Tại buổi ra mắt, ông Đinh Đức Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO cho biết, tiềm năng của Nomion hay Phygital là rất “khủng khiếp” khi ứng dụng vào các sản phẩm văn hoá trong việc kể ra những câu chuyện của người Việt.
Theo ông, UNESCO có sứ mệnh mang các dòng chảy văn hoá tới cộng cộng đồng, việc đưa các câu chuyện về giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam đến với cộng đồng vừa là niềm vui, vừa là sứ mệnh, nhưng đôi khi cũng là “nỗi đau”.
Ông Đinh Đức Hoàng ví dụ, trung tâm UNESCO có một vật phẩm là con Nghê nguyên mẫu đúc đồng của Nam Định. Đây là con vật biểu tượng văn hoá nằm ở di tích đền Trần, hay con Nghê gác cổng ở Văn Miếu.
Với một hiện vật văn hoá như trên, khi giao cho khách hàng lại có rất nhiều bất tiện. Cụ thể, bên trong hộp sẽ phải có một lá thư giới thiệu đi kèm và khi đến tay người dùng sẽ có sự méo mó, xiên xẹo trong quá trình vận chuyển. Chưa kể, bên cạnh lá thư ngắn thì trung tâm còn phải chuyển cho người sở hữu một đường link 3D về vật phẩm mà trung tâm phải lấy trên mạng, do không sở hữu một nền tảng scan 3D nào cả.
Bên cạnh đó, vì có nhiều câu chuyện để kể, từ hoa văn trên con Nghê, đến lịch sử ngôi đền Trần nên trung tâm lại phải làm thêm một file PDF để gửi kèm cho người chủ của nó.
Tuy nhiên, đến đây vẫn chưa hết, trong một hội thảo quốc tế, khi con Nghê này được sử dụng làm quà tặng, nhiều người đã đặt câu hỏi con Nghê là con gì, tại sao nó được coi là linh vật của người Việt, lúc này những thứ để kể không chỉ gói gọn trong một đường link.
Đại diện trung tâm thông tin UNESCO lại phải đi ra nhà xuất bản mua khoảng 200 cuốn sách giới thiệu về sản phẩm văn hoá này để tặng kèm cho các đại biểu. Ngoài ra, muốn định danh con Nghê và muốn biết ai là chủ nhân của nó thì phải làm như thế nào, cũng là một bài toán được đặt ra.
“Những câu chuyện về văn hoá truyền thống của Việt Nam được mọi người rất quan tâm, nhưng làm sao để kể trọn vẹn câu chuyện của nó đang trở thành một nỗi đau”, ông Đinh Đức Hoàng chia sẻ.
Đại diện trung tâm thông tin UNESCO cho biết, tất cả các vấn đề trên cuối cùng đã tìm ra lời giải khi Nomion của Phygital Labs xuất hiện. Với công nghệ này, mỗi con Nghê đã được gắn một chip tích hợp, khi bất kỳ ai dùng smartphone quét lên sản phẩm sẽ có đầy đủ thông tin về nó, như con Nghê này có nguồn gốc ở đâu, kích thước ra sao, hình ảnh 3D, những câu chuyện đi kèm, thậm chí với công nghệ thực tế ảo người dùng có thể đặt con Nghê này lên bàn và xem nó từ nhiều chiều, để quyết định có nên mua nó hay không.
Ông Đinh Đức Hoàng cho rằng, chính giải pháp này đã giải quyết được “nỗi đau” của những người làm văn hoá trong thời gian dài vừa qua.
Bên cạnh dự án phối hợp với UNESCO, Phygital Labs cũng đang giúp đưa những sản phẩm của làng đá mỹ nghệ Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng lên môi trường số. Tại đây, các sản phẩm mỹ nghệ làm từ đá sẽ được tích hợp công nghệ Nomion để định danh, sau đó đưa lên thư viện tài sản số của Danang Chain (nền tảng blockchain đang được Đà Nẵng xây dựng và triển khai).
Phó Giám đốc phụ trách Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cho biết, thành phố đã khẩn trương triển khai xây dựng các hệ thống nền tảng, hệ thống thông tin, phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, từng bước thay đổi quy trình, thói quen làm việc của đội ngũ cán bộ và hoạt động của bộ máy hành chính sang môi trường số.
“Cùng với sự phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn thông tin. Sở TT&TT đã xác định an toàn thông tin là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục”, ông Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.
Ông Trần Đăng Khoa cho hay, tình hình an toàn an ninh mạng Việt Nam năm 2022 có nhiều "điểm sáng" nổi bật, an ninh mạng tại Việt Nam đang ở mức kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn mối đe dọa về an toàn thông tin.
Bên cạnh việc điểm ra hiện trạng còn nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa quan tâm xử lý khi có cảnh báo an toàn thông tin của cơ quan chức năng, đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng: Nhận thức và trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có sự thay đổi.
Nhận định hành vi lừa đảo trực tuyến trên mạng đã trở nên phổ biến hơn, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, một trong những mục tiêu chính trong năm 2022 của Bộ TT&TT là bảo vệ người dân trên không gian mạng. Bộ đã chỉ đạo quyết liệt cùng với các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn rất nhiều trang web, blog giả mạo lừa đảo trực tuyến để bảo vệ gần 4 triệu người dân Việt Nam, tương đương khoảng 6% người dùng Internet.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, vẫn chưa được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Đưa ra khuyến nghị về công tác đảm bảo an toàn thông tin của cơ quan nhà nước, ông Nguyễn Văn Thứ, Tổng giám đốc mảng Nghiên cứu phát triển sản phẩm An ninh mạng của Bkav cho rằng cho rằng các bộ, ngành, địa phương cần đặc biệt lưu ý bố trí đủ kinh phí cho an toàn thông tin, bởi có như vậy mới đủ nguồn lực để đảm bảo an toàn cho các hệ thống.
Nói rõ hơn về những giải pháp mà các đơn vị cần quan tâm, chuyên gia Bkav chỉ rõ, việc mất an toàn thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội. Do đó, bất cứ cơ quan có hạ tầng CNTT nào, không chỉ các đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến, cũng cần đặt mối quan tâm về an ninh mạng, an toàn hệ thống lên hàng đầu. Để cải thiện tình hình, tăng cường an ninh cho hệ thống, các cơ quan, tổ chức cần thực hiện biện pháp rà soát bảo vệ trước những cuộc tấn công có thể xảy ra.
“Đảm bảo an toàn, an ninh mạng cũng giống như việc xây dựng ngôi nhà cần có kiến trúc sư. Để đảm bảo an toàn, các cơ quan, tổ chức nên tìm đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an ninh mạng chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ. Như vậy, vừa đảm bảo an toàn vừa tối ưu về đầu tư”, chuyên gia Bkav khuyến nghị.
" alt=""/>Nhiều cơ quan, doanh nghiệp chưa quan tâm xử lý khi có cảnh báo tấn công mạng