp với định hướng xây dựng giải pháp an toàn dữ liệu người dùng của BCNEX nhằm đem đến trải nghiệm, lợi ích tối đa cho khách hàng.
![]() |
Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc CMC Telecom và ông Ngô Hoàng Quyền, Tổng Giám đốc BCNEX ký kết hợp tác sáng ngày 2/5/2019. |
Ông Ngô Hoàng Quyền - CEO Sàn giao dịch BCNEX phát biểu: “Lĩnh vực blockchain đang được coi là “Đại dương xanh” phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới. Chúng tôi tin tưởng sự hợp tác giữa BCNEX với Akamai và CMC Telecom sẽ đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Sự hợp tác này sẽ là tiền đề cho việc triển khai hợp tác nhiều dịch vụ nội dung số khác trong tương lai.”
CMC Telecom tư vấn lựa chọn sử dụng giải pháp của gã khổng lồ Akamai phù hợp với tầm nhìn sàn giao dịch công nghệ blockchain BCNEX. Qua đó BCNEX sẽ được truyền tải nội dung trên toàn thế giới một cách nhanh chóng, giảm tải cho hệ thống hạ tầng tài nguyên của BCNEX đồng thời bảo vệ cho hệ thống của BCNEX chống lại những cuộc tấn công mạng trên phạm vi toàn cầu.
![]() |
CEO Bcnex Ngô Hoàng Quyền đánh giá cao tầm quan trọng của nền tảng Blockchain trong Cách mạng công nghiệp 4.0. |
Ông Lê Anh Vũ - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Giá trị Gia tăng, CMC Telecom chia sẻ: “CMC Telecom đã trở thành đối tác với Akamai kể từ năm 2015. Để BCNEX có thể ra mắt dịch vụ vào đầu tháng 5/2019, Akamai và CMC Telecom đã tư vấn và triển khai dịch vụ trong thời gian thần tốc là 3 tuần. Lựa chọn sử dụng dịch vụ của Akamai và CMC Telecom, BCNEX có thể tiết kiệm chi phí, nguồn lực, hạ tầng về cài đặt hệ thống, nghiên cứu và triển khai các giải pháp bảo mật. Người dùng cuối của BCNEX sẽ được trải nghiệm dịch vụ trên website, ứng dụng với tốc độ nhanh, an toàn.”
CMC Telecom là doanh nghiệp viễn thông thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC (Việt Nam) và tập đoàn viễn thông TIME dotCom (Malaysia). CMC Telecom cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trên nền tảng hạ tầng kết nối internet, truyền dẫn dữ liệu, data center, multi-cloud và các giải pháp bảo mật. CMC Telecom sở hữu 03 Data Center trung lập duy nhất tại Việt Nam có chứng chỉ bảo mật thanh toán PCI DSS. CMC Telecom là đối tác của Akamai tại thị trường Việt Nam kể từ năm 2015 và cũng là đối tác vàng (Gold Partner) của Microsoft, là đối tác độc quyền dịch vụ Bảo mật Thuê ngoài (MSS - Managed Security Service) của IBM và là đối tác công nghệ tiêu chuẩn của AWS (Amazon Web Services). Akamai Technologies, Inc. là nhà cung cấp dịch vụ bảo mật và CDN trên nền tảng điện toán đám mây đứng đầu thế giới có trụ sở tại Massachusetts, Hoa Kỳ. Hệ thống mạng phân phối nội dung CDN của Akamai hiện đang phân tải khoảng 30% lưu lượng kết nối Internet trên toàn cầu và bảo mật các dịch vụ của Apple; Facebook; Bing; Twitter; eBay; Google... |
Thúy Ngà
" alt="CMC Telecom ‘bắt tay’ triển khai bảo mật cho sàn BCNEX"/>Theo nhà phân tích Timothy Arcuri của UBS, số tiền 5-6 tỷ USD có thể là tiền nợ bản quyền mà Apple phải thanh toán cho Qualcomm. Kể từ khi hai hãng vướng vào cuộc chiến pháp lý năm 2017, Apple đã ngừng trả tiền bản quyền. Hai công ty vẫn còn hợp tác trên các thiết bị trước năm 2018, đến giờ vẫn đang được bán.
Số tiền Apple phải trả trên mỗi chiếc iPhone cũng tăng lên so với mức 7,5 USD/máy mà hãng trả trước đây, theo tiết lộ của giám đốc vận hành Apple Jeff Williams tại tòa.
“Thỏa thuận này là một kết quả rất tốt cho Qualcomm, và rõ ràng là tốt hơn rất nhiều so với con số khoảng 5 USD/máy mà trước đây chúng tôi ước tính”, CNBCdẫn lời ông Arcuri.
Các tài liệu của phiên tòa vừa được tiết lộ cho thấy Apple đã cố gắng sử dụng các chiêu trò để khiến các công nghệ của Qualcomm kém phần quan trọng.
Theo Washington Post, luật sư của Apple nói với tòa rằng họ đã ký kết thành công nhiều thỏa thuận về bản quyền với các công ty khác như Huawei và Ericsson, và những bản quyền đó rẻ hơn nhưng giá trị gấp đôi các bản quyền của Qualcomm.
Lý lẽ của Apple bị bóc mẽ khi Qualcomm phát hiện ra Apple đã cố tình mua hàng đống bản quyền về với mục đích duy nhất là khiến bản quyền của Qualcomm mất giá trị, chứ không phải để sử dụng. Luật sư của Qualcomm cho rằng Apple muốn “tạo bằng chứng”.
Các tài liệu chuẩn bị cho phiên tòa của Apple cho thấy họ đã “lựa chọn cẩn thận” những bản quyền “đáng giá nhất”, nhằm “làm bằng chứng để so sánh trong vụ tranh chấp với các công ty khác”.
“Vậy là họ đã tới các công ty khác, thỏa thuận để mua bản quyền giá rẻ trong nhiều năm nhằm tạo bằng chứng, rồi đến đây và nói rằng các đối tác đó tốt hơn bởi họ bán nhiều bản quyền với giá rẻ, còn chúng tôi là những kẻ xấu”, luật sư Evan Chesler của Qualcomm cho biết.
“Mặc dù các công ty khi kiện nhau thường tìm cách để giành lợi thế, những tài liệu này cho thấy một sự thật khó chịu. Chúng tiết lộ rằng Apple đã sử dụng một lý lẽ sai trái trước cả những nhà hành pháp và tòa án và làm sai lệch giá trị và bản chất đích thực của các bản quyền Qualcomm sở hữu”, giáo sư luật Adam Mossoff tại đại học George Mason nhận xét.
![]() |
Apple đã sử dụng chip Qualcomm trên iPhone từ thế hệ đầu tiên, nhưng bắt đầu chuyển sang dùng chip Intel từ năm 2017. Ảnh: Bloomberg. |
Tài liệu cũng cho thấy Apple đã có ý định kiện Qualcomm từ 2014, nhưng họ đã chờ tới cuối năm 2016, sau khi Qualcomm trả hàng tỷ USD cho Apple trong một thỏa thuận trước đó. Một tài liệu của Apple từ tháng 6/2016, có tên “Làm giảm giá trị bản quyền Qualcomm”, cho rằng Apple sẽ kiện Qualcomm trong vòng 6 tháng. Thực tế diễn ra đúng như vậy.
Apple cho biết trong tài liệu rằng họ sẽ tìm nhiều cách, bao gồm “khiến Qualcomm thiệt hại về tài chính” và “thách thức mô hình bản quyền của Qualcomm”.
Việc sử dụng hàng loạt chiêu trò nhưng cuối cùng vẫn đồng ý trả số tiền lớn cho thấy Apple không thể hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ làm ăn với Qualcomm. Điều này cũng được thể hiện trong các tài liệu nội bộ của Apple.
Theo tài liệu, một quản lý mảng phần cứng của Apple mô tả công nghệ của Qualcomm là “tốt nhất”, trong khi một quản lý khác cho rằng “nói về công nghệ, họ vẫn là số một”.
Một tài liệu khác thì mô tả Qualcomm có “lượng bản quyền độc nhất” và “vị thế rất lớn”. Một tài liệu khác từ năm 2009 mô tả Qualcomm “được thừa nhận rộng rãi là công ty sở hữu lượng bản quyền lớn nhất cho các chức năng quan trọng của ngành viễn thông”.
![]() |
Qualcomm “là công ty duy nhất trên thế giới giúp iPhone có 5G vào năm sau”, theo nhận định của một nhà phân tích. Ảnh: Qualcomm. |
Có thể việc bỏ hàng tỷ USD cho Qualcomm vẫn là có lời so với những gì Apple nhận được. Không có Qualcomm, Apple chưa thể tìm được đối tác cung cấp chip 5G. Đối tác cung cấp chip modem còn lại của họ là Intel vẫn chưa thể phát triển xong chip 5G, dẫn đến Apple chậm chân so với các đối thủ.
Sau khi Apple và Qualcomm đạt được thỏa thuận, Intel cũng công bố họ không phát triển chip 5G cho di động nữa. Các thông tin mới nhất cho thấy Apple và Qualcomm đã chốt được thông số kỹ thuật 5G cho iPhone trong năm 2020.
“Đã quá muộn để Apple sử dụng chip của Qualcomm trong năm nay, nhưng tới năm 2020 thì họ sẽ mua các chip modem, bao gồm chip 5G từ Qualcomm sau khi đạt được thỏa thuận”, Nikkei dẫn lời một nguồn tin.
Nikkei cũng dẫn nhiều nguồn tin nhận định việc phụ thuộc vào Intel trong giai đoạn trước là một “điểm yếu” của Apple trong vụ kiện Qualcomm. Qualcomm là một trong những công ty đầu tiên có chip modem 5G. Chip Snapdragon X50, được giới thiệu năm 2016, có mặt sớm hơn các sản phẩm của Intel hay MediaTek tới gần 2 năm.
Trước đó, Intel cho biết chip 5G của họ sẽ chỉ sẵn sàng vào quý IV/2020. Nếu chờ Intel, Apple sẽ chậm hơn các đối thủ tới hơn 2 năm. Nỗ lực tự phát triển chip modem của họ cũng chưa cho thấy thành quả. Nhiều nguồn tin cho rằng phải tới 2021 Apple mới có thể sử dụng chip modem tự phát triển.
“Modem là thứ quan trọng nhất. Qualcomm có lẽ là công ty duy nhất trên thế giới có thể giúp Apple mang 5G lên điện thoại trong năm sau”, Gus Richard, nhà phân tích về chip tại Northland Capital Markets nói trên Bloomberg.
Bản thân Apple cũng không thể chọn hợp tác với Huawei dù nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã mở lời, bởi chính phủ Mỹ đang gia tăng sức ép với các công ty công nghệ trong nước không dùng thiết bị, linh kiện viễn thông của Huawei.
Công nghệ 5G không chỉ vượt trội so với 4G về tốc độ mạng. Khả năng kết nối với độ trễ thấp cũng là tính năng đáng chú ý, nhất là đối với các tiêu chuẩn không giây yêu cầu độ trễ ở mức 1 ms. Đây là điều quan trọng, không chỉ đối với ngành công nghiệp game online mà cả lĩnh vực Internet vạn vật (IoT) và xe hơi thông minh.
Bên cạnh iPhone, các sản phẩm được dự đoán là rất quan trọng với Apple trong tương lai là kính thực tế ảo tăng cường (AR) và phần mềm xe tự lái. Chiếc điện thoại lúc này đóng vai trò trung tâm điều khiển mọi thiết bị. Có lẽ vì vậy mà Apple không thể chờ đợi lâu hơn để đưa 5G lên iPhone.
" alt="Từ vụ Qualcomm, Apple lộ rõ sự thủ đoạn và yếu đuối"/>Konami có vẻ như đang áp dụng lại lối chơi của MGS3 cho Metal Gear Survive , tựa game online sinh tồn mới toanh đang cho game thủ thử nghiệm miễn phí trên PS4 và Xbox One. Cách chơi này đã biến mất trong những phiên bản Metal Gear Solid sau này như Guns of the Patriots, Peace Walker hay The Phantom Pain. Chính hệ thống Survival Viewer với thức ăn, vũ khí, nhu yếu phẩm được làm lại hoàn toàn để hợp thời hơn là thứ níu chân game thủ ở lại với Metal Gear Survive chứ không gì khác.
Ngay gần base camp của tôi trong game là một bức tường bụi độc khổng lồ của thế giới Dite song song với trái đất, nơi người chơi bị đày xuống đó sau khi phát hiện ra bị nhiễm một loại ký sinh bí ẩn, thứ khiến cho những hình nhân dị dạng với mảnh tinh thạch trên đầu tồn tại và lảng vảng khắp nơi xung quanh. Nếu đặt chân vào đó mà không có bình oxy, tôi sẽ game over ngay lập tức.
Đến đây thì cái sự hèn trong tôi mách bảo, ngoài này nắng đẹp hơn, ở nhà săn thú nấu ăn cho đỡ drama. Nhưng bên trong bức tường bụi độc đó, là những điều bí ẩn ai cũng muốn khám phá, những vật phẩm và công thức chế đồ đạc, vũ khí mới. Cứ 10 game sinh tồn, thì hầu hết đều cố gắng tạo ra một thứ gì đó kích thích game thủ phải xách ba lô lên mà đi, khám phá những nơi hiểm nguy nhưng đầy hứa hẹn. Metal Gear Survive, những phút đầu tiên cũng cố gắng làm điều tương tự để thôi thúc người chơi khám phá thế giới kỳ quái này.
Thông thường trong những tựa game sinh tồn, bạn sẽ chỉ cần để ý tới máu và stamina để hoạt động hiệu quả trong game. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần đi kiếm đủ thức ăn là sống khỏe. Nhưng trong Metal Gear Survive mọi thứ không đơn giản như vậy. Săn được một con thú làm thịt, bạn sẽ phải nấu chín nó. Làm hỏng vũ khí, bạn sẽ phải sửa hoặc đúc ra một cái mới. Lấy được nước uống, bạn sẽ phải lọc trước khi uống nếu không muốn đang chiến đấu thì lăn ra… đau bụng.
Cảm giác bị cô lập, nguy hiểm rình rập khắp mọi nơi cũng quay trở lại trong Metal Gear Survive. Bạn bị thương? Tự bật menu lên để cầm máu hoặc uống thuốc. Hết đạn? Tự vào bàn tạo ra vật phẩm mới. Không có khái niệm loot vũ khí trong game này, và bạn sẽ chỉ tìm được những nguyên vật liệu thô, còn lại đều phải “chế biến” mới có thể sử dụng.
Quan trọng hơn cả, bên trong thế giới Dite là những người bị biến đổi, trở thành những "Wanderers" cực đông và hung hãn. Để chống lại đám zombie hung hãn, bạn sẽ có thể chế tạo rất nhiều loại vũ khí, đạn dược, hàng rào, bom lửa… Mọi thứ cho phép bạn chiến đấu hoặc cầm chân những con quái vật đủ loại. Có loại chỉ biết chạy đến phía bạn để cào cấu, nhưng lại có loại hạ gục xong sẽ phát nổ, và bạn sẽ phải dùng chính trí khôn của mình để vượt qua tất cả những thử thách mà game đưa ra.
Cùng lúc, bạn phải đối mặt với cả hai vấn đề, tránh né hay chiến đấu một cách hiệu quả nhất đám Wanderer để khai thác nguồn tài nguyên Kuban quý giá chỉ có ở đây, nhưng cùng với đó là phải để ý tới những chỉ số sức khỏe của cá nhân, từ đói, khát đến stamina khi di chuyển và chiến đấu. Nghe có vẻ vô cùng ấn tượng nếu là một tựa game sinh tồn, thế nhưng tiếc một điều là, Metal Gear Survive làm chưa đến nơi đến chốn.
Có lẽ điểm cộng lớn nhất của game chính là hai thứ: Cơ chế craft đồ có chiều sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chiến đấu của nhân vật trong game, và bầu không khí bên trong thế giới Dite ảm đạm và đầy nguy hiểm. Cảm giác bị cô lập, nguy hiểm rình rập khắp mọi nơi cũng quay trở lại trong Metal Gear Survive. Bạn bị thương? Tự bật menu lên để cầm máu hoặc uống thuốc. Hết đạn? Tự vào bàn tạo ra vật phẩm mới. Không có khái niệm loot vũ khí trong game này, và bạn sẽ chỉ tìm được những nguyên vật liệu thô, còn lại đều phải “chế biến” mới có thể sử dụng.
Còn lại, từ cốt truyện cho đến gameplay, Metal Gear Survive trông giống như một miếng vải chắp vá từ nhiều miếng khác, sử dụng tài nguyên và mô hình nhân vật của chính Metal Gear Solid V: The Phantom Pain (dù sao thì cũng là tài sản của Konami, dùng ra sao là quyền của họ). Chính vì thế trông Metal Gear Survive chẳng có chút cá tính nào hết.
Chưa kể, dù bầu không khí của thế giới game ấn tượng, nhưng cái cách mà Konami tạo ra thế giới đó lại quá lười nhác. Nếu có cơ hội vào game, bạn sẽ thấy nó chẳng giống PUBG, chẳng giống Hunt Showdown, lại càng không thể so bì được với ARK với vẻ đẹp muôn màu. Xung quanh là cát, cát, cát và cát, thi thoảng điểm xuyết ít núi non và những công trình đổ nát khắp mọi nơi. Bạn chỉ có vài việc đơn giản là chiến đấu chống lại đám zombie, và nhặt nhạnh những món đồ bị hút vào thế giới này thông qua wormhole, chẳng khác gì ve chai cả.
Trong khi đó, vẫn giữ công thức cũ của một tựa game sinh tồn, bạn sẽ bắt đầu với những trang bị tầm thường, và sẽ phải tự bươn chải để tạo ra những món vũ khí đáng sợ hơn, căn cứ vững chắc hơn, an toàn hơn... Thế nhưng chính bản thân nhân vật mà bạn điều khiển lại sớm tạo ra cảm giác mệt mỏi nhàm chán, đơn giản vì bạn không điều khiển Big Boss, gã chiến binh siêu hạng, mà chỉ là lính tráng dưới trướng của gã mà thôi. Cảm giác cứ đi loanh quanh đập vài lần mới vỡ một chiếc bàn gỗ hay thùng phuy để lấy nguyên vật liệu craft đồ thực sự không vui tẹo nào.
Dù có được một chút ít cá tính riêng ở gameplay, thế nhưng tựa game đúng phong cách "chắp vá" của Konami lại không thể phát huy được sự hứa hẹn từng có trước đây ở phiên bản beta. Thế giới thì thiếu sức sống và cuốn hút, chiến đấu nhai đi nhai lại, AI thì cũng chẳng thông minh, giao diện thì cái này chồng lấn lên cái kia, ấy là chưa kể câu chuyện hút máu game thủ, bắt chúng ta bỏ 10 USD để mở khóa nhân vật mới nữa chứ.
Có người nói rằng, Metal Gear Survive cùng lúc đánh dấu sự tái sinh cũng như cái chết của cả dòng game hành động bí mật huyền thoại. Là một fan của Metal Gear, tôi không muốn tin điều đó chút nào, thế nhưng điều đó, qua nhiều ngày trời cố gắng nán lại với game, tôi đã phần nào nhận ra là có lý.
Theo GameK
" alt="Đánh giá Metal Gear Survive: Bình mới, nhưng tiếc nỗi rượu thì... chẳng ngon tẹo nào"/>Đánh giá Metal Gear Survive: Bình mới, nhưng tiếc nỗi rượu thì... chẳng ngon tẹo nào