Tại Việt Nam, các đô thị lớn như Hà Nội thực ra đã hình thành các trung tâm phát triển mới trong khoảng 10 năm trở lại đây. Đặc biệt, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, dấu mốc đột phá không thể không nhắc tới là năm 2003, quận Long Biên được thành lập, đánh dấu vùng đô thị lõi đã được mở rộng sang phía đông sông Hồng. Suốt từ thời điểm đó tới nay, khu vực “new city” này đã không ngừng mở rộng địa giới hành chính theo hướng “mặt trời mọc”; đặc biệt là năm nay, sẽ có thêm Gia Lâm và Đông Anh đạt đủ các tiêu chí để chính thức lên quận.
Nhân tố tạo cú hích cho sự thay đổi của phía đông Thủ đô chính là sự bứt phá của hạ tầng giao thông. Được ưu tiên dành cho nguồn vốn đầu tư lớn, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại đây đã được xây dựng và đưa vào sử dụng như các cây cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Đông Trù; các tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Ngô Gia Tự, quốc lộ 5 kéo dài… Điều này đã mở ra khả năng siêu kết nối, thu hẹp mọi khoảng cách địa lý, thu hút hàng loạt “đại gia” bất động sản dịch chuyển tới đây với các đại đô thị quy mô lớn theo xu hướng thế giới. Đây chính là nền tảng cho sự ra đời của các “thành phố trong thành phố”, nổi bật hơn cả là “siêu quần thể đô thị biển” có tổng diện tích lên tới 1.200 ha do Vinhomes phát triển.
Những điểm đến mới hút dòng người “đông tiến”
Là người gốc phố cổ nhưng gia đình ông Hoàng Ngọc Thạch (quận Hoàn Kiếm) đã gia nhập vào cộng đồng cư dân Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) được gần 4 năm nay. “Nơi ở mới đã hoàn toàn làm thay đổi cuộc sống của chúng tôi. Nỗi ám ảnh về sự chật chội, cảnh tắc đường, tình trạng ô nhiễm môi trường, quá tải trường học... đã không còn nữa. Việc đi lại, làm việc của gia đình tôi bây giờ rất thuận tiện với nhiều tuyến đường lớn, đặc biệt là các tuyến xe buýt điện VinBus thông suốt”, ông Thạch chia sẻ.
Thực tế, trong thời gian qua, hàng vạn người cũng đã đưa ra quyết định “sang sông” như ông Thạch. Đặc biệt, từ năm 2021, sự dịch chuyển này ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn khi quy hoạch phân khu đô thị, tỉ lệ 1/2000 tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng đưa ra yêu cầu cụ thể giảm số dân từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.000 người. Trong đó, một trong những điểm dừng chân mà dòng người “đông tiến” này lựa chọn chính là Vinhomes Ocean Park. Kể từ khi chính thức ra mắt năm 2020, tới nay, đại đô thị này đã lập kỷ lục về tốc độ gia tăng dân số, tới nay đã vượt 50 nghìn người.
Cùng với Vinhomes Ocean Park, “siêu quần thể đô thị biển” cũng đã ra mắt các giai đoạn tiếp theo vào năm ngoái và hiện đang thi công với tiến độ thần tốc, đảm bảo hoàn thành toàn bộ Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire vào quý II năm nay và tiếp đó là ở Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown.
Sức hút tại đại đô thị biển 1.200 ha này được dự báo sẽ còn nóng hơn hiện tại khi ngày càng nhiều dự án giao thông quy mô lớn đang hình thành tại phía đông Hà Nội. Đơn cử như đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ hoàn thành vào năm 2027, tiếp tục quy hoạch đường vành đai 5 hay hoàn thành các tuyến metro của thủ đô, đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối Hà Nội với Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam...
Nhờ vị trí vàng và chất lượng cuộc sống vượt trội, phía đông Hà Nội được dự báo tiếp tục đón dòng an cư ngày càng lớn trong thời gian tới.
Thế Định
" alt=""/>Bản đồ phân bố dân cư Hà Nội thay đổi khi phía đông ‘lột xác’Theo cáo trạng, vào năm 2021, chị Rơ Mah Pil mua xe mô tô BKS: 81B2-636.82 có dung tích xi lanh 109cm. Sau khi mua về, chị Rơ Mah Pil giao xe cho con trai ruột là Rơ Mah Tinh (SN 2006, chưa có giấy phép lái xe) để sử dụng đi lại hàng ngày.
Trưa ngày 25/10/2023, Rơ Mah Tinh uống bia rượu mừng tân gia một hộ dân trú cùng làng, đến chiều thì về nhà nằm nghỉ. Đến khoảng 17h30, chị Rơ Mah Pil ra ngoài mua ít đồ dùng trở về thì thấy Rơ Mah Tinh đang ngồi trên xe mô tô BKS 81B2-636.82, không đội mũ bảo hiểm, đang nói chuyện cùng nhóm bạn trong đó có Niang Kéo (SN 2005, trú tại làng Tu 2, cũng xã).
Đến gần con, chị Rơ Mah Pil ngửi thấy mùi rượu bia nên hỏi đi đâu thì được Rơ Mah Tinh trả lời là đi qua nhà Kéo chơi. Sau đó Rơ Mah Tinh điều khiển xe đi cùng với bạn, còn Rơ Mah Pil không nói gì và đi về nhà.
Đến khoảng 17h45 phút cùng ngày, Rơ Mah Tinh điều khiển xe chở Niang Kéo và Siu Ngư đi trên đường liên xã từ hướng la Lâu đến xã la Ga. Khi đến Km10+90km, đoạn qua thôn Pắc Bó (xã la Lâu, huyện Chư Prông) do không chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ nên xe do Rơ Mah Tinh điều khiển đã tông vào xe mô tô BKS: 81B2-199.06 do Rơ Mah Tuyên điều khiển đi ngược chiều.
Hậu quả, Rơ Mah Tuyên, Rơ Mah Tinh, Niang Kéo chết tại chỗ. Siu Ngư được đưa đi cấp cứu nhưng sau đó tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Hai xe mô tô hư hỏng nặng.
Theo kết luận giám định của Phân viện Khoa học kỹ thuật hình sự tại TP. Đà Nẵng, trong mẫu máu của nạn nhân Rơ Mah Tuyên không tìm thấy nồng độ cồn; mẫu máu của Rơ Mah Tinh, nồng độ Ethanol là 170mg/100ml; mẫu máu của Niang Kéo, nồng độ cồn là 88mg/100ml; mẫu máu của Siu Ngư, nồng độ Ethanol là 77mg/100ml.
Trong mẫu máu thu giữ của các tử thi, không tìm thấy các chất ma túy và sản phẩm chuyên hóa của các chất ma túy.
" alt=""/>Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ nhận mức án 24 tháng tù treo![]() |
Diễn đàn "Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí". Ảnh: Trọng Đạt |
Báo chí Việt mất 50 - 70% doanh thu trong nửa đầu năm 2020
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho hay: Các cơ quan báo chí đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi sự sụt giảm nguồn thu từ quảng cáo, ngân sách và doanh thu bán báo.
Thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều cơ quan báo chí sụt giảm đến 50%, thậm chí 60-70% doanh thu do tác động của dịch Covid-19.
Nhiều tòa soạn đứng trước nguy cơ bị giải thể hoặc thu hẹp mô hình hoạt động. Một số tờ báo phải xoay xở bằng việc tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung cho Facebook, Google. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “giật tít câu view", gây mất niềm tin cho độc giả.
Bên cạnh đó, thói quen độc giả thay đổi cùng sự áp đảo của truyền thông xã hội khiến các cơ quan báo chí mất dần người đọc. Các cơ quan báo chí đang mất dần khả năng kiểm soát phân phối tin tức.
![]() |
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) chia sẻ về hiện trạng báo chí Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước đây, nguồn thu được người dùng trả trực tiếp cho các cơ quan báo chí, tuy nhiên ngày nay, một phần tiền lớn được trả thông qua Google, Facebook.
Có thể thấy, hạ tầng phân phối nội dung và quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới đang ngày càng lấn át các cơ quan báo chí truyền thống.
Những yếu tố này đã tác động trực tiếp tới sự phát triển của báo chí Việt Nam. Và vì vậy, báo chí truyền thống đang đứng trước thời điểm phải chuyển mình và thay đổi.
Lối đi nào cho báo chí Việt Nam?
Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, để vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị, vừa bắt kịp xu thế của thời đại, báo chí phải ứng dụng các giải pháp về công nghệ và có sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, cũng như từ các nhà mạng viễn thông.
Quan trọng nhất, các cơ quan báo chí phải có sự đồng thuận, liên kết nhằm tạo ra sức mạnh chung chống lại sự lấn át của các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, để vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị, vừa bắt kịp xu thế của thời đại, báo chí phải ứng dụng các giải pháp về công nghệ. |
Điều này cũng đã được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tại diễn đàn Báo chí và Công nghệ năm 2019: “Công nghệ sẽ tạo ra cuộc chơi mới, mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có biến động rất mạnh, đặt báo chí trước hoàn cảnh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí.”.
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), các tòa soạn đang sở hữu một nguồn tài nguyên dồi dào nhưng chưa khai thác hợp lý hoặc đang "bán lúa non" cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nguồn tài nguyên này chính là dữ liệu.
Lượng dữ liệu khổng lồ mà các nền tảng nước ngoài thu thập được từ người dùng Việt Nam cung cấp cho họ cách thức quảng cáo hiệu quả hơn. Việc sử dụng nền tảng quảng cáo nước ngoài cũng đồng nghĩa các tòa soạn đang dẫn người đọc “cống nạp" dữ liệu cho các nền tảng xuyên biên giới.
![]() |
Trả tiền khi đọc báo online được xem là một trong những lời giải cho "bài toán" của báo chí Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo đánh giá của các chuyên gia, chuyển đổi số sẽ giúp báo chí Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động, từ đó tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. Chuyển đổi số ở đây là việc sử dụng công nghệ làm nền tảng để tìm kiếm mô hình kinh doanh mới, từ đó tạo ra những giá trị mới, doanh thu và cơ hội kinh doanh.
Để chuyển đổi mô hình doanh thu, các tòa soạn cần nâng cao chất lượng nội dung và giảm chi phi phí vận hành, sản xuất, phân phối. Bên cạnh đó, báo chí truyền thống cần có công cụ giúp hiểu thị hiếu và hành vi của độc giả để cá nhân hóa thông tin.
Ngoài ra, các tờ báo cần phải có mô hình quảng cáo hiệu quả. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách ứng dụng công nghệ vào việc quản lý vận hành và sản xuất nội dung, đưa nội dung tiếp cận tới độc giả.
Tại Việt Nam, hiện đã có một số cơ quan báo chí thu phí người đọc báo điện tử, tuy vậy, số lượng này rất nhỏ. Đây sẽ là một trong những lời giải cho bài toán nhằm giúp báo chí Việt Nam tìm kiếm mô hình kinh doanh mới. Để làm được điều đó, phải có sự kết hợp giữa cơ quan báo chí và các doanh nghiệp công nghệ.
Thu phí độc giả báo điện tử như thế nào? |
Ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: Sai lầm của chúng ta là cho đi miễn phí mọi thông tin trên Internet. Điều này đã khiến cho báo chí lâm vào tình cảnh khó khăn về nguồn thu như hiện nay. Do đó, cần tìm ra cách thức để báo chí kinh doanh, tồn tại và phát triển, một trong những biện pháp đó là áp dụng tường phí (paywall).
|
Diễn đàn này nằm trong khuôn khổ dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024". Đây là chương trình hành động nhằm thực hiện sáng kiến của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của báo chí Việt Nam, hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường. |
Kỳ 2: Vì sao khó thu tiền người đọc báo online?
Trọng Đạt
Nhiều năm liền, Facebook và Google hoạt động như “cửa sổ trưng bày”, cho phép hàng tỷ người xem trích dẫn từ báo chí trên nền web. Tuy nhiên, hành vi đó có thể sắp kết thúc.
" alt=""/>Tìm lời giải 'báo chí trả tiền' cho báo chí Việt Nam