TP.HCM thêm 350 ca Covid
Sáng 9/7,tttt bóng đá Trung tâm kiểm soát bện tật TP.HCM (HCDC) cho biết trong 12 giờ qua (từ 18h ngày 8/7 đến 6h ngày 9/7, TP ghi nhận thêm 350 ca Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố gồm bệnh nhân 24460-24809.
Trong 350 ca Covid-19 có 307 trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa, 43 trường hợp đang điều tra dịch tễ. TP đang hoàn tất hồ sơ chi tiết của các trường hợp này.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM đã có hơn 9.400 bệnh nhân Covid-19.
0h sáng 9/7, TP.HCM kích hoạt 12 chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại các trục đường chính, giáp ranh với các tỉnh xung quanh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh |
Hôm nay, toàn TP.HCM bước vào ngày đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong vòng 15 ngày.
Bộ Y tế khuyến nghị 3 hình thức thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 tại TP.HCM tương ứng với 3 vòng cách ly: Vòng chung là giãn cách theo Chỉ thị 16 và 16 cộng trên địa bàn toàn TP; vòng thứ 2 là vùng cách ly y tế, phong tỏa một số khu vực có nguy cơ cao, đảm bảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và vòng thứ 3 là vùng cách ly tập trung, tăng cách ly F1 tại nhà nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung.
TP có thể linh hoạt áp dụng 3 vòng phong tỏa và phải gắn kết chặt chẽ với phòng chống dịch tại các tỉnh, TP lân cận để dịch bệnh được khống chế sớm nhất có thể.
HCDC đề nghị người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của TP. Phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố là một pháo đài chống dịch. Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi TP áp dụng các biện pháp giãn cách, cách ly trên diện rộng để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Bộ trưởng Y tế: ‘Dịch Covid-19 ở TP.HCM diễn biến phức tạp, số ca mắc còn tăng’
Rất nhiều ca bệnh, ổ dịch tại TP.HCM đã xuất hiện trong các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư, cảnh báo lây nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp.
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
- Quy định nhằm chuẩn hóa trình độ tiếng Anh của giáo viên, công chức, viên chức lại đang tạo thành những kẽ hở để nhiều cá nhân, đơn vị trục lợi. Những chứng chỉ "chuẩn hóa" hóa ra lại không hề "chuẩn".
Không liên kết vẫn tổ chức ôn, thi chứng chỉ
Trong vai những giáo viên muốn thi chứng chỉ B1 (theo khung tham chiếu châu Âu), chúng tôi tới gặp bà Trần Ngọc Thủy, Trưởng phòng đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội 1 tại địa chỉ 54 Vũ Trọng Phụng.
Bà Trần Ngọc Thủy, Trưởng phòng Đào tạo Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội 1 khẳng định, muốn thi chứng chỉ của trường nào đơn vị bà cũng có thể cung cấp. Ảnh: Lê Văn. Trên website của trường (tại địa chỉ http:ktkthn1.edu.vn) tại thời điểm đó đăng tải thông báo về việc tổ chức ôn luyện và thi chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (hay theo các cập độ chuẩn châu Âu) mà trường này liên kết với ĐH Thái Nguyên.
Trao đổi với chúng tôi, bà Thủy cho biết mức lệ phí ôn tập và thi tổng cộng là 5,5 triệu đồng, trong đó lệ phí thi là 1 triệu đồng còn lệ phí ôn tập là 4,5 triệu đồng. Đây là lệ phí do trường (ĐH Thái Nguyên-PV) quy định, ngoài ra, học viên còn phải đóng thêm một số chi phí phát sinh như "tiền xe cộ, hội đồng".
Bà Thủy nhấn mạnh tới quá trình ôn tập do nhà trường tổ chức, cho rằng, đây là yếu tố đảm bảo để học sinh có thể đỗ vì người giảng dạy tại các lớp ôn thi đều là giảng viên của ĐH Thái Nguyên. "Những người trượt là những người không chịu đi ôn và không chịu làm theo hướng dẫn của giáo viên. Làm đúng theo hướng dẫn của các thầy là đỗ hết" - bà Thủy khẳng định.
Tuy vậy, bà Thủy cho biết, nếu học viên không có thời gian tới lớp học ôn nhiều thì có thể học ôn "online". "Chúng tôi sẽ phát cho các anh chị một tài liệu và hướng dẫn ôn tập. Tới gần ngày thi các anh chị chỉ cần lên gặp chúng tôi và thầy giáo khoảng 2-3 buổi để hướng dẫn thêm là được" - bà Thủy giải thích về cách ôn "online".
Bà Thủy cũng cam kết trung tâm và nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa để các học viên đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi được hỏi sẽ "hỗ trợ" những gì thì bà Thủy nói rằng không thể tiết lộ vì bí mật nghề nghiệp.
"Sau này (ý nói sau khi đã đăng ký ôn và thi - PV) mới biết đơn vị (các trường cấp chứng chỉ) giúp được những gì. Hơn nữa, hỗ trợ như thế nào thì mỗi bên có một bí mật nghề nghiệp riêng" - bà Thủy nói.
Dù vậy, khi chúng tôi kêu ca mức phí ôn tập và thi quá đắt thì bà Thủy cho biết, muốn rẻ thì thi chứng chỉ của ĐH Sư phạm Hà Nội. "Họ chỉ thu 3,5 triệu tiền ôn, tới khi các anh chị thi họ thu thêm 1,2 triệu lệ phí thi, sau đó họ thả vào phòng thi muốn làm gì thì làm (mà không được hỗ trợ)".
Để "củng cố" mức độ uy tín trong việc ôn tập và thi của trường mình, bà Thủy còn "khoe" rằng, có rất nhiều học viên từ tận Cà Mau lặn lội ra Hà Nội để thi.
Bên cạnh đó, dù chỉ đăng tải thông báo ôn tập và thi chứng chỉ do ĐH Thái Nguyên cấp, song bà Thủy cho biết, trường bà nhận tổ chức ôn tập và thi của nhiều trường, ngoài ĐH Thái Nguyên còn có Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Hà Nội,… Các trường này chỉ khác nhau về thời gian ôn tập còn mức phí thì như nhau.
Thông báo tổ chức lớp ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh sau đó đã được gỡ bỏ khỏi trang web của trường. Ảnh chụp màn hình. Điều đáng nói là khi chúng tôi liên hệ với các trường ĐH mà bà Thủy nói rằng có liên kết để tổ chức ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh chuẩn châu Âu như ĐH Thái Nguyên và Trường ĐH Vinh thì cả 2 trường này đều khẳng định không có liên kết với trường nào có tên là Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội 1.
Sau khi kiểm tra thông tin, chúng tôi đã gọi điện cho bà Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường thì được bà Hà cho biết, thông báo trên website đã cũ nhưng vẫn chưa gỡ bỏ được còn hiện tại trường không còn tổ chức ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh do ĐH Thái Nguyên cấp nữa.
Tuy nhiên, bà Hà cho rằng, vì trước đây trường mình đã làm nên hiện tại vẫn có các học viên tới hỏi và nhà trường chỉ giúp tư vấn và giới thiệu cho học viên chứ không tổ chức ôn và thi. Khi chúng tôi trao đổi lại những nội dung đã trao đổi với bà Thủy thì bà Hà lại cho rằng, trường bà có quyền giới thiệu tuyển sinh với tất cả các chương trình.
"Không chỉ riêng trường tôi làm. Rất nhiều trường ở Hà Nội người ta cũng làm cho nhiều trường chứ không chỉ riêng trường tôi" - bà Hà khẳng định.
Sau cuộc trao đổi với chúng tôi không lâu thì thông báo tổ chức lớp ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh trên website của Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hà Nội 1 cũng được gỡ bỏ.
Bao đỗ 100%, giá nào cũng có
Tìm kiếm trên mạng, chúng tôi tìm thấy một trang facebook với tiêu đề quảng cáo hấp dẫn khẳng định thi chứng chỉ tiếng Anh chuẩn châu Âu "thi đậu 100%".
Quảng cáo thi chứng chỉ tiếng Anh chuẩn châu Âu đậu 100%. Ảnh chụp màn hình. Liên hệ theo số điện thoại cung cấp trên trang facebook này, chúng tôi gặp một người tên Ninh. Cũng giống như bà Thủy, Ninh cho biết, "trung tâm" mình tổ chức ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh của nhiều trường ĐH, từ ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Vinh, Trường Đại học Hà Nội,…
Trả lời câu hỏi về mức phí ôn tập và thi chứng chỉ B1, Ninh cho biết, tổng chi phí là 6,5 triệu đồng đã "bao đỗ". Ninh cho biết, khi đăng ký ôn tập và thi, người học chỉ cần đóng 70% để "trung tâm" lập danh sách và gửi lệ phí cho trường. 30% còn lại sẽ đóng nốt khi nhận chứng chỉ.
"Nếu không đậu thì bọn em sẽ hoàn trả lại 70% tiền mà anh đã đóng" - Ninh cam kết.
Việc đăng ký ôn và thi theo Ninh cũng khá đơn giản. Người học chỉ việc gửi 2 ảnh 4x6 và ảnh chụp chứng minh nhân dân để lập danh sách cấp chứng chỉ còn lại tiền học phí và thi có thể gửi qua tài khoản ngân hàng mà không cần tới trực tiếp.
Khi chúng tôi tỏ ý băn khoăn và muốn đóng tiền trực tiếp để lấy hóa đơn, Ninh cho biết, tôi có thể đến Trường ĐH Đông Đô tại 170 Phạm Văn Đồng để đóng tiền trực tiếp, nhưng không nói rõ "trung tâm" của Ninh có thuộc trường hay không.
Tiếp tục gọi điện cho một số điện thoại khác cùng trên trang facebook này, một người phụ nữ tên Ngọc "ra giá" 7 triệu đồng cho chứng chỉ tiếng Anh B1 của Trường ĐH Vinh. Khi chúng tôi muốn tới đóng tiền trực tiếp thì Ngọc cho biết, "trung tâm" của mình là Trung tâm Ngoại ngữ Tin học HDIU, thuộc Trường ĐH Đông Đô và cam kết tới trung tâm đóng tiền trực tiếp có thể nhận hóa đơn ngay.
Gọi điện đến Văn phòng tuyển sinh của Trường ĐH Đông Đô, một người tên Tuấn, khẳng định mình là Trưởng phòng Tuyển sinh của trường cho biết, Trung tâm Ngoại ngữ Tin học HDIU đúng là đơn vị thuộc trường, do ông Trịnh Hữu Tuấn, Phó trưởng khoa Ngoại ngữ, làm giám đốc.
Tuy nhiên, ông Tuấn khẳng định, trung tâm này không có người nào tên Ngọc, cũng không có người tên Ninh, đồng thời cho biết, họ có thể chỉ là cán bộ tuyển sinh của văn phòng bên ngoài, chỉ lấy cái danh của trường để tuyển sinh mà thôi.
Nói về việc thi chứng chỉ tiếng Anh, ông Tuấn cho rằng, người phụ nữ tên Ngọc đưa ra giá 7 triệu là "cao" vì Trường ĐH Đông Đô làm chỉ hết 6 triệu đồng mà thôi. Khi được cho biết, mức giá mà Ngọc đưa ra là đã bao gồm cả "bao đỗ", ông Tuấn phân trần, trường thì không dám nói là bao đỗ nhưng có thể đảm bảo 96-97% là đỗ.
Khi trao đổi với chúng tôi, GS. TS Nguyễn Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên khẳng định, sau khi có chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, ĐH Thái Nguyên không liên kết với bất cứ trường nào tại Hà Nội để tổ chức các lớp ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh.
Trong khi đó, ông Lê Công Đức, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo liên tục- đơn vị phụ trách tổ chức ôn tập và thi chứng chỉ tiếng Anh của Trường ĐH Vinh cho biết, tại Hà Nội chỉ có 1 trường trung cấp là Trung cấp Thái Nguyên và Trung tâm đào tạo thường xuyên của Trường ĐH Hòa Bình, ngoài ra còn có Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường.
Ông Đức cho rằng, những đơn vị chúng tôi tiếp cận thực tế chỉ là một dạng "cò" đi "gom hàng" rồi "bán lại" cho những đơn vị đối tác với Trường ĐH Vinh chứ trường không có bất cứ mối liên hệ nào với những cơ sở này. Ông Đức cũng cho biết, nếu có phát hiện như chúng tôi phản ánh thì nhà trường sẽ báo với công an để xử lý (?!).
Cùng với việc tạo ra một cuộc chạy đua chứng chỉ cho giáo viên, quy định nhằm rà soát lại trình độ tiếng Anh của giáo viên lại đang tạo ra những kẽ hở để nhiều người trục lợi. Những chứng chỉ nhằm "chuẩn hóa" trình độ hóa ra sẽ chẳng còn "chuẩn" chút nào nếu những lời quảng cáo "hỗ trợ" hay "bao đỗ" là sự thực.
" alt="Nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử" />..." alt="Loạn như thi chứng chỉ tiếng Anh chuẩn châu Âu" /> - Không còn dễ nhìn, bộ ảnh khai thác nét điển trai, đậm chất high fashion của Anh Tú Atus trong trang phục Dior. Mái tóc ước, góc ảnh lạ mắt mang đến cái nhìn khác hẳn sự quen thuộc trước giờ của khán giả về Anh Tú Atus.
Nam diễn viên cho biết: “Câu chuyện luôn phải thay đổi, làm mới thực ra không chỉ là áp lực với tôi mà có lẽ với phần đông nghệ sĩ. Nhất là lại hoạt động trong một môi trường có nhịp độ nhanh thì cập nhật bản thân là điều rất cần thiết. Và chắc chắn, tôi sẽ không đóng khung trong bất cứ hình ảnh nào hết”.
Với tâm thế luôn biến chuyển, Anh Tú Atus thừa nhận áp dụng công thức này cho chính cả những vai diễn của mình chứ không chỉ hình ảnh. “Diễn xuất trong các vai diễn kế tiếp của tôi cũng sẽ thay đổi chóng mặt như vậy đó” – Anh Tú Atus tự tin khẳng định.
Khá bận rộng với lịch trình hiện tại, nam diễn viên bày tỏ: “Tôi rất vui vì điều đó, đã khá lâu rồi bản thân mình mới có lại tinh thần này. Một tinh thần phải “chạy” không đi bộ bình thường được. Nó khiến tôi phấn khích và làm mọi thứ với năng lượng luôn ở trạng thái được sạc đầy” .
Anh Tú Atus sinh năm 1993, tên thật là Bùi Anh Tú, hiện là một trong những diễn viên được yêu thích nhờ khả năng diễn xuất đa dạng cùng vẻ điển trai. Anh Tú Atus sinh ra ở Hà Nội, sau đó theo gia đình vào Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013. Dù anh chàng không được sự ủng hộ từ gia đình, nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê và bước chân vào showbiz Việt. Các phim anh từng tham gia gồm: Hà Nội, Em yêu anh, 4 Năm, 2 Chàng, 1 Tình Yêu, Gia đình là số 1, Cua lại vợ bầu, Thập tam muội, Chị mười ba, 3 ngày sinh tử.
Đ.N
" alt="Anh Tú Atus khỏe mạnh vẫn lịch lãm" />Sao Việt hôm nay: Không chỉ nổi tiếng trên sân khấu, Hồ Ngọc Hà - Kim Lý còn được biết đến là cặp vợ chồng hạnh phúc.
Mới đây, trên trang cá nhân hàng triệu người theo dõi, Hồ Ngọc Hà đăng ảnh ngọt ngào bên Kim Lý và gia đình. Bên cạnh lời khen ngợi về tình yêu của cặp đôi đẹp này thì điều khiến khán giả chú ý là body đẹp như tạc tượng của hai vợ chồng nổi tiếng nhất showbiz.
Diễn viên Quỳnh Kool đăng ảnh đẹp. Con gái của Trương Ngọc Ánh càng lớn càng xinh đẹp. Lê Giang thả thính: "Em xinh em đứng hồ bơi. Người xinh người đứng chỗ nào cũng xinh". Diễn viên Bảo Thanh rực rỡ ngày cuối tuần. "Khi bạn được đứng trong một dải cầu vồng, chắc hẳn bạn phải là người may mắn lắm", NSƯT Chiều Xuân chia sẻ. Diễn viên Hoài Nam đi cà phê một mình. "Phút giây thuỳ mị nhẹ nhàng hiếm hoi của tôi", Huyền My viết. Hari Won và Trấn Thành tình cảm bên nhau. Diễn viên Cát Tường chia sẻ ảnh thời thanh xuân tươi đẹp. "Một người phụ nữ có thể chuyển núi bắt đầu từ việc mang đi những viên đá nhỏ", diễn viên Diệp Bảo Ngọc chia sẻ trên trang cá nhân. Á hậu Thanh Tú vẫn chưa được tái hòa nhập cộng đồng hậu bị nhiễm Covid-19. Tuấn Tú chia sẻ hậu trường ''Anh có phải đàn ông không'' kèm úp mở: "Chả hiểu nghĩ cái gì mà tối qua mình lại nghe lời ông Khang đi bắt cóc nhỉ. Dại thật! Đêm qua về vợ đánh cho không trượt phát nào, may mà có Mai Ngọc đưa đi viện chứ nếu không thì toi mất. Thôi em xin nghỉ mấy hôm dưỡng bệnh, hẹn cả nhà thứ 5 tuần sau gặp ạ!". Ngân An
Hồ Ngọc Hà, Đan Lê khoe dáng với bikini
Hà Hồ đăng ảnh gợi cảm khiến nhiều người ngưỡng mộ vì vóc dáng quá hoàn hảo của bà mẹ 3 con.
" alt="Tin sao Việt 14/3: Hồ Ngọc Hà đăng ảnh ngọt ngào bên Kim Lý và gia đình" />- Những ngày qua, thông tin Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố mức học phí năm học 2020 – 2021, trong đó nhiều ngành học có mức tăng gấp 4-5 lần so với năm 2019 đã gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, cao nhất là ngành Răng-Hàm-Mặt với học phí 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa 68 triệu đồng/năm, Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm.
Trường cũng dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ tăng thêm 10%. Trong khi mức học phí hiện tại của trường chỉ là 1,3 triệu đồng/tháng, tương đương 13 triệu đồng/năm.
Bảng học phí trường ĐH Y dược TP.HCM cho năm học 2020-2021
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Vũ Thắng, Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, trường ĐH Y Dược TP.HCM là 1 trong 11 trường đào tạo y, dược trực thuộc Bộ Y tế. Đơn vị bắt đầu thực hiện tự chủ từ năm 2020. Tuy nhiên, thời điểm trường công bố mức học phí mới, Bộ không hề nhận được thông báo.
“Ngay trong sáng nay, chúng tôi sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT xin ý kiến về việc tăng học phí của các trường tự chủ chi thường xuyên?”, ông Thắng thông tin.
Theo ông Thắng, bản thân ông nắm thông tin qua báo chí, ngay sau đó đã gọi điện cho trường hỏi cụ thể, nhận được câu trả lời rằng trường xây dựng giá học phí mới theo luật Giáo dục đại học sửa đổi. Bảng giá này đã được Hội đồng nhà trường thông qua.
Ông cũng đã yêu cầu trường gửi bảng định mức kinh tế khi xây dựng giá từng ngành học nhưng hiện vẫn chưa nhận được.
“Giờ chúng tôi chưa thể đánh giá mức học phí như vậy có hợp lý không. Vì để xây dựng giá học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật nhưng hiện chưa có bảng đó nên không biết cụ thể họ xây dựng trên cơ sở nào, kết cấu gồm những gì”, ông Thắng nói.
Mặc dù vậy, trưởng phòng Tài chính sự nghiệp của Bộ Y tế cho rằng, tăng học phí cần có lộ trình phù hợp.
Ông Thắng cho hay, hiện các cơ sở giáo dục xây dựng giá học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD-ĐT, quy định chi tiết định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo.
Trong đó có 2 loại hình: Thứ nhất, các trường sử dụng ngân sách nhà nước, sẽ áp theo định mức kĩ thuật do Bộ GD-ĐT ban hành, trên cơ sở đó các trường xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không được vượt quá mức trần.
Thứ hai, các trường thực hiện tự chủ chi thường xuyên sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế kĩ thuật do trường ban hành.
Khi đó, nhiều trường tự chủ dù cùng ngành học nhưng có thể sẽ có nhiều mức học phí khác nhau do cách đào tạo, cơ sở vật chất… khác nhau.
Theo thông tư 14, chi phí đào tạo trực tiếp chiếm 62%, trong đó tiền lương chiếm 33%; chi phí quản lý, chi phí gián tiếp chiếm 25%, còn lại là chi phí cho thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết, các quỹ…
Thúy Hạnh
Học phí nửa tỷ, con nhà nghèo lo không vào được trường Y
Thông tin Trường ĐH Y Dược TP.HCM tăng học phí gấp 5 lần so với hiện tại, với ngành cao nhất lên tới 70 triệu đồng/năm (khoảng nửa tỷ đồng/6 năm học) đang gây xôn xao dư luận.
" alt="Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học phí ngành y Đại học Y Dược TPHCM" />Chiều 7/4, Tuấn Hưng cùng các ca sĩ Phi Trường, Erik, Kevin Trần, Phương Mỹ Chi đã có buổi trình diễn ấn tượng trong ngày Hội bóng đá Cần Thơ. Tuấn Hưng biểu diễn tại chương trình:
- ĐHQG Hà Nội vừa thông báo dừng kì thi đánh giá năng lực. “Số phận” kỳ thi đánh giá năng lực mà ĐH QG TP.HCM có chủ trương tổ chức năm 2017 sẽ như thế nào.
Trước đó, ĐHQG TP.HCM công bố chủ trương tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực vào năm 2017. Theo đó bài thi được tổ chức theo định hướng đánh giá năng lực học đại học chứ không nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bài thi dự kiến làm trên giấy gồm 1 câu tự luận, 125 câu trắc nghiệm trong thời gian 180 phút.
Thí sinh TP.HCM tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn) Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: Phần 1 đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ, và phần 2 kiểm tra khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề.
Trong phần 1 dự kiến sẽ có 25 câu trắc nghiệm tiếng Việt đánh giá khả năng dùng từ, đọc hiểu và phân tích bài viết; 25 câu trắc nghiệm đánh giá khả năng đọc hiểu tiếng Anh; một bài luận tiếng Việt khoảng 25 - 50 dòng trình bày về một chủ đề cho sẵn.
Trong phần 2 là kiểm tra trắc nghiệm tư duy logic thể hiện qua kiến thức toán học và bài trắc nghiệm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề với 50 câu về kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế và kỹ thuật.
Theo dự kiến của ĐHQG TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực sẽ diễn ra sau 2 tuần kỳ thi THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức và được tổ chức ở 3 điểm: TP.HCM, Cần Thơ và Quy Nhơn.
Trong năm đầu tiên bài thi có thể chỉ theo hình thức trắc nghiệm, phần tự luận kiểm tra khả năng diễn đạt tiếng Việt sẽ thực hiện sau 2 năm tiếp theo để thí sinh có thời gian chuẩn bị.
Bên cạnh đó, phương án tuyển sinh của ĐHQG TP.HCM trong năm 2017 vẫn đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau để xét tuyển. Trong đó mở rộng ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi các trường phổ thông chuyên và năng khiếu từ 10% (năm 2016) lên 20 - 30%; sử dụng kết quả kỳ thi THPT, có những ngành xét 100% chỉ tiêu và có những ngành chỉ xét một phần chỉ tiêu dựa trên kết quả này.
Đối với một số ngành sẽ xét dựa trên kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức. Kết quả kỳ đánh giá năng lực có thể được sử dụng xét tuyển trực tiếp hoặc là điểm thành phần trong tổng điểm xét tuyển.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng ĐHQG TP.HCM cho biết "Hiện tại chúng tôi đang bàn bạc và thảo luận trong ban giám đốc và có quyết định cụ thể trong tuần này".
Theo ông Chính, kế hoạch đã ban hành nhưng hiện tại ĐHQG TP.HCM đang cân nhắc thấu đáo mọi vấn đề trước khi công bố. Tuy nhiên, vấn đề ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi các trường phổ thông chuyên và năng khiếu từ 10% (năm 2016) lên 20 - 30% chắc chắn vẫn sẽ thực hiện, và năm nay sẽ mở rộng hơn năm trước. ĐHQG TP.HCM sẽ hoàn thiện để gửi đề án lên Bộ GD-ĐT.
Trong khi đó, lãnh đạo một trường đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM cho biết "Mặc dù Ban giám đốc ĐHQG TP.HCM rất muốn tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong năm 2017 nhưng chắc chắn chưa thể làm được. Nếu nhanh lắm cũng phải đến 2018 mới làm được”.
Vị này cũng cho biết, với việc Bộ GD-ĐT tổ chức thi như hiện nay ĐHQG TP.HCM không nên tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực riêng. "Bài học là từ ĐHQG Hà Nội. Qua hai năm tổ chức đánh giá năng lực nhưng ĐHQG Hà Nội chưa đánh giá được cái hay, cái được, đầu tư tiền của rất nhiều nhưng cuối cùng cũng phải dừng lại..." - vị này bình luận.
Lê Huyền
" alt="Tin trong ngày: Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM thế nào?" />最新内容- ·Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
- ·Ngọc Anh 'Phố trong làng' phản pháo khi bị chỉ trích nghiện ảnh khoe thân
- ·Sinh viên bất bình vì luận văn tốt nghiệp bị rao bán trên mạng
- ·Google nâng cấp ảnh vệ tinh, quốc kỳ Việt Nam hiện rõ trên đảo Trường Sa Lớn
- ·Soi kèo góc Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1
- ·Có gì mà phải cãi nhau vì vai diễn của Lan Phương?
- ·Đổi mới quảng bá, giới thiệu nông sản Hà Giang bằng chuyển đổi số
- ·Cây xanh bật gốc trong sân trường, đè 13 học sinh bị thương
- ·Siêu máy tính dự đoán FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- ·Ngồi tù vì lập trường “ma”, cấp bằng giả
推荐内容- - Đó là câu hỏi mà PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã đặt ra trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ văn, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Phạm Thành Long
Là một cựu sinh viên của khoa Ngữ văn, ông Nguyễn Kim Sơn muốn nhấn mạnh thêm “một tinh thần quan trọng nữa của truyền thống, đó là tính nhân văn cao đẹp, sự kết hợp khoa học, lý tính với nghệ thuật, nhân văn với thẩm mỹ trong từng con người nhà giáo và sinh viên, trên từng trang sách, từng bài viết và lời giảng”.
Ông cũng bày tỏ lòng tri ân và tôn kính tới các nhà giáo lão thành của khoa Ngữ văn, đồng thời khẳng định: “Chúng ta tự hào về quá khứ, chúng ta trân trọng những gì đã và đang có và cùng nhau bàn về tương lai”.
PGS. TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng khoa Ngữ văn cần phải “vận động và tiến lên để thích ứng với cuộc sống mới”.
“Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường.
Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu phê bình văn học, một nghề cần rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê… Vậy sinh viên văn học sẽ làm gì? Đây là câu hỏi lớn dành cho người quản lý từ cấp Khoa tới trường Đại học KHXH&NV”.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định ”dù biến động và đổi mới theo chiều hướng nào, có một điều đặc biệt quan trọng cần phải giữ, nó là cái lõi, cái cốt, cái hồn tủy cho tất cả và cho mọi thời đại. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần thẩm mỹ, sự sáng tạo không ngừng, sự truyền thừa sư đệ, tinh thần học thuật và học phong, niềm kiêu hãnh về vị trí hàng đầu của khoa học nhân văn”.
Dưới đây là nguyên văn bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn:
Kính thưa các cô các thầy giáo lão thành của khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp trước đây, nay là khoa Văn học và Ngôn ngữ học!
Kính thưa các vị khách quý từ các bộ ngành, cơ quan Trung ương!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Trường Đại học KHXH&NV!
Thưa các anh chị đồng nghiệp, các anh chị cựu sinh viên và các em sinh viên thân mến!
Hôm nay là một ngày đặc biệt. Ngày chúng ta trang trọng kỷ niệm 60 năm truyền thống của khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng đúng vào ngày Nhà giáo Việt Nam nhiều ý nghĩa, ngày hội ngộ của nhiều thế hệ nhà giáo và sinh viên của Khoa. Thay mặt cho lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và cả tư cách một cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, một cán bộ giảng dạy của Khoa, xin được gửi tới tất cả các cô các thầy, các anh chị và các bạn lời chào mừng thắm thiết nhất.
Cách đây 8 ngày, ngày 12 tháng 11 vừa qua, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tổ chức kỷ niệm 60 năm truyền thống của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Rất nhiều điều của truyền thống, của ký ức, của niềm tự hào đã được nói tới. Tôi cũng đã đặc biệt nhấn mạnh tới điều thiêng liêng và đáng tự hào nhất của chúng ta, đó là tinh thần của Đại học Tổng hợp Hà Nội, đó là tinh thần khoa học, tinh thần sáng tạo không ngừng và trách nhiệm xã hội cao cả. Đó là định hướng đại học nghiên cứu, của sự truyền thừa học thuật hướng tới định hình các trường phái. Đó là tiên phong nghiên cứu giải quyết các vấn đề học thuật mới, nóng và khó, là đào tạo nhân lực chất lượng cao và đào tạo tầng lớp trí thức tinh hoa. Và hôm nay, trong buổi lễ kỷ niệm truyền thống của khoa Ngữ Văn, nay là Khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ học, tôi lại muốn nhấn mạnh thêm một tinh thần quan trọng nữa của truyền thống, đó là tính nhân văn cao đẹp, sự kết hợp khoa học, lý tính với nghệ thuật, nhân văn với thẩm mỹ trong từng con người nhà giáo và sinh viên, trên từng trang sách, từng bài viết và lời giảng.
May mắn được vào học tập khóa 30 (khoảng giữa của 60 năm này), tôi cũng may mắn có những trải nghiệm trực tiếp về truyền thống Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Khoa Văn học trường Đại học KHXH&NV sau này.
Những tên tuổi của những thầy cô đã hạc giá vân du về Tây Phương cực lạc mà chúng ta cần trân trọng tưởng nhớ tới như: Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Văn Khỏa, Trần Đình Hượu, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Đức Hiểu, Phan Cự Đệ, Bùi Duy Tân, Lê Đức Niệm, Trần Thuyết, Đinh Trọng Thanh… và nhiều tên tuổi khác.
Chúng ta cũng cùng bày tỏ lòng tri ân và tôn kính đối với những nhà giáo lão thành hiện đang là chỗ dựa tinh thần và niềm tự hào của chúng ta như: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Kim Đính, Hà Minh Đức, Đoàn Thiện Thuật, Hoàng Trọng Phiến, Lê Huy Tiêu, Nguyễn Trường Lịch, Đinh Văn Đức…
Chúng ta tự hào về quá khứ, chúng ta trân trọng những gì đã và đang có và cùng nhau bàn về tương lai.
Trước ngày diễn ra kỷ niệm này, tôi đã có một cuộc trao đổi nhỏ với lãnh đạo Khoa Văn học về việc làm thủ tục đề nghị tặng huân huy chương nhân 60 năm truyền thống của Khoa. Sau hồi cân nhắc Ban chủ nhiệm Khoa báo lại là thôi không làm hồ sơ đề nghị vì thấy trong mấy năm qua chưa có thành tựu gì thật đột xuất, chưa công bố quốc tế nhiều, chưa có đề tài, chương trình khoa học lớn. Có lẽ đây cũng là đặc điểm của khoa Ngữ Văn: Thực chất, thẳng thắn và nhiều cảm xúc trong hoạt động điều hành.
Thế gian vô thường, mọi thứ luôn biến đổi. Sự hoài niệm về Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây rất cần được tôn trọng và coi đó là một giá trị mà Đại học Tổng hợp đã tạo ra trong quá khứ. Nhưng mọi thứ vẫn phải vận động và tiến lên. Khoa Văn học ngày nay, cần tiếp tục thay đổi và thích ứng với cuộc sống mới. Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường.
Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu phê bình văn học, một nghề cần rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê. Mô hình giảng dạy nghiên cứu lý luận và phê bình văn học chuyên biệt như vậy chỉ còn tồn tại ở vài ba quốc gia trên thế giới. Việc giảng dạy ở Khoa Văn học cần theo thông lệ quốc tế, nó thiên về thỏa mãn nhu cầu phát triển tinh thần và năng lực, phẩm chất thẩm mỹ và nghệ thuật cá nhân hơn là một nghề để hành nghề như nhiều nghề khác… Cần phải tạo cho sinh viên môt nghề xác định… Ai không yêu quý Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, ai không mong muốn Khoa cứ mãi như hôm nay là không có trái tim. Nhưng sự nhận thức lý tính buộc chúng ta phải cùng nhau cân nhắc và tính toán đổi mới Khoa Văn học. Trong một thời gian dài, sinh viên học Khoa Ngữ Văn ra trường một phần làm báo, làm văn hóa, xuất bản, giảng dạy văn học và một số nghề khác. Tuy nhiên hiện nay, việc đào tạo phóng viên, các khoa Báo chí đã đào tạo ra số lượng rất lớn, số lượng giáo viên văn học cũng đã vượt quá nhu cầu ở mọi cấp… Vậy sinh viên văn học sẽ làm gì? Đây là câu hỏi lớn dành cho người quản lý từ cấp Khoa tới trường Đại học KHXH&NV. Số lượng người làm công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật chắc chắn cần số lượng rất ít. Đào tạo hàng năm cần thu hẹp số lượng sinh viên, nhưng cần giỏi và thực sự yêu nghề. Xã hội càng phát triển, số người sau khi thành danh trong các lĩnh vực khác, hoặc một sớm nào đó chợt thấy ham mê yêu thích văn chương nghệ thuật mà đi học cho thỏa nguyện bình sinh sẽ ngày càng nhiều. Xã hội càng phát triển, xu hướng này sẽ càng mạnh. Cần có phương án đào tạo đáp ứng nhu cầu này của xã hội. Định hướng đào tạo bồi dưỡng năng khiếu sáng tác và biên tập văn học nghệ thuật cần đẩy mạnh hơn. Nên tham khảo mô hình tổ chức đào tạo ngành này theo thông lệ thế giới. Rất rất ít các trường đại học tại các khu vực Âu Mỹ có riêng khoa nghiên cứu văn học. Nó là một phần trong Science of Art, phát triển theo định hướng văn hóa học và nghệ thuật học, cho đa dạng đối tượng học tập là hướng cần cân nhắc để điều chỉnh định hướng chiến lược, điều chỉnh và xây dựng các chương trình đào tạo mới, điều chỉnh định hướng chuyên môn.
Nhưng dù biến động và đổi mới theo chiều hướng nào, có một điều đặc biệt quan trọng cần phải giữ, nó là cái lõi, cái cốt, cái hồn tủy cho tất cả và cho mọi thời đại. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần thẩm mỹ, sự sáng tạo không ngừng, sự truyền thừa sư đệ, tinh thần học thuật và học phong, niềm kiêu hãnh về vị trí hàng đầu của khoa học nhân văn.
Đối với ngành Hán Nôm. Đây là ngành đặc biệt, độc đáo, đặc biệt hệ trọng với văn hóa và tinh thần nhân văn của dân tộc. Sứ mệnh truyền thừa văn hóa đã đặt ra ngay từ khi thành lập ngành và vai trò ngày càng trở nên quan trọng trong hiện tại và tương lai. Ngành này không cần đào tạo nhiều, nhưng cần chuyên sâu và cần những người yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp. Sự phát triển của ngành cũng nhiều thăng trầm. Tuy nhiên chưa bao giờ ngành được đầu tư đặc biệt tương xứng với vị trí mà nó cần được đối đãi. Tôi nói điều này không phải vì bản thân mình trưởng thành từ ngành Hán Nôm, mà giá trị tự thân và đòi hỏi của văn hóa và học thuật của dân tộc đòi hỏi dữ dội phải như vậy. Một khoa độc lập, hoặc một viện vừa đào tạo vừa nghiên cứu trong trường Đại học KHXH&NV được đầu tư đặc biệt là điều dứt khoát phải quan tâm và triển khai trong thời gian sắp tới. Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có chủ trương ưu tiên giữ vững vị trí hàng đầu của những ngành đang có lợi thế và ưu tiên đầu tư những ngành có vị trí đặc biệt lợi thế trong gây dựng uy tín thương hiệu và cạnh tranh. Ngành Hán Nôm hai lần đáng được nằm trong số đó. Lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV cần đặc biệt chú ý tới điều này để chỉ đạo (những chuyên ngành như Khảo cổ học, Hán Nôm, cần có ưu tiên đặc biệt…)
Trong thời gian sắp tới, Khoa Văn học cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Truyền thống lớn của Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội là truyền thống học thuật, là tiên phong trong nghiên cứu khoa học, tìm tòi sáng tạo và tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học và đào tạo căn bản, chắc chắn, chất lượng cao. Cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu quy mô lớn, giải quyết các vấn đề lớn của lĩnh vực chuyên môn này, chỉ có như vậy mới vực dậy được tinh thần học thuật, mới rèn được lực lượng cán bộ, mới có cơ hy vọng xây dựng các khuynh hướng, trường phái trong học thuật, điều đã từng manh nha trong các giai đoạn trước đây. Với lực lượng cán bộ trẻ trưởng thành khá nhanh và giàu năng lực như hiện nay, nếu thế hệ trước khích lệ và định hướng, lãnh đạo Khoa biết tổ chức nghiên cứu, thì một Khoa hùng mạnh là tương lai không xa.
Lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV cần quan tâm đúng và hiệu quả, có những chỉ đạo mạnh mẽ, hỗ trợ kịp thời để Khoa vượt qua những thách thức, tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế hàng đầu trong cả nước và từng bước khẳng định vị thế quốc tế.
Trên đây là mấy lời phát biểu mang tính “Tự sự kỳ tâm”, nhân dịp buổi lễ quan trọng này. Kính chúc các thầy các cô và các đồng nghiệp ngày 20.11 thật vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc từ nghề nghiệp và từ cuộc sống. Chúc tất cả các vị khác quý và các bạn sinh viên dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và bình yên.
Xin trân trọng cảm ơn!
- Nguyễn Thảo
- - Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) vừa có thông báo khẩn về việc cử sinh viên tham gia thử nghiệm đề thi minh họa bài thi THPT quốc gia năm 2017.
Thông báo này được gửi tới ban chủ nhiệm các Khoa đào tạo và cả Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ trực thuộc.
Thông báo yêu cầu các khoa đào tạo cử đủ sinh viên tham dự theo phân công (có danh sách đính kèm) của trường. Cùng đó, thông báo cho các sinh viên có tên trong danh sách được triệu tập có mặt đúng ngày, giờ để thi thử nghiệm môn Toán.
Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ sẽ cử 100 học sinh chuyên Anh có mặt ngày 25/09/2016 để thi thử môn Ngoại ngữ.
Thông báo cũng đề nghị ban chủ nhiệm các khoa đào tạo, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thông báo ngay cho các sinh viên được biết và có biện pháp đôn đốc để nhận được phản hồi xác nhận tham gia thi của các em.
Thông báo của Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) về việc cử sinh viên tham gia thử nghiệm đề minh họa bài thi THPT quốc gia năm 2016. Tương tự, Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) cũng yêu cầu các sinh viên khóa mới tham gia làm bài thi thử nghiệm đề thi minh họa bài thi THPT quốc gia 2017.
Cụ thể, các sinh viên có mặt vào 7h30 ngày 24/9 để làm bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) trong vòng 90 phút.
Chia sẻ với VietNamNet, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ sẽ thử nghiệm đề với số học sinh đã tốt nghiệp THPT năm học 2015 - 2016, cụ thể là với những em đã trúng tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo ông Ga, trên cơ sở thử nghiệm để so sánh với kết quả thi THPT quốc gia của các em, từ đó Bộ sẽ công bố đề thi minh họa.
Thanh Hùng
" alt="Sinh viên bất ngờ được huy động thử nghiệm đề minh họa thi THPT quốc gia 2017" />
Thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng xã Nghĩa Trung (Tư Nghĩa) hướng dẫn người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. - Không còn dễ nhìn, bộ ảnh khai thác nét điển trai, đậm chất high fashion của Anh Tú Atus trong trang phục Dior. Mái tóc ước, góc ảnh lạ mắt mang đến cái nhìn khác hẳn sự quen thuộc trước giờ của khán giả về Anh Tú Atus.
Nghệ sĩ Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng đang có chuyến công tác tại Pháp. Sao Việt hôm nay 10/4: Hoa hậu Đền Hùng Giáng My dành thời gian du lịch để trải nghiệm và nhìn nhận cuộc sống. Chị tự rút ra 7 điều giúp bản thân hoàn thiện và sống tử tế mỗi ngày.
Thúy Ngọc
MC Thảo Vân và hoa hậu Giáng My hơn 50 tuổi vẫn trẻ đẹp " alt="Sao việt 10/4: Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng đến nước Pháp" />MC Thảo Vân và hoa hậu Giáng My đều là những người nổi tiếng trẻ lâu.
- ·Soi kèo góc Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1
- ·Bộ Giáo dục yêu cầu cung cấp kết quả các trường chọn SGK lớp 1 trước 20/5
- ·Quận ở TP.HCM tuyển 21 giáo viên tiếng Anh, nhưng không có ứng viên
- ·Bí quyết giúp học viên chinh phục tiếng Anh của giảng viên Langmaster
- ·Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2
- ·Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
- ·Vũ Cát Tường già nua với set đồ hoa lá, Tiểu Vy rạng ngời tươi trẻ
- ·Bài toán phát triển văn hóa đọc, động lực cho xuất bản phát triển
- ·Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Atletico Tucuman, 07h30 ngày 31/1
- ·Ứng dụng chuyển đổi số phát triển nông nghiệp bền vững