TV Neo QLED 2023 sở hữu tấm nền có độ phân giải cao, tăng cường tính năng Auto HDR Remastering.
Nhưng hiển thị vẫn chưa phải tất cả. Ưu điểm trong phần thiết kế của các TV Samsung tiếp tục được phát huy trên dòng Neo QLED 2023. Viền thiết bị được vát siêu mỏng, cho phần hiển thị chiếm 99% mặt trước, tạo cảm giác gần như không viền, giúp người xem tập trung tối đa vào hình ảnh. Bên cạnh đó, nhờ sự đồng nhất về độ dày, thiết bị khi treo trên tường trông như một bức tranh, tăng thêm cảm hứng cho không gian giải trí tại gia.
![]() |
TV gần như không viền giúp người xem đắm chìm vào nội dung hiển thị. |
Ngoài ra, âm thanh cũng là điểm nhấn của sản phẩm khi được trang bị 8 loa cùng với hai loa hướng trần tạo âm thanh chuẩn Dolby Atmos, thiết bị cho phần nghe chất lượng hơn so với âm thanh giả lập như cách làm của phần lớn sản phẩm khác trên thị trường.
Hơn thế, công nghệ hỗ trợ tiên tiến như Object Tracking Sound Pro - giúp âm thanh theo dấu chuyển động, khiến người xem được hòa mình vào không gian trên màn hình, xóa nhòa ranh giới giữa đời thực và hình ảnh hiển thị trên TV.
Bên cạnh đó, công nghệ Adaptive Sound Pro nhờ AI tái tạo từng đối tượng âm thanh, đảm bảo mọi âm thanh đều rõ ràng và ở mức âm lượng vừa phải. Trong khi đó, công nghệ Q-Symphony 3.0 lại ứng dụng AI khiến âm thanh hài hòa hơn khi kết hợp loa TV và loa soundbar cho trải nghiệm âm thanh sống động khắp không gian sống của người dùng.
![]() |
Hệ thống loa kết hợp công nghệ âm thanh trên TV Neo QLED 8K khiến người xem được sống trọn với trải nghiệm giải trí tại nhà. |
Có thể xem Neo QLED 8K như sản phẩm đại diện cho đỉnh cao của TV hiện đại. Thiết bị cao cấp được thương hiệu TV số 1 thế giới về doanh số theo xếp hạng Omdiatích hợp những tinh hoa của hãng, tạo nên nét đặc trưng cho TV Samsung. Trang công nghệ TechRadardành những lời có cánh cho sản phẩm này: “Có nhiều khoảnh khắc tôi đã thầm thốt lên ‘wow’ ngay khi vừa xem, và đó chắc chắn không phải là điều tôi hay làm với mọi chiếc TV đã trải nghiệm”.
Không chỉ cải tiến chất lượng hiển thị của TV, hãng công nghệ Hàn Quốc còn mang tham vọng xây dựng hệ sinh thái 8K. Tại Việt Nam, Samsung không ngừng mở rộng hợp tác để đẩy mạnh nội dung 8K. Tiếp nối thành công series Giấc mơ của mẹhiển thị với độ phân giải 8K trên siêu ứng dụng giải trí VieOn, Samsung tiếp tục mở rộng kho phim và show giải trí 8K như Nữ chủ, Mặt trời mùa đông, The Masked Singer 2… trên ứng dụng này, giúp người dùng có được trải nghiệm giải trí trọn vẹn và nhiều cảm xúc.
Đầu năm nay, khi giới thiệu TV Neo QLED 8K 2023, Samsung cũng chính thức cho ra mắt ứng dụng SmartThings tại thị trường Việt Nam. SmartThings được yêu thích bởi trải nghiệm kết nối chưa từng có cho căn nhà thông minh của người dùng. Đây cũng là sản phẩm minh chứng cho những cam kết biến công nghệ và đổi mới trở nên dễ tiếp cận của Samsung.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc Điều hành ngành hàng Điện tử nghe nhìn Samsung Vina chia sẻ: “Samsung là công ty luôn dẫn đầu về đổi mới, nhưng chúng tôi không chỉ tập trung về công nghệ, mà còn muốn đảm bảo người dùng yêu thích sản phẩm, mang đến cho họ trải nghiệm an toàn, dễ sử dụng và hướng đến cộng đồng. Nỗ lực từ Samsung không chỉ củng cố vững chắc vị thế dẫn đầu toàn cầu của thương hiệu, nó còn giúp chúng tôi hoàn toàn vượt trội trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng nói chung cũng như ngành hàng TV nói riêng tại thị trường Việt Nam”.
SmartThings cho thấy khả năng tăng cường tính xuyên suốt trong sử dụng. Nền tảng sở hữu 5 cải tiến đáng chú ý gồm: Kết nối tức thì - kích hoạt chỉ trong một bước; Kết nối tự động - giảm thiểu thời gian kết nối thủ công với từng thiết bị; Đơn giản hóa IoT - sản phẩm tự vận hành với thiết lập IoT thông qua SmartThings; Tương thích mở rộng - người dùng có thể điều khiển đa dạng thiết bị của hơn 220 thương hiệu chỉ với ứng dụng duy nhất thông qua giao thức Matter; Bảo mật với Knox - tất cả thông tin riêng tư đều được mã hóa và lưu trữ đầy đủ trong chip Samsung Knox Vault.
![]() |
SmartThings lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam trong năm 2023. |
Khi tích hợp SmartThings vào bên trong các thiết bị có hỗ trợ từ TV đến tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, smartphone… tham vọng của Samsung là biến tất cả thiết bị trong căn hộ hiện đại trở thành “quản gia” kỹ thuật số. Nền tảng này có khả năng kích hoạt các trạng thái phù hợp trên từng thiết bị được kết nối khi người dùng chọn ngữ cảnh tương ứng, ví dụ như tự động khóa cửa sau 23h hoặc bật đèn vào lúc 17h…
Bên cạnh đó, với tinh thần “Sống xanh mỗi ngày”, SmartThings cũng phát triển chế độ năng lượng Al. Người dùng có thể theo dõi mức tiêu thụ năng lượng và thói quen sử dụng của mình. Tính năng này còn phân tích nội dung đang phát trên màn hình để giảm mức tiêu thụ điện năng mà không làm ảnh hưởng đến nội dung.
Bằng cách đơn giản hóa mọi thao tác để điều khiển từng thiết bị trong nhà, Samsung đang góp phần đưa những ứng dụng của nhà thông minh đến gần thị trường Việt Nam. Không chỉ vậy, SmartThings còn là tuyên ngôn của Samsung về một sản phẩm smarthome cần có. Đó không chỉ bao gồm hệ sinh thái thiết bị tương thích đa dạng, nền tảng đó còn phải gần gũi, dễ tiếp cận và đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người dùng, giúp họ có thêm thời gian để tận hưởng cuộc sống, tập trung cho những giá trị có ý nghĩa.
SmartThings, công nghệ hiển thị với mạng thần kinh mô phỏng, công nghệ âm thanh đưa người dùng đến từng cung bậc cảm xúc là 3 trong số những chi tiết tạo nên chiếc TV Neo QLED 8K được Samsung chăm chút để tạo nên trải nghiệm nghe - nhìn chưa từng có cho người dùng. 17 năm đứng đầu thị trường TV thế giới đủ để Samsung nắm bắt nhu cầu thị trường để mang đến những thiết bị ngày càng “hiểu” người dùng hơn nữa.
" alt=""/>Samsung khẳng định sức mạnh dẫn đầu với TV cao cấp kết hợp SmartThingsTrên cơ sở phân tích xu hướng phát triển thị trường, công nghệ di động, kết hợp với các mục tiêu quản lý nhà nước và việc thống nhất với các doanh nghiệp di động, ngày 27/9/2022, Bộ TT&TT đã có công văn về định hướng triển khai lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ di động 2G.
Mục tiêu đặt ra là chậm nhất đến tháng 9/2024 phải hoàn thành việc dừng công nghệ 2G. Đây là thời điểm hết hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép băng tần số vô tuyến điện, để phù hợp với định hướng quy hoạch tần số vô tuyến điện.
Bộ TT&TT cho hay: Các doanh nghiệp di động căn cứ định hướng xây dựng lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ di động 2G, cụ thể phải triển khai các giải pháp chuyển đổi thuê bao sang sử dụng smartphone 4G, 5G, phấn đấu đạt mục tiêu đến cuối năm 2023 chỉ còn dưới 5% thuê bao 2G. Đồng thời, kế hoạch dừng công nghệ 2G của doanh nghiệp phải bảo đảm cung cấp các dịch vụ thông tin di động liên tục, không gián đoạn; bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ khi dừng công nghệ này và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.
Bộ TT&TT cũng đã định hướng để người sử dụng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone, các doanh nghiệp di động xây dựng kế hoạch và hỗ trợ người sử dụng chuyển đổi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị di động đầu cuối trên thị trường Việt Nam thay đổi định hướng kinh doanh... nhằm đạt mục tiêu chung về tắt sóng công nghệ cũ đã đặt ra, đồng thời góp phần đạt được mục tiêu phổ cập điện thoại thông minh, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Trao đổi với Tổng thư ký Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) Houlin Zhao trong khuôn khổ sự kiện Digital World ngày năm 2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa cách làm của Việt Nam để nhanh chóng phổ cập smartphone đến 100% người dân. Theo đó, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G khi mật độ thuê bao này còn khoảng 5%. Cùng với việc tắt sóng, nhà mạng sẽ hỗ trợ máy cầm tay cho các thuê bao 2G. Đây cũng là mô hình mà các nước thành viên của ITU có thể tham khảo cho quá trình tắt sóng các công nghệ cũ.
Mỗi quốc gia khi tắt sóng công nghệ 2G, 3G đều có những phương pháp, mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nếu một nhà mạng muốn triển khai công nghệ di động mới 5G, thì việc duy trì vận hành quá nhiều công nghệ song song như 2G, 3G, 4G đồng thời, sẽ tốn chi phí rất lớn và khai thác không hiệu quả. Vì vậy, cần tắt sóng công nghệ cũ để tối ưu hóa vận hành và dành nguồn lực, băng tần số vô tuyến điện cho công nghệ mới, đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Trên thế giới, có nước tắt sóng mạng 2G nhưng có nước lại tắt sóng mạng 3G trước.
Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt - đó là phổ cập mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam. Cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn.
Khi 100% người dân sử dụng smartphone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu.
Để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, Bộ TT&TT cũng đã đưa ra Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất. Theo đó, các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu thị trường GFK (Growth from Knowledge), trung bình mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng trên 20 triệu máy điện thoại, trong đó, khoảng 60% là điện thoại thông minh (Smartphone), 40% là điện thoại phổ thông (Featurephone, 8 triệu máy). Với 25,6 triệu thuê bao sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ 2G, 3G đang hoạt động trên mạng, theo thời gian vòng đời của thiết bị (trung bình khoảng 3 năm), thì lượng thiết bị này sẽ dần được loại bỏ ra khỏi mạng khi không còn nguồn cung.
Hiện một số nhà mạng cũng đã tiến hành tắt dần các trạm phát sóng 2G ở những nơi phủ sóng 3G,4G tốt và nhu cầu về 2G ít.
Một số địa phương cũng đã đề cập đến vấn đề thí điểm tắt sóng 2G tại một số địa bàn. Lạng Sơn là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện chủ trương này. Tỉnh đưa ra mục tiêu đến năm 2025 là phổ cập sóng 5G trên địa bàn; hơn 80% hộ gia đình được sử dụng Internet cáp quang băng rộng; mỗi hộ gia đình có 1 điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Chỉ riêng trong năm 2022, tỉnh Lạng Sơn quyết tâm phủ sóng băng rộng di động đến 100% thôn, bản; bắt đầu phát sóng 5G; giảm thuê bao 2G xuống dưới 5%, tiến tới lộ trình tắt sóng 2G.
Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ TT&TT mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà đã đề xuất việc tắt sóng 2G trên một số địa bàn thành phố, thị trấn của tỉnh trong năm 2022, nhằm đẩy nhanh việc phổ cập smartphone, góp phần chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, cửa khẩu số… Sở TT&TT Lạng Sơn nhấn mạnh: "Thực hiện chuyển đổi số, đưa người dân lên không gian số thì phải sử dụng smartphone, phải chạy được các ứng dụng trên nền tảng số. Nếu tắt được sóng 2G, thúc đẩy đông đảo người dân sử dụng smartphone sẽ tác động lớn đến công cuộc chuyển đổi số địa phương".
Kết quả thử nghiệm cho thấy, việc tắt sóng 2G không làm gián đoạn việc thông tin liên lạc, do hầu hết người dân đều sử dụng smartphone. “Đây là một sở cứ quan trọng để chúng tôi đề xuất mở rộng khu vực tắt sóng 2G”, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn nhận xét.
Thái Khang
" alt=""/>Chậm nhất đến tháng 9/2024 Việt Nam sẽ tắt sóng 2GThực sự lúc ấy, em gần như chết lặng. Em không ngờ rằng từ lúc mình sinh ra cho đến bây giờ, người từng yêu thương mình lại có thể nói ra những câu như thế.
Em rất hận bố, đến nỗi luôn tự hỏi sao ông ấy không chết đi thay thế cho mình một người bố khác.”
Đó chỉ là một trong số rất ít những lời tâm sự của những đứa trẻ phải chịu đòn roi hay lời nói cay nghiệt trong gia đình được nêu ra tại buổi tọa đàm “Kỷ luật trẻ - Đâu là giới hạn?” do Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway và Trường Mầm ngon Quốc tế Sakura Montessori phối hợp tổ chức.
Tự cho mình quyền đánh chửi con
Tại buổi tọa đàm, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đã đề cập đến những con số đáng giật mình.
56,9% trẻ em có độ tuổi từ 0 đến 10 phải chịu bạo lực, trong đó cao nhất là tỷ lệ trẻ em bị bạo lực gia đình với 63,2%. Tiếp đến là trường học với 20,1%.
Tuy nhiên, ông Nam khẳng định, những con số trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực trạng bạo hành trẻ xuất phát từ các hành vi kỷ luật thô bạo vẫn đang diễn ra âm thầm trong nhiều gia đình.
Các chuyên cùng thảo luận nguyên nhân bạo hành trẻ trong gia đình
Trong quá trình dạy con, có thể do sự đố kỵ khi con không bằng con người khác hoặc do con quá bướng bỉnh đã khiến nhiều bậc cha mẹ “trút” lên con những lời lẽ nặng nề, thậm chí sẵn sàng dùng đòn roi để xả cơn nóng giận.
Sự trừng phạt ấy, theo ông Hoa Nam, thường đến từ cơn giận bất thình lình mà bố mẹ không kìm nén được.
“Bố mẹ thường tự cho mình quyền được đánh chửi con. Nhiều ông bố, bà mẹ sau phút nóng giận đánh con cũng rơm rớm nước mắt tự nhủ sẽ không lặp lại điều đó. Tuy nhiên, khi cơn nóng giận xảy đến, câu chuyện ấy tiếp tục được lặp lại.
Cũng nhiều bố mẹ nghĩ rằng, nếu không đánh con sẽ không nên người. Vì thế trong các gia đình vẫn luôn đặt sẵn những chiếc “roi mây”. Quan điểm giáo dục “thương cho roi cho vọt” đã trở thành phương pháp nuôi dạy con được nhiều thế hệ phụ huynh Việt áp dụng với mong muốn định hướng và thay đổi hành vi khi trẻ mắc lỗi” – Ông Nam chia sẻ.
Còn chuyên gia Giáo dục quốc tế Steven Foster lại cho rằng, hầu hết những người có hành vi lạm dụng trẻ em thực sự rất yêu con cái của họ. Nhưng vấn đề ở chỗ, họ không có kiến thức và kỹ năng để yêu thương con đúng cách. Điều này vô tình đẩy sự kỷ luật đến gần hơn với ranh giới của sự bạo hành.
Chuyên gia giáo dục Hoàng Anh Đức cho rằng phụ huynh không nên nôn nóng trong quá trình “giáo dục” con cái
Đồng quan điểm với chuyên gia Steven Foster, Chuyên gia giáo dục Hoàng Anh Đức – Giám đốc học thuật trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway cho rằng, “giáo dục” là một quá trình, và “dạy” là một thao tác. Nhiều khi, phụ huynh và giáo viên đều nôn nóng, muốn quá trình “giáo dục” được diễn ra nhanh gọn như thao tác “dạy”.
Đó chính là lý do khiến người lớn thường cảm thấy thất vọng về trẻ và ngày càng có những hành vi thúc ép trẻ thay đổi nhanh hơn. Việc lạm dụng trẻ sẽ tất yếu xảy ra nếu đứa trẻ không thực hiện đúng như kỳ vọng của người lớn.
Bố mẹ học cách kỷ luật tích cực
Đòn roi dù ở bất kì hình thức nào cũng thể hiện sự bất lực trong giáo dục của cha mẹ. Đồng thời, đòn roi hay những lời lẽ cay nghiệt ấy dù với lý do nào cũng sẽ trở thành nỗi sợ hãi và vết hằn lên tâm lý trẻ thơ.
Chuyên gia Steven Foster cho rằng, đa phần bố mẹ cũng chính là những người từng lớn lên với việc bị đánh mắng hoặc la hét. “Đó là chuyện quen thuộc như cơm bữa. Nhưng việc này chỉ có hiệu quả tức thì do các con sợ hãi vì bị đau chứ không mang tính dài hạn” – ông Foster khẳng định.
Chuyên gia Giáo dục quốc tế Steven Foster cho rằng đòn roi không phải là kỷ luật mang tính dài hạn
Ông lý giải, việc đánh đòn không dạy đứa trẻ làm thế nào cho phải mà sẽ khiến chúng tự tìm cách không để bị “tóm” khi bố mẹ ở bên cạnh. Trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do bị phạt. Chúng sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng.
“Vậy làm thế nào để kỷ luật tích cực?”. Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia lần lượt đưa ra những biện pháp cụ thể để không khiến bố mẹ nóng nảy đến mức phải dùng đến vũ lực với con.
Ông Đặng Hoa Nam cho rằng, điều quan trọng nhất, bố mẹ cần coi con như một đối tác. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái phải là mối quan hệ “win – win” và con cái cần được tôn trọng. Ví dụ, thay vì làm những điều không thông báo trước với con, bố mẹ có thể hỏi ý kiến trẻ. Dù đạt thỏa thuận hay không, con trẻ cũng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng thực sự.
Bố mẹ cũng không nên ra lệnh chỉ vì thấy mình là người trên có quyền ra lệnh và con là người dưới cần phải phục tùng. Thay vì nói “Con không được vứt son linh tinh”, người mẹ có thể mời con hợp tác bằng cách nói: “Đây là cây son của mẹ. Nếu con giữ gìn cẩn thận mẹ sẽ tiếp tục cho con mượn”.
Còn theo chuyên gia Giáo dục quốc tế Steven Foster, điều quan trọng nhất phụ huynh cần làm là trở thành một người bạn đồng hành cùng trẻ. Trừng phạt không phải là một biện pháp hiệu quả. Bố mẹ cần phải hợp tác, giao tiếp và góp ý cho con hiểu. Trẻ cũng sẽ không tự giác làm khi bị bố mẹ bắt ép.
Đồng thời, bố mẹ cũng có thể tạo ra động cơ khuyến khích con. Ví dụ, khi muốn con nhanh chóng hoàn thành việc của mình, mẹ có thể khuyến khích con bằng cách nói “Con chuẩn bị nhanh lên để mẹ con mình cùng đi ra ngoài nhé!”
Hay khi trẻ làm sai, thay vì cáu gắt, dọa nạt, cần phải giải thích nhẹ nhàng cho trẻ hiểu “Mẹ không đồng ý khi còn làm điều này. Mẹ có thể làm gì giúp con để lần sau con nhớ nhỉ?” Việc dùng lời lẽ nhẹ nhàng chắc chắn sẽ có tác dụng hơn việc dùng những từ ngữ cay nghiệt. Việc trầm trọng hóa khuyết điểm của con sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bị oan ức. Điều này chắc chắn sẽ gây ra những phản ứng ngược không đáng có ở trẻ.
Thúy Nga
Cha mẹ lúc nào cũng muốn những điều tốt nhất cho con cái của mình nhưng đôi khi cha mẹ lại vô tình nói những lời có tác động tiêu cực tới nhận thức của trẻ.
" alt=""/>Kỷ luật trẻ sai cách, bố mẹ đang vô tình bạo hành con