Thầy giáo biên phòng trên đỉnh Đăk Nhoong
Kể cả khi lên rẫy,ầygiáobiênphòngtrênđỉnhĐăkết quả bóng đá việt nam hôm nay lúc dựng nhà, trồng lúa, trỉa ngô trên nương hay chung vui bên ché rượu cần…, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng 669, xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đều hướng vào mục tiêu giúp bà con dân tộc Giẻ-Triêng ở vùng cao biên giới này được học “cái chữ”.
Đồn Biên phòng 669, xã Đăk Nhoong cách thành phố Kon Tum gần 150km. Nơi đây quanh năm mây phủ, trời lạnh rét.
Chữ về cho lúa thêm bông
Đồn nằm trên đỉnh cao Đăk Nhoong thuộc phía tây Trường Sơn của huyện biên giới Đăk Glei.
Những người lính mang quân hàm xanh trên núi rừng cao nguyên này không chỉ vững tay súng bảo vệ hơn 30km đường biên giới giáp với nước bạn Lào, mà từ năm 1998 đến nay, họ còn mở được 60 lớp học xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho trên 700 lượt người dân của xã vùng cao này.
Trung tá, nguyên Đồn trưởng, Bí thư Chi bộ đồn 669, anh Nguyễn Ngọc Lệ cho biết xã Đăk Nhoong có hơn 300 hộ, gần 1.600 khẩu, tất cả là bà con dân tộc Giẻ Triêng sống rải rác ở 7 làng.
Địa hình chia cắt, đất dốc đồi cao, đời sống của bà con rất khó khăn. Đặc biệt, ở đây số người mù chữ từng chiếm hơn 90% số dân.
Chiễn sĩ biên phòng dạy chữ cho trẻ |
Trước thực trạng này, sau nhiều lần bàn bạc với Đảng bộ xã, Chi bộ Đồn Biên phòng 669 đã ra Nghị quyết chuyên đề về: “Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho người dân xã Đăk Nhoong” và coi đây là nhiệm vụ chính trị cấp bách, chiến lược ở nơi “thâm sơn cùng cốc” này.
Trung úy Trần Quốc Tuấn được giao làm Đội trưởng “Đội vận động quần chúng”. Đội này gồm 12 người đã tốt nghiệp THPT và biết tiếng dân tộc Giẻ -Triêng, có nhiệm vụ ban đêm dạy học, ban ngày cùng với bà con tổ chức sản xuất và chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân ở các bản làng.
Tuấn sống ở nơi biên giới này cũng khá lâu, đã gắn bó với người Giẻ -Triêng và thấy thương bà con lắm, thương thật sự, nhất là trẻ em nhưng lúc được giao nhiệm vụ dạy học, anh vẫn lo lắng vì “từ trước đến nay, trong xã không có người học hết lớp 5, trẻ em học được vài ba tháng là bỏ học đi làm rẫy hết”.
Anh đã cùng các đồng đội Đặng Trung Trực, Nguyễn Văn Long… hằng đêm đến nói chuyện với các già làng và một số người có uy tín để vận động bà con đăng ký đi học. Có những người nghe theo, nhưng số người không ủng hộ thì nhiều.
Trần Quốc Tuấn nói với bà con rằng: “Có cái chữ thì bà con mới làm cho cây lúa thêm nhiều bông, ngô nhiều hạt hơn, mới biết cách đưa điện sáng về làng, làm đường đi khỏi lầy lội. Có chữ thì bà con sẽ không nghèo, không còn đói cái bụng nữa...”.
Người ủng hộ thì chỉ im lặng không nói. Người không ủng hộ thì cho rằng: “Ô, cái cán bộ Tuấn nó chỉ nói hay cái miệng thôi. Làm không có được đâu, học cái chữ khó lắm...”.
Vì thế, mỗi khi có việc phải ra huyện hay về tỉnh, Tuấn và đồng đội đều đưa một số người là già làng và người có uy tín đi theo, dẫn họ đến thăm một số gia đình dân tộc thiểu số khác như Xơ Đăng, Bah Nar ở các huyện Đăk Tô, Đăk Hà…, để bà con thấy chuyện học hành và cuộc sống mới.
Thế là bà con dần dần nghe ra, cho con em đăng ký đi học. Học viên nhỏ nhất là 7 tuổi, cao tuổi nhất là 38.
Trần Quốc Tuấn đề nghị với Chi bộ và lãnh đạo đồn cùng với chính quyền và nhân dân xây dựng 5 phòng học, đóng 5 bảng đen, 100 bộ bàn ghế phục vụ cho việc khai giảng các lớp học đầu tiên.
Anh Tuấn nhớ lại mà vẫn như còn xúc động: “Ngày khai giảng lớp học đầu tiên đúng như ngày hội, và còn hơn cả các lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới... của làng”. Bởi vì đi học đông như thế là một sự kiện chưa từng có ở vùng biên giới này.
Anh Nguyễn Văn Minh, được giao phụ trách ở làng Đăk Nớ Pin là làng xa nhất, cũng nhớ lại: “Ngày khai giảng hôm ấy, hầu hết 12 anh em trong đội đã khóc… Khóc vì vui sướng với thành quả của những tháng ngày không quản gian khó để thuyết phục bà con dân làng. Hầu như gia đình nào cũng tự giác, hồ hởi đưa con em mình đến các lớp học”.
Trở thành “thầy giáo bản làng A Tuấn”
Mở được lớp đã khó, việc duy trì và phát triển số người học lại càng khó gấp bội.
Thời kỳ đầu, số người bỏ học quá nhiều. Có những lớp chỉ còn từ 7 - 10 người. Vì thế, những chiến sĩ trong đội phải ngày đêm bám dân, bám lớp, thực sự phải 4 cùng (cùng làm, cùng ăn, cùng ở, cùng học) với bà con ở tất cả các buôn làng.
Đội phải xin Chỉ huy đồn bổ sung thêm một số đoàn viên và đảng viên trẻ để bổ sung vào đội công tác.
Nhiều căn nhà mới xây khang trang tại thôn Róoc Mẹt (xã Đăk Nhoong) |
Khi lên rẫy, lúc dựng nhà, trồng lúa, trỉa ngô trên nương; khi chung vui bên ché rượu cần, cán bộ, chiến sĩ trong đội đều hướng vào mục tiêu duy trì việc học hành. Từ đó, bà con hiểu được “cái bụng” tốt của người lính nên đã coi anh em như những người con thân yêu nhất.
Riêng đội trưởng Trần Quốc Tuấn thì được bà con gọi bằng cái tên yêu quý “Thầy giáo bản làng A Tuấn”. Những học sinh đã bỏ học trước đây lại lần lượt rủ nhau đến lớp theo lời của thầy A Tuấn.
Tôi hỏi Tuấn: "Việc khó như vậy em thấy nản lòng không?".Tuấn nhìn tôi, không nói gì rồi cầm cây đàn ghi ta ngân nga "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai...".
Rồi Tuấn nói rằng "Là Đảng viên trẻ lại được Chi bộ giao việc khó, em tự hứa với lòng mình để quyết tâm đưa cái chữ về bản làng và làm cho bằng được".
Cả xã Đăk Nhoong có 7 làng. Làng xa nhất là Đăk Nớ Pin phải mất một ngày đường đi bộ. Mỗi chiến sĩ - thầy giáo được giao nhiệm vụ làm “chủ nhiệm” lớp của 1 làng. Người vất vả nhất và cũng nhiều kỷ niệm hơn cả là Thiếu úy Đặng Trung Trực, phụ trách làng Roóc Mầm - Roóc Mẹt, Nguyễn Văn Minh phụ trách làng Đăk Nớ Pin...
Có nhiều lúc học sinh ốm, các anh phải thay nhau cõng vượt rừng, băng suối về đồn điều trị. Có những chiến sĩ suốt 3 tháng liền, mỗi ngày phải đảm nhận 3 lớp: sáng lớp 1, chiều lớp 3, tối lớp xóa mù chữ...
Vất vả là thế nhưng rồi bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ và tấm lòng thương yêu bà con, tất cả đã vượt qua và mang lại thành công ngoài mong đợi.
Đội đã mở được 60 lớp với hơn 700 người được xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Qua các lần kiểm tra theo chương trình của Bộ GD-ĐT, 100% học viên đạt yêu cầu, trong đó có 20 - 25% đạt khá giỏi hằng năm.
Song song với nhiệm vụ dạy chữ, Bộ Chỉ huy biên phòng tỉnh Kon Tum còn tổ chức xây dựng Đăk Nhoong thành mô hình “điểm sáng văn hóa vùng biên”.Trên 3 tỷ đồng đã được giúp cho xã để định canh định cư cho gần 100% số hộ, làm mới 20km đường liên xã, xây dựng 2 trường học kiên cố, xây dựng 3 công trình nước sạch, 2 đập thủy lợi để bà con trồng lúa nước và trồng gần 100 héc-ta cây ăn quả các loại…, mang lại màu xanh tươi trên vùng cao biên giới xa xôi của Tổ quốc.
Nguyễn Khánh Hòa
Lớp học của "thầy giáo lính" 9X
Sinh năm 1992, Thượng úy Lê Văn Cường không chỉ là chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức (Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An) mà còn là thầy giáo dạy chữ cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
-
Nhận định, soi kèo Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1: Đối thủ yêu thíchVì sao Facebook nhiều người nổi tiếng ở VN bị hack?Chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô nguyên chiếcAoE Việt Trung: Chùm ảnh Chim Sẻ Đi Nắng cùng ShenLong bốc thăm xác định các cặp đấuSoi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1Gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam hàng ngày kết nối đến mạng lưới máy tính maCác tính năng hữu ích trên Android có thể bạn chưa biếtTrên 32% website Drupal tại Việt Nam chưa được khắc phục lỗ hổng Drupalgeddon2Nhận định, soi kèo TPHCM vs SHB Đà Nẵng, 19h15 ngày 24/1: Vùi dập đối thủLMHT: Fan Hàn Quốc đổ lỗi cho Faker và Huni sau khi SKT đại bại trước WE
下一篇:Nhận định, soi kèo Cartagines vs San Carlos, 09h00 ngày 24/1: Điểm tựa sân nhà
- ·Nhận định, soi kèo PAOK vs Slavia Praha, 3h00 ngày 24/1: Vé sớm cho chủ nhà
- ·Cuộc chiến Apple và Qualcomm sẽ quyết định đến iPhone mới
- ·Xâm phạm sở hữu trí tuệ trong giới công nghệ
- ·Các cao thủ speedrun sẽ tranh tài vào cả tuần này!
- ·Nhận định, soi kèo Freiburg vs Bayern Munich, 21h30 ngày 25/1: Kiểm điểm bản thân
- ·Những hình ảnh đẹp lung linh về iPhone 8 khiến người người mê mẩn
- ·iPhone khó tìm kiếm khách hàng mới trong năm 2018
- ·Trẻ em Trung Quốc dưới 12 tuổi chỉ được phép chơi game online 1 giờ/ ngày
- ·Kèo vàng bóng đá Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/1: Chia điểm?
- ·Sẽ có 3.000 nữ doanh nhân khởi nghiệp được hỗ trợ qua ứng dụng DevelopHer
- ·Diễn tập quốc tế ASEAN
- ·5 tháng đầu năm, Hàn Quốc đứng số 1 về đầu tư công nghệ vào Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Al Wahda vs Al Bataeh Club, 22h59 ngày 23/1: Cận kề nguy hiểm
- ·Các công ty khởi nghiệp Việt Nam bắt đầu có thể đăng ký Google Demo Day Asia
- ·Samsung lập siêu kỷ lục, bán được 1,3 triệu chiếc Galaxy S8
- ·Xe buýt đột ngột tách đôi, hành khách hoảng sợ
- ·Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 23/1: Bất phân thắng bại
- ·10 ứng dụng miễn phí tốt nhất xem World Cup 2018 trên điện thoại iPhone và Android
- ·SK Holdings đề xuất hợp tác với FPT triển khai nhà máy thông minh tại Việt Nam
- ·Lộ diện Nokia Mercury, mẫu tablet Lumia bị khai tử bởi Microsoft
- ·Nhận định, soi kèo Lazio vs Sociedad, 03h00 ngày 24/01: Điểm tựa Olimpico
- ·Vietnamobile gửi công văn lên Chính phủ kêu gặp khó trong kinh doanh
- ·Hình ảnh chi tiết laptop Asus UX430 vừa ra mắt tại Việt Nam
- ·Ngày sinh nhật đáng quên của Lazada
- ·Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Jeddah, 19h50 ngày 23/1: Cửa trên thắng thế
- ·iPhone X bị tố nứt mặt kính camera do lỗi thiết kế, vật liệu
- ·Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Bochum, 0h30 ngày 26/1: Khó có bất ngờ
- ·Canon ra mắt máy ảnh EOS 6D Mark II và EOS 200D
- ·Giám đốc Facebook Việt Nam cũng là nạn nhân của tin giả
- ·LG V30 lộ diện hoàn toàn: Thiết kế đẹp và nam tính
- ·Nhận định, soi kèo Đồng Nai vs Trẻ TPHCM, 16h00 ngày 23/1: Tiếp tục chìm sâu
- ·Cú lừa ngoạn mục về điện thoại Lenovo Z5
- ·HMD bán điện thoại Nokia từ 'cõi chết' đã thành công ty 1 tỷ USD
- ·Công nghệ Blockchain sẽ 'cứu giúp' nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế số?
- ·Nhận định, soi kèo Qarabag vs Steaua Bucuresti, 00h45 ngày 24/01: Bất phân thắng bại
- ·Apple nâng cấp bảo mật trên trình duyệt Safari và 'mỉa mai' Facebook về scandal Cambridge Analytica