当前位置:首页 > Giải trí

VinaPhone là nhà mạng đầu tiên triển khai chính thức IPv6 cho thuê bao 4G

VinaPhone là nhà mạng đầu tiên triển khai chính thức IPv6 cho thuê bao 4G

Thông tin từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC),ànhàmạngđầutiêntriểnkhaichínhthứcIPvchothuêlich cup c1 thường trực Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia cho hay, trong năm 2017 cũng như 4 tháng đầu năm nay, cùng với FPT Telecom, ở mảng băng rộng cố định, VNPT được đánh giá là doanh nghiệp có kết quả triển khai IPv6 tiêu biểu, có tỷ lệ tăng trưởng bứt phá. Theo thống kê, hiện VNPT đã triển khai dịch vụ IPv6 cho hơn 1 triệu khách hàng hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng cố định. Tỉ lệ ứng dụng IPv6 của VNPT đã tăng trưởng từ 7% đầu năm 2018 lên khoảng 15% vào thời điểm đầu tháng 5/2018, với khoảng 2,4 triệu người dùng IPv6.

“Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, VNPT đã thử nghiệm thành công triển khai dịch vụ 4G LTE trên nền tảng IPv6. Và theo kế hoạch đã đăng ký với Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, VNPT sẽ chính thức triển khai IPv6 cho dịch vụ 4G LTE trong năm nay”, đại diện VNNIC cho hay.

Trong thông tin chia sẻ phương án, giải pháp chuyển đổi IPv6 cho mạng di động VinaPhone, ông Phạm Tiến Huy - Ban Công nghệ mạng, Tập đoàn VNPT cho biết, trên cơ sở nhận thức rõ sự cần thiết phải triển khai IPv6 trên mạng di động, VNPT đã xác định sẽ triển khai IPv6 cho cả dịch vụ di động 3G, 4G.

Tuy nhiên, theo ông Huy, trong tương lai gần, VNPT xác định duy trì song song IPv4/IPv6 và chắc rằng phương án này sẽ còn tồn tại trong một thời gian khá dài, chưa xác định thời điểm sẽ tắt hoàn toàn IPv4.

“Qua tham khảo tiêu chuẩn và kinh nghiệm của các nhà mạng và kinh nghiệm của nội bộ VNPT, chúng tôi lựa chọn triển khai Dual stack IPv4/IPv6 đồng thời. Vì thế, các dịch vụ IPv4 sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng. Triển khai thêm IPv6, chúng tôi chỉ phải cấu hình thêm về thiết bị mạng. qua kiểm nghiệm mạng lưới VNPT cho thấy về cơ bản, hiệu năng thiết bị mạng không bị ảnh hưởng nhiều”, ông Huy nói.

Cho biết việc triển khai mô hình IPv6 Dualstack trên mạng di động khá dễ dàng, không ảnh hưởng đến thiết bị đầu cuối, ông Huy cũng thông tin thêm, với mạng truyền tải, gần như nhà mạng này không phải tác động nhiều, chủ yếu chỉ tác động trên các phần tử kết cuối dịch vụ. Ví dụ, với riêng dịch vụ di động 3G, 4G, sẽ phải tác động trên các phần tử PGW, DNS, HLR/HSS, SGSN/MME, Firewall, thiết bị handset, mạng truyền tải IPCore và đặc biệt là hệ thống tính cước để hỗ trợ thống kê lưu lượng IPv6 phục vụ các mục đích liên quan đến nghiệp vụ của nhà mạng.

Đại diện Ban công nghệ mạng của VNPT chia sẻ kinh nghiệm triển khai: sau khi rà soát, kiểm nghiệm, đánh giá toàn bộ mạng lưới, VNPT nhận thấy, về phần thiết bị, việc hỗ trợ gần như đã đầy đủ; tiếp theo phải tính đến một nội dung nữa rất quan trọng, đó là quy hoạch các khoảng, dải địa chỉ IPv6 di động cho từng mảng dịch vụ.

“Việc này cần được thực hiện ngay từ khi còn chưa thực sự triển khai IPv6 trên mạng lưới. Quy hoạch tốt IPv6 cũng tốt cho nhiều vấn đề như: tránh phân mảnh; đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong tương lai; thuận tiện quản lý, quy hoạch. Và trong mỗi dịch vụ, chúng tôi thực hiện quy hoạch tiếp theo vùng địa lý căn cứ thiết kế mạng, chính sách định tuyến, vận hành khai thác…”, ông Huy chỉ rõ.

分享到: