Ngoại Hạng Anh

Hàng chục biệt thự liền kề khu đô thị Văn Phú nứt toác chờ sập

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-11 09:03:21 我要评论(0)

TheàngchụcbiệtthựliềnkềkhuđôthịVănPhúnứttoácchờsậgiải ýo phản ánh của người dân, đầu năm 2018, khoảngiải ýgiải ý、、

TheàngchụcbiệtthựliềnkềkhuđôthịVănPhúnứttoácchờsậgiải ýo phản ánh của người dân, đầu năm 2018, khoảng 40 căn nhà liền kề kiên cố tại các dãy: TT1, 30, 33, 35 Khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông) đã bắt đầu bị lún nứt.

Ngày 8/4, ghi nhận của PV VietNamNet tại đây những căn nhà biệt thự, liền kề có giá cả chục tỷ đồng nhằng nhịt những vết nứt. Các vết nứt ngày càng rộng hơn, nền càng lúc càng lún sâu. Nhìn từ bên ngoài có thể thấy rõ bậc tam cấp cao hẳn so với nền đất lún.

{ keywords}
Căn nhà cả chục tỷ đồng bị nứt toác có thể đưa được cả bàn tay qua khe tường.

Chia sẻ với VietNamNet, ông Trịnh Văn Long (nhà 07-TT35) cho rằng, tình trạng sụt lún này xuất hiện khi thi công hạ ngầm đường dây điện 110KV trên con đường 24m chạy dọc theo vị trí nhà của những hộ dân.

Theo ông Long, tháng 1/2018, Công ty CP đầu tư Trung Việt (Công ty Trung Việt) đã tiến hành hạ đường cáp ngầm trên tuyến đường 24m. Trong quá trình thi công đào con đường này, với độ sâu 3m, chiều rộng 3m, làm nền nhà, rạn lứt tường, bể nước, bể phốt khoảng 80 hộ dân bị ảnh hưởng. Đến nay công trình hạ ngầm cáp đã dần hoàn thiện. 

{ keywords}
Những bức tường chằng chịt băng dính dán những vết nứt để tránh chuột, côn trùng bay vào nhà.

Chị Đỗ Thị Quyên (nhà 01-TT35) cho biết, hiện cửa chính và cửa cuốn của gia đình tôi không thể mở được do vênh với nền nhà nên gia đình phải đi cửa bên rất bất tiện.

Chỉ vào những vết nứt trong nhà dán chằng chịt băng dính chị Quyên cho hay gia đình phải dán như vậy để chuột, côn trùng không bay vào nhà.

“Cả nhà tôi bây giờ nứt toác hết cả, móng nhà thì bị sụt xuống nhìn trơ cả bê tông. Gần một năm nay rồi gia đình sống trong sự hoang mang lo sợ. Ở trong nhà mình nhưng không hề cảm thấy an toàn bởi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bất cứ lúc nào” – chị Quyên thở dài.

Tranh cãi nguyên nhân, dân vẫn ‘nơm nớp’ chờ

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, ngày 4/3/2019, UBND phường Phú La đã tổ chức buổi làm việc giữa bốn bên gồm chính quyền phường, Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Việt, chủ đầu tư khu đô thị Văn Phú và đại diện các hộ dân.

Về phía người dân, yêu cầu chủ đầu tư bồi thường khắc phúc hậu quả do thi công Dự án hạ ngầm đường điện 110 KV, yêu cầu chủ đầu tư khẳng đinh rõ có đền bù, khắc phục hay không, nếu đền bù khắc phục tiến độ như thế nào? Đồng thời yêu cầu UBND phường có chỉ đạo giải quyết vấn đề này cho người dân. 

{ keywords}
Nhiều căn liền kề tại khu đô thị Văn Phú bỏ hoang không người ở cũng đang xuống cấp trầm trọng. 

Trong khi đó, đại diện Công ty Trung Việt thì cho rằng: Việc sụt lún đã xảy ra từ năm 2012, nguyên nhân chính là do địa chấn, về phía công ty khẳng định thi công không gây sụt lún.

Đại diện phía chủ đầu tư Văn Phú lại khẳng định: Công ty xây dựng các khu thấp tầng từ năm 2010 đã bàn giao cho khách hàng, nhà thấp tầng được xây dựng theo đúng quy định, quá trình bảo hành không nhận được văn bản nào đề nghị bảo hành.

Đây không phải lần đầu tiên UBND phường Phú La tổ chức đối thoại giữa các bên nhưng vẫn chưa thể giải quyết vấn đề một cách thoả đáng.

Điều đáng nói, theo phản ánh của người dân, ngay từ tháng 3/2018, các hộ gia đình tại đây đã cùng ký đơn gửi tới UBND phường Phú La và Đội Thanh tra xây dựng quận Hà Đông đề nghị xem xét, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tình trạng lún nứt, hư hại nhà cửa. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được trả lời và có phương án giải quyết. Và hàng chục hộ dân vẫn tiếp tục “sống trong sợ hãi” với nhiều lo lắng bất an từ chính căn nhà của mình.

B.Tâm- P. Lam – H.Khanh

Xoá sổ chung cư hoang tàn trên ‘đất vàng’ Hà Nội

Xoá sổ chung cư hoang tàn trên ‘đất vàng’ Hà Nội

Trong tháng 11 sẽ hoàn thành việc cưỡng chế hộ dân cuối cùng để thực hiện dự án Cải tạo chung cư cũ L1, L2 (Khu Nam Thành Công) tại số 93 Láng Hạ.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Cô con gái của chị cố tỏ ra mạnh mẽ. Ngay từ nhỏ, cô bé ấy đã được rèn luyện tính tự giác cao độ. Mê thể thao, tập luyện đến trầy trật chân tay đau điếng nhưng em cũng không một lời than vãn. Có lẽ chính cái tinh thần thể thao ấy đã giữ cho cô bé được thăng bằng khi gặp sóng gió cuộc đời.

Mẹ cô chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh, không biết bao nhiêu lần suy sụp khi biết con mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Chị bảo rằng chị còn yếu đuối hơn cả con gái. Chị đã khóc rất nhiều. Có những lúc nhìn con đau quá, chị khóc dường như không thể ngừng được. Khóc đến mức cô con gái nói, nếu mẹ khóc nhiều như vậy, con cũng không còn tinh thần để chữa bệnh.

Nỗi đau quá lớn, sự tuyệt vọng của người mẹ dường như không thể dừng lại được.

Chị Ngọc Ánh nói với con: "Con cho mẹ khóc nốt lần này nữa, mẹ khóc cho nhẹ lòng. Sau này mẹ sẽ không khóc nữa, mẹ con mình cùng cố gắng vượt qua".

Bé Huỳnh Thị Bình Nguyên (sinh năm 2004 ở số 5 đường Thống Nhất, TP Đà Lạt) phát hiện ra bệnh qua một dấu hiệu giống như chấn thương phần mềm. Chỉ một lằn nhỏ ở đùi em cảm thấy đau nhói sau trận tập cầu lông. Vậy mà chỉ sau 1 tuần cả gia đình bàng hoàng khi bác sĩ thông báo, bé Bình Nguyên bị ung thư phần mềm vùng đùi cần mổ sớm. 

{keywords}
 Mẹ ơi con sắp được về nhà chưa? Ảnh Đức Toàn

Chặng đường chữa bệnh của Bình Nguyên còn dài

Đến nay, bé đã điều trị được 10 toa thuốc, tiền bạc trong nhà càng ngày càng kiệt quệ. Thậm chí chị gái của Bình Nguyên đậu đại học cũng phải chấp nhận nghỉ vì cha mẹ không còn tiền cho học.

Chặng đường chữa bệnh của Bình Nguyên còn dài, nếu như chỉ có nghị lực của cô bé thì chưa đủ. Bé đang cần thêm tiền để mua thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế.
Mẹ đan len ngày được 60 ngàn

Nghề đan len của chị Ngọc Ánh đã có từ nhiều năm trước. Thời gian và sự thay đổi của nghề nghiệp, nghề đan len càng ngày càng mai một thu nhập rất thấp. Có thời điểm chị Ngọc Ánh đã bỏ nghề để làm giúp việc nhưng không còn thời gian chăm sóc con cái chị lại quay về dệt len.

Anh Huỳnh Văn Đẩu làm công nhân ở vườn hoa mỗi tháng chỉ có 1 khoản lương cố định 6 triệu đồng nuôi con ăn học nên gia đình cũng chỉ tạm đủ sống.

Con trai lớn của anh chị đang làm nghĩa vụ quân sự nên chưa  kiếm ra tiền. Sau một thời gian dài chữa bệnh cho con bằng những khoản tiền vay mượn, đến nay họ không biết làm cách nào có thêm tiền cho con chữa bệnh.

Chia sẻ với chúng tôi chị Ngọc Anh nói: "Cháu trông từng ngày để được về nhà. Bác sĩ nói phác đồ của cháu là 15 toa, cháu đã qua được 10 toa rồi. Cháu cứ nói mẹ ơi cố 5 toa nữa thôi là con được về nhà. Mẹ cố gắng kiếm tiền nhé. Cháu đâu có biết mẹ đã nợ nần chồng chất và khoản tiền để lo 5 toa còn lại tốn kém thế nào đâu. Trước mặt con tôi vẫn cứ động viên cháu, nhưng thực tế tôi rầu lắm vì tôi đã hết cách vay tiền".  

{keywords}
Nếu như không còn tiền điều trị, tính mạng bé sẽ nguy kịch. Ảnh Đức Toàn

Hy vọng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm cùng chung tay chia sẻ để cô bé Bình Nguyên có cơ hội được tiếp tục chữa bệnh.

 Đức Toàn

Mọi sự ủng hộ xin gửi theo địa chỉ:

1. Gửi trực tiếp: Anh Huỳnh Văn Đẩu số 5 đường Thống Nhất phường 10, TP Đà Lạt số điện thoại 0911 428 391

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.194  Bé Huỳnh Thị Bình Nguyên (sinh năm 2004 ở số 5 đường Thống Nhất, TP Đà Lạt) 

  Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

 
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436



" alt="Mẹ ơi đừng khóc nữa, mẹ khóc hoài con không còn tinh thần chữa bệnh!" width="90" height="59"/>

Mẹ ơi đừng khóc nữa, mẹ khóc hoài con không còn tinh thần chữa bệnh!

Nguyễn Đăng Anh Quân (1997, Hà Nội), Phan Hồng Sơn (1997, Ninh Bình), Lê Thế Hưng (1995, Thanh Hóa) là 3 trong số 24 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc trong kỳ tốt nghiệp sớm của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 16/5. Trong đó, Nguyễn Đăng Anh Quân chính là người đạt điểm số cao nhất toàn trường (3.85/4.0) tại đợt tốt nghiệp này.

Cả 3 chơi với nhau kể từ năm nhất, khi gặp gỡ và biết nhau do cùng theo đuổi chuyên ngành Tự động hóa Công nghiệp.

{keywords}

Lê Thế Hưng (thứ 1 từ bên trái), Nguyễn Đăng Anh Quân (thứ 3 từ bên trái), Phan Hồng Sơn (thứ 4 từ bên trái)

“Thật bất ngờ khi cả 3 đến từ những vùng quê khác nhau, tính cách cũng không có gì giống vì anh Hưng tính trầm, ít nói còn Sơn lại sôi nổi và nói rất nhiều, nhưng cuối cùng lại có thể chơi với nhau và dung hòa được mọi thứ”, Anh Quân kể.

Cũng kể từ khi kết thân, cả 3 đặt ra mục tiêu sẽ phải cố gắng tốt nghiệp trước thời hạn và đạt bằng xuất sắc. Vì thế, ngay từ những môn học đầu tiên tại giảng đường đại học, Quân, Sơn và Hưng đã thống nhất lên một chiến lược học tập cụ thể, trong đó chú trọng việc học nhóm và coi đây là phương pháp học tập hiệu quả nhất.

Quân cho biết, nhóm học ban đầu chỉ có 3 người, nhưng dần dần số người xin được “kết nạp” tăng lên. Đến năm thứ hai, nhóm học của Quân đã tăng lên 9 bạn và chỉ duy trì sĩ số như vậy cho đến khi ra trường.

Hàng ngày, cả nhóm tụ tập cùng làm chung một đề, sau đó trình bày cho nhau nghe về hướng giải quyết. Ngoài “nhóm chat thi cử” trên facebook dùng để chia sẻ đề thi và là nơi trao đổi bài học, cả nhóm còn thường xuyên tụ tập trực tiếp tại nhà của một người bạn bất kỳ trong nhóm để giải đáp thắc mắc.

“Qua tranh luận, mọi người sẽ biết được mình đúng chỗ nào và sai ở đâu. Cứ người này không hiểu thì người kia giảng cho, nhờ vậy bản thân sẽ rút kinh nghiệm rất nhanh và nhớ rất lâu”, Quân cho biết.

Để thuận lợi, cả nhóm luôn đăng ký vào học chung một lớp để tiện cho việc ôn tập cuối môn. Theo Quân, làm việc nhóm quan trọng nhất phải có một người “leader” dẫn dắt, vạch ra các đầu việc cần làm, cần ôn.

Sau đó, người này cũng sẽ phân chia nhóm làm đề cương ôn tập ngay trong quá trình đầu tiên của môn học và có vai trò thúc đẩy, đôn đốc mọi người cùng làm. Nhờ vậy, đến khi hết môn, cả nhóm đã có thể nắm vững lý thuyết và cùng nhau luyện đề.

“Quy tắc trong nhóm của tụi em là không được giấu dốt mà có điều gì khó hiểu phải trao đổi thẳng thắn với nhau. Làm việc nhóm có một lợi thế là người này chững lại thì những người sau có vai trò thúc đẩy bạn đi nhanh hơn”. Nhờ vậy, ngoài Quân, Sơn và Hưng, những bạn còn lại trong nhóm cũng đều tốt nghiệp loại giỏi.

Vui và tự hào khi “bạn bè cùng kéo nhau lên” và ra trường trước thời hạn 1 kỳ, Quân cho rằng điều này “thật bõ công những khi tranh luận nảy lửa về một vấn đề nào đó”.

{keywords}

Ở môi trường học tập vốn được coi “dễ đánh mất tuổi thanh xuân vì liên tục trượt môn” như Bách khoa nhưng các nam sinh đã cùng nhau đi qua suốt 5 năm đại học. 

Mặc dù được gọi là những “siêu nhân” nhưng theo Quân, cả nhóm vẫn luôn “chơi hết mình”. Không phải những người chỉ biết “mọt sách”, cả nhóm còn thường xuyên lên kế hoạch đi chơi xa cùng nhau, bất chấp những lần trời mưa to để lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp nhất của thời sinh viên.

Ở môi trường học tập vốn được coi là “dễ đánh mất tuổi thanh xuân vì liên tục trượt môn” như Bách khoa nhưng các nam sinh đã cùng nhau đi qua suốt 5 năm đại học. Dù chỉ mới tốt nghiệp nhưng tất cả đều đã có một công việc tốt ở các công ty có tiếng.

"Trong trường, chúng em được các thầy cô dạy rồi mới thi, nhưng khi bước ra cuộc sống, chúng em được đường đời giao bài thi rồi mới rút ra bài học. Em hi vọng có thể dùng những kiến thức được các thầy cô truyền đạt để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống phía trước”.

Quân cho biết, hiện tại các thành viên của nhóm mỗi người làm ở một công ty khác nhau với những mảng khác nhau. Tuy nhiên, cả nhóm đã lên kế hoạch, sau một thời gian khi đã vững vàng hơn về chuyên môn sẽ tiếp tục quay trở lại, đồng hành, tập hợp những “khối óc” để cùng phát triển một công ty chung.

“Đây là điều kỳ vọng lớn nhất của tụi em. Hy vọng, không chỉ đồng hành cùng nhau trong những năm tháng tại giảng đường, sau này, chúng em sẽ lại trở thành những người đồng nghiệp cùng sát cánh bên nhau để tạo nên một điều gì đó của riêng mình”, Quân chia sẻ.

Phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm 2020 (đợt 20191) cho gần 1.800 tân kỹ sư, cử nhân, PGS.TS Hoàng Minh Sơn gửi những lời nhắn nhủ thiết thực đến học trò về con đường phía trước: "Các em muốn phát triển và đi xa, hãy luôn tâm niệm: Học, học nữa, học mãi. Chỉ sự nỗ lực mới làm nên thành công. Các em cũng đừng vội vàng đặt mục tiêu kiếm tiền hay đạt vị trí cao, cũng đừng quá câu nệ phải vào một công ty lớn, hãy tìm những công ty mình có thể học hỏi nhiều nhất". 

Trong đợt này trường có 26 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, 224 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và 1.006 tốt nghiệp loại khá.

Thúy Nga

Nữ sinh Thái Lan tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội

Nữ sinh Thái Lan tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội

 - Lalitpat Kerdkrung, sinh viên ngành Việt Nam học vừa xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) với số điểm tích lũy là 3.92/4.

" alt="3 cậu bạn thân Bách khoa cùng ra trường sớm, tốt nghiệp loại xuất sắc" width="90" height="59"/>

3 cậu bạn thân Bách khoa cùng ra trường sớm, tốt nghiệp loại xuất sắc