BSCKI Hoàng Thăng Vân,ườiđànôngQuảngNinhtửvongsaukhiănhàusốman city vs man united Phụ trách khoa Hồi sức tích cực Nội, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết, bệnh nhân là người đàn ông 65 tuổi, trú tại TP. Uông Bí, nhập viện ngày 24/9.
Theo lời kể của gia đình, sau khi ăn hàu sống tại nhà, bệnh nhân xuất hiện nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng liên tục, sốt cao, mệt mỏi. Rất nhanh sau đó, ông biểu hiện tụt huyết áp, nổi ban nhiều trên da nên người thân đã đưa vào bệnh viện cấp cứu.
“Người bệnh nhập viện với biểu hiện điển hình của bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm độc, có tiểu cầu giảm trên nền bệnh xơ gan. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Chính vì vậy, dù được chăm sóc, điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi”, bác sĩ Vân cho hay.
Qua kết quả xét nghiệm cấy máu, các bác sĩ phát hiện người đàn ông nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển) gây tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nghiêm trọng. Việc ăn hàu sống là lý do khiến bệnh nhân nhiễm vi khuẩn này.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống ký sinh trong hải sản như: cá, cua, tôm, sò, ốc, hàu, hà,… của vùng nước lợ và nước mặn, ngoài ra còn tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.
Loại vi khuẩn này khi đi vào cơ thể con người gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến tử vong.
Để tránh nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, các bác sĩ khuyến cáo người dân không ăn hải sản sống, tái hoặc hải sản bị hỏng, chết; thực hiện ăn chín, uống sôi. Đồng thời, lựa chọn thực phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến.
Nguyễn Liên
Hai người Mỹ tử vong sau khi ăn hàu sống
Các bệnh nhân người Mỹ được xác định nhiễm khuẩn Vibrio sau khi ăn hàu sống nhập từ bang Louisiana.
Khi ấy trong Yến Xuân, Duy Quang là người thú vị, tinh tế và nhẹ nhàng. Ông 'nói giọng Bắc chuẩn nghe ghiền không tưởng tượng được', mỗi lần nói chuyện qua điện thoại chị như bị 'rót mật vào tai'.
Lúc làm quen, ông nhắn mấy trăm tin mỗi ngày cho bạn gái bất kể ngày giờ, tin nào cũng sướt mướt tình cảm. Yến Xuân chưa từng trải qua cảm giác này nên 'đổ gục' trước người đàn ông ngọt ngào hơn mình 25 tuổi này.
Yến Xuân cũng cải thiện giọng hát nhiều nhờ bạn trai. Thời mới quen nhau, ông từng hỏi thẳng: "Em học hát ở đâu mà dở thế?" khiến chị sốc nhưng sau đó lại chỉ bảo bạn gái từng chút một từ kỹ thuật, cách xử lý đến tác phẩm.
Sau 1 tháng tìm hiểu nhau, Duy Quang mời bố mình đến nhà thăm mẹ Yến Xuân. Chị không ngờ nhạc sĩ Phạm Duy mang theo mâm quả sang hỏi cưới vợ cho con trai. Khi Yến Xuân nhận lời, Phạm Duy liền đăng ảnh Duy Quang hỏi vợ lên website của mình.
Hậu đám cưới, cứ 2 tháng/lần ông lại sắp xếp nội thất hoặc trang trí nhà cửa, biến nhà cũ thành nhà mới. Yến Xuân thường ngồi hàng giờ nghe chồng tỉ mẩn giải thích từng câu chữ trong bài hát của bố Phạm Duy.
Duy Quang mê phim, có thể xem cả ngày không chán. Mỗi sáng dậy, ông nhảy xuống sàn, vừa hát vừa tập những động tác thể dục như con trẻ, sau đó ra cửa sổ đứng hát và diễn như thể đứng trước máy quay. "Đó là một danh ca Duy Quang ít ai nhìn thấy", Yến Xuân kể.
Quãng thời gian nồng nhiệt không lâu, 2 năm sau, Duy Quang và Yến Xuân ly dị vì 'ngộ nhận về nhau rồi làm nhau thất vọng'. Suy nghĩ khác biệt, những mong muốn không được hồi đáp dần tạo ra khoảng cách giữa hai người. Dù vậy, họ chia tay trong hòa bình, không căng thẳng nên vẫn giữ liên lạc.
Đường ai nấy đi, Duy Quang vẫn dõi theo Yến Xuân trên con đường nghệ thuật, vui khi thấy chị hát ngày càng tiến bộ, sang Mỹ biểu diễn được đón nhận. Vài lần, ông âm thầm ngồi bên dưới nghe vợ cũ hát.
Cặp đôi những ngày còn mặn nồng.
Căn bệnh quái ác
Bạn bè, người thân đều bất ngờ trước tin danh ca Duy Quang - người khỏe mạnh, sống ngăn nắp và điều độ - mắc bệnh ung thư gan.
Hậu ly hôn, ông đi club uống rượu nhiều hơn. Duy Quang cũng hùn hạp mở quán bar nên thường tiếp khách ở đó.
Khi phát hiện bệnh, Duy Quang nhập viện gần 1 tuần. Lúc đó mẹ Yến Xuân cũng bị ung thư, vừa làm phẫu thuật nên chị ở phải cạnh chăm sóc, gần như không đi đâu.
Hay tin chồng cũ bệnh, ca sĩ gọi hỏi thăm, bên kia đầu dây Duy Quang điềm tĩnh nói: "Anh bị ung thư gan thời kỳ cuối". Yến Xuân sốc nặng nhưng nam danh ca liền trấn an "bên Mỹ có một loại thuốc đắt tiền, tiêm vào sẽ ổn".
Hai người trò chuyện hồi lâu, Yến Xuân động viên chồng cũ yên tâm đi Mỹ, hẹn khi về sẽ chăm sóc ông. Chị còn trêu hỏi: 'Có cô nào vào thăm không?', ông chỉ cười.
Trước ngày sang Mỹ, Duy Quang tổ chức sinh nhật chia tay người thân, bạn bè nhưng không mời Yến Xuân vì tự thấy phong độ chẳng còn như xưa. Chị tôn trọng ý ông nên không đến.
Những ngày sau đó, một số người quen, trong đó có ca sĩ Thái Thảo - vợ danh ca Tuấn Ngọc, thường báo tin về Duy Quang cho Yến Xuân. Bệnh tình của ông ngày một nặng.
Ngày 19/12/2012, Yến Xuân đang ngồi trong bệnh viện nhận cuộc gọi từ Mỹ. Đúng như linh cảm, chị hay tin ông mất - một trong những kỷ niệm buồn nhất đời mình. Hơn 1 tháng sau, nhạc sĩ Phạm Duy qua đời.
Năm 2014, chỉ trong 1 tuần, Yến Xuân mất mẹ, bố và bà. Nỗi đau chồng chất khiến chị từng có suy nghĩ tiêu cực, cuối cùng vượt qua nhờ con trai.
Nhiều năm trôi qua, chị vẫn có thể rơi nước mắt khi nhắc đến Duy Quang và quãng thời gian sóng gió không thể quên. Hiện tại, Yến Xuân làm công việc ngoài nghệ thuật, ít khi đi diễn, thỉnh thoảng tham gia chương trình truyền hình.
Vợ chồng ca sĩ Mỹ Hạnh đôi lúc nhớ Duy Quang. Sinh thời, ông và vợ chồng chị thường tụ tập nói chuyện tầm phào, hiếm khi nói gì cao siêu, triết lý.
Trong chị, cố danh ca 'hài hước khủng khiếp, nói bậy nhất thế giới'. Có năm, vợ chồng Mỹ Hạnh, vợ chồng Tuấn Ngọc và Duy Quang cùng đi du lịch. Cứ Mỹ Hạnh bật đĩa nhạc nào, ông lại lấy ra vứt đi. Kết quả, suốt 450km hành trình, cả xe bị 'tra tấn' bởi đĩa 'liên khúc nhạc chế trong tù' của Duy Quang.
"Lúc ấy, anh Quang mập lắm. Vậy mà tới lúc bệnh, cơ thể anh thu lại như một đứa bé 10 tuổi, lọt thỏm trong bộ áo vest", Mỹ Hạnh nhớ lại.
Sự ra đi của Duy Quang khiến chị tin 'đến cuối cùng rồi ai cũng giống ai'. Một năm ngày giỗ Duy Quang, Mỹ Hạnh thử cố tìm tin tức, một dòng chia sẻ về ông nhưng không thấy.
"Anh Duy Quang rất nổi tiếng, hát rất hay nhưng mất chỉ 1-2 năm thôi, tất cả đã trôi đi. Đôi khi tôi thấy xót xa cho những đồng nghiệp. Chỉ vì là người nổi tiếng, cuộc sống của họ đôi khi không còn là của mình", chị cảm thán.
Yến Xuân nói: "Anh Quang đã có quá nhiều điều hơn người khác. Khi anh mất, người ta có nhớ anh hay không, không quan trọng. Trong lòng tôi, anh vẫn có vị trí như cũ. Trên thế gian này chỉ cần một người còn nhớ anh là đủ rồi".
" alt="Căn bệnh quái ác và hôn nhân không trọn vẹn của cố danh ca Duy Quang"/>
Ông Đức cho rằng, mọi phụ huynh đều có thói quen dùng lời khen người này, ước ao về người kia và cho con của mình một từ, mà đã đến lúc phải đặt một câu hỏi lớn là từ "ngoan". Khi khen chúng ta nói bé rất ngoan với sự yêu thương, trìu mến. Nhưng ngoan là sự cung phụng của hệ luỵ phong kiến, có giá trị lịch sử riêng. Còn hôm nay, ước mơ khát khao của con có được hay không? Con có được đùa nghịch phá phách theo sở thích hay không?
"Hãy cho con phạm lỗi, để con được là chính nó. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu đời, các con có nhiều hành động, nhiều điều cần khám phá. Phụ huynh đừng bắt ép lý tưởng của người lớn lên con trẻ. Khi chúng ta bỏ chữ ngoan đi sẽ thấy con trẻ có nhiều nhu cầu, nhiều mong muốn" – ông Đức cho biết.
Theo ông Đức, đa số phụ huynh dạy con từ bé là cấm con được sống thật với cảm xúc của mình.
“Nhiều người khi thấy con cười còn hét lên rằng, 'không cái gì mà không, vô duyên, con gái chưa nói mà đã cười, không được cười, con không được làm như vậy. Đi ra ngoài đường cũng đừng để ai biết con yêu, con ghét ai”- ông Đức kể.
"Một lần con của tôi nói ước mơ của cháu là trở thành bác bảo vệ và đã bị ông ngoại mắng te tua vì không ước cái gì cao sang hơn. Sau khi tôi tìm hiểu thì được biết, ở trường con bác bảo vệ rất có uy quyền. Bác cho chơi là các cháu chơi, bắt vào lớp là các vào lớp. Vậy đó, với một đứa bé 5 tuổi thì ước mơ như vậy. Vì vậy chúng ta phải trân trọng ước mơ đó" - ông Đức khuyến cáo.
Còn TS Bùi Trân Phượng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho rằng, đừng đặt ra một hình mẫu lý tưởng vì ai cũng rất sợ phải theo một hình mẫu nào đó.
"Giáo dục đúng nghĩa phải hiểu rằng trước mặt mình là một con người mà con người này bắt đầu từ một em bé sinh động, dễ thương, đáng yêu và đáng bảo vệ. Giáo dục là tôn trọng con người và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để con người làm điều gì đó tốt nhất có thể".
Giáo dục đang tạo sự đề phòng hơn là tin tưởng
Cũng theo bà Bùi Trân Phượng, từ trải nghiệm bản thân, bà nhận ra nhà trường là nơi đề phòng hơn là trông cậy.
Bà Bùi Trân Phượng
"Khi con tôi ba tuổi, cháu đi học về và đứng trước gương với vẻ mặt hầm hầm. Cháu chỉ tay vào gương và bảo: "Cô, nếu ngày mai cô uýnh con nữa thì con sẽ uýnh lại cô đấy". Tôi nhẹ nhàng hỏi con, tại sao cô giáo đánh con, nhưng con vẫn một mực nói cô giáo không đánh. Với trẻ con, nếu bị cô giáo đánh chúng cảm thấy chính mình có lỗi. Tôi đã bảo con, mẹ biết con không có lỗi. Mẹ chỉ hỏi tại sao cô giáo đánh con. Sau đó, con nói với tôi rằng do quên áo gối để ngủ. Tôi nói với con, cô giáo đã sai vì đây là lỗi của mẹ"- bà Phượng kể.
Theo bà, môi trường giáo dục hiện nay phần có khi không thân thiện với trẻ em.
Còn ông Trần Hữu Đức thì cho rằng, đã bắt đầu có nhiều trường học chăm chút đến giai đoạn đầu đời của bé.
"Hiện tại chưa có một hệ giá trị nào cho thiếu nhi Việt Nam tốt hơn Năm điều Bác Hồ dạy. Nhưng nếu đọc và suy ngẫm sẽ thấy những điều trong Năm điều Bác Hồ dạy đã rất kì diệu" – ông Đức khẳng định.
Nghĩ về mình với hơn 33 năm dạy học, lúc vô tình ... có bao nhiêu học sinh vì nóng vội (của thầy) phải bỏ học? Sớm bước vào đời khi kiến thức và kỹ năng chưa đầy đủ - chắc hẳn các em gặp nhiều trắc trở. Trong số ấy, em nào thành công? Em nào không gượng dậy được để đi tiếp? Còn thầy - vẫn đủ đầy, hãnh tiến với công việc, vẫn ngập tràn hoa, những lời chúc mừng ngọt ngào – trọng vọng ... Ngày Nhà giáo!
Nơi xa tít của rừng núi Tây Nguyên, thầy Dậu chắc chỉ có hoa dại, những lời chúc mừng “lơ lớ” ... nhưng thầy - tấm lòng luôn rộng mở với học sinh thân yêu.
Nghĩ về mình, về đồng nghiệp, về những học sinh của hôm qua, hôm nay. Phải làm gì để các em đến trường đầy đủ? Để những lúc khó khăn các em không bỏ học? Để những lúc chênh vênh trong cuộc sống riêng các em lại được vỗ về trong vòng tay của thầy cô?
Kiến thức bao la, thầy cô khó mà trang trải hết được. Trên muôn nẻo đường đời phía sau cổng trường, chắc rằng các em còn học, học những khi cần, học để tiếp tục phát triển....
Còn bây giờ, thầy cô hãy trao yêu thương cho các em trong mỗi giờ lên lớp, trong những lúc suy tư trên bài làm còn vụng về của học sinh.
Trong mỗi dòng trên giáo án, mỗi lời nói – việc làm trên bục giảng không chỉ dừng lại ở kiến thức xơ cứng. Những công thức, định lý, khái niệm ... được truyền đi bằng trái tim người thầy. Hãy cười tha thứ khi các em ngỗ nghịch; vỗ về khi các em phiền muộn; tận tâm chỉ bảo khi các em đứt gãy kiến thức.
Phút lắng lòng ....
Người thầy không tính toán thiệt hơn, không dùng kiến thức để mua bán, không dùng điểm số để trù dập, không đay nghiến học sinh. Học sinh khôn lớn – đó là hạnh phúc của nhà giáo, không vật chất nào có thể đánh đổi. Còn điều nào vui hơn khi: “Thầy vào rẫy lấy em về: Cậu học trò Gia Rai đã trở lại lớp”(Vietnamnet, 08-3). Thật ấm lòng ....
Đâu đó trong học đường vẫn còn xảy ra chuyện dạy thêm, học thêm; bạo lực học đường; sự thiếu trung thực của một số ít thầy cô .... Nỗi đau đáu của những ai đã, đang đứng trên bục giảng.
Câu chuyện của thầy Ninh Văn Dậu như khẳng định: Còn đấy nhiều thầy cô với tấm lòng cao cả, tất cả chỉ để học sinh được vui, được an toàn lúc đến trường, không bỏ học vì khó khăn.
Chúng ta hãy chung tay giúp học sinh vùng sâu, vùng cao, vùng khó khăn vui bước đến trường.