2025-02-06 07:08:07 Nguồn:NEWS Tác Giả:Bóng đá View:721lượt xem
Một nhân viên cảnh sát về hưu đã bị buộc tội bắn chết một người đàn ôngtại Florida (Mỹ) trong lúc cãi vã về chuyện nhắn tin trong rạp chiếu phim vàotrưa thứ Hai (13/1),ịbắnchếtvìnhắntintrongrạpchiếđà nẵng đấu với bình dương cảnh sát cho biết.
Đội tuyển văn do cô Hiền dẫn dắt đều giành giải thưởng
Nụ cười của học trò là niềm vui của cô và “điều hạnh phúc nhất khi mình gắn bó vớinghề là được nhìn thấy các em trưởng thành và các em biết có cô trong sự trưởng thànhấy”.
Ấn tượng với chàng “mì chính cánh” của đội tuyển
Trong mỗi câu chuyện của cô Hiền hình như đều có hình ảnh học trò trong đó. Và đếnhôm nay cô vẫn còn nhớ: “Buổi học cuối cùng trong thời gian ôn thi HSG, các em đượcnghỉ vài ngày trước kì thi. Mình nghĩ các em sẽ reo lên vì vui sướng, nhưng rất bấtngờ khi tất cả đều đồng thanh bảo: Không! Cô ơi! Đến nhà cô học tiếp nhé?”.
Trong số 8 gương mặt HSG của đội tuyển quốc gia Văn năm nay, người mà cô Hiền ấntượng nhất chính là Phạm Thế Hưng, chàng trai duy nhất đã “vượt mặt” các bạn nữ mangvề giải nhất.
Cô Hiền ấn tượng nhất với chàng trai Phạm Thế Hưng (ngoài cùng bên phải)
Niềm vui và sự tự hào sáng lên trên khuôn mặt cô giáo quê lúa khi kể về cậu họctrò của mình: “Hưng là cậu học trò rất kiệm lời, có cá tính nhưng không bảo thủ. Từtop giữa của lớp, Hưng cố gắng để vươn lên và có mặt trong đội tuyển đi thi quốc gia.Đến khi ôn thi, Hưng làm mình rất ngạc nhiên vì em có thể đọc và hiểu những cuốn sáchmà các bạn khác chỉ đọc vài trang đã chán. Càng viết, những câu từ của em càng khiếnmình cảm thấy thú vị”.
Và chính Hưng cũng chia sẻ: “Nếu giải Nhất của em đạt được chỉ để dành tặng mộtngười, thì chắc chắn em sẽ tặng lại cho cô. Người đã truyền cho em tình yêu với mônhọc, cùng em đi qua mỗi chặng đường”
Để trò không sợ Văn
Ngữ Văn đối với nhiều bạn đã trở thành nỗi sợ hãi vì các em coi đó là môn họcthuộc: thuộc tác phẩm, thuộc văn mẫu, thuộc những đoạn phân tích của cô giáo để rồimang cái thuộc đó vào bài thi… Nỗi sợ hãi dẫn đến các em ngại và muốn tránh môn học.
Cô hiểu hơn ai hết tâm lý học trò. Bằng tình yêu và kinh nghiệm của bản thân, mỗinăm qua đi cô lại tự tích lũy kinh nghiệm cho mình để có những cách hữu hiệu, giúphọc trò không còn sợ môn Văn.
Để học trò không sợ Văn cách tốt nhất là chính thầy cô thay đổi cách dạy
Cô chia sẻ: “Điều đầu tiên, mình luôn nói với các em học sinh, Ngữ Văn không phảilà môn học thuộc, nó cũng là một môn khoa học mang tính tư duy cao. Và những kiếnthức trong đó không chỉ để các em thi cuối kì cho xong mà nó còn theo các em bước rangoài cuộc sống”.
Không chỉ có những yêu cầu cụ thể với học sinh, chính bản thân cô Hiền cũng luôntự học hỏi để nâng cao khả năng của mình. “Cái khó nhất khi dạy môn Văn là phảitruyền được tình yêu, niềm đam mê môn học đến với các em. Khi đã yêu thì bản thân cácem sẽ tự giác tìm hiểu và học”, cô Hiền tâm sự.
Mỗi giờ giảng văn của cô Hiền cũng giống như kể một câu chuyện, để rồi học trò vìtò mò mà muốn đi vào phía trong câu chuyện ấy để khám phá, tìm hiểu. Sau mỗi giờ họcVăn, cả cô và trò đều tự mình tìm ra được những điều hay và thú vị.
“Làm bất cứ điều gì các em cũng hãy cố gắng hết mình. Khi đã cố gắng thì dù kếtquả ra sao mình cũng có thể mỉm cười, không ân hận khi nhìn lại”, đó là điều côNguyễn Thị Hiền muốn nhắn nhủ với học trò.
Những chặng đường và những thế hệ học trò mới lại đang đợi cô, để rồi khi các emmỉm cười bước ra khỏi cánh cổng trường chuyên Thái Bình, cô cũng có được niềm vui từsự trưởng thành ấy.
(Theo Tiin)
" alt=""/>'Sư phụ’ của những cây văn đỉnh nhất Chuyên Thái Bình