Ở đây chúng ta có thể nhận thấy rõ, tựa game mà anh chàng kia chơi là Lôi Đình Chi Nộ - một game online đang khá hot ở thời điểm hiện tại, phần note của game thủ mê game này cũng tỏ ra rất “bức xúc” khi một chiến hữu trong game luôn đứng top mà chưa ai đánh bại được và tỏ rõ quyết tâm sẽ cày game để mong một lần đứng top.
Vẫn biết sau những giờ làm việc căng thẳng thì việc tìm đến những tựa game để xả stress là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên việc “nghiện” game như trong trường hợp của anh chàng này là hơi quá. Thế nên cũng dễ hiểu vì sao người bạn của anh lo lắng khi không biết “số phận” của anh chàng này sẽ ra sao nếu một ngày sếp của anh ta đọc được cuốn sổ đó, và “kêu cứu” mọi người hiến kế để giúp bạn của anh bỏ game.
Noah
" alt=""/>Game thủ mê game đến độ viết hẳn lịch chơi game trong giờ làm việcChỉ còn một lượt trận thi đấu nữa thôi, trận chung kết giải đấu Series A Mùa Đông 2015, trận đấu Derby Sài Gòn đáng mong đợi nhất trong năm sẽ diễn ra. Một Sài Gòn ROTK với 04 lần tham gia chung kết giải toàn quốc, thống trị suốt 03 năm qua với 03 chức vô địch liên tiếp. Một Sài Gòn Dlight với những đột phá chiến thuật đầy táo bạo mang giấc mơ lật đổ. Liệu ai sẽ là nhà vô địch cho giải đấu đỉnh cao này? Kết quả sẽ được giải đáp vào ngày 27/12 tới, tại Đại Hội 360Play (nhà thi đấu Quân Khu 7) – sự kiện lớn nhất năm dành cho cộng đồng game thủ Việt.
Mãn nhãn với trận tranh 3 - 4
Đúng như dự đoán từ cộng đồng 3Q Củ Hành, Kiên Giang ARB và Đà Nẵng Gaming đã cống hiến nhiều màn thi đấu ấn tượng trong cuộc chạm trán tranh 3,4 vào ngày chủ nhật vừa qua.
Khoảng thời gian đầu hiệp một, Kiên Giang ARB với việc sở hữu đội hình gank mạnh (Giả Hủ, Pháp Chính, Trình Phổ, Viên Thiệu) đã liên tục dồn ép các thành viên bên phía Đà Nẵng Gaming với đội hình thiên về late game (La Lợi, Điển Vi, 3Q*Tôn Linh Lung, Tào Tiết, 3Q*Tân Hiến Anh). Nổi bật, có thời điểm Kiên Giang ARB vươn lên dẫn trước đối phương đến hơn 10 mạng. Một chiến thắng nắm chắc trong tay dành cho đại diện khu vực Tây Nam Bộ.
Tuy nhiên, sau những phút đầu chập choạng thì các tuyển thủ của Đà Nẵng Gaming bất ngờ lật kèo. Mặc dù Kiên Giang ARB sở hữu Trình Phổ có khả năng clear quái cực kỳ khó chịu nhưng hai carry của Đà Nẵng Gaming là 3Q*Tôn Linh Lung (Hỏa Thần) và Tào Tiết (Goblin) cũng cực kỳ khéo léo khi liên tiếp đảo đường để farm bù khoảng thời gian ban đầu bị 'thọt' cũng như không cho creep đối phương lên cao. Thế trận hoàn toàn đảo chiều và ngã ngũ vào phút 34. Trong một pha combat tại trụ 3 đường mid của Kiên Giang ARB, Điển Vi (Đà Nẵng Gaming) đã có một pha chọn vị trí và sử dụng ulti chính xác vào cả 3 thành viên chủ chốt là Tào Hồng, Pháp Chính, Giả Hủ (Kiên Giang ARB), tạo điều kiện cho 3Q*Tôn Linh Lung có được Ngũ Sát.
Đà Nẵng Gaming ngay sau đó lập tức push thẳng vào nhà chính của Kiên Giang ARB và nhanh chóng phá hủy nó, kết thúc hiệp một với cú lội ngược dòng đầy kịch tính.
Hoàn toàn trái ngược so với hiệp một, thế trận ở thời điểm đầu hiệp hai, Đà Nẵng Gaming chọn cho mình một đội hình nuker cực kỳ khủng gồm: Tôn Lỗ Ban, Trình Phổ, Pháp Chính, Trương Hoành. Trong khi đó, Kiên Giang ARB sở hữu đội hình mà các vị tướng cần rất nhiều item như Chu Du, Mã Vân Lộc, Tôn Kiên, La Lợi… Tận dụng cơ hội dứt điểm sớm trận đấu, Đà Nẵng Gaminggồm Tôn Lỗ Ban và Trình Phổ đã có một hiệp đấu thăng hoa khi bộ đôi này liên tiếp có những pha càn quét khiến các thành viên của Kiên Giang ARB không thể phản công. Duy trì thế trận áp đảo, Đà Nẵng Gaming kết thúc trận đấu ở phút 22 và giành giải thưởng 50 triệu đồng.
Hãy cùng theo dõi giải đấu và cổ vũ tại: http://giaidau.360play.vn/quoc-gia.html
BI VI
" alt=""/>Series A 3Q Củ Hành: Kết thúc tranh 3 – 4, chỉ còn trận chung kếtTheo một nghiên cứu mới từ OECD, những thanh thiếu niên giàu hơn có xu hướng sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin hoặc đọc tin tức nhiều hơn là chat chit hoặc chơi game.
Báo cáo dựa trên dữ liệu từ hơn 40 quốc gia này cũng kết luận rằng, thậm chí khi trẻ nhà giàu và nhà nghèo bình đẳng trong việc tiếp cận với Internet thì vẫn có một khoảng cách trong cách mà chúng sử dụng.
Năm 2012, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn dành thời gian “online” không hề kém các bạn cùng lứa giàu có hơn – tính trung bình ở các nước thuộc OECD. Ở 21/42 quốc gia và nền kinh tế, trẻ em nghèo còn dùng Internet nhiều hơn trẻ em giàu.
Ở 5 nước Bắc Âu cũng như Hồng Kông, Hà Lan và Thụy Sỹ, hơn 98% trẻ em nghèo có kết nối Internet tại nhà.
Ngược lại, ở một số quốc gia thu nhập thấp và trung bình, những đứa trẻ nghèo nhất chỉ có kết nối Internet ở trường. 50% học sinh Thổ Nhĩ Kỳ, 45% Mexico, 40% Jordan và 38% ở Chi-lê và Costa Rica có kết nối Internet ở nhà.
“Việc tiếp cận bình đẳng không đồng nghĩa với cơ hội bình đẳng” – báo cáo cho hay, đồng thời cũng chỉ ra rằng trong khi bất cứ ai đều có thể sử dụng Internet để khám phá thế giới, để cải thiện các kỹ năng hay tìm kiếm một công việc tốt, thì những học sinh nghèo lại ít khi nhận thấy những cơ hội mà công nghệ kỹ thuật số mang lại cho mình.
“Họ có thể không có những kiến thức hay kỹ năng cần thiết để biến những cơ hội online thành cơ hội thực” – báo cáo nói.
Các dữ liệu của nghiên cứu được thu thập như một phần của Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế(PISA) của OECD – một nghiên cứ về năng lực các môn toán, khoa học và đọc hiểu ở học sinh 15 tuổi trên khắp thế giới.
Kết quả PISA cho thấy sự khác biệt về kinh tế xã hội trong cách người trẻ sử dụng Internet có liên quan chặt chẽ với thành tích học tập của chúng.
Một mặt, báo cáo thừa nhận những nỗ lực thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận Internet, mặt khác nó cũng cho rằng việc phát triển kỹ năng đọc ở người trẻ sẽ giúp giảm sự bất bình đẳng về kỹ thuật số.
“Nếu mọi đứa trẻ đều có khả năng đọc hiểu ở mức độ cơ bản thì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra những cơ hội bình đẳng trong một thế giới kỹ thuật số, hơn là chỉ mở rộng hay trợ cấp để trẻ đến với những dịch vụ và thiết bị công nghệ cao”– báo cáo khẳng định.