Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Sociedad, 2h00 ngày 25/10


相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Barca vs Girona, 21h15 ngày 30/3 -
Chủ quán bún Hà Nội trả lại khách 100 triệu trong túi xách bỏ quênAnh Nguyễn Văn Minh - chủ quán bún ở chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội).
Tại đây, anh chị có để quên một chiếc túi da, trong túi có hơn 98 triệu đồng. Gia đình chị Linh cũng có một cửa hàng kinh doanh quần áo ở chợ Ninh Hiệp nên ăn sáng xong vợ chồng chị quay lại cửa hàng làm việc.
3 tiếng sau, khi lấy tiền trả khách thì anh chị mới phát hiện chiếc túi bị mất. Đinh ninh là khó lấy lại được chiếc túi nhưng anh Lê Tuấn Nam - chồng chị Linh vẫn thử ra quán hỏi. May mắn, anh Nguyễn Văn Minh (48 tuổi, chủ quán ăn) đã trả lại vợ chồng chị Linh số tiền cùng chiếc điện thoại iPhone X trong túi.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Nguyễn Văn Minh cho biết, hôm đó sau khi vợ chồng chị Linh và 1 người bạn ra khỏi quán, có 2 nhóm khách nữa vào ăn nhưng cả anh và các vị khách đều không biết đến chiếc túi.
Đến khi chị gái anh phát hiện, anh Minh cũng chỉ để túi ở một góc đợi chủ nhân quay lại lấy. Vài tiếng sau, một vị khách khác cũng là người quen của anh Minh vào quán, biết chuyện đã giục anh mở ra xem túi có gì vì sợ có hàng hóa phạm pháp.
Chiếc túi được anh Minh chụp lại và đưa lên Facebook tìm chủ nhân. Anh Minh mở túi thì ngỡ ngàng khi túi có một số tiền lớn và chiếc điện thoại đắt tiền. ‘Lúc ấy, tôi đã nhờ 2 người quen cùng chứng kiến để tôi đếm số tiền. Tôi còn ghi ra giấy bao nhiêu tờ 500 nghìn, bao nhiêu tờ 200 nghìn… và kê khai tất cả đồ đạc có trong túi.
Sau đó, tôi và chị gái tôi chụp ảnh lại và đăng lên Facebook tìm chủ nhân. Tôi đang gõ dở ‘status’ thì có khách, tôi đứng lên làm bún cho khách thì thấy bạn ấy ra hỏi’.
Anh Minh cho biết, thấy người chồng đi vào chợ nên anh đoán họ cũng là tiểu thương trong chợ Ninh Hiệp. Anh Minh chia sẻ, trước kia anh cũng là dân buôn bán trong chợ, sau đó mới ra mở quán ăn được vài tháng nên anh biết làm ăn, buôn bán khó khăn, vất vả mới kiếm được đồng tiền. Vì thế mà anh quyết định trả lại chủ nhân số tiền này.
Chị Linh cho biết, rất may mắn 2 vợ chồng mới gặp được người thật thà và vô cùng biết ơn anh Minh vì hành động đẹp đó.
Khách hàng bật khóc khi được chủ quán cháo trả lại 200 triệu đồng
Thấy chiếc túi chứa số tiền lớn khách ăn để quên, chị Như đợi chủ nhân quay lại và hoàn trả đầy đủ. Hành động đẹp của chị được nhiều dân mạng tán dương.
"> -
Du lịch ngày 2/9 với 6 địa điểm gần Hà NộiCách Hà Nội khoảng 30-40 km, núi Hàm Lợn là điểm đến yêu thích được nhiều người lựa chọn tổ chức dã ngoại.
Với không gian thiên nhiên núi rừng hoang sơ, thoáng đãng, các gia đình có thể di chuyển đến đây bằng ô tô hoặc xe máy rất thuận tiện, chỉ mất khoảng 1 giờ lái xe.
Du khách có thể mang theo đồ ăn từ nhà, sau đó thuê các dịch vụ như lều, trại, củi ở khu vực chân núi để cắm trại, ăn đồ nướng... Trên núi không có sẵn các dịch vụ ăn uống.
Bạn nên chú ý thời tiết, tránh đi vào ngày mưa để chuyến đi được an toàn, trọn vẹn.
2. Khu sinh thái Bản Rõm
Cũng nằm ở Sóc Sơn - cách trung tâm Hà Nội khoảng 35km, khu sinh thái Bản Rõm có phục vụ các dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng hơn núi Hàm Lợn.
Bao quanh khu sinh thái là khu rừng thông rộng lớn, vì thế điểm cộng ở đây là không khí rất trong lành, xanh mát.
Tại đây cũng có các trang trại chăn nuôi để du khách có thể trải nghiệm, tìm hiểu về cuộc sống của nông dân.
Một khu rừng được thiết kế như trong truyện cổ tích dưới tán cây để du khách check-in.
Các trò chơi vận động như kéo co, đạp xe, thi đi cầu tre cũng được tổ chức để mang đến bầu không khí vui vẻ.
Ngoài ra, ở đây cũng nhận cắm trại với đoàn từ 40 khách và cho thuê nhà sàn qua đêm.
3. My Hill – Khu sinh thái hồ Đồng Quan
Đây là một điểm đến khác cũng thuộc Sóc Sơn, Hà Nội thích hợp cho chuyến đi cắm trại nhiều người.
Cách thành phố Hà Nội chỉ 40km nên bạn có thể di chuyển bằng xe máy chỉ mất hơn một tiếng đồng hồ. Nơi đây có những khu rừng xanh mát, bầu không khí trong lành cùng không gian yên bình.
Với diện tích khá rộng, My Hill có đầy đủ những địa điểm để check in cũng như những khu cắm trại, khu câu cá và các trò chơi nhóm vô cùng thú vị. Nếu bạn không chuẩn bị kịp những dụng cụ cắm trại hay đồ ăn mang theo thì đừng quá lo lắng vì My Hill có hầu như tất cả những thứ mà bạn cần.4. Khu du lịch Đầm Long (Ba Vì, Hà Nội)
Điểm trải nghiệm thú vị nhất ở Đầm Long là khu rừng sinh thái với hơn 400 loại cây, trong đó nhiều cây quý hiếm tuổi thọ vài trăm năm tạo ra không gian thoáng mát về cảnh quan. Trong rừng có nhiều loài động vật khác nhau như: Khỉ, hươu, nai, sóc, chồn, cò... hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm khó quên với du khách.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm du lịch vui chơi giải trí được xây dựng như: Khu bể bơi có cầu trượt được xây dựng khá hiện đại; khu du thuyền phục vụ cho du khách vừa đạp nước vừa ngắm hoa sen, cảnh quan quanh hồ.
Với những người muốn tham quan toàn cảnh rừng Bằng Tạ, sẽ có đội xe điện chuyên dụng chở khách.
Khu vui chơi giải trí còn nhiều dịch vụ khác: Tàu lượn vượt thác cảm giác mạnh, xe đạp đôi, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, tắm hơi, massage, bấm huyệt…
Ngoài ra, khu ăn uống ở đây cũng phục vụ nhiều món ăn đa dạng, đặc trưng địa phương.5. Sơn Tinh Camp (Sóc Sơn, Hà Nội)
Đây là địa điểm phù hợp với các bạn trẻ hoặc đi theo nhóm, gia đình. Ở đây, bạn có thể thuê homestay để nghỉ qua đêm, có những góc để ‘sống ảo’, có không gian để cắm trại, ăn đồ nướng.
Bạn cũng có thể mang đồ ăn đi hoặc ăn nhà hàng đều có sẵn dịch vụ.
6. Hồ Quan Sơn
Cách Hà Nội khoảng 50km, Hồ Quan Sơn có không khí trong lành và cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, được ví như “Hạ Long thu nhỏ”.
Khu hồ rộng khoảng 850ha, thuộc địa phận của 5 xã của huyện Mỹ Đức. Hồ Quan Sơn được kiến tạo giữa dải đá vôi sừng sững bên mặt hồ, cùng với làn nước trong xanh, trên mặt nước là những thảm thực vật phong phú như Sen, Trang Trang…
Vào mùa hè - mùa sen nở rộ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những đài sen hồng thơm ngát vô cùng thú vị cho chuyến đi. Nếu đi vào những mùa khác bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng những thảm trang trang phủ bóng mặt hồ rất thú vị.
Bạn nên chuẩn bị đồ ăn khi tới đây hoặc có thể mua vịt tại Vân Đình trên đường đi.
Rủ nhau đi trọn Ninh Bình trong kỳ nghỉ lễ 2/9
Nếu bạn còn phân vân đi đâu vừa gần, vừa tiện mà lại thăm thú được nhiều địa điểm thì Ninh Bình là sự lựa chọn hàng đầu trong kỳ nghỉ lễ 2/9 này.
"> -
Bỏ phố lên rừng, Giám đốc chân đất bắt đất khó "nhả vàng"Bỏ phố về rừng
Ông Lê Đình Tú (59 tuổi, trú tại thôn Bao Lâm, xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nước da ngăm đen, đôi tay thoăn thoắt, miệt mài hái chè ở khoảnh đồi phía sau nhà xưởng.
Vẻ bề ngoài đậm chất nông dân, nếu không giới thiệu, chẳng ai nghĩ ông là vị Giám đốc nổi danh ở vùng đất bán sơn địa này.
Nhìn vẻ bề ngoài, ít ai ngờ ông Lê Đình Tú là Giám đốc (Ảnh: Thanh Tùng).
Ông kể, vốn sinh ra ở phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa, trước đây ông từng là thợ điện với mức thu nhập ổn. Năm 1996, được bạn bè giới thiệu, ông rời phố lên rừng, đến xã Bình Sơn khai hoang lập nghiệp.
"Đó là một quyết định táo bạo đưa cuộc đời tôi rẽ sang một hướng mới. Lúc đầu tôi chỉ xác định đi mua ít đất rừng để trồng cây rồi về xuôi tiếp tục công việc thợ điện. Nhưng khi đến đây, thấy những khoảnh đồi màu mỡ, vốn là người yêu thích nông nghiệp nên tôi quyết định chuyển hướng, đi khai hoang", ông Tú nhớ lại những ngày đầu.
Từng có công việc làm thợ điện với mức lương ổn định, ông Tú quyết định bỏ phố về rừng khi ở tuổi 32 (Ảnh: Thanh Tùng).
Dốc toàn bộ vốn được 20 triệu đồng, ông Tú mua 3ha đất rừng sản xuất của người dân để canh tác. Thời điểm đầu lập nghiệp gian nan, những quả đồi nơi ông đặt chân đến là vùng đất hoang vu với đặc thù "3 không" - không đường, không điện, không sóng điện thoại.
Để bắt tay vào công việc, ông kiên trì mở đường, ngăn đập lấy nước, bỏ tiền túi, phối hợp cùng người dân kéo điện lên đồi, sau đó đưa cây giống về trồng.
"Lúc bấy giờ xã Bình Sơn thuộc diện đặc biệt khó khăn, đồi núi chủ yếu là cây tạp và chè. Việc đầu tiên tôi bắt tay vào làm là mở đường, kéo điện lên núi. Đến năm 1998, mới hoàn thành đường điện. Sau đó tôi khai hoang đất đồi, mở đường đến trang trại", ông Tú kể.
Trước kia, người dân xã Bình Sơn quanh năm bám cây chè nhưng cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn (Ảnh: Thanh Tùng).
Giữa nơi rừng sâu hoang vắng, không quản nhọc nhằn, mỗi ngày ông Tú cùng vợ đào, đắp đường, thiết lập hệ thống ao để phục vụ tưới tiêu. Sau thời gian vất vả, những mảnh đồi trơ trọi trước kia dần phủ một màu xanh với khoảng 3ha mía.
"Có ngày vợ chồng đắp đập, be bờ đến tận đêm khuya. Cả quả đồi mênh mông, nhìn đâu cũng chỉ có cây và cỏ. Lúc đầu mới lên, vợ tôi sợ đến phát khóc. Nhưng ở mãi rồi cũng thành quen. Vợ chồng cứ thế bảo ban nhau cùng cố gắng", ông Tú nhớ lại những ngày đầu gian nan lập nghiệp.
Đánh thức vùng chè, bắt vùng đất khó "nhả vàng"
Ông Tú cho biết, trước đây, ngoài trồng mía, keo, người dân xã Bình Sơn còn nổi tiếng bởi nghề trồng chè. Tuy nhiên do sản xuất, buôn bán nhỏ lẻ nên chưa phát huy được thế mạnh, người dân làm lụng vất vả quanh năm vẫn không thoát được cảnh khó khăn.
Những quả đồi trơ trọi trước kia được phủ xanh bởi cây chè (Ảnh: Thanh Tùng).
Thậm chí, có thời điểm nơi đây đã từng thành lập hợp tác xã sản xuất chè, nhưng chỉ được ít năm thì rơi vào thảm cảnh thua lỗ, phá sản.
Nhìn vựa chè xanh ngát trồng ra nhưng không có nơi tiêu thụ, ông Tú xót xa, trăn trở. Cũng tại thời điểm này, ông quyết định kêu gọi bạn bè, người dân trong xã thành lập lại hợp tác xã, với hy vọng làm "sống lại" một vùng chè nức tiếng.
Năm 2016, Hợp tác xã dịch vụ nông - lâm nghiệp Bình Sơn được thành lập, ông Tú trở thành Giám đốc. Để phát triển thị trường, ông Tú cùng một số thành viên đi các hội chợ thương mại, thậm chí đem chè ra chợ để quảng bá thương hiệu.
Những búp chè xanh được người dân thu hoạch, chuẩn bị sản xuất chè khô đưa ra thị trường (Ảnh: Thanh Tùng).
Song song với đó, ông tìm cách thay đổi mẫu mã, cách đóng gói sản phẩm, nhãn hiệu chè, đồng thời đầu tư công nghệ máy móc để sản xuất với quy mô lớn.
"Nếu muốn phát triển thì không thể làm việc theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, sau khi đưa chè Bình Sơn ra thị trường, chúng tôi xây dựng các vùng trồng chè điển hình, đặc trưng, đầu tư máy móc để đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường", ông Tú chia sẻ.
Năm 2019, chè sạch Bình Sơn được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, Hợp tác xã dịch vụ nông - lâm nghiệp Bình Sơn có gần 80ha chè (trong đó có 12ha chè theo tiêu chuẩn VIETGAP). Quy mô hoạt động của hợp tác xã cũng được mở rộng với 20 xã viên chính thức và 100 thành viên liên kết.
Năm 2023, ông Lê Đình Tú được Trung ương Hội nông dân Việt Nam bình chọn là một trong 100 nông dân xuất sắc nhất cả nước (Ảnh: Thanh Tùng).
"Sản phẩm chè Bình Sơn đã có mặt ở khoảng 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Doanh thu trung bình mỗi năm của hợp tác xã đạt gần 3 tỷ đồng. Ngoài ra, việc trồng chè đang dần khởi sắc, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo. Có những hộ phát triển tốt còn đem về thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/năm nhờ cây chè", vị Giám đốc cho hay.
Mới đây, ông Lê Đình Tú còn được Trung ương Hội nông dân Việt Nam bình chọn là một trong 100 gương mặt nông dân Việt Nam xuất sắc 2023.
Nhìn lại khoảng thời gian gần 30 năm bỏ phố lên rừng, vị giám đốc hợp tác xã xúc động, đầy tự hào, bởi đây là thành quả vô cùng to lớn đối với cá nhân ông và các thành viên trong hợp tác xã.
Nhờ cây chè, những năm qua nhiều hộ dân xã Bình Sơn vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi (Ảnh: Thanh Tùng).
"Khi bỏ phố tới đây lập nghiệp, mái tóc còn xanh, giờ thì tóc đã bạc trắng. Gần nửa cuộc đời tôi bám trụ với mảnh đất này, nay nhìn thành quả đạt được cũng rất đỗi tự hào. Hy vọng, một ngày không xa, chè Bình Sơn sẽ là một trong những sản phẩm ngon hàng đầu Việt Nam.
Tôi có cái máu làm nông nghiệp, sống đam mê cũng là phương châm của tôi. Có đam mê thì mới phấn đấu để đạt được mục tiêu mình đề ra. Làm chè cũng vậy, những người nông dân phải như một nghệ nhân, phải tâm huyết thì mới cho ra những sản phẩm chè ưng ý", ông Tú tâm sự.
Về dự định trong tương lai, ông Tú cho biết đang ấp ủ và mong muốn các ngành chức năng cùng phối hợp, xây dựng quy hoạch để làm dự án mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng chè ở địa phương.
Hiện toàn xã Bình Sơn có hơn 300ha chè (Ảnh: Thanh Tùng).
Ông Lê Công Sơn, cán bộ nông nghiệp UBND xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, cho biết, toàn xã có 300ha chè. Ông Lê Đình Tú là nông dân xuất sắc nhất ở địa phương, đã có đóng góp to lớn trong việc vực dậy sản phẩm chè.
"Với sự phát triển cây chè như hiện nay, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp, khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng chè từ 300ha lên 400ha, đồng thời kết hợp du lịch sinh thái, trải nghiệm vùng chè để tăng thu nhập cho bà con", ông Sơn nói.
">Ông Giám đốc chân đất gần 30 năm bắt vùng đất khó "nhả vàng" (Video: Thanh Tùng).