您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhà tuyển dụng tìm kiếm gì ở thế hệ người trẻ Việt?
Giải trí73821人已围观
简介Trong cơn bão cắt giảm nhân sự toàn cầu, người Việt trẻ cần chuẩn bị gì cho xu hướng tuyển dụng tươn...
Trong cơn bão cắt giảm nhân sự toàn cầu, người Việt trẻ cần chuẩn bị gì cho xu hướng tuyển dụng tương lai?
Gen Z đời đầu đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trong vai trò những người lao động. Theo dữ liệu do Crunchbase News thu thập, tính từ đầu năm 2023 đến đầu tháng 2, đã có hơn 93.000 nhân sự trong các công ty công nghệ ở Mỹ bị sa thải. Rộng hơn, trong năm 2022, các công ty công nghệ nhà nước và tư nhân đã cắt giảm tổng cộng 140.000 việc làm.
Những nhân sự một thời được săn đón của các công ty hấp dẫn nhất thế giới phút chốc phải bước vào cuộc tranh giành suất làm việc ở những công ty nhỏ hơn, khiến sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt.
Chưa có con số cụ thể về mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng đối với thị trường nhân sự Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc công ty tư vấn nhân sự Talentnet, năm nay, phần lớn công ty rất thận trọng trong việc tuyển mới. Thay vào đó là xu hướng tái đào tạo nội bộ cho những công việc mới, hoặc mượn nhân lực từ các dịch vụ nhân sự thuê ngoài để tối ưu hóa nguồn lực nội bộ.
Theo tổng giám đốc Talentnet, 2023 là năm tập trung đầu tư nội lực để chuyển mình của các doanh nghiệp. Xu hướng số hóa sẽ là trọng tâm chính với việc đầu tư cho công nghệ mới nhằm tự động hóa, tái phân bổ nguồn lực cho những công việc chiến lược. Chính vì vậy, Gen Z ra trường trong năm 2023 hoặc sắp ra trường sẽ phải đối mặt với một lúc hai bài toán: Làm sao cạnh tranh được trong thị trường việc làm khó khăn và làm sao thích ứng các chuyển đổi trong tương lai xa.
Bà Tiêu Yến Trinh cũng đưa ra nhận định rằng khác với giai đoạn trước - khi kinh nghiệm và bằng cấp là yếu tố quyết định, trong giai đoạn hiện tại, thái độ và cách tư duy mới là điều quan trọng để những ứng viên trẻ lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.
“Trên nền tảng tư duy dài hạn, chúng tôi có lộ trình hỗ trợ sinh viên khám phá đa dạng lựa chọn nghề nghiệp và xây dựng bộ kỹ năng giúp các bạn chinh phục bất kỳ môi trường làm việc chuyên nghiệp nào trong một thế giới biến động. Sinh viên được khuyến khích theo đuổi nhiều cơ hội và trải nghiệm đa dạng về học thuật, nghề nghiệp và cả trên phương diện cá nhân. Qua đó, sinh viên có thể trau dồi hiểu biết về thế giới xung quanh, ngành nghề yêu thích, con đường sự nghiệp, các kỹ năng cần thiết để thành công, và đặc biệt là nắm bắt những kết nối với các doanh nghiệp và khu vực công rất có giá trị ngay từ khi các bạn còn đang trên ghế nhà trường”, bà Lê Thị Quỳnh Trâm, Giám đốc Tuyển sinh & Hỗ trợ tài chính Đại học Fulbright Việt Nam, cho biết.
So với các thế hệ trước, đa phần Gen Z là những bạn trẻ tự tin, dám khai phá và ham trải nghiệm. Cùng với đó, họ thường có khả năng thích ứng, độ “rướn”, kỹ năng đa nhiệm và giải quyết tình huống (problem-solving) trong những hoàn cảnh khó. Đây cũng là những điểm cộng cho người trẻ trong mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, bà Trinh cho rằng sinh viên Việt Nam thường tập trung vào lý thuyết, dựa theo chương trình học mà thiếu cọ xát với thực tiễn. Trái lại, đa phần sinh viên nước ngoài có kỹ năng sống tốt nhờ trải nghiệm đa dạng, từ đó có vốn kiến thức xã hội, lịch sử, đời sống phong phú, thấu hiểu bản thân hơn và có sở thích, sở trường riêng biệt.
Bà Trinh cũng cho biết: “Tư duy mở, linh hoạt, ham học hỏi luôn là những ưu điểm được đánh giá cao. Việc các bạn sẵn sàng dấn thân, trải nghiệm nhiều công việc và vị trí khác nhau rất cần thiết trong một thế giới với nhiều mô hình mới, công cụ mới như hiện nay”.
Một yếu tố quan trọng khác được bà Trinh đề cập là EQ (chỉ số thông minh cảm xúc). Những bạn trẻ có EQ cao thường biết cách làm việc và quản lý con người, luôn ý thức về giá trị nhân văn, có thái độ cởi mở, biết lắng nghe, biết sống vì người khác, thay cho lối sống vị kỷ, cá nhân. Các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm khả năng làm việc nhóm và tư duy liên ngành khi cần tương tác với nhiều đối tượng trong cùng một dự án.
Việc bồi đắp kỹ năng, giá trị và phẩm chất của sinh viên cũng cần được nhấn mạnh hơn trong giáo dục đại học. Điển hình xuyên suốt chương trình của Đại học Fulbright Việt Nam, sinh viên được chiêm nghiệm những giá trị ý nghĩa, trưởng thành về tính cách và phát triển những năng lực quan trọng cho cuộc sống và công việc, hình thành 11 kỹ năng của một nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng kiến tạo những thay đổi. Trong đó bao gồm tư duy đổi mới và sáng tạo, tư duy đạo đức, suy nghĩ phản biện, tri thức, cộng tác, giao tiếp hiệu quả, lý luận sắc bén, học tập trọn đời, trách nhiệm công dân, sức khỏe toàn diện và ý thức về bản thân.
Tổng giám đốc Talentnet cho rằng để tăng lợi thế cạnh tranh trong mắt nhà tuyển dụng, sinh viên Việt Nam cần chủ động hơn. Các doanh nghiệp luôn thích những ứng viên chủ động nói lên nhu cầu, mong mỏi và thể hiện tiếng nói của mình.
Ngoài ra, trong thế giới phẳng và chuyển động không ngừng, bà Trinh cho rằng uy tín và thương hiệu cá nhân rất quan trọng. Các bạn trẻ có thể sớm xây nền móng về thương hiệu cá nhân thông qua các công cụ công nghệ và mạng xã hội, vốn là thế mạnh của thế hệ trẻ so với các thế hệ trước.
Bà Trinh cũng cho rằng sinh viên nên đi làm thêm từ sớm, không chỉ tăng thu nhập mà còn giúp nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, giúp các bạn tìm được sở thích, sở trường, từ đó định vị được bản thân. Với sinh viên, việc trang bị tư duy mở, sẵn sàng thay đổi cũng rất quan trọng để các bạn trẻ nhanh chóng thích nghi với những biến chuyển không lường trước được của thế giới công việc hiện nay.
Thế hệ ngày nay là những bạn trẻ thích chủ động và trải nghiệm. Do đó, tổng giám đốc Talentnet khuyến khích tận dụng thế mạnh này để trang bị tư duy hệ thống, tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm (teamwork).
Tiêu biểu cho những Gen Z chủ động tìm kiếm giá trị nhân văn trong công việc có thể kể đến nhóm bốn sinh viên Đại học Việt Nam với dự án Seesaw - dự án liên tiếp giành 2 tấm vé vàng tại Shark Tank Việt Nam 2022. Sau khi chứng kiến bạn cùng lớp self-harm (tự làm tổn thương cơ thể), Đào Hải Nhật Tân - một trong bốn sinh viên sáng lập - đã lựa chọn trở thành “người đồng hành” với dự án khởi nghiệp nhân văn của mình.
Seesaw - dự án khởi nghiệp của 4 sinh viên đến từ 4 chuyên ngành, sống cùng ký túc xá - bắt đầu từ ý tưởng đơn giản là làm thẻ câu hỏi để mọi người cùng chia sẻ những cuộc hội thoại có chiều sâu.
Dự án liên tục chiến thắng và đạt giải thưởng tại 3 cuộc thi lớn trong nước và quốc tế: Quán quân Thử thách sáng tạo xã hội VSIC 2020, vô địch tại Mekong Business Challenge 2021và trở thành “Dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất của sinh viên” tại Start-up Wheelnăm 2022. Các nhà sáng lập của Seesaw rất trân trọng những kỹ năng tư duy và nghiên cứu học được tại đại học và những cơ hội trường đã mang đến cho các bạn trong suốt quá trình khởi nghiệp tới nay.
“Mỗi khi buồn mà nói chuyện với người thân yêu, mình cảm thấy được chữa lành. Xung quanh mình cũng có những người bạn gặp vấn đề về tâm lý. Khi đó, dù chưa có kiến thức chuyên môn, mình nhận thấy việc trò chuyện cũng giúp các bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn phần nào”, Tân nói.
Bên cạnh sự chủ động của sinh viên, bà Tiêu Yến Trinh nhận định trường học ngày nay nên đầu tư thêm vào việc trang bị kỹ năng mềm, chứ không đơn giản chỉ là kiến thức. Các cơ sở giáo dục có thể bám vào mô hình “ABCDE”, bao gồm Agility (khai mở tư duy linh hoạt, nhanh nhẹn nắm bắt cơ hội), Business (hiểu biết về kinh tế - xã hội và kiến thức đặc thù), Connection (mở rộng kết nối, trải nghiệm), Digitalization (trang bị kỹ năng số) và Empathy (sự thấu cảm để hòa nhập với xã hội).
“Để thoát khỏi cái bẫy thời đại, việc thiết kế chương trình đào tạo cho sinh viên cần rất chiến lược và thực tiễn. Các nhà hoạch định cần sâu sát với thị trường lao động để hiểu rõ yêu cầu thực tế, đồng thời dự đoán những kỹ năng tương lai để có sự trang bị cho sinh viên”, bà nói.
Đại học Fulbright Việt Nam được biết đến là trường đại học khai phóng đầu tiên tại Việt Nam, nơi sinh viên không học nghề, không được dạy một chủ đề đơn lẻ mà học cách tư duy phản biện thông qua loạt chủ đề có sự gắn kết chặt chẽ. Chương trình đào tạo nền tảng mang tính liên ngành của Fulbright sẽ đi từ những chủ đề liên quan nghệ thuật, nhân văn, kỹ thuật đến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học máy tính, với trọng tâm là Việt Nam.
Cũng với tinh thần “tại Fulbright, chúng tôi không chỉ muốn bạn biết về những vấn đề quan trọng, chúng tôi còn muốn bạn có khả năng làm những việc ý nghĩa và trở thành một người sống có chủ đích và trọn vẹn”, nhóm sinh viên sáng lập dự án Seesaw đã trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây tham dự cuộc thi khởi nghiệp trẻ toàn cầu tại Mỹ Mekong Business Challenge.
Đại học Fulbright Việt Nam là trường đại học độc lập, không vì lợi nhuận và hoạt động theo mô hình giáo dục khai phóng đầu tiên tại Việt Nam. Cộng đồng Fulbright đang ngày càng mở rộng, quy tụ những nhà đổi mới giáo dục đến từ khắp nơi trên thế giới, am hiểu sâu sắc bối cảnh Việt Nam. Trường có sự hậu thuẫn vững chắc, quan hệ đối tác thân thiết với các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới.
Đại học Fulbright Việt Nam đề cao sức mạnh của sự hợp tác, tư duy liên ngành, tinh thần dấn thân và lấy sinh viên làm trung tâm trong triết lý giáo dục. Hội nhập toàn cầu nhưng bắt rễ xã hội Việt Nam, Fulbright được xây dựng trên nền tảng giáo dục đẳng cấp thế giới, tận dụng những tiến bộ mới nhất trong thiết kế tổ chức, giảng dạy, học tập, công nghệ và các lĩnh vực khác để trở thành tổ chức giáo dục sáng tạo mang tính toàn cầu. Trường cam kết phụng sự xã hội Việt Nam thông qua công tác nghiên cứu và thúc đẩy tinh thần công dân tích cực.
Thời hạn nộp đơn vào Fulbright là trước ngày 10/4. Độc giả tìm hiểu về quy trình tuyển sinh tại đây.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Alanyaspor vs Fatih Karagumruk, 22h30 ngày 6/2: Chiến thắng nhọc nhằn
Giải tríPha lê - 06/02/2025 08:58 Thổ Nhĩ Kỳ ...
【Giải trí】
阅读更多Vụ 4 người mẫu Việt giành chỗ, quát tháo ở buổi chụp hình chỉ là chiêu trò?
Giải tríTrong khi đó, khán giả ngán ngẩm vì quá nhiều yếu tố mang tính chiêu trò trong truyền hình thực tế.
Cãi nhau vì giành chỗ đứng
Trở lại sau 5 năm, The Face được khán giả mong đợi là chương trình đặt yếu tố chuyên môn lên hàng đầu, hạn chế tối đa drama trong show người mẫu. Tuy nhiên, sau tập 1, khán giả vẫn chứng kiến nhiều màn tranh giành khá gay gắt.
Ban đầu là việc lựa chọn thí sinh, nhưng điều khán giả thấy khó hiểu hơn là màn tranh giành chỗ đứng của huấn luyện viên lúc 4h sáng, làm khó ê-kíp dù quay gần 24 giờ.
Vụ việc bắt đầu khi nhà sản xuất yêu cầu 4 huấn luyện viên bốc thăm vị trí đứng. Ban đầu, Minh Triệu và Kỳ Duyên đồng ý nhưng sau đó phát hiện họ không đứng cùng nhau, từ chối ghi hình.
Lý do Kỳ Duyên - Minh Triệu đưa ra là hai người cùng team, không thể đứng hai bên cách xa nhau khiến khán giả hiểu lầm họ là hai người riêng biệt. Minh Triệu đưa ra lý do "đầu óc không còn minh mẫn do quay đêm" và yêu cầu được đứng gần nhau.
Nhà sản xuất dàn xếp chuyện giành chỗ của các huấn luyện viên.
Vũ Thu Phương và Anh Thư không chấp nhận yêu cầu đó và cho rằng phía Minh Triệu đang dùng yêu sách, phá vỡ yêu cầu của nhà sản xuất. Thậm chí, hai "đàn chị" yêu cầu Kỳ Duyên và Minh Triệu "bớt ngang ngược lại".
"Từ thời của chị đến thời của Vũ Thu Phương đều có tôn ti, trật tự. Những điều em làm là đang làm hại chính em", Anh Thư nói.
Trong khi đó, Vũ Thu Phương nhắc lại chuyện giành chỗ đứng tại show thời trang riêng, nhắc nhở hai người: "Em không có quyền nói về vị trí đứng của chị".
Màn tranh giành vị trí đứng của bốn huấn luyện viên kéo dài 1 giờ đồng hồ, đòi hủy quay... gặp nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả. Nhiều người cho rằng đây là "drama" không đáng có trong chương trình thực tế về người mẫu, tin vào những gì diễn ra trên màn ảnh và công kích huấn luyện viên.
Mạng xã hội chia làm hai luồng ý kiến trái chiều, một bên ủng hộ cách Anh Thư và Vũ Thu Phương "chỉnh" Kỳ Duyên Minh Triệu: "Là đàn em, lại đồng ý bốc thăm sau đó lại giở trò không đồng ý quay", "Kỳ Duyên lúc nào cũng hay thắc mắc, mang từ chương trình này đến game show khác", "Đồng ý cách ứng xử của Vũ Thu Phương và Anh Thư. Không thể có chuyện đòi hủy quay dù đã thỏa thuận"...
Số khác lại cho rằng giữa lúc truyền hình thực tế thoái trào, đây có thể là chiêu bài của nhà sản xuất.
"Lại là những drama cãi nhau thế này à? Tôi không nghĩ thời buổi này còn có những kiểu thế này đấy", "Khán giả thừa biết đây là cách để chương trình hướng sự chú ý đến khán giả", "Nếu không có drama của huấn luyện viên, chắc chương trình không được bàn tán nhiều thế này đâu"... là một số bình luận của khán giả sau khi xem xong tập 1.
Drama - yếu tố không thể thiếu của show người mẫu
The Face không chỉ là chương trình tìm ra người mẫu chiến thắng, đó là cuộc chiến của bộ ba huấn luyện viên đều là siêu mẫu nổi tiếng.
Ở phiên bản gốc do Naomi Campbell sáng lập, sau mỗi phần thi, các huấn luyện viên đều sửng cồ khi thí sinh bị loại hoặc cho rằng cách loại đó không phù hợp. Huấn luyện viên nào có tuổi đời, kinh nghiệm nhiều hơn thì thắng thế.
Tại The Face Mỹ, Naomi Campbell để đời câu nói huyền thoại: "Xem lại màu son trước khi nói chuyện cùng chị với Coco Rocha. Ở phiên bản Australia, siêu mẫu người Anh thẳng thừng mắng đàn em không cùng đẳng cấp nên đừng so sánh.
Kèm với đó, những màn tranh cãi, la mắng của thí sinh với huấn luyện viên, drama của thí sinh với nhau... cũng trở thành đặc sản không thể thiếu trong các chương trình.
Huấn luyện viên cãi nhau, thí sinh tranh luận gay gắt là yếu tố không thiếu trong các chương trình truyền hình thực tế.
Tại The Face Thái Lan, điều khán giả chờ đợi cũng là những màn cãi nhau tay đôi giữa huấn luyện viên. Nhìn vào những màn đấu khấu, khán giả nhận ra yếu tố "diễn nhiều hơn thật".
Ở mùa 3 The Face Thái, Lukkade có những màn "chơi game" khá bất ngờ như loại thí sinh từ xa, cười hả hê đậm chất phim truyền hình. Trong hậu trường phỏng vấn, các huấn luyện viên đều cường điệu hóa biểu cảm để tăng phần kịch tính.
Nhưng khi xem video hậu trường, các huấn luyện viên vẫn tương tác, trò chuyện bình thường. Sau khi bước ra khỏi chương trình, huấn luyện viên vẫn gặp gỡ nhau. Điều họ quan tâm là tăng yếu tố kịch tích trong chương trình thực tế để tăng lượng xem cho chương trình.
Hiện tại, khán giả đã "rõ" những chiêu trò mà truyền hình thực tế đang xây dựng. Giữa lúc hàng loạt cuộc thi, game show dần có dấu hiệu xuống dốc, nhà sản xuất phải tìm mọi cách chèn drama vào để níu giữ khán giả.
Giống The Face, nếu tập 1 chỉ dừng lại ở việc thí sinh chọn đội, điều đó sẽ làm hài lòng fan yêu thích thời trang, người xem sẽ không đón xem tập 2. Nhưng vì có drama cãi nhau với các huấn luyện viên, chương trình được nhắc đến khắp các diễn đàn. Người xem muốn biết 4 người mẫu liệu có nhìn mặt nhau sau drama hậu trường và diễn biến tiếp theo thế nào.
(Theo Tiền Phong)
">...
【Giải trí】
阅读更多Học sinh Việt Đức bật khóc trong vòng tay thầy cô ngày chia tay
Giải tríTại buổi lễ bế giảng năm học của Trường THPT Việt Đức diễn ra sáng 9/7, cô giáo Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng nhà trường rưng rưng nhớ lại một năm học đặc biệt vừa qua.
"Đó là năm học với hơn 100 ngày nỗ lực căng mình chống dịch. Đó cũng là năm học kéo dài với những đợt nắng kỷ lục. Nhưng các con cuối cùng cũng đã vượt qua để chuẩn bị bước vào bước tiến mới của cuộc đời.
Ngày mai, dù không còn dạy các con nữa nhưng thầy cô vẫn dõi theo từng bước chân, cầu mong các con sẽ thành công hơn trên con đường học tập và xây dựng cuộc sống sau này".
Phía dưới sân khấu, nhiều học trò lớp 12 khẽ lau đi những giọt nước mắt. Những cậu con trai vốn nghịch ngợm, giờ cũng lặng thinh. Tất cả đều thầm hiểu giây phút này chính là khoảnh khắc cuối cùng mình được khóc cười bên bạn bè, thầy cô.
Lễ bế giảng và chia tay khối 12 của Trường THPT Việt Đức diễn ra sáng 9/7 với nhiều cảm xúc.
Tất cả đều cố gắng lưu lại khoảnh khắc cuối cùng bên bạn bè, thầy cô
Nhiều học trò không kìm nổi nước mắt khi nghe những lời dặn dò của cô hiệu trưởng trước khi chia xa mái trường.
Đây cũng là lần cuối cùng học trò Trường THPT Việt Đức được ngồi trước sân khấu lắng nghe cô Hiệu trưởng Nguyễn Bội Quỳnh nhắn nhủ.
Tiếng trống cuối cùng vang lên cũng là lúc học trò lớp 12 chính thức chia tay mái trường.
Thầy cô cũng không kìm được nước mắt khi phải chia tay lứa học trò mà mình đã gắn bó trong suốt 3 năm học.
Giây phút học trò được sống giữa những dạt dào cảm xúc.
Ngày cuối cùng của tuổi học trò khiến ai cũng bồi hồi nhớ lại kỷ niệm 3 năm dưới mái trường.
Học sinh được thầy cô vỗ về trong ngày cuối của tuổi học trò.
Có sự tiếc nuối vì thời gian trôi đi quá nhanh, cũng có những nỗi buồn của giờ phút chia tay tuổi học trò.
Cô giáo Đỗ Thanh Thúy xúc động ôm chầm lấy học trò mà mình đã gắn bó trong suốt 3 năm. "Love you more than I can say là điều cô muốn nói với các con. Chúng ta hãy thầm hiểu cuối cùng còn lại trong ta vẫn là tình yêu", cô Thúy nhắn nhủ.
"Thời khắc cuối cùng còn là học sinh thật đáng nhớ. Mong các bạn sẽ luôn nhớ về nhau", học sinh rưng rưng nói.
Những dòng lưu bút thời áo trắng sẽ luôn là kỷ niệm đẹp đẽ.
Những giọt nước mắt, cái ôm thật chặt dành cho nhau. "Em rất buồn vì sau hôm nay sẽ không còn được đến lớp, gặp bạn bè nữa".
"Tạm biệt nhé! Chia tay rồi sẽ nhớ nhau thật nhiều".
Thúy Nga
Học kỳ đặc biệt của học sinh cuối cấp 3
Vừa lo phòng tránh dịch vừa tìm cách ôn thi hiệu quả là tâm trạng của các sĩ tử năm cuối cấp THPT.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Persipura Jayapura vs Persipa Pati, 13h30 ngày 5/2: Rực rỡ sân nhà
- Những nhà văn nổi tiếng nghỉ học giữa chừng
- Đề thi minh họa môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2017
- Đồng bộ hạ tầng số giúp Quảng Ninh vượt lên trong xếp hạng chuyển đổi số
- Soi kèo góc Newcastle vs Arsenal, 3h00 ngày 6/2
- Cầu thủ Quang Hải là đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs CSD Municipal, 10h00 ngày 6/2: Chủ nhà gặp khắc tinh
-
"Nhân đây, tôi cũng muốn nhắn nhủ với người hâm mộ và các khán giả, đặc biệt là những khán giả lớn tuổi khi nghe thông tin đó, mọi người gọi điện hỏi tôi, rồi hỏi cả người thân của tôi rằng tôi có sao không. Tôi xin khẳng định rằng vợ chồng tôi vẫn bình thường, hạnh phúc. Các bạn yên tâm nhé, đừng nghe những bài đăng câu lượt xem trên mạng. Đến hôm nay tôi vẫn thấy những bài đăng nói "Hà Phương và chồng ly dị". Rất kỳ cục!", ca sĩ Hoa cau vườn trầuchia sẻ.
Trong video, Hà Phương cũng kể thêm về quyết định trở lại hoạt động âm nhạc từ năm 2022 đến nay. Cô nói: "Các con tôi đang lớn, cần không gian riêng nên tôi cũng có thêm thời gian cho việc ca hát".
Thời gian gần đây, nữ ca sĩ thường xuyên di chuyển giữa Việt Nam và Mỹ. Cô cho biết ông xã không ý kiến nhiều về việc này mà còn tạo điều kiện để vợ trở lại nghệ thuật. Mặc dù vậy, Hà Phương vẫn không lao vào chạy show liên tục vì "biết đâu là giới hạn cần dừng lại".
Về những ý kiến cho rằng Hà Phương sẽ gặp nhiều khó khăn khi trở lại ca hát vì nền âm nhạc đã thay đổi nhiều so với trước, cô bộc bạch: "Thời gian nghỉ ca hát, tôi đã học hỏi thêm nhiều bộ môn khác trong nghệ thuật. Khi trở lại, tôi không chỉ hát nhạc dân ca trữ tình như trước mà còn muốn thử sức thêm nhiều lĩnh vực khác".
Trước những nhận xét cho rằng nếu như Hà Phương hoạt động ca hát liên tục, không gián đoạn sự nghiệp thì cô sẽ trở thành ca sĩ tên tuổi như Cẩm Ly, Minh Tuyết, nữ ca sĩ cho rằng mỗi người có những hoàn cảnh riêng.
"Ông xã của tôi làm việc 24/24, rất bận rộn, chỉ rảnh rỗi cuối tuần. Nếu tôi còn đi hát nữa thì các thành viên trong gia đình không thể gặp nhau thường xuyên. Tôi tự quyết định ở nhà chăm lo tổ ấm. Cũng may mắn là tôi không phải lo kinh tế, còn nếu như các bạn khác thì cũng phải đi hát thôi", nữ ca sĩ 7X bộc bạch.
Trong video mới, Hà Phương cũng gây bất ngờ cho khán giả khi xuất hiện với mái tóc cắt ngắn. Đây là diện mạo mới của người đẹp sau thời gian dài gắn bó với tóc dài. Nữ ca sĩ cho biết trong năm 2023, cô sẽ tiếp tục có một số hoạt động ca hát, hy vọng khán giả vẫn luôn theo dõi, ủng hộ.
Ca sĩ Hà Phương sinh năm 1972 là em ruột của ca sĩ Cẩm Ly và là chị của ca sĩ Minh Tuyết. Thập niên 90, cô từng được khán giả yêu mến với những ca khúc dân ca, trữ tình.
Năm 2000, Hà Phương sang Mỹ định cư, sau đó kết hôn với doanh nhân Chính Chu - tỷ phú gốc Việt ở Mỹ. Hơn 20 năm qua, cuộc sống hôn nhân của nữ ca sĩ và chồng đại gia vẫn luôn nhận được sự quan tâm của khán giả.
Ngày 25/5, thông tin Hà Phương ly hôn chồng tỷ phú Chính Chu lan truyền trên mạng xã hội. Tin đồn xuất phát từ một bài báo nước ngoài đăng tải hồi tháng 8/2019. Thông tin này khiến nhiều người hoang mang về mối quan hệ hiện tại của ca sĩ Hà Phương và ông xã tỷ phú.
Khi phóng viên Dân tríliên hệ với phía Hà Phương, đại diện nữ ca sĩ cho biết đây chỉ là thông tin thất thiệt và không muốn chia sẻ thêm về vấn đề này.
" alt="Hà Phương lộ diện với ngoại hình lạ, nói gì về tin đồn ly hôn chồng tỷ phú?">Hà Phương lộ diện với ngoại hình lạ, nói gì về tin đồn ly hôn chồng tỷ phú?
-
Chính quyền Tổng thống Biden đang xem xét áp đặt thêm các lệnh hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc. Ngành công nghiệp bán dẫn muốn bảo vệ lợi nhuận của họ ở thị trường Trung Quốc, trong khi chính quyền Biden đang xem xét áp đặt thêm các lệnh hạn chế xuất khẩu chip. Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu bán dẫn 180 tỷ USD, tương đương hơn 30% trong tổng số 555,9 tỷ USD toàn cầu và là thị trường đơn lẻ lớn nhất - theo Hiệp hội công nghiệp bán dẫn (SIA).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói rằng ông Blinken đã lắng nghe trực tiếp quan điểm của doanh nghiệp về vấn đề chuỗi cung ứng, cũng như hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc. Cuộc thảo luận cũng bao gồm đề xuất tăng tốc giải ngân các khoản trợ cấp trong Đạo luật CHIPS và đảm bảo chính sách của Washington không tước đi thị trường béo bở đối với các công ty chip.
Hiện Bộ Thương mại Mỹ đang là đầu mối giám sát chương trình trợ cấp sản xuất chất bán dẫn trị giá 39 tỷ USD đã được quốc hội thông qua vào năm ngoái. Đạo luật CHIPS cũng cung cấp khoản tín dụng thuế đầu tư 25% để xây dựng nhà máy sản xuất, tương đương 24 tỷ USD.
Nguồn tin của Reuters nói rằng Mỹ đang tập trung ngăn chặn khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các loại chip trí tuệ nhân tạo tinh vi nhất, đồng thời xem xét khả năng “bóp” ngưỡng sức mạnh điện toán của những mặt hàng này, song chưa có mức độ cụ thể.
“Quá béo bở” để bỏ qua
Cũng trong ngày 17/7, SIA kêu gọi chính quyền Biden “kiềm chế hơn nữa” các hạn chế xuất khẩu chip cho Trung Quốc do đây là “thị trường thương mại lớn nhất thế giới cho hàng hoá bán dẫn”.
Hiện Nhà Trắng đang xem xét cập nhật bộ quy tắc sâu rộng áp đặt với Bắc Kinh từ tháng 10 năm ngoái, cùng với sắc lệnh hành pháp mới nhằm hạn chế một số khoản đầu tư ra nước ngoài.
“Các biện pháp đã được chúng tôi điều chỉnh kỹ càng để tập trung vào công nghệ có liên quan đến an ninh quốc gia với mục tiêu đảm bảo công nghệ Mỹ và đồng minh không được sử dụng nhằm vào đất nước chúng ta”, đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia cho hay.
Cuộc họp giữa các quan chức chính quyền và doanh nghiệp chip diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây thông báo áp đặt hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô như gali và gecmani dùng trong sản xuất bán dẫn.
Theo số liệu của chính phủ, Mỹ chỉ mua 5 triệu USD gali và 220 triệu USD gali arsenide trong năm 2022. Trong khi Mỹ nhập 60 triệu USD gecmani, châu Âu nhập 130 triệu USD gecmani năm ngoái, theo dữ liệu từ S&P Global Market Intelligence.
Bỉ, Canada, Đức, Nhật Bản và Ukraine có thể sản xuất gecmani. Nhật Bản, Hàn Quốc, Ukraine, Nga và Đức sản xuất gali. Họ có tiềm năng thay thế hàng hóa của Trung Quốc.
Quy mô của Trung Quốc cho phép họ sản xuất hai kim loại với giá thấp hơn nơi khác, song quy định mới của Bắc Kinh chỉ ảnh hưởng hạn chế đến chuỗi cung ứng toàn cầu, Eurosia Group nhận định. Tập đoàn này cho rằng thông điệp thực sự là nhắc nhở các nước như Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan rằng Trung Quốc vẫn còn các phương án trả đũa, từ đó ngăn họ áp đặt thêm các hạn chế mới với việc tiếp cận chip và công cụ cao cấp.
Nvidia, Qualcomm và Intel đang là những doanh nghiệp có doanh số bán hàng lớn ở Trung Quốc. Trong đó, duy nhất Qualcomm có giấy phép từ cơ quan quản lý Mỹ để bán chip điện thoại di động cho Huawei Technology, còn Nvidia và Intel bán chip AI đã được tuỳ chỉnh dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
(Theo Reuters)
"Big Tech" Mỹ đi tìm lời giải bài toán cọ xát địa chính trị tại Trung Quốc
Các Big Tech Mỹ đang tìm cách thích ứng với sự thay đổi của thị trường Trung Quốc trong bối cảnh cọ xát chiến lược giữa hai nước gia tăng." alt="Lệnh hạn chế xuất khẩu bán dẫn khiến nước Mỹ không còn trên dưới đồng lòng">Lệnh hạn chế xuất khẩu bán dẫn khiến nước Mỹ không còn trên dưới đồng lòng
-
Em D. đang được điều trị tại bệnh viện Sau đó, thầy Quân đã báo cáo lại cho cô giáo chủ nhiệm. Em D. sau đó cũng đã lên lớp viết bản tường trình.
Đến khoảng 10h35’ học sinh tan trường ra về, Ban giám hiệu nhận được tin báo em D. bị ngất xỉu ở ngoài cổng trường. Ngay lập tức, các thầy cô giáo cùng thầy Quân đưa đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã và bệnh viện tuyến trên.
“Thầy Quân đã viết bản tường trình sự việc và nhận lỗi trước nhà trường về hành vi của mình. Đồng thời, nhà trường làm văn bản báo cáo lên Phòng GD&ĐT huyện Hoằng Hóa. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên, chia sẻ với em D. và gia đình”, bà Hoa cho biết.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó phòng GD&ĐT Hoằng Hóa cho biết, hiện em D. vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Phía bệnh viện cho biết, em D. nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc chậm, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, không liệt, không khó thở, huyết áp ổn định. Quá trình kiểm tra khám xét về CT sọ não chưa có dấu hiệu nào bất thường, siêu âm ổ bụng bình thường, không có dấu hiệu thần kinh cư trú trong cơ thể.
“Hiện Phòng giáo dục cũng đang yêu cầu nhà trường căn cứ vào tình tiết vụ việc, để xử lý và kỷ luật thầy giáo Quân theo quy định. Đồng thời yêu cầu thầy Quân đến gặp gia đình em D. để xin lỗi về hành vi của mình”, bà Nguyệt cho biết.
Lê Dương
UBND TP Hải Phòng: HS lớp 1 bị bêu phạt tự đi ra ngoài cổng trường
Học sinh đứng ngoài cổng giữa trời nắng không phải do nhà trường, giáo viên yêu cầu. Sau khi được phụ huynh đưa vào trường em được Sao Đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng đã đi ra ngoài cổng trường đứng.
" alt="Thầy giáo ở Thanh Hóa bị ‘tố’ tát học sinh nhập viện">Thầy giáo ở Thanh Hóa bị ‘tố’ tát học sinh nhập viện
-
Nhận định, soi kèo Politehnica Iasi vs UTA Arad, 21h00 ngày 6/2: Thất vọng cửa trên
-
Ảnh minh họa Trong khi đó, nhà sản xuất ô tô điện BYD có đội ngũ R&D lớn nhất với 69,697 nhân viên, 590 người trong đó có bằng tiến sỹ và 7.827 người có bằng thạc sỹ. Đáng chú ý, phần lớn trong số này đều trải qua quá trình học tập tại những trường top đầu tại Mỹ và châu Âu.
Với lực lượng nghiên cứu hùng hậu, BYD đã ra mắt các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như “blade-battery” (pin điện) dung lượng cao sử dụng lithium-iron-phosphate.
Tại Hygon Information Technology, doanh nghiệp bán dẫn chuyên cung cấp chip cho trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, nhân viên R&D chiếm 90% lực lượng lao động. Các nhân sự này có mức thu nhập hằng năm là 890.000 NDT (123.812 USD) dù hầu hết mới ở độ tuổi từ 20-30.
Có một số lý do khiến Trung Quốc kêu gọi các công ty dừng phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Một là cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh. Tiếp đó là tình trạng nền kinh tế Trung Quốc đang sa sút do thị trường bất động sản lao dốc.
Dẫn đầu về xuất bản nghiên cứu khoa học
Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị trí số một về số lượng và chất lượng của các bài nghiên cứu khoa học - chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh sở hữu hệ thống nghiên cứu ngày càng độc lập so với phương Tây.
Báo cáo thường niên của Bộ Giáo dục Nhật Bản dựa trên dữ liệu từ công ty Clarivate (Anh), tập trung số liệu năm 2020, lấy mức trung bình của cả ba năm cho đến năm 2021. Theo đó, Trung Quốc sản xuất 24,6% tổng số nghiên cứu toàn thế giới, cao hơn 8,5 điểm phần trăm so với Mỹ và chiếm gần 30% trong top 10% và 1% báo cáo được trích dẫn nhiều nhất.
Mặc dù vậy, một số nhà quan sát cho rằng việc nền kinh tế thứ hai thế giới tăng hạng liên tục một phần nhờ vào việc những nhà nghiên cứu trong nước trích dẫn “chéo” công trình của nhau.
Cụ thể, chỉ có 29% các nhà khoa học Mỹ trích dẫn báo cáo của “đồng hương”, tỷ lệ này thậm chí còn dưới 20% tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức và Pháp. Trong khi đó, Trung Quốc có tỷ lệ lên tới 60%, tăng từ 48% so với 10 năm trước đó. Song, điều này “không thay đổi thực tế rằng không thể đánh giá thấp khả năng nghiên cứu của Trung Quốc” - trích công bố của viện nghiên cứu thuộc Bộ Giáo dục Nhật Bản.
Tính trên các tạp chí khoa học danh tiếng như Nature và Science, Bắc Kinh có 20% số bài đăng, kém hơn tỷ lệ 70% của Mỹ, nhưng vẫn nằm trong top 4 sau khi vượt qua Nhật Bản và Pháp để xếp dưới Vương quốc Anh và Đức.
Trong khi đó, Iran cho thấy sự hiện diện đáng kể trong các lĩnh vực như năng lượng và nhiệt động lực học, cũng như xếp thứ tư toàn thế giới về số lượng sinh viên tốt nghiệp nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tại các tổ chức đào tạo của Mỹ.
Các nghiên cứu của Iran được các nhà khoa học ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ả-rập Xê-út trích dẫn thường xuyên, chỉ dấu về sự xuất hiện của một cộng đồng nghiên cứu giữa các nước đang phát triển tại khu vực châu Á và Trung Đông.
(Theo Asia Nikkei)
Trung Quốc siết quản lý công nghệ nhận dạng khuôn mặt
Ngày 8/8, Trung Quốc ban hành dự thảo quy tắc giám sát quản lý an ninh đối với công nghệ nhận dạng khuôn mặt sau khi dư luận trong nước bày tỏ lo ngại về việc lạm dụng công nghệ này." alt="Trung Quốc ‘đổ tiền’ vào công nghệ, 'bắt tay' Trung Đông tạo liên minh khoa học?">Trung Quốc ‘đổ tiền’ vào công nghệ, 'bắt tay' Trung Đông tạo liên minh khoa học?