Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Otelul, 21h30 ngày 31/3: Cửa dưới thất thế
本文地址:http://member.tour-time.com/html/39a792198.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Apollon vs AC Omonia, 22h00 ngày 1/4: Khó cho cửa trên
Khi chụp cộng hưởng từ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có một khối máu tụ rất lớn đang chèn ép nặng cột sống cổ. Đây chính là nguyên nhân gây liệt 2 chân.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ cấp cứu ngay trong đêm để lấy máu tụ ở đốt sống cổ. Ca mổ kéo dài hơn 2 tiếng, toàn bộ khối máu tụ đã được lấy bỏ, giải phóng chèn ép tủy thần kinh.
Sau mổ, bệnh nhân được chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực điều trị 3 ngày rồi chuyển về khoa Phẫu thuật cột sống. Ngày thứ 5 sau mổ, chân bệnh nhân đã vận động được trở lại, co duỗi bình thường, thoát liệt. Và sau hơn 1 tuần điều trị, bệnh nhân vừa được xuất viện.
Theo BS Khánh, bệnh nhân nói trên không phải là trường hợp đầu tiên bị liệt khi đi massage, bấm huyệt. Cách đây vài năm, nam bệnh nhân 20 tuổi ở Lạng Sơn cũng được chuyển xuống BV Việt Đức cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi. Trước đó, nam thanh niên này bị đau cổ, tự đi nắn bóp tại nhà thầy lang, gây thoát vị cấp tính.
Theo BS Khánh, nguyên nhân máu tụ chèn ép tuỷ sống khi đi massage, bấm huyệt có thể do người xoa bóp không có kiến thức, làm sai tư thế, vị trí, đặc biệt khi thực hiện những động tác xoắn, nắn, giật mạnh... có thể vô tình làm thoát vị cấp, vỡ mạch máu gây liệt cấp tính.
![]() |
Khối máu tụ (màu đen) chèn ép tủy đố sống cổ |
Với những trường hợp này, nếu may mắn được phẫu thuật được sớm còn có cơ hội hồi phục, nếu chậm trễ, có thể bị liệt suốt đời.
Do đó, BS khuyến cáo, khi đi xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, người dân cần tìm đến những trung tâm chính thống và được đào tạo bài bản tại những viện y học cổ truyền, trung tâm phục hồi chức năng có giấy phép hoạt động chính thức của Bộ Y tế.
Trường hợp thấy tê bì tay, chân tăng dần hoặc yếu tứ chi sau khi massage, bấm huyệt thì cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất, có hệ thống chụp cộng hưởng từ để kiểm tra cột sống xem có bị thoát vị máu tụ chèn ép cấp tính hay không. Can thiệp càng sớm, hiệu quả điều trị càng tối ưu.
Thúy Hạnh
- Sau giấc ngủ trưa ở trường, bé Bảo Anh đột nhiên bị liệt 2 chân, gọi hỏi không trả lời, khi đưa đến viện đã giãn đồng tử.
">Đột ngột liệt nửa người sau khi đi giác hơi, bấm huyệt
Được thai nghén từ 4 năm trước, thế nhưng phải đến một năm gần đây Axie Infinity mới được nhiều người biết đến.
Ngoài game play hấp dẫn, Axie Infinity còn gây ấn tượng mạnh bởi tổng giá trị vốn hóa của AXS (token tiện ích của tựa game này) đã ngấp nghé vượt mốc 10 tỷ USD. Tựa game Việt hiện có khoảng 2 triệu người chơi hoạt động mỗi ngày.
Theo thống kê của DappRadar, Axie Infinity hiện xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng các ứng dụng phi tập trung phổ biến nhất thế giới. Tổng lượng giao dịch mua bán các nhân vật trong game đã lên tới 3,6 tỷ USD, với hơn 10 triệu lượt giao dịch.
![]() |
Axie Infinity đã giúp nhiều người chơi tại khu vực Đông Nam Á thoát khỏi khó khăn do dịch Covid-19. Trong ảnh là một người phụ nữ Malaysia đang tranh thủ "cày" game kiếm tiền trong lúc trông con. Ảnh: Lorcan Gaming |
Không chỉ giới đầu tư tiền mã hóa, các game thủ của Axie Infinity rất đa dạng, với đủ mọi thành phần, từ nhân viên văn phòng, các bà nội trợ cho đến những người bị mất công ăn việc làm do dịch bệnh Covid-19. Nhiều người tại Phillippines, Malaysia, Venezuela, Mỹ đã sống sót qua đại dịch nhờ số tiền kiếm được từ việc “cày” game Axie Infinity.
Chơi game nhưng vẫn kiếm được tiền, đó là lý do Axie Infinity đã trở thành một hiện tượng toàn cầu và mở đầu cho làn sóng game play to earn (chơi game kiếm tiền) trên thị trường tiền mã hóa.
Axie Infinity là thành quả của Sky Mavis - studio game do CEO Nguyễn Thành Trung (SN 1992) cùng 4 người khác đồng sáng lập. Ba trong tổng số năm founder của dự án là người Việt, ngoài ra còn có một người Mỹ và một người Na Uy. Hiện Sky Mavis - công ty mẹ của Axie Infinity có khoảng 40 nhân viên với 80% là người Việt.
Theo CEO Nguyễn Thành Trung, Axie Infinity ban đầu ra đời chỉ như một dự án phục vụ cho sở thích của bản thân nhà sáng lập. Khi game dần có được những phản ứng tích cực của cộng đồng, Trung đã quyết định nghỉ việc để toàn tâm toàn sức cho dự án.
Chia sẻ bí quyết về sự thành công của Axie Infinity, CEO 9x cho biết, Sky Mavis khá để tâm đến việc xây dựng cộng đồng, từ phát triển tập người chơi đầu tiên, cho đến việc làm sao để có được những người ấy và đối xử với họ theo cách tốt nhất.
Theo Trung, người làm sản phẩm phải biết tiếp thu ý kiến nhưng cũng phải có chính kiến riêng. Nếu cái gì cũng nghe theo người sử dụng sẽ trở thành đẽo cày giữa đường. Axie Infinity có sự tiếp nhận, cân nhắc và phản hồi với người chơi để đưa các yêu cầu của họ vào trong sản phẩm theo cách hợp lý nhất.
![]() |
Nguyễn Thành Trung - CEO và nhà sáng lập của Axie Infinity. |
Ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển của Axie Infinity, các nhà sáng lập đã trực tiếp nói chuyện và trả lời từng tin nhắn của người chơi thông qua Discord. Sự tỉ mỉ này nhằm tạo ra những tương tác trực tiếp và cá nhân với người dùng. Đây là một phần rất quan trọng và cũng là văn hóa của Axie Infinity.
Nhờ chú tâm phát triển cộng đồng, giờ đây khi có thắc mắc từ những người dùng mới, tự cộng đồng những người chơi Axie Infinity sẽ có sự trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau mà không cần đội ngũ phát triển game phải can thiệp.
“Văn hóa là điều rất khó xây dựng trong một thời gian ngắn. Để có cộng đồng, chúng ta không thể mua mà phải xây dựng nó từng ngày, từng ngày một. Chỉ như vậy, Axie Infinity mới có thể xây dựng được một cộng đồng cùng đồng hành với mình.”, Trung chia sẻ.
![]() |
Đội ngũ phát triển tựa game Axie Infinity những ngày đầu. |
Ngoài việc xây dựng cộng đồng, điểm khác biệt của Axie Infinity còn là việc chịu làm. Ra đời từ cuối năm 2017, Axie Infinity từng trải qua một giai đoạn dài khó khăn trước khi được nhiều người biết đến.
Theo CEO Nguyễn Thành Trung, ở những giai đoạn đó, mọi người trong Sky Mavis đã “đóng cửa” lại để cùng làm. Lúc này nguồn vốn để phát triển game được huy động bằng việc đổi cổ phần, đúng như tinh thần của một startup.
Thay vì quan tâm đến giá token trên thị trường crypto, điều mà đội ngũ sáng lập Axie Infinity để tâm nhiều hơn là sản phẩm. Những kết quả mà Sky Mavis gây dựng được trong lúc thị trường crypto xuống dốc là điều không nhiều dự án có thể làm được.
Với suy nghĩ và cách làm khác biệt, không đi theo số đông, startup này mới đây đã huy động thành công 150 triệu USD trong vòng gọi vốn series B.
Ở vòng huy động vốn này, công ty của Nguyễn Thành Trung được định giá 3 tỷ USD. Sky Mavis nhờ vậy đã trở thành startup thứ 3 của người Việt được định giá trên 1 tỷ USD, tiếp bước thành công của VNG và VNPAY trước đó.
Trọng Đạt
Một game thủ Axie Infinity vừa bán mảnh đất ảo của mình trong game với giá 2,5 triệu USD. Đây là một trong những khu đất ảo đắt nhất từng được rao bán thành công trên thị trường tiền mã hóa.
">Nhà sáng lập Axie Infinity và hành trình gây dựng tựa game Việt tỷ USD
PV: Nhiều người vẫn cho rằng, Việt Nam là một đất nước nhỏ, nhưng chúng ta có thực sự nhỏ hay không? Nếu nhìn từ góc độ phát triển ngành CNTT-Truyền thông, Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông):
Chúng ta lớn hay nhỏ phải nhìn từ góc độ và các số liệu khách quan. Trên thế giới có nhiều nước diện tích lớn hơn chúng ta, nhưng Việt Nam có quy mô dân số lớn, có GDP xếp thứ 40 thế giới và đứng thứ 4 ASEAN.
Về lĩnh vực CNTT, trong những năm qua, chúng ta đã vươn lên vượt nhiều cường quốc về CNTT, một số lĩnh vực lọt top 10 thế giới. Về sản xuất, xuất khẩu điện thoại, chúng ta đứng thứ 2 thế giới, chiếm 13,3% thị phần năm 2019. Về xuất khẩu điện tử, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới.
Việt Nam cũng được đánh giá cao và đứng thứ 9 thế giới về outsourcing. Một lĩnh vực khác cũng đang phát triển mạnh thời gian gần đây là sản xuất game. Có thể thấy điều đó qua việc tựa game blockchain Axie Infinity đã trở thành hiện tượng nổi bật toàn cầu. Việt Nam hiện xếp thứ 6 thế giới trong lĩnh vực game.
Từ những điều này, khách quan mà nói chúng ta đang lên mạnh mẽ trong công nghiệp ICT. Việt Nam cũng đang có chiến lược để tiếp tục vươn lên hơn nữa.
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), người ngồi bên trái khung hình. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:
Với góc nhìn của tôi, Việt Nam có lợi thế lớn là người Việt rất chịu khó, chăm chỉ, có năng lực. Tuy nhiên chúng ta thiếu nhạc trưởng, có nhiều người giỏi nhưng mỗi người làm một cách khác nhau, khá tự phát.
Hai năm qua, do tác động của đại dịch Covid-19, chúng ta đã mất rất nhiều nhưng cũng được lợi ở một phần nào đó. Với ngành ICT, Việt Nam đã rút ngắn tốc độ phát triển từ 3-5 năm khi mọi người đã bắt đầu quen với môi trường số, tận dụng được khả năng và bắt đầu có thói quen sử dụng dịch vụ số.
PV: Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Ông Hồ Chí Dũng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng phát triển mạng lưới viễn thông (Công ty điện tử Samsung Vina):
Ở góc độ vĩ mô, vai trò và vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là vô cùng quan trọng. Không phải tự nhiên mà số lượng “đại bàng” hay các nước lớn đang ủng hộ Việt Nam ngày một nhiều hơn.
Mỗi năm, Samsung sản xuất khoảng 180 triệu các thiết bị điện tử khác nhau, từ điện thoại đến TV, tủ lạnh... Trong đó, Việt Nam chiếm 60% tổng sản lượng thiết bị của Samsung trên toàn cầu.
![]() |
Ông Hồ Chí Dũng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng phát triển mạng lưới viễn thông (Công ty điện tử Samsung Vina). Ảnh: Trọng Đạt |
Trong 1, 2 năm gần đây, Samsung đã thắng 1 loạt gói thầu tỷ USD về thiết bị viễn thông, 5G. Tuy nhiên ít ai biết rằng, 90% những thiết bị đó được sản xuất ở Việt Nam. Điều này cho thấy vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Samsung tin rằng Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò rất lớn vào nền kinh tế thế giới. Do vậy, Samsung đã tiếp tục cam kết đầu tư, thậm chí cả vào những ngành có giá trị đứng đầu trong chuỗi cung ứng.
Hiện Samsung có khoảng hơn 2.000 kỹ sư R&D đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xây dựng một trụ sở mới tại Hà Nội. Dự kiến trụ sở này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2022 với khoảng 3.000 kỹ sư làm việc tại đây. Câu chuyện của Samsung là minh chứng cho thấy, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn.
PV: Việt Nam cần ưu tiên những chính sách gì về thương mại điện tử (TMĐT) để tham gia sâu hơn vào quá trình toàn cầu hóa?
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:
TMĐT đã cung cấp sân chơi giúp người bán tiếp cận với người mua thuận tiện hơn nhờ vào lợi thế của công nghệ. Để TMĐT phát huy tốt nhất vai trò của mình nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, cần có một số ưu tiên chính sách sau.
Thứ nhất, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những đối tượng đang chịu tổn thương do tác động của dịch bệnh. Do đó, cần giúp họ có năng lực tốt hơn trong việc nắm bắt yêu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Bên cạnh đó, chúng ta cần bồi dưỡng kỹ năng số để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng TMĐT chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số.
Thứ hai, dù trong TMĐT hay thương mại truyền thống, hệ thống logistic đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống logistic Việt Nam.
![]() |
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Giờ là thời điểm cần khuyến khích TMĐT xuyên biên giới. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn, đa dạng hơn nhờ công nghệ. Muốn làm được điều này, cần có sự tham gia hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, đặc biệt trong việc giao thương hàng hoá xuyên biên giới, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nếu có được chính sách như vậy, TMĐT có thể phát huy tốt nhất vai trò, giúp doanh nghiệp đa dạng hoá kênh kinh doanh để vươn ra thế giới, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn.Đây là thời điểm cần khuyến khích TMĐT xuyên biên giới. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn, đa dạng hơn nhờ công nghệ. Muốn làm được điều này, cần có sự tham gia hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, đặc biệt trong việc giao thương hàng hoá xuyên biên giới, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
PV: Đổi mới sáng tạo đã trở thành tiêu chí để đo lường sự phát triển của các quốc gia. Năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?
Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:
Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành công nghệ thế giới. Qualcomm đã mở trung tâm R&D tại Hà Nội. Đây là trung tâm R&D đầu tiên của Qualcomm tại khu vực Đông Nam Á.
Việc Việt Nam là 1 trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực và trên thế giới thử nghiệm và triển khai 5G là minh chứng rõ ràng chứng minh năng lực của người Việt Nam.
Chúng tôi rất ấn tượng với kế hoạch phát triển 5G của chính phủ Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hạ tầng 5G rất quan trọng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giúp các công ty Việt Nam tiếp cận môi trường tốt nhất.
Chúng tôi đã làm việc với nhiều nhà mạng và công ty sản xuất thiết bị. Qualcomm đánh giá rất cao năng lực của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Nhiều sản phẩm của các công ty công nghệ Việt Nam đã được chứng minh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Các sản phẩm smartphone, AI Camera Việt đã được triển khai ở cả những quốc gia khác ngoài Việt Nam. Chúng tôi có niềm tin lớn vào tiềm năng của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
PV: Chuyển đổi số sẽ tạo ra một không gian mới với thị trường không có đường biên giới hạn. Trong đó, chính phủ sẽ là người đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt. Vậy Việt Nam đã làm gì để thúc đẩy quá trình này?
Bà Trần Thị Quốc Hiền - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông:
Nhận thức và quyết tâm chuyển đổi số mạnh mẽ của Việt Nam đã được thể hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt từ trung ương đến địa phương.
Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Việt Nam sẽ chuyển đổi số trong 8 lĩnh vực, ngành nghề gồm y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải & logistic, năng lượng, tài nguyên môi trường và sản xuất công nghiệp.
![]() |
Tại "Why Vietnam?", nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã khẳng định vai trò và vị thế không nhỏ của Việt Nam trong ngành công nghệ cũng như chuôĩ cung ứng toàn cầu. Ảnh: Trọng Đạt |
Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhưng cũng vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Quan điểm chính của chương trình chuyển đổi số quốc gia là nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Người dân là trung tâm của chuyển đổi số. Thể chế là động lực của chuyển đổi số. Phát triển các nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả.
PV: Các doanh nghiệp đã và đang tham gia thế nào vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:
TikTok là 1 doanh nghiệp trẻ. Chúng tôi hiện chỉ mới 5 tuổi và đã có mặt ở Việt Nam được 3 năm. Hiện TikTok có khoảng 1 tỷ người dùng mỗi tháng.
TikTok được thiết kế là một nền tảng giải trí với vai trò mang sự sáng tạo đến với cộng đồng. Tuy là một nền tảng giải trí, hiện có khoảng 300-400 triệu lượt xem các nội dung giáo dục trên TikTok. Đây là con số không nhỏ so với cách đây 1 năm, khi chỉ có khoảng 20 triệu lượt xem nội dung giáo dục trên TikTok mỗi ngày.
TikTok ở Việt Nam hiện cũng đang phục vụ việc quảng bá sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp. Từ câu chuyện của TikTok, có thể thấy tiềm năng rất lớn của chuyển đổi số.
Người dùng, các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ sẽ chuyển đổi số trước, sau đó tới các doanh nghiệp lớn. Quá trình chuyển đổi là không thể thay đổi được và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
![]() |
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:
Chỉ tính riêng trong 2 làn sóng đầu của đại dịch Covid-19, Lazada đã giúp 110.000 doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Trong lễ hội mua sắm ngày 9/9 vừa qua, tổng doanh thu của Lazada đã tăng gấp 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tổng số đơn hàng đã tăng gấp 3 lần.
Khách hàng đang có xu hướng quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm và uy tín người bán hàng. Số lượng người mua sắm trên gian hàng chính hãng do vậy đã tăng gấp 2 so với năm ngoái. Đây là con số rất đáng khích lệ, phản ánh sự phát triển của TMĐT cũng như quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
PV: Đâu là vai trò của công nghệ trong phòng, chống đại dịch, phục hồi kinh tế và trong cuộc sống bình thường mới?
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông):
Khi đại dịch bùng phát tại các tỉnh miền nam, toàn bộ hoạt động của mọi người dân đều bị dừng lại một cách đột ngột. Chúng ta không thể đi học, đi làm hay thậm chí là đi chợ. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp công nghệ số trong nước đã đưa ra các giải pháp để biến những điểu không thể thành có thể.
Toàn bộ tổ dân phố của tôi đã thành lập một nhóm chung trên Zalo, qua đó mỗi người dân đều nhận được thông báo từ chính quyền cơ sở. Con tôi tham gia học và làm bài tập trên các nền tảng trực tuyến. Cơ quan tôi cũng làm việc trực tuyến trên mạng. Các sàn TMĐT như Lazada, Voso, Postmart cũng đã cung cấp các dịch vụ hàng hóa tới từng người dân.
Người dân, doanh nghiệp giờ đây đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, cách suy nghĩ, cách làm việc, cách sống để vừa đảm bảo an toàn, vừa duy trì phát triển. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp công nghệ số cần phải tiếp tục làm sao để linh hoạt chung tay cùng đất nước phục hồi phát triển kinh tế.
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:
Công nghệ đang đóng vai trò ngày càng thiết yếu trong phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế. TMĐT sẽ giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp, người dân có thể ngồi nhà đặt hàng và chờ người mang đến tận nơi.
Đối với việc phục hồi kinh tế, TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình đa dạng hóa kênh bán hàng. Họ có thể bán hàng online và tiếp cận với thị trường mới rộng lớn, đa dạng hơn. Đây là cách giúp các đối tượng này kinh doanh hiệu quả hơn để nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế hậu đại dịch.
TMĐT còn có thể tạo ra lợi ích gián tiếp thông qua việc các nhà bán hàng mở rộng kinh doanh, tăng nhu cầu tuyển dụng, từ đó tạo công ăn việc làm.
Những hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu buôn bán nhỏ lẻ cũng sẽ có cơ hội nhờ TMĐT. Đây là thế mạnh mà công nghệ và TMĐT có thể tham gia đóng góp cho công cuộc phòng chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế và cả trong cuộc sống bình thường mới.
![]() |
Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm "Why Vietnam?" về những hướng đi tiếp theo của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ để phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch. Ảnh: Trọng Đạt |
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:
Ngay khi dịch Covid-19 bùng phát hồi năm ngoái, TikTok đã tổ chức chiến dịch thay đổi thói quen rửa tay của mọi người.
Chỉ sau mấy ngày, nhiều nước đã sử dụng “vũ điệu rửa tay” của Việt Nam để truyền thông về việc rửa tay đúng cách. Tại Việt Nam có đâu đó khoảng 300 triệu lượt xem video về “vũ điệu rửa tay”.
Khi ở nhà, sức khoẻ tinh thần nhiều khi còn quan trọng hơn sức khoẻ vật chất. TikTok vì vậy đã phối hợp với Bộ Y tế để triển khai chương trình “Ở nhà rất vui”. Chiến dịch này sau đó đã rất thành công khi tạo ra 2 triệu video với gần 40 tỷ lượt xem.
Để phục hồi kinh tế, TikTok đang phối hợp với các hiệp hội tổ chức các khóa đào tạo digital marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu giúp họ tận dụng hiệu quả các nền tảng công nghệ mới để đưa sản phẩm đến người dùng.
Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:
Chúng tôi thấy rõ vai trò của công nghệ, đặc biệt là công nghệ kết nối trong đại dịch. 75% doanh nghiệp phải nâng cấp hạ tầng mạng để nhân viên làm việc tại nhà. Các công nghệ mới như WiFi Mesh, WiFi 6 và đặc biệt là 5G đều được ứng dụng mạnh trong đại dịch.
Hiện thế giới có khoảng 160 nhà mạng triển khai 5G thương mại vì nhu cầu kết nối tăng mạnh. Đại dịch Covid-19 đã giúp việc ứng dụng công nghệ đi nhanh hơn rất nhiều, đặc biệt là công nghệ di động. Công nghệ 5G đang được triển khai nhanh gấp đôi so với công nghệ 4G trước kia.
Ngay cả khi thế giới kiểm soát được dịch Covid-19, các hoạt động chuyển đổi số cũng sẽ trở thành một điều bình thường mới.
Hiện nay giá logistic của Việt Nam rất cao, chúng ta có thể ứng dụng 5G để tăng hiệu quả sử dụng kho bãi, giảm chi phí. Về sản xuất, với độ trễ thấp, Việt Nam có thể sử dụng 5G để xây dựng các giải pháp nhà máy thông minh.
Nhìn chung, để phục hồi kinh tế và bắt đầu một cuộc sống bình thường mới, việc triển khai 5G sớm và rộng tại Việt Nam là rất quan trọng.
Trọng Đạt
Việt Nam với những khát vọng lớn, tầm nhìn lớn sẽ mang đến thế giới câu chuyện thành công về chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số - xã hội số và là nơi để các doanh nghiệp công nghệ số tìm đến đầu tư và phát triển.
">Tọa đàm Why Vietnam: Việt Nam lớn hay nhỏ?
Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Kolkheti Poti, 23h00 ngày 1/4: Tiếp tục cải thiện
Nhiều người chưa biết mình đang ăn quá nhiều muối
Tại Hội thảo báo chí truyền thông vận động giảm ăn muối để phòng chống các bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế tổ chức gần đây, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo kết quả điều tra toàn quốc gần đây nhất, trung bình một người trưởng thành ở Việt Nam tiêu thụ 9,4g muối/ngày - mức cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Người Việt Nam ăn muối nhiều gần gấp đôi lượng mà WHO khuyến cáo. |
Kết quả này cũng cho thấy, có đến 89,2% số người Việt nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị chế biến; 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác vào thức ăn trong khi ăn; 19,5% thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như: dưa, cà muối, mì ăn liền, lạc rang, thịt muối và các loại thịt chế biến khác như xúc xích, giò, chả...Trong khi đó, một gói mì ăn liền trung bình chứa 4,2 g muối, tương ứng 5-7g muối trong mỗi 100g sản phẩm, trong 100g xúc xích cũng có 1,5-2,3 g muối.
Theo các chuyên gia y tế, muối rất quan trọng đối với cơ thể con người vì trong muối có Natri - là một trong hai nguyên tố chính cấu thành nên muối, đóng vai trò quan trọng điều chỉnh, duy trì cân bằng dịch thể, hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng, bảo đảm chức năng bình thường của tế bào. Tuy nhiên, ăn nhiều muối lại là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...,thậm chí còn làm tăng nguy cơ suy thận, loãng xương và ung thư tiêu hóa, ví dụ như ung thư dạ dày.
Ông Trương Đình Bắc dẫn chứng, theo một số báo cáo gần đây, ở nước ta hiện nay, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tử vong do tai biến mạch máu não. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch có liên quan đến ăn nhiều muối. Hầu hết lượng muối ăn vào hằng ngày của người Việt là từ muối, gia vị thêm vào trong khi nấu ăn, hoặc do chấm/trộn mắm, muối, gia vị trên bàn ăn.
Đáng lo ngại, TS.Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện tổ chức WHO tại Việt Nam, cho biết, nhiều người không biết mình đang trong tình trạng ăn quá nhiều muối. Đặc biệt, là khi được hỏi bản thân có ăn mặn hay không thì chỉ có khoảng 16% số người được hỏi cho rằng mình ăn mặn.
Vì vậy, đại diện tổ chức WHO cho rằng, Việt Nam cần xây dựng khuyến nghị lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm đối với những thực phẩm nhiều muối và phổ biến như mì ăn liền, xúc xích… và nhãn các sản phẩm thực phẩm cần công bố hàm lượng muối cũng như cảnh báo tác hại đối với sức khỏe của việc ăn thừa muối.
Mục tiêu hơn 90% số người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5g muối/ngày để phòng chống bệnh tăng huyết áp, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.
Chính vì vậy, để truyền thông vận động giảm muối trong khẩu phần ăn, đề phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não..., Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn hàng ngày. Đối với trẻ em, cha mẹ nên rèn cho con thói quen giảm ăn muối ngay từ nhỏ. Còn với người có thói quen ăn nhiều muối, nên tuân thủ nguyên tắc giảm muối dần dần trong các bữa ăn hàng ngày.
Mới đây, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định 2033/QĐ-BYT về kế hoạch quốc gia truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn đề phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác.
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày với chỉ tiêu trên 90% người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối, nhận biết được các loại thực phẩm có nhiều muối và biết các biện pháp để giảm ăn muối; trên 60% người trưởng thành thực hiện ít nhất 1 biện pháp để giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày; giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7 gam/người/ngày; trên 90% học sinh phổ thông có hiểu biết về tác hại của việc ăn nhiều muối và nhận biết được các loại thực phẩm chứa nhiều muối; trên 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các bệnh liên quan khác được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối…
Tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định 1092/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam, trong đó có mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giảm mức tiêu thụ muối của một người/ngày xuống dưới 8g và đến năm 2030 là dưới 7g.
Trước mắt, để giảm ăn muối, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên bắt đầu giảm lượng muối và gia vị khi chế biến thức ăn, hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn và hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm có nhiều muối, thay bằng thực phẩm tự nhiên…
Lệ Thanh
">Dự phòng tăng huyết áp, đột quỵ bằng cách ăn giảm muối
Đây là chia sẻ của BS CK1 Nguyễn Thị Ánh Vân trong chuỗi hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” tại các tỉnh thành phố gồm TP. Hạ Long (Quảng Ninh), Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) và TP.Cần Thơ diễn ra tháng 4/2016.
Chăm sóc sức khỏe hơn 1300 người cao tuổi
Tại chuỗi hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” Vinamilk đã hỗ trợ tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.300 người cao tuổi các tỉnh, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người cao tuổi.
Ngoài ra, Vinamilk còn tổ chức hoạt động đo loãng xương, tư vấn về các sản phẩm đặc trị chuyên biệt dành cho người cao tuổi, đồng thời mời các Bác sĩ uy tín tham gia tư vấn chăm sóc sức khỏe trong chương trình.
Ngoài tư vấn dinh dưỡng, Vinamilk còn cập nhật thêm cho người tiêu dùng những thông tin mới về luật bảo vệ người tiêu dùng của năm 2016 giúp giúp người tiêu dùng có những lựa chọn đúng đắn khi mua hàng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hiểu được quyền được bồi thường thiệt hại, được khiếu nại tố cáo, được tư vấn hỗ trợ...
Tiếp tục đồng hành cùng chương trình, BSCK1 Nguyễn Thị Ánh Vân đã có những chia sẻ về những nghiên cứu mới nhất cho chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi.
BS Nguyễn Thị Ánh Vân chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi |
Dinh dưỡng nâng chất lượng sống cho người cao tuổi
BS Nguyễn Thị Ánh Vân cho biết, “Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý cơ thể như sau: mau quên, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, không nhạy cảm về đói-no-khát, hệ tiêu hóa giảm sút về tần suất, giảm sức nhai… Nguyên nhân do men tiêu hóa giảm, răng yếu, các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thoái hóa thần kinh, sức đề kháng giảm, chế độ sinh hoạt (ăn uống, làm việc) không hợp lý khi còn trẻ”.
BS Vân nhấn mạnh, “Người cao tuổi thường uống không đủ nước, do trung tâm “báo thiếu nước” trên não hoạt động kém đi nên ít có cảm giác khát nước, dẫn đến da khô, miệng đắng, tim đập nhanh, khó ngủ. Cơ thể thiếu nước dẫn đến đại tràng sẽ tăng tái hấp thu nước cho cơ thể dẫn đến táo bón. Táo bón dẫn đến rặn nhiều và dễ bị bệnh trĩ. Và ít uống nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng: tích tụ chất cặn bã.
Vì vậy người cao tuổi nên uống mỗi ngày 3-5 ly nước lớn, do người cao tuổi hay quên và mất cảm giác khát nên cần tập thói quen uống nước, tuy nhiên cần hạn chế uống nước ngọt, và không uống nhiều nước vào buổi tối.”
![]() |
Đo loãng xương cho người cao tuổi tại hội thảo |
BS Vân còn chia sẻ thêm, người cao tuổi cần một chế độ dinh dưỡng phong phú và hợp lý để tránh mắc phải bệnh suy dinh dưỡng ở tuổi già sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác. Đặc biệt, người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ Calci - Vitamin D, hai dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong tạo xương.
Vitamin D tham gia vào nhiều chuyển hóa trong cơ thể, thiếu vitamin D có liên quan đến nhiều bệnh tật: chuyển hóa calci kém, bệnh tự miễn, ung thư, đái tháo đường typ 2, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch. Người cao tuổi cũng cần quan tâm đến bệnh loãng xương, là vấn đề sức khỏe cộng đồng rất quan tâm trên toàn thế giới (đau đớn, tàn tật, giảm chất lượng sống và tử vong...).
Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, là một rối loạn chuyển hóa của hệ xương làm tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương, do mất cân bầng giữa hủy xương và tạo xương.
Để phòng ngừa loãng xương, người cao tuổi cần cung cấp calci, vitamin D theo nhu cầu, tập thể dục thường xuyên, giảm nguy cơ té ngã, giữ cân nặng hợp lý, ngưng hút thuốc, giảm rượu bia. Người cao tuổi cũng nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa như yaourt, sữa chua, phômat. Vì sữa giúp người cao tuổi bù năng lượng, tăng dưỡng chất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
![]() |
Ông Mai Thanh Việt, Giám đốc Marketing ngành hàng sữa bột Vinamilk phát biểu tại hội thảo |
![]() |
Ông Trần Hữu Phương, Giám đốc chi nhánh Vinamilk Cần Thơ, phát biểu tại hội thảo ở Cần Thơ |
Tại chương trình, đại diện lãnh đạo của Vinamilk, đại diện Ngành hàng sữa bột đã giới thiệu đến người cao tuổi các thông tin về công ty và các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi.
Như: Vinamilk SurePrevent Mới, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém;Vinamilk CanxiPro - sản phẩm bổ sung Canxi và Đạm collagen thủy phân giúp xương chắc, khớp khoẻ, sản phẩm Vinamilk Diecerna -giúp bình ổn đường huyết cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
Vinamilk nỗ lực không ngừng nâng cao, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào sản phẩm Vinamilk SurePrevent Mới, với công thức bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thu, đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho người có vấn đề tim mạch, xương yếu, mệt mỏi và ăn ngủ kém.
|
Tuyết Nhung
">Người cao tuổi đối mặt với nhiều bệnh vì uống ít nước
Sau 1 tuần phẫu thuật, sáng nay anh Thái Văn Thành (41 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chập chững đi những bước đầu tiên sau hơn nửa năm bị liệt hoàn toàn 2 chi dưới. Trong ngày mai, anh sẽ được xuất viện.
Bản thân anh Thành bị di chứng chất độc màu da cam từ nhỏ. Năm 27 tuổi anh không may bị suy thận, phải lọc máu chu kỳ ròng rã suốt 14 năm nay.
Anh Thành chập chững những bước đầu tiên lên nhận phần quà hỗ trợ từ chính một bệnh nhân khác. Ảnh: T.Hạnh |
Cuối năm 2015, anh phát hiện đau dây thần kinh liên sườn. Dù gia đình đã đưa đi khám và điều trị ở nhiều nơi song bệnh vẫn ngày một nặng thêm.
Đến giữa năm 2016, anh Thành bị liệt hoàn toàn 2 chi dưới. Từ chỗ là trụ cột của gia đình, anh phải nằm liệt một chỗ, mọi sinh hoạt đều phải có người trợ giúp.
Sau đó đến khám tại BV Bạch Mai, qua kết quả chụp cắt lớp, các bác sĩ phát hiện có khối u chèn ép tủy phía sau, ảnh hưởng đến dây thần kinh. Kích thước khối u quá lớn đã ăn mòn cả thân đốt sống lưng.
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật 2 lần. Lần 1 bóc tách khối u, lần 2 thay đốt sống nhân tạo.
Sau ca phẫu thuật lấy khối u thành công, ngày 15/3 anh tiếp tục quay trở lại BV Bạch Mai để thay đốt sống nhân tạo cột sống ngực.
Theo TS Hoàng Gia Du, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống, BV Bạch Mai, ca mổ của anh Thành rất phức tạp do bệnh nhân có tiền sử suy thận, nguy cơ chảy máu, biến chứng cao hơn gấp nhiều lần so với bệnh nhân thông thường.
![]() |
Vợ chồng anh Thành hạnh phúc khi anh sắp trở lại đi lại bình thường. Ảnh: T.Hạnh |
"Ca mổ đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối bởi chỉ cần một chút sai sót, bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ", TS Du chia sẻ.
Sau khi hội chẩn liên khoa, kíp mổ quyết định mở ngực, vén phổi, vén động mạch chủ để cắt và thay thân đốt sống cho bệnh nhân.
2 ngày sau mổ, bệnh nhân được rút dẫn lưu, có thể ngồi dậy được. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đang hồi phục nhanh chóng và bệnh nhân có thể sinh hoạt, lao động trở lại sau khi ra viện.
"Khi chồng tỉnh lại, tôi lao vào chỉ hỏi mỗi câu 'Anh giơ tay, giơ chân xem có bị làm sao không?. Thấy chồng cử động được, lúc đó tôi không thể khóc, không cười được vì xúc động quá", chị Thương, vợ anh Thành nghẹn ngào nói.
Sau khi trượt chân té ngã, người phụ nữ 54 tuổi ở Sài Gòn bị đau lưng dữ dội, không đi lại được.
">Tin mới: Bệnh nhân thoát liệt nhờ vén phổi thay đốt sống
友情链接