您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Quạt trần bọc lồng sắt khiến giới 'nhất quỷ...nhì ma' xôn xao
Bóng đá1837人已围观
简介- Hình ảnh quạt trần được “bọc” trong khung sắt đang thực sự thu hút sự chú ý và là chủ đề đang được...
- Hình ảnh quạt trần được “bọc” trong khung sắt đang thực sự thu hút sự chú ý và là chủ đề đang được giới học trò chia sẻ nhanh chóng.
Mới đây,ạttrầnbọclồngsắtkhiếngiớinhấtquỷnhìmaxôlịch thi đấu epl một bức ảnh về chiếc quạt trần được quây lại bằng khung sắt xung quanh đăng trong một diễn đàn với sự tham gia của nhiều học sinh đang nhận được sự quan tâm.
Bức ảnh và chủ đề này nhận được sự quan tâm bởi quạt trần rơi trong lớp, giảng đường khiến học sinh, sinh viên bị thương là những sự việc đã từng diễn ra và thực sự đó là nỗi ám ảnh đối với giới học trò.
Thậm chí sau khi xem xong bức ảnh, nhiều người cũng chia sẻ những kỷ niệm hãi hùng vì quạt rơi.
![]() |
Chỉ sau ít giờ đăng tải, bức ảnh đã nhận được hàng chục nghìn lượt thích, chia sẻ và bình luận rôm rả.
Nhiều học sinh bày tỏ sự thích thú vì sự đảm bảo an toàn và trấn an tâm lý rất tốt cho học sinh với khung sắt bảo vệ này.
“Như thế này mới may có thể yên tâm ngồi học được này, giờ ngồi học quạt quay trên đầu cứ thấy bất an”
Tuy nhiên, cũng không ít học sinh cho rằng thêm lồng sắt lại “lợi bất cập hại”.
Thành viên Nguyễn Ngọc chia sẻ: “Có khi nào quạt không rơi mà lồng sắt rơi trước không nhỉ”.
Một thành viên khác bình luận: “Mình sợ thêm một khối nặng như vậy vào lại sập luôn cả cái trần ấy chứ”
Thành viên Tiếu Hiếu bình luận: “Ngày xưa có mỗi cái quạt thì chỉ lo mỗi một cái rơi. Giờ có thêm cái lồng thì nỗi lo còn tăng gấp đôi lên”.
Ưu và nhược điểm của “phát kiến” này chưa rõ đến đâu nhưng bức ảnh vẫn đang là chủ đề mà giới trẻ quan tâm bàn tán và vẫn đang được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội.
Thanh Hùng
![Bị mảng vữa trần lớp học rơi trúng, 3 học sinh bị thương](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/03/20/15/bi-mang-vua-tran-lop-hoc-roi-trung-3-hoc-sinh-bi-thuong-1.jpg?w=145&h=101)
Bị mảng vữa trần lớp học rơi trúng, 3 học sinh bị thương
Một mảng vữa trần lớn tại phòng học Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đã bất ngờ rơi xuống khi học sinh đang ngồi học khiến 3 em bị thương.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Nafta vs Radomlje, 23h30 ngày 7/2: Dồn toàn lực
Bóng đáPha lê - 06/02/2025 17:23 Nhận định bóng đá g ...
【Bóng đá】
阅读更多Quán quân Đường lên đình Olympia 2020: Dù ở đâu cũng có thể cống hiến cho đất nước
Bóng đáQuán quân Olympia đầu tiên của Ninh Bình Vóc dáng nhỏ bé, Thu Hằng bước vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia khi là thí sinh nữ duy nhất bên cạnh 3 chàng trai. Tuy vậy, thí sinh nữ đang sở hữu điểm số cao thứ nhì trong lịch sử 20 năm Đường lên đỉnh Olympia (350 điểm ở cuộc thi tuần) đã cho thấy sự xuất sắc và bản lĩnh của mình.
Nguyễn Thị Thu Hằng cùng 3 bạn chơi và cũng là đối thủ tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2020. Ảnh: Thanh Hùng Vượt qua 3 chàng trai với tổng điểm đạt được là 235 điểm, Nguyễn Thị Thu Hằng không chỉ trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 mà còn là học sinh đầu tiên mang vòng nguyệt quế về tỉnh Ninh Bình. Với kết quả của Thu Hằng, sau 9 năm mới có một nữ sinh giành được vòng nguyệt quế của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
Kết thúc cuộc thi, Thu Hằng đã rơi những giọt nước mắt hạnh phúc.
“Thực sự em rất vui và hài lòng về bản thân khi đã không mắc quá nhiều lỗi trong cuộc thi. Em cũng rất hạnh phúc và tự hào khi trở thành thí sinh đầu tiên mang được vòng nguyệt quế về với tỉnh Ninh Bình”, Hằng chia sẻ.
Ảnh: Thanh Hùng Hằng cho hay điều nuối tiếc nhất của em ở cuộc thi hôm nay có lẽ là ở phần thi Khởi động khi em chưa thể hiện được tốt nhất và chỉ giành được 60 điểm.
Song bù lại, em đã thể hiện tốt ở phần thi Vượt chướng ngại vật. Bởi ở cả 3 vòng thi trước đó (tuần, tháng, quý), em đều chưa giải được Chướng ngại vật. “Điều này cũng tạo áp lực cho em rất nhiều khi bước vào phần thi này ở trận chung kết”.
Anh Nguyễn Văn Hiều, bố của Thu Hằng hiểu rõ nhất trăn trở của cô con gái. “Hôm nay có lẽ là bứt phá mà thỏa được mong ước mà con trông đợi suốt từ cuộc thi tuần. Con khao khát và tâm sự với tôi sẽ cố gắng sẽ giải được một Chướng ngại vật”, anh Hiều kể.
Trong trận chung kết, nữ sinh Ninh Bình đã rất nhanh tìm ra được từ khóa Chướng ngại vật, tạo nên bước ngoặt khi dẫn đầu đoàn leo núi từ thời điểm đó cho đến hết cuộc thi.
Ảnh: Thanh Hùng Hằng chia sẻ, em đến với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đơn giản bởi niềm đam mê về tri thức và tính cách thích chinh phục thử thách của bản thân.
Trước khi đến trận chung kết, em đã có ước mơ và đặt mục tiêu chiến thắng. “Em đặt quyết tâm và cố gắng để quê hương mình có một quán quân Olympia.
Nói về việc rèn luyện kiến thức bản thân, Hằng cho hay đó là một hành trình dài, tính lũy hàng ngày, chứ không phải chỉ những năm gần đây.
Giây phút giành vòng nguyệt quế của Thu Hằng Hằng hóm hỉnh cho hay, việc đầu tiên của em khi về nhà sau chiến thắng này sẽ là tổ chức khao bạn bè và người thân một bữa thật linh đình.
Học tập và làm việc ở đâu cũng có thể đóng góp cho đất nước
Anh Nguyễn Văn Hiều, bố của Thu Hằng cho hay Hằng rất ít đi học thêm.
Trong tất cả các môn học, Hằng chỉ học thêm môn Tiếng Anh, còn lại tự học qua sách báo. Hằng thích học môn Toán nhất còn Hóa là môn học mà cô bạn nhận là yếu nhất.
Anh Nguyễn Văn Hiều, bố của Thu Hằng vui mừng về kết quả mà cô con gái đạt được. Ảnh: Thanh Hùng Là chị cả trong nhà, Hằng cũng thường xuyên phụ giúp bố mẹ các công việc trong gia đình ngoài thời gian học.
Nói về cô con gái, anh Hiều nhận xét từ bé Hằng đã rất hiếu động. “Là nữ giới nhưng lại mang nhiều tính cách của nam giới”, anh Hiều cười.
Ngoài thời gian học, Hằng rất thích chơi thể thao, đặc biệt là môn cầu lông. Cô bạn cũng tự nhận đặc biệt “không phải dạng vừa” đối với môn cờ vua.
Nguyễn Thị Thu Hằng với phần thưởng trị giá 40.000 USD Với kết quả này, Thu Hằng nhận được giải thưởng là một suất học bổng trị giá 40.000 USD.
Hằng chia sẻ em sẽ chuẩn bị cho kế hoạch du học chưa có dự định về ngành học cụ thể ở trường đại học, bởi cần phải cân đối giữa đam mê của bản thân và cơ hội nghề nghiệp sau này.
Trả lời câu hỏi sau du học có trở về Việt Nam làm việc hay không, Hằng cho hay em phải cân nhắc và chưa có định hình cụ thể ở thời điểm này.
Tuy nhiên, cô bạn cho rằng dù có học tập hay làm việc ở đâu thì vẫn có thể đóng góp, cống hiến cho quê hương, đất nước nếu mình hướng về.
Hằng cũng hy vọng sau em, sẽ có thêm nhiều thí sinh nữ giành được vòng nguyệt quế sân chơi tri thức này hơn trong tương lai.
Thanh Hùng
Nhà vô địch Olympia không về nước: Cuộc đời của họ, ồn ào làm gì?
Sau chiến thắng của Thu Hằng trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia vào sáng qua, trên mạng xã hội lại tràn ngập các bình luận ‘chúc mừng nước Úc’.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Kết quả bóng đá hôm nay 9/8
Bóng đáĐình Bắc ghi bàn duy nhất giúp U19 Việt Nam loại U19 Thái Lan Kết quả vòng loại Europa League:
10/08 - 02:00: Shkupi 1-2 Shamrock Rovers
Kết quả Cúp quốc gia Italia:
08/08 - 22:45: Genoa 3-2 Benevento
08/08 - 23:00: Modena 3-2 Sassuolo
Kết quả vòng 2 Championship - Anh
09/08 - 02:00: West Brom 1-1 Watford
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2022 - 2023 mới nhất
Lịch thi đấu Premier League 2022-2023 - Cung cấp lịch thi đấu bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2022 - 2023, nhanh, đầy đủ và chính xác.">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Sepsi vs Farul Constanta, 22h59 ngày 6/2: Kết quả thất vọng
- Trộm sổ đỏ mang đi cầm cố: Giao dịch vô hiệu
- Điểm sàn Trường ĐH Nông lâm TP.HCM từ 15 đến 21
- Tòa án Khánh Hòa xử tranh giành thừa kế có oan sai?
- Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Deportivo Saprissa, 09h00 ngày 5/2: Lợi thế sân nhà
- Indonesia đấu Việt Nam, Shin Tae Yong có thể từ chức
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 3h00 ngày 5/2: Không dễ cho chủ nhà
-
Cuộc đối đầu giữa Hà Nội vs HAGL là tâm điểm của vòng 3 V-League. Đây cũng là trận được báo chí thế giới nói nhiều trong những ngày qua. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mở cửa cho khán giả vào sân cổ vũ các trận đấu sau đại dịch Covid-19 Và sân Hàng Đẫy đã để lại hình ảnh rất đẹp về sự cuồng nhiệt của các CĐV BTC cho biết đã có khoảng 12.000 CĐV vào sân. BTC đã không bán hết số vé nhằm bảo đảm an toàn, phòng chống dịch bệnh Covid-19 Sự cuồng nhiệt của các CĐV đội chủ nhà trong suốt trận đấu Những pha bóng khiến người xem thót tim... Và bùng nổ Bầu không khí trên sân Hàng Đẫy khiến cả thế giới phải ghen tị BTC đã làm rất kỹ công tác đảm bảo an ninh, phòng chống dịch trước, trong và sau trận Hà Nội và HAGL đã đáp lại tình yêu của khán giả bằng trận cầu cống hiến, đẹp mắt. Xem highlights Hà Nội 3-0 HAGL (nguồn: BĐTV HD):
Song Ngư
" alt="Lễ hội tại Hàng Đẫy, những CĐV hạnh phúc nhất thế giới">Lễ hội tại Hàng Đẫy, những CĐV hạnh phúc nhất thế giới
-
- Tôi làm việc cho Công ty tư nhân, bắt đầu đóng bảo hiểm từ tháng 3/2012, tính đến hết tháng 9/2013 được 1 năm 7 tháng rồi chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy hết tháng 9 này tôi xin nghỉ việc thì có được rút tiền bảo hiểm không? Số tiền rút tính như thế nào? Tôi sẽ được quyền lợi hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
TIN BÀI KHÁC
Đòi bạn gái trao, nhưng trên facebook vẫn tán người khác" alt="Ai được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?">Ai được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
-
Dự án trẻ của Milan Năm 600 trước Công nguyên, những người định cư Phocaea thành lập nên thành phố Marseille, nằm bên bờ Vịnh Sư tử. Thành phố cảng đầu tiên của nước Pháp trên Địa Trung Hải là nơi thích hợp nhất để ra mắt một AC Milanmới, sau trận đấu tập thắng Wolfsberger 5-0.
Bên cạnh Giroud và Messias là những cầu thủ còn rất trẻ Marseille là đối thủ lớn nhất, thử thách quan trọng nhất với Milan trong giai đoạn giao hữu mùa hè. Đội bóng nước Pháp đã đạt điểm rơi để bước vào Ligue 1 2022-23, khởi tranh từ cuối tuần này.
Hơn 60.000 khán giả có mặt trên khán đài sân Velodrome là một điều đặc biệt khác. Lượng người xem như thế vốn thường chỉ xuất hiện khi các đội bóng châu Âu đá biểu diễn tại Mỹ.
Milan giành chiến thắng 2-0 với màn trình diễn thuyết phục khi HLV Stefano Pioli lắp ghép đội hình. Đó cũng là thời điểm nhà vô địch bóng đá Italy chính thức đạt thỏa thuận chuyển nhượng Charles De Ketelaere, một trong những tài năng triển vọng của bóng đá Bỉ và châu Âu.
Messias, người mới sinh nhật 31 tuổi, cùng với Olivier Giroud, sẽ tròn 36 tuổi vào tháng Chín, là những người ghi bàn cho Milan.
Hai cầu thủ lớn tuổi ghi bàn không phản ánh đúng đội hình mà Milan đang hướng đến. Ở đó, Rossoneri có một dự án đặc biệt chứ không phải chuyện thực tập không lương: ở độ tuổi 20, bạn hoàn toàn có cơ hội giành một vị trí đá chính.
Giám đốc kỹ thuật Paolo Maldini và Giám đốc bóng đá Ricky Massara hướng đến thị trường chuyển nhượng mùa hèvới các mục tiêu 21 tuổi; và không vồn vã trước những người sắp bước sang tuổi 30 tuổi như Hakim Ziyech hay Paulo Dybala, những người mà kinh nghiệm của họ được nhiều CLB theo đuổi.
Thời gian sẽ đưa ra câu trả lời rằng chính sách này trở nên rực rỡ hay khủng khiếp, nhưng chất lượng cao của thiết kế là điều không cần bàn cãi.
De Ketelaere đến để trẻ hóa Milan Milan sở hữu 3 cầu thủ sinh năm 2000: Sandro Tonali, Pierre Kalulu và Yacine Adli. Hai người đầu là những gương mặt chủ lực mang về danh hiệu Scudetto mùa trước. Người còn lại là trụ cột Bordeaux thi đấu ở Ligue 1 trong hai mùa giải gần nhất.
Hai trong các mục tiêu mà Maldini đang muốn đưa về trước khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa cũng còn rất trẻ: Japhet Tanganga sinh năm 1999, trong khi Carney Chukwuemeka vừa đủ tuổi thành niên (sinh năm 2003 tại Áo, hiện khoác áo Aston Villa và U19 Anh).
Không chỉ vậy, nhìn rộng hơn một chút, bạn có thể thấy trong đội có một dàn sao dưới 25 tuổi thực sự giật gân: Rafael Leao, Fikayo Tomori, Theo Hernandez, Saelemaekers, Pobega, Ismael Bennacer, Brahim Diaz. Ít nhất một vài người trong số họ chỉ vừa hết tuổi thanh niên.
Theo Hernandez, tác giả bàn thắng đẹp nhất Serie A 2021-22 và từ lâu đã gây tiếng vang ở châu Âu, mới chỉ 24 tuổi. Leao còn trẻ hơn, vừa đón sinh nhật 23 cách nay chưa tròn hai tháng. Chàng trai người Bồ Đào Nha hiện được rất nhiều "ông lớn" theo đuổi, có điều khoản phá vỡ hợp đồng 150 triệu euro.
Khát vọng chiến thắng và nhiệm vụ cân đối kế toán
Xét về đội ngũ cầu thủ trẻ, Milan không có đối thủ tại Serie A. Như bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống, điều này mang theo hai khía cạnh, một tốt và một xấu.
Tonali và Kalulu, những thủ lĩnh sinh năm 2000 Điều xấu: do cấu trúc tài chính, với ngân sách nhỏ, Milan khó có thể chống lại những đề nghị từ các đội giàu có ở châu Âu. Franck Kessie từ chối gia hạn hợp đồng để sang Barcelona là một ví dụ.
Sẽ không có những cuộc bán tháo, nhưng chia tay 1-2 cầu thủ để tránh các khoản lỗ trung hạn cần phải được tính đến.
Điều tích cực: dự án với các cầu thủ trẻ thường thích nghi được với những thay đổi, cũng như cho phép kết hợp các yếu tố mới. Đây cũng là lý do tại sao De Ketelaere đến trong sự yên tĩnh tương đối, bàn thân anh cảm thấy áp lực, nhưng không quá lớn.
Cùng với việc xây dựng đội ngũ mới để tăng tính cạnh tranh cho chiến dịch bảo vệ Serie Avà tiến xa ở Champions League, Milan còn phải triển khai kế hoạch gia hạn hợp đồng. Những cầu thủ trẻ đang trưởng thành và GĐKT Maldini không muốn câu chuyện Kessie tái diễn trong tương lai gần.
Pobega đã có thỏa thuận cho việc gia hạn đến năm 2027 và chỉ còn thiếu chữ ký để hợp thức hóa. Tiếp theo sẽ đến Bennacer, Tomori, Kalulu và Tonali. Các cuộc thảo luận với đại diện nhóm cầu thủ này vừa bắt đầu. Nhiều khả năng sẽ có những cái bắt tay sau khi thị trường chuyển nhượng khép lại.
Chỉ riêng trường hợp của Rafael Leao phức tạp hơn. Hợp đồng của anh còn thời hạn hai năm, nhưng người đại diện Jorge Mendes ngoài việc đòi tăng lương vượt qua khả năng chi trả của Milan còn đi gõ cửa một số CLB lớn.
Bên cạnh việc cân đối kế toán, Milan cố gắng giữ Rafael Leao Sau danh hiệu Scudetto rồi đổi chủ, Milan vẫn đang trong giai đoạn chuyển giao. De Ketelaere đến với tiền lương 2,5 triệu euro, không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách. Nhưng một khi các vụ gia hạn được hoàn tất, quỹ lương sẽ tăng rất nhiều. Đến lúc đó, duy trì sự cân bằng trong quản lý tài chính là một thử thách.
Chỉ có một giải pháp để giải quyết vấn đề này: giành Scudetto một lần nữa (nếu thành công, sẽ là chức vô địch bóng đá Italy thứ 20), đồng thời tiến thật sâu ở Champions League.
"Chu kỳ của chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Cả đội hiểu những gì cần thiết để đảm bảo luôn dẫn đầu", HLV Stefano Pioli - người bị trộm mất chiếc huy chương trong lễ trao giải Serie A mùa trước, đầy tự tin hướng đến cuộc đua mới.
Lượng vé xem trọn mùa của Milan vừa được chốt, khi 40.000 vé bán hết sớm hơn dự kiến. Ngày 13/8, Rossoneri bắt đầu hành trình bảo vệ Scudetto với Udinese và kỳ vọng 70.000 khán giả đến San Siro, một con số từ lâu vốn chỉ còn là hoài niệm. Sau hơn một thập kỷ đau khổ, các tifosi cũng là vũ khí quan trọng để đội ngũ trẻ của Pioli thêm động lực chiến thắng.
Paolo Maldini: Huyền thoại bất tử của Milan
Paolo Maldini, người sinh nhật 54 tuổi hôm Chủ nhật (26/6), là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử Milan và bóng đá thế giới." alt="AC Milan: Những cậu bé của Stefano Pioli bảo vệ Serie A">AC Milan: Những cậu bé của Stefano Pioli bảo vệ Serie A
-
Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Terengganu, 19h30 ngày 5/2: Cửa trên đáng tin
-
Được biết, ông là người nắm rất rõ quá trình hình thành của TDTU, xin ông chia sẻ rõ hơn về việc: Cơ quan nào thành lập Trường TDTU, thưa ông? Ông Đặng Ngọc Tùng: Thực hiện Chương trình 17-CTr/TU của Thành uỷ TPHCM “Về xây dựng giai cấp công nhân ở TPHCM”, năm 1996, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã họp bàn và quyết định thành lập 3 trường học: Trường Bồi dưỡng Văn hóa Tôn Đức Thắng, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng.
Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết định xin thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thời điểm đó, bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM - làm Chủ tịch Hội đồng sáng lập trường.
Được sự đồng tình ủng hộ của Thành uỷ, UBND TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số QĐ 787/Tg/QĐ ngày 24.9.1997, thành lập Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, vốn thành lập 500.000.000 đồng là kinh phí của LĐLĐ TPHCM - không có vốn của bất kỳ một cá nhân nào tham gia. Văn phòng nhà trường đặt tại số CT-29-30 cư xá Tam Đảo, quận 10, TPHCM (chung với Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) và đi thuê mặt bằng khắp nơi để làm phòng học.
Để bảo đảm sự lãnh đạo của Thành uỷ và chỉ đạo hiệu quả của tổ chức Công đoàn, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định cử Chủ tịch LĐLĐ TP làm Chủ tịch HĐQT trường và 2 người trong Thường trực tham gia HĐQT trường là bà Hoàng Thị Khánh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN làm Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Huy Cận và bà Hà Thị Là làm thành viên HĐQT.
Ngay từ khi thành lập, Ban thường vụ LĐLĐ TPHCM đã giao cho trường tự chủ về nhân sự và tài chính, chỉ quản lý Ban giám hiệu và Kế toán trưởng (các vị trí phải là biên chế của tổ chức Công đoàn TP). Do đó, 1 chuyên viên Ban Tài chính LĐLĐ TPHCM được cử về làm Kế toán trưởng của trường; đồng thời chỉ đạo trực tiếp trường qua HĐQT. LĐLĐ TPHCM mời GSTS Khoa học Châu Diệu Ái làm hiệu trưởng đầu tiên của trường và ông Trương Đình Quý làm hiệu phó.
Năm 1998, bà Hoàng Thị Khánh được điều về làm Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Thành uỷ TPHCM, tôi được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, và được Thường vụ LĐLĐ TP phân công làm Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Thầy hiệu trưởng xin từ chức, chỉ còn lại Hiệu phó Trương Đình Quý điều hành. Sau đó, trường gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM quyết tâm giữ vững vì Trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng là sở hữu của tổ chức Công đoàn thành phố (tức sở hữu của Tổng LĐLĐVN).
Ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Những năm đầu khó khăn, tôi yêu cầu kế toán trưởng hạch toán lương Chủ tịch là 12.000.000 đồng/tháng và các thành viên khác của LĐLĐ TPHCM 8.000.000 đồng/tháng, cuối năm làm quyết định cấp lại toàn bộ cho trường để mua trang thiết bị thí nghiệm cho trường.
Năm 1999, Ban Thường vụ LĐLĐ TPHCM đã quyết định mời toàn bộ Ban giám hiệu Trường Đại học Đại cương (vừa giải thể theo chủ trương cơ cấu lại của Đại học Quốc gia TPHCM) về biên chế của tổ chức Công đoàn và cử làm “bộ khung” chính của Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng. Lúc này, thầy Bùi Ngọc Thọ là hiệu trưởng và thầy Nguyễn Phước Thành, Đỗ Công Khanh giữ chức hiệu phó. Từ đó, đội ngũ thầy cô giáo dần được củng cố, nhà trường dần ổn định.
Để tạo điều kiện cho trường hoạt động hiệu quả, được biết, ông đã có những quyết định táo bạo và suýt bị kỷ luật?
Ông Đặng Ngọc Tùng:Do có chân trong ban đổi mới doanh nghiệp thành phố (TP) nên tôi biết Công ty Dệt may Gia Định làm ăn không hiệu quả cần bán bớt nhà xưởng tại 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, tôi đã xin ý kiến ông Trần Thành Long - Phó Chủ tịch UBND TP, kiêm Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp TP bán nhà xưởng trên cho LĐLĐ TP để Công đoàn TP có nơi xây dựng trụ sở cho trường Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng. Được sự đồng ý của UBND TP, tôi về bàn với Ban Thường vụ LĐLĐ TP thống nhất mua nhà xưởng trên theo giá chỉ định, không đấu giá công khai. Và năm 1999, LĐLĐ TPHCM cấp cho trường 6.650.000.000 đồng để trường mua nhà xưởng của Công ty Dệt may Gia Định tại số 98 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh làm trụ sở chính của trường. Tôi - Đặng Ngọc Tùng - là người đứng tên Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng mua và được UBND TPHCM cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng (thuộc sở hữu của tổ chức Công đoàn).
Vì vội vàng mua nhà xưởng này mà tôi đã bị Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN phê bình là chưa xin ý kiến của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN bằng văn bản, và chưa được sự đồng ý bằng văn bản, tuy trên thực tế, tôi đã xin ý kiến Tổng Liên đoàn (TLĐ) và đã được Chủ tịch Cù Thị Hậu đồng ý. Sau khi mua xong, đập bỏ nhà xưởng cũ để xây dựng cơ sở mới của trường, nhà trường vay vốn kích cầu của UBND TPHCM 37.000.000.000 đồng và của LĐLĐ TPHCM 4.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của trường tại số 98 Ngô Tất Tố trên 2.870m2 diện tích đất với tòa nhà mới xây cao 5 tầng có 8.715m2 sàn sử dụng, sau đó hoàn trả dần vốn vay.
Có thể nói, từ khi có Ban Giám hiệu từ trường đại học đại cương về lãnh đạo (thầy Bùi Ngọc Thọ, thầy Khanh, thầy Thành) và có cơ sở mới, trường bắt đầu ổn định và có uy tín dần dần.
Ông có thể cho biết, tại sao lại chuyển thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng?
Ông Đặng Ngọc Tùng:Với trách nhiệm là Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường, tôi luôn trăn trở làm sao tìm mua đất từ 10-30ha để xây dựng trường xứng tầm. Vì thế, tôi thường xuyên liên hệ với Chủ tịch UBND TPHCM nhờ giúp để tìm mua đất nhưng tổ chức Công đoàn TP không đủ kinh phí để mua. Năm 2001, trong một cuộc họp Thường vụ Thành ủy, tôi đặt thẳng vấn đề với đồng chí Bí thư và Chủ tịch UBND TP nhờ giúp đỡ. Ông Võ Viết Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM - bảo với tôi là Thành ủy, UBND TPHCM biết rất rõ là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng là của LĐLĐ TPHCM thành lập để thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP. Nhưng vì trường mang danh “dân lập” nên UBND TP không thể trích kinh phí để giúp cho trường được vì sẽ vi phạm luật. Do đó, nếu muốn có đất thì chuyển thành trường bán công thuộc UBND TP thì Ủy ban mới lo được.
Tôi băn khoăn bảo nếu chuyển sang trực thuộc UBND thì tổ chức Công đoàn mất trường sao? Nhưng ông Võ Viết Thanh - Chủ tịch UBND TP - bảo chỉ là hình thức để giao đất thôi. “UBND TP vẫn giao cho Công đoàn quản trường (để xây dựng giai cấp công nhân), Chủ tịch HĐQT vẫn phải là Chủ tịch LĐLĐ TP”... và bổ sung thêm 2 thành viên (đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo và đại diện Sở Tài chính TPHCM) vào HĐQT. Tôi đưa vấn đề này ra bàn trong Ban Thường vụ LĐLĐ TP và tất cả đều thống nhất với chủ trương trên và làm hồ sơ xin Chính phủ chuyển đổi thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc UBND TPHCM (QĐ/18/2003/TTg-QĐ ngày 28.1.2003).
Giữa năm 2003, UBND TP có chủ trương thu hồi 45ha đất tại phường Tân Phong, quận 7, tôi có đặt vấn đề xin 45ha đất này, nhưng UBND TPHCM không giao hết cho Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng mà chia làm 3, cấp cho 3 trường là trường Đại học Cảnh sát, trường Đại học Sài Gòn và trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng được giao 90.725m2 đất số tiền đền bù cho dân để nhận đất trên vào khoản 50.000.000.000 đồng do ngân sách của UBND TP chi trả (thủ tục đền bù giải tỏa giao đất kéo dài mãi đến năm 2008 mới xong Quyết định giao đất số 1479/QĐ-UBNDTP ngày 2.4.2008).
Cuối năm 2003, tôi chuyển công tác ra Hà Nội, nên không làm chủ tịch HĐQT Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng nữa, thay tôi là ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP làm chủ tịch HĐQT trường từ năm 2004. Năm 2006, ông Bùi Ngọc Thọ nghỉ hưu và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng.
Tại sao lại chuyển Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thành trường Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng LĐLĐVN, thưa ông?
Ông Đặng Ngọc Tùng:Thi hành Luật Giáo dục 2005 (số 38/2005/QH11 ngày 14.6.2005, Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 2.8.2006 của Chính Phủ) sẽ không còn mô hình trường đại học bán công, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo chuyển đổi 5 trường đại học bán công sang trường tư thục, trong đó có Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng. Nếu trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyển thành trường đại học tư thục làm sao thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP? Tôi đã bàn thật kỹ với LĐLĐ TPHCM và thống nhất trong Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN sẽ xin chuyển trường thành trường công trực thuộc Tổng LĐLĐVN, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP lập hồ sơ trình lên Chính phủ, nhưng Thủ tướng không đồng ý vì chủ trương của Chính phủ là chuyển các trường bán công sang tư thục. Lúc đó, tôi và thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh mang hồ sơ qua trình bày tranh thủ sự ủng hộ của ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Minh Triết (vì trước đều là Bí thư Thành ủy chỉ đạo chương trình 17 về xây dựng giai cấp công nhân TP) và cam đoan với Chính phủ là không xin ngân sách Nhà nước mà chỉ xin cơ chế tài chính như trường ngoài công lập (sẽ để trường hoạt động như từ ngày thành lập đến nay).
Được sự đồng tình của ông Nguyễn Thiện Nhân - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ (tờ trình số 10341/TTr-BGDĐT ngày 27.9.2007), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 chuyển trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thuộc UBND TPHCM, thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng về trực thuộc Tổng LĐLĐVN. Và công văn số 3995/VPCP-KGVX ngày 18.6.2008 của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, ngành xác định quản lý Nhà nước là trường công lập, về tài chính được áp dụng như trường ngoài công lập và xác định toàn bộ tài sản của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là của Tổng LĐLĐVN. Chênh lệch thu chi hàng năm chỉ để xây dựng phát triển trường, không chuyển cho Nhà nước, TLĐ, hay bất cứ cá nhân nào. Tôi đã trực tiếp đứng ra ký nhận bàn giao toàn bộ tài sản, con người của trường từ UBND TP về Tổng LĐLĐVN.
Sau khi có Quyết định 747/TTg-QĐ ngày 11.6.2008 của Thủ tướng Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng”, “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng”, cử ông Nguyễn Huy Cận - Chủ tịch LĐLĐ TP - làm Chủ tịch Hội đồng trường và ông Lê Vinh Danh làm hiệu trưởng, tiếp tục giao cho trường tự chủ như từ trước, chỉ quản trực tiếp Ban giám hiệu và qua Hội đồng trường.
Mọi việc đều diễn ra tốt đẹp, đến năm 2013, ông Nguyễn Huy Cận nghỉ hưu, Tổng LĐLĐVN quyết định ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch LĐLĐ TPHCM làm chủ tịch Hội đồng trường. Trong thời gian này, Tổng LĐLĐVN hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường Đại học Tôn Đức Thắng phát triển, kể cả cho vay không lãi lần đầu 40.000.000.000 đồng năm 2008, và lần sau 100.000.000.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất cho trường (đến nay đã hoàn trả xong). Năm 2009, tôi đã trực tiếp xin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấp gần 70.000.000.000 đồng (trái phiếu Chính phủ) để xây dựng ký túc xá sinh viên đầu tiên của trường tại cơ sở Tân Phong quận 7.
Cuối năm 2013, ông Trần Thanh Hải chuyển công tác về Tổng LĐLĐVN, bà Nguyễn Thị Thu làm Chủ tịch LĐLĐ TPHCM. Thi hành Luật Giáo dục đại học được Quốc hội thông qua số 08/2012/QH13 ngày 8.6.2012, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24.10.2013 kể từ năm 2014 tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường đại học phải có bằng tiến sĩ, nhưng bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐTP - chưa có bằng tiến sĩ, nên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN quyết định cử tôi đại diện cho Tổng LĐLĐVN ứng cử chức danh Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2014-2019. Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của ban giám hiệu trẻ, năng động, thầy hiệu trưởng Lê Vinh Danh, các thầy hiệu phó Trần Trọng Đạo, Võ Hoàng Duy, Trịnh Minh Huyền… nhà trường đã tiếp tục vay vốn kích cầu của UBND TP và các nguồn vốn khác, từng bước xây dựng được cơ sở khang trang sạch đẹp đúng quy hoạch tại phường Tân Phong, quận 7, TPHCM.
Có thể nói, Hiệu trưởng Lê Vinh Danh cũng đã đóng góp công sức rất lớn để xây dựng cơ sở vật chất của trường tại cơ sở Tân Phong ở quận 7, TPHCM.
Là Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, ông đã tạo điều kiện như thế nào để Trường Tôn Đức Thắng phát triển, thưa ông?
Ông Đặng Ngọc Tùng:Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường, và Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, tôi thường xuyên theo dõi đôn đốc và nhắc nhở Ban giám Hiệu thực hiện thật tốt các chủ trương của tổ chức Công đoàn, của Hội đồng trường tạo điều kiện cho trường phát triển nhanh và nâng cao uy tín của trường mang tên Bác Tôn.
Trong thời gian đó, tôi lần lượt trực tiếp mời các đồng chí lãnh đạo như Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng… về thăm trường.
Tôi và lãnh đạo nhà trường đã kiên trì báo cáo và xin Thành ủy, Chính phủ phần đất mà trước đây TPHCM đã cấp cho Trường Đại học Sài Gòn, nhưng đến năm 2015 vẫn bỏ hoang chưa xây dựng. Tôi đã tranh thủ trình bày và thậm chí tranh luận sôi nổi với ông Đinh La Thăng. Để cuối cùng, tôi và ông Đinh La Thăng bắt tay nhau cùng thực hiện. Tổng LĐLĐVN lo cơ chế, TPHCM lo cấp đất… và ông Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo UBND TP thực hiện thu hồi đất tạm giao cho trường Đại học Sài Gòn và giao thêm cho trường Đại học Tôn Đức Thắng được thuê 137.576,4m2 đất tiếp giáp ngay phía sau trường. Như vậy, tổng cộng tại Tân Phong, quận 7, trường Đại học Tôn Đức Thắng có gần 25ha đất.
Ngoài ra, là một Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Hội đồng trường, nhờ uy tín và quen biết của mình, tôi đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa do ông Võ Lâm Phi - Chủ tịch UBND tỉnh - đã đồng ý giao toàn bộ nhà nghỉ Hòn Chồng thuộc LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa cho trường Đại học Tôn Đức Thắng để mở phân hiệu tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Và tôi có lời với ông Huỳnh Đức Hòa - Bí thư tỉnh Lâm Đồng - nên đã xin được gần 40ha đất trên TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng để xây dựng chi nhánh của Đại học Tôn Đức Thắng tại đây.
- Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Theo laodong.vn
Vì sao ông Lê Vinh Danh bị cách hết chức vụ trong Đảng?
Ông Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng duyệt chi nhiều khoản tiền lớn để thực hiện công tác đối ngoại không đúng quy định. Việc chi trả lương, thu nhập có sự chênh lệch lớn giữa một số ít cán bộ lãnh đạo với giảng viên.
" alt="Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng">Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng