Nhận định, soi kèo U21 Coventry vs U21 Bristol City, 19h00 ngày 8/4: Cửa dưới ‘tạch’
本文地址:http://member.tour-time.com/html/39c599179.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Norwich City vs Sunderland, 1h45 ngày 9/4: Giữ chắc Top 6
Văn khấn Rằm tháng 7 năm 2024 chuẩn và chi tiết
Rẽ ẩu, ô tô tải suýt lấy mạng người đi xe máy (Video: OFFB).
"Trong tình huống này, không thể đổ lỗi cho "điểm mù" được. Nếu không nhìn thấy người đi xe máy thì là do tài xế xe tải mất tập trung, thiếu quan sát. Xe tải đi từ sau đến là tài xế phải thấy xe máy đi trước rồi. Có lẽ tài xế mải nhìn điện thoại hay làm gì đó bị xao nhãng.
Tình huống này cũng cho thấy người đi xe máy chung đường với xe tải nên luyện kỹ năng liếc kính chiếu hậu thường xuyên để đề phòng mấy xe chạy ẩu từ phía sau. Đi trên đường phải nhìn trước sau, và bên hông xe mình là những xe nào mà lo né khi có sự cố", nick Thiết Nguyễn bình luận sau khi xem video được chia sẻ trên mạng xã hội.
Tài khoản Lê Giang có ý kiến tương tự: "Nguyên tắc đi xe máy là không đi song song với xe lớn; một là vượt hẳn lên nếu đủ tốc độ, hai là giảm tốc để nhường cho xe to đi trước. Mình có thể đi đúng luật nhưng không an toàn thì thiệt. An toàn là trên hết".
"Từ giây thứ 5 của video là đầu xe ben đã lên và đi song song với xe máy rồi chậm lại dần để rẽ rồi. Có đủ thời gian để người đi xe máy thấy xe ben đang ép dần vào, nhưng chắc cũng đang không tập trung nên mới đi đồng tốc với xe ben, rồi xảy ra va chạm. Lẽ ra khi thấy đầu xe to ép dần là phải biết dừng, né đi hoặc vặn ga vọt lên rồi", người dùng Facebook Nguyễn Phong bình luận.
Trong khi đó, nickname Tuấn Minh có ý kiến: "Xe máy đi trước hẳn rồi, cộng thêm xe máy đi trên đoạn đầu ô tô nên đừng ai bảo người đi xe máy thiếu kỹ năng sống. Xe ben đi ẩu, xi-nhan xong cứ thế rẽ thì chỉ có xe bọc thép mới đỡ được thôi".
Bài học kinh nghiệm rút ra trong tình huống này với cả người đi ô tô và xe máy là cần luôn tập trung, chú ý quan sát xung quanh khi tham gia giao thông.
Với ô tô cỡ lớn có nhiều điểm mù, tài xế cần thận trọng hơn để tránh gây tai nạn cho người khác và gây rắc rối cho chính mình.
Trong khi đó, với người đi xe máy và ô tô cỡ nhỏ, cần hạn chế di chuyển vào khu vực điểm mù của ô tô.
Ngoài việc đi đúng luật, người tham gia giao thông còn cần sử dụng kỹ năng phán đoán, như nhìn hướng di chuyển, hướng quay đầu và hướng nhìn của người đi xe máy để chuẩn bị xử lý tình huống xe chuyển hướng.
">Rẽ ẩu, ô tô tải suýt lấy mạng người đi xe máy
Các thành phần khác trong bát bún đỏ đặc sản Buôn Ma Thuột gồm có: trứng cút, tiết luộc, bì lợn chiên giòn, rau cải, rắc điểm một chút hành khô.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến đĩa bắp cải thái sợi ăn kèm. Chỉ sau 2 ngày khám phá ẩm thực nơi đây, bạn sẽ phát hiện ra rằng đĩa bắp cải thái sợi này là điểm đặc trưng ở mọi quán bún phở của Buôn Ma Thuột. Bắp cải khi được nhúng xuống bát bún còn nóng hổi sẽ vừa chín tới, giòn mềm vừa đủ, rất dễ ăn.
Ẩm thực Buôn Ma Thuột còn là gỏi cà đắng cá cơm trứ danh. Nhưng chẳng giống như tên gọi, cà đắng nhưng không hề đắng khi đã được thái lát, trộn cùng cá cơm, rau rừng, lạc rang. Ở những nhà hàng cầu kỳ, gỏi cà đắng cá cơm sẽ được trình bày cùng vài miếng phồng tôm ăn kèm. Nước trộn gỏi không rõ gồm những gì nhưng dễ ăn, đủ vị chua, ngọt, cay tê, phù hợp với khẩu vị của cả 3 miền.
Nếu có thời gian ghé thăm các buôn làng, khu du lịch sinh thái ở Buôn, bạn sẽ được khuyến nghị dùng thử gà nướng, cơm lam. Gà ở đây được gọi thân thương là “gà đồng bào”. Cơm lam cũng được nấu từ “gạo đồng bào” - tức là gà đồng bào nuôi, gạo đồng bào trồng.
Gà đồng bào không to, nhưng ngọt thịt, da mỏng không chút mỡ, nên khi nướng sẽ giòn tan.
Nếu bún đỏ cầu kỳ với nhiều thành phần thì bún chìa lại mang lại cảm quan đơn giản tới bất ngờ. Miếng thịt chân giò “khổng lồ” đặt giữa bát bún, kèm đĩa bắp cải thái sợi là 3 thành phần chính của món ăn. Miếng thịt lớn còn được gọi là khúc giò chìa - phần tảng thịt ở phía chân sau của con lợn, nhiều nạc - vốn được ninh kỹ để tạo nước dùng, sau đó nhúng lại nồi nước ninh để thịt nóng đều, rồi đặt nguyên vào bát bún.
Ăn bún chìa, thực khách phải dùng tay và sẽ “bị” no căng bụng nếu không quen ăn nhiều, bởi chỉ riêng miếng thịt là đã quá sức.
Vào một bữa trưa nào đó, bạn có thể thử món bò nhúng me không nên bỏ lỡ khi đến Buôn Ma Thuột. Đĩa thịt bò sống trộn sẵn nước sốt me được mang ra cùng chiếc bếp ga mini. Chủ quán hướng dẫn thực khách tự chia bò và nước sốt thành 3 phần, lần lượt đặt vào chảo nóng, đảo qua cho đến khi bò chín, nước sốt sôi sùng sục.
Để no bụng và đủ tinh bột, bánh mỳ sẽ chấm cùng nước sốt gần giống như bò sốt vang. Vị ngọt, mềm của thịt bò hoà quyện cùng vị đậm đà của nước sốt me sẽ khiến bạn không thể nào quên hương vị của món ăn này.
Nếu có cơ hội ghé qua Buôn Ma Thuột vài ngày, bạn nên thưởng thức cả lẩu rau rừng, lẩu cá lăng, phở 2 tô… cùng những món ăn chơi, ăn sáng: bánh cuốn thịt nướng, bánh hỏi, bánh ướt… Gần như chẳng có món nào trong số đó làm thực khách thất vọng. Và dường như chỉ cần ghé đại một quán ăn, bạn đã có thể thưởng thức một món ngon mà không cần cầu kỳ chọn lựa.
Thậm chí, ở thành phố không hề có biển này, bạn vẫn có thể được thưởng thức các món hải sản tươi và ngon bất ngờ.
Đó là lý do một kẻ không phải tín đồ cà phê như tôi vẫn hoàn toàn bị Buôn Ma Thuột chinh phục chỉ trong một vài ngày ghé chơi.
Có những món ăn bình dân, mộc mạc nhưng luôn khiến người con đất Việt vương vấn. Khi xa nhà, chỉ cần tên món ăn được nhắc đến, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về khiến lòng người thổn thức, nhớ da diết vị quê hương. VietNamNet đăng tuyến bài Những món ăn gợi nhớ quê nhà. Tuyến bài là ghi chép của độc giả VietNamNet trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài về các món ăn ngon, hấp dẫn của Việt Nam. Bài viết của độc giả vui lòng gửi về địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn. |
Bún đỏ, gỏi cà đắng: Có nơi nào ăn ngon như Buôn Ma Thuột
Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Jamshedpur FC, 21h00 ngày 7/4: Củng cố ngôi đầu
Ca sĩ nhí khoe giọng hát ngọt ngào, trong trẻo. Trong khi đó, á hậu Chế Nguyễn Quỳnh Châu thể hiện những bước catwalk “quyền lực” trong bộ cánh màu đỏ ôm sát bằng chất liệu vải satin, được đính kết pha lê tỉ mỉ và tà lụa tung bay… Tất cả mang đến phần mở màn đầy cảm xúc.
Kết màn cho BST “Mây”, Nguyễn Ngọc Kim Cương trở lại sàn diễn cùng hoa hậu H’Hen Niê. Sải bước catwalk đầy uyển chuyển cùng Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2018, cô bé thể hiện sự tự tin tỏa sáng.
Kim Cương nhận nhiều lời khen bởi giọng hát và khả năng làm chủ sân khấu tốt. Phần trình diễn của bé cũng góp phần giúp BST “Mây” thăng hoa trên sàn diễn AVIFW 2024.
Ca sĩ, MC, người mẫu nhí Nguyễn Ngọc Kim Cương chia sẻ: “Con rất vui khi được góp giọng và đem đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị khi thưởng thức BST “Mây” của NTK Thảo Nguyễn. Đặc biệt, con được khoác trên mình một thiết kế tinh tế, lãng mạn và sải bước cùng những người mẫu mà con rất yêu mến đó là hoa hậu H’Hen Niê, hoa hậu Xuân Hạnh, á hậu Chế Nguyễn Quỳnh Châu…”.
Nguyễn Ngọc Kim Cương sinh năm 2012 tại Hà Nội. Cô bé là giọng ca nhí đầy triển vọn, được “chọn mặt gửi vàng” xuất hiện tại nhiều chương trình lớn như: "Lễ hội thương hiệu sản phẩm thời trang Việt", "Gala Sống xanh" của chương trình "Vì môi trường xanh quốc gia 2023".
Sở hữu gương mặt xinh đẹp, vóc dáng thanh thoát cùng khả năng biến hóa với nhiều phong cách khác nhau, Nguyễn Ngọc Kim Cương cũng là gương mặt quen thuộc trên nhiều sàn diễn thời trang lớn. Bên cạnh đó, cô bé cũng đảm nhận vai trò MC cho nhiều chương trình, sự kiện.
Phương Dung
">Ca sĩ nhí Nguyễn Ngọc Kim Cương khoe giọng hát ngọt ngào tại AVIFW 2024
Video quảng cáo đầu tiên tạo bằng AI Sora
Khóc ròng vì mất trắng đàn vịt, ao cá chỉ sau một đêm
Những ngày qua, chị Nguyễn Thị Phượng (sinh năm 1971, trú ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) phải tìm cách băng qua những con đường ngập lụt, sang thôn khác cắt cỏ về cho bò ăn. Chị ngồi nhờ chiếc xe kéo tự chế do đội xung kích của thôn lái băng qua cung đường ngập sâu, rồi đến đầu ngõ phải tự lội qua đoạn đường ngập đến lưng ống chân để ôm đống cỏ về nhà.
Chị bảo: “Ngập lụt thế này, người khổ, vật nuôi cũng khổ. Vất vả mấy cũng phải cố kiếm thức ăn cho chúng”.
Chị Phượng là mẹ đơn thân sống ở xóm Trong, thôn Nam Hài. Chồng chị mất nhiều năm trước, con trai chị vừa bước sang tuổi 14. Mẹ con chị vốn sống trong căn nhà tạm ở ngoài đồng, mưu sinh bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi.
10 ngày qua, kể từ khi nước lũ dâng cao, chị phải đưa con về sống nhờ nhà mẹ chồng.
Nói về những thiệt hại do ngập lụt, chị Phượng trào nước mắt: “Hôm ấy nước dâng cao bất ngờ, nhà tôi ngập tới nóc. Tôi mất trắng ao cá chỉ sau một đêm, đàn vịt cũng tan tác, không kịp sơ tán con nào”.
Chị Phượng chỉ kịp nhờ anh em trong thôn đem công nông đến chở giúp một con bò và một con lợn nái sắp đẻ về căn nhà bỏ trống ở xóm Trong.
“Sốc vác về đến nơi, con lợn nái của tôi cũng đẻ non, chết mất 3 con lợn con. Tôi xót của mà bất lực”, chị Phượng khóc kể lại.
Cách đây không lâu, chị Phượng được cháu gái tặng cho chiếc điều hòa cũ, lắp ở phòng ngủ trong căn nhà tạm. Nước dâng cao gần đến nóc nhà, chiếc điều hòa cũng hỏng hoàn toàn.
Con trai chị Phượng thấy mẹ trầm ngâm, hỏi: “Sao mẹ suy tư mãi vậy?”. Chị Phượng ôm con khóc: “Nhà ta mất hết rồi, còn gì nữa đâu con”.
Chị ước tính, trận ngập lụt lần này, nhà chị thiệt hại khoảng 50 triệu đồng.
Ông Hai Dũng (sinh năm 1960, trú ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến) là một trong số ít người dân ở vùng ngập sâu cố bám trụ lại nhà.
Vợ ông Dũng đã mất nhiều năm. Ông hiện sống cùng vợ chồng con trai cả và 3 người cháu trong khu đất rộng rãi.
Nước sông Bùi tràn về, nhà ông ngập nặng. Ông Dũng kể, nhiều ngày trước, nước ngập đến trước cửa nhà ông, ngang ngực một người trưởng thành.
Con trai, con dâu và 3 người cháu của ông Dũng di tản đến nhà người quen, một mình ông bám trụ lại nhà. Căn nhà nhỏ chất đầy bao tải thóc, đồ gia dụng, chỉ chừa lại một lối đi.
Ông khéo léo kê vài tấm gỗ cao làm chỗ ở cho chó và gà. Trong nhà, ông cũng phải kê một tấm gỗ dài từ giường đến bậu cửa làm đường đi lại. Những ngày qua, ông chỉ loanh quanh ở hai địa điểm là trên giường và trên chiếc bàn kê sát cửa.
“Nay nước đã rút bớt rồi mà vẫn ngập lưng nhà vệ sinh. Những lúc cần đi vệ sinh, tôi phải sang hàng xóm nhờ. Chỉ có mình tôi ở nhà nên ăn uống đơn giản, có mỳ tôm cứu trợ của xã, ngày 3 lần pha mỳ tôm ăn là xong”, ông Dũng chia sẻ.
Thời điểm ngập sâu, thôn cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân, ông Dũng phải thắp nến, bật đèn pin. Trời oi bức lại thiếu điện, cuộc sống của ông bất tiện đủ đường.
Sau này, ông phải ký cam kết tự chịu trách nhiệm với an toàn của bản thân để được thôn cấp điện.
“Khổ thì có khổ nhưng gia đình tôi được chính quyền xã giúp đỡ nhiều. Hôm nước mới dâng, bộ đội kịp thời đến nhà tôi giúp cất đồ đạc nên không thiệt hại nhiều”, ông Dũng lạc quan chia sẻ.
14 người sống chung trong căn nhà nhỏ
Nhà chị Trương Thị Cúc (sinh năm 1994) là một trong số ít hộ dân ở thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến không bị ngập sâu. Thế nên, suốt những ngày qua, căn nhà nhỏ của chị là điểm trú chân của 14 người.
“Nhà anh trai chồng tôi ngập gần đến nóc nhà nên vợ chồng, con cái tổng cộng 8 người phải di tản sang nhà tôi. Nhà tôi có ông bà, vợ chồng tôi và 2 đứa con nữa là 6 người. Tròn 14 người cùng chung sống ở nhà tôi những ngày qua”, chị Cúc chia sẻ.
14 người sinh hoạt trong căn nhà nhỏ có nhiều tình huống bi hài. Chị Cúc kể, một tuần qua, mỗi bữa cơm nhà chị phải chia làm hai ca vì đông người. Nhà chị chỉ có một nhà tắm, một nhà vệ sinh nên mỗi khi có nhu cầu, mọi người phải chờ đợi nhau khá lâu.
Mỗi sáng, chị Cúc phải đi nhờ xe kéo của đội xung kích thôn ra chợ mua đồ ăn. Bên cạnh đó, chị nhờ các anh chị sống ở thôn khác gửi đồ ăn đến để đảm bảo bữa ăn cho đại gia đình.
“Nhà có thêm 8 người đến ở thì dĩ nhiên sẽ chật chội hơn, sinh hoạt bất tiện hơn chút, ví dụ như khi ngủ sẽ phải trải chiếu ngủ khắp mấy gian nhà, thậm chí ngủ dưới nhà ngang. Thế nhưng, lúc này không giúp đỡ nhau thì lúc nào? Tôi thấy chuyện đó rất bình thường”, chị Cúc chia sẻ.
May mắn không bị cắt điện nên nhiều ngày qua, nhà chị Cúc luôn có người đến sạc nhờ pin điện thoại, đèn pin. Nghĩ cảnh họ phải thắp nến, bật đèn pin vào buổi tối oi bức, chị thấy thương cảm.
Căn nhà cấp 4 hai gian của chị Nguyễn Thị Chắt (sinh năm 1975, thôn Nam Hài) cũng đang là nơi ở của 11 người, gồm 5 thành viên nhà chị, 4 thành viên gia đình em trai chồng và 2 thành viên nhà chị dâu.
Từ ngày 24/7 đến nay, 11 thành viên trong gia đình chị “liệu cơm gắp mắm”, có gì ăn nấy. Chị kể, 2 ngày trước đây, chị được thôn trợ cấp mỳ tôm, nước mắm, bột canh và 1kg thịt lợn. Cùng với cá chồng chị đi bắt được vào ban đêm, bữa ăn của các thành viên cũng được cải thiện.
“Trong lúc khó khăn, chẳng ai đòi hỏi cao. Gạo thì nhà tôi có sẵn, rau thì được chị em ngoài kia gửi vào, thức ăn thì có gì ăn nấy. Anh chị em đoàn kết, vui vẻ với nhau”, chị Chắt lạc quan kể.
Mỗi bữa ăn, nhà chị phải trải 2 chiếc chiếu ra giữa sân. Khi ngủ, trẻ con được ưu tiên ngủ trên giường, người lớn trải chiếu nằm dưới đất. Cảnh oi bức, ngột ngạt là không tránh khỏi nhưng các thành viên trong gia đình chị không hề than vãn.
“Mấy nay nước rút bớt, ăn uống xong là mọi người về nhà dọn dẹp, thu xếp nhà cửa, đến tối mới sang nhà tôi ngủ nhờ”, chị Chắt chia sẻ.
Ảnh: Thanh Minh, Tú Linh
Lão nông Hà Nội bám trụ cả tuần trong căn nhà ngập sâu giữ bao thóc, con gà
友情链接