Trong số gần 40 thanh niên lên đường nhập ngũ của quận Cầu Giấy năm nay, Thu Trà được mọi người dồn sự chú ý khi là 1 trong 2 cô gái đặc biệt.
Tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngành Kế toán, ra trường 2017, Trà kể em vẫn đang làm một công việc theo lĩnh vực kinh tế là bán hàng, thu ngân và kiểm kho cho một công ty tư nhân.
Quyết định nhập ngũ đến với cô gái trẻ sau nhiều lần trò chuyện với người chú của mình là bộ đội chuyên nghiệp trong quân ngũ. Em cảm nhận thấy rằng môi trường quân đội rèn luyện cho con người ta nhiều điều trong cuộc sống và rồi ngày càng yêu thích và muốn thử sức mình hơn.
“Thực sự trước đây em cũng học không được giỏi cho lắm, biết sức mình nên không có ý định thi vào các trường khối quân đội. Em thấy môi trường quân đội sẽ tôi luyện cho bản thân mình những tác phong của người lính, nhất là tinh thần thép và sự đúng giờ giấc. Được gia đình và bố mẹ động viên ủng hộ nên em đã quyết định viết đơn xin gia nhập”, Trà thành thật.
Thực tế, Trà đã có quyết định này từ năm ngoái song thời điểm đó do không đủ điều kiện về sức khỏe nên em chưa thể lên đường nhập ngũ. Năm nay, Trà quyết tâm để có cân nặng đạt yêu cầu và tiếp tục viết đơn xin có thể được đi.
Quyết định nhập ngũ đồng nghĩa với việc, Trà chấp nhận sẽ phải sinh hoạt và rèn luyện khắc khổ trong môi trường quân đội, kể cả là nữ giới, trong vòng 2 năm.Cũng vì lường trước được những khó khăn sẽ phải vượt qua nên em đã chuẩn bị tinh thần từ rất sớm. Khó khăn lớn nhất mà cô gái trẻ nhận thức rõ nhất là việc phải luyện tập thể lực để đáp ứng đòi hỏi khốc liệt của quân đội.
“Thật sự giờ trong đầu em không hề có suy nghĩ sợ vất vả hay khó khăn. Còn giờ giấc quy củ hay kỷ luật nghiêm em không cho đó là khó khăn mà sẽ là điều tốt cho bản thân em và mọi người. Hay cả việc ngủ ít đi hay phải dậy sớm hơn mỗi ngày cũng không phải quá khó và phải quyết tâm để rèn luyện.
Em đã có kế hoạch từ rất lâu nên hiện giờ đang rất háo hức cho hành trình mới của mình và không hề lo ngại. Em cũng lường trước việc sẽ không được đàn đúm, tham gia các cuộc vui với bạn bè như ở nhà. Bản thân em cũng chưa có người yêu nên rất sẵn sàng cho việc này mà không hề ràng buộc”, Trà hóm hỉnh.
Nếu phấn đấu tốt em hy vọng có thể tiếp tục học thêm để có thể theo quân đội chuyên nghiệp.
“Nếu rèn luyện tốt em có thể sẽ được phân công vào một đơn vị bộ đội và em rất hào hứng khi nghĩ đến ước mơ đó”.
Tôi hỏi là con gái bỏ ra từng ấy thời gian học đại học về chuyên ngành kinh tế, giờ đây ấp ủ cơ hội vào quân ngũ, liệu có phí phạm và tiếc cho những kiến thức, Trà đáp: “Thực sự em không nghĩ quyết định này sẽ khiến mình mất đi những gì đã được học nên không hề tiếc nuối. Bởi những kiến thức được học sau này mình vẫn có thể sử dụng được trong cuộc sống. Và biết đâu, nếu may mắn được phân công về một đơn vị nào đó mình vẫn có thể làm việc được lĩnh vực đó nếu được phân công”.
Có lẽ cô gái trẻ cũng thêm vững tin hơn khi cùng với mình, ít nhất có cô bạn cùng quận Cầu Giấy là Vũ Khánh Linh (sinh năm 1995, tốt nghiệp Trường ĐH Lao động Xã hội) cũng tình nguyện lên đường.
“Em sẵn sàng cho mọi sự điều động để phục vụ đất nước và thấy đây là vinh dự đối với bản thân mình. Em hy vọng những phẩm chất của người lính có thể giúp mình vận dụng được nhiều hơn trong cuộc sống sau này”, cô gái trẻ thể hiện sự quyết tâm.
Đầu tháng 3, Trà và những người trẻ sẽ lên đường nhập ngũ.
Thanh Hùng
Cảm giác của những thanh niên xưa khi được gọi nhập ngũ
Chắc hẳn thanh niên nào cũng sẽ được trải qua cảm giác cầm trên tay mình tờ giấy gọi nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hãy cùng xem những thanh niên xưa, họ đã phản ứng thế nào khi được gọi đi bảo vệ tổ quốc.
" alt="Cô gái trẻ tình nguyện lên đường nhập ngũ"/>
Một trong những bức ảnh đẹp về đội tuyển U23 Việt Nam sau trận chung kết ngày 27/1. Ảnh: T.H
Vì chúng ta được trở lại thành những đứa trẻ khi xem bóng đá. Không có bóng đá, liệu mấy khi người lớn chúng ta được nhảy cẫng, hò hét, dễ dàng bắt tay, ôm chầm người xa lạ? Ngày có bóng đá, đi đường lỡ đụng nhau một cái cũng dễ cười xòa “Việt Nam vô địch”, tụ tập dưới lòng đường hò hét không bị công an “mắng”, đội mưa đi chơi không ngại ốm. Chỉ có trẻ con mới làm được như thế. Chỉ có trẻ con mới hạnh phúc đến thế. Những trận đấu của U23 còn khiến cho những người lớn tưởng nghiêm nghị lì lợm phát hiện ra rằng, trời ơi, mình còn đầy cảm xúc sống động. Cuối tuần này, chúng ta được về với cảm xúc của trẻ thơ.
Nhiều người hơi trẻ thổ lộ rằng, sau bao lâu không quan tâm đến bóng đá nước nhà, từ nay, họ sẽ xem bóng đá Việt Nam. U23 đã vực dậy niềm tin cho những người hơi trẻ. Niềm tin đó không giới hạn ở thi đấu bóng đá, mà rộng hơn rất nhiều, đó là niềm tin rằng người Việt có thể đoàn kết, không sợ hãi, xóa bỏ mặc cảm tự ti, kỉ luật, kiên cường, ham học hỏi, và trên hết, yêu thương con người.
Niềm tin vừa được vực dậy, nghĩa là niềm tin đã và đang bị mất đi… rất nhiều. Mất ở bản thân hay ngoài bản thân thì... tùy. Khán giả cháy bỏng tình yêu với U23, theo một nghĩa nào đó, vì tìm kiếm niềm tin ở nơi mà mình đánh mất.
Ngày mai và vài ngày sau nữa, có lẽ câu chuyện bóng đá sẽ còn được nhắc đến. Kì tích và nét đẹp tinh thần của đội bóng giống như một câu chuyện cổ tích.
Những đứa trẻ vốn có thói quen nghe đi nghe lại một câu chuyện cổ tích mà chúng yêu, điều này giúp xoa dịu những lo hãi mà chúng vẫn phải đương đầu (mà không biết), giúp chúng tràn đầy năng lượng sống. Mọi đứa trẻ đều yên tâm rằng những cái xấu luôn bị đánh bại, trong truyện cổ tích. Chúng nghe chuyện cổ tích mỗi ngày, rồi đi ngủ, rồi thức giấc, rồi lại nghe... cho đến khi chúng sẵn sàng khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia, nhìn vào chính vấn đề mà chúng phải đương đầu, bắt đầu giải quyết vấn đề của chính mình với tư cách là nhân vật chính của truyện cổ tích. Ở thế giới rộng lớn ấy, chúng học được rằng cái xấu không chờ để bị đánh bại.
Người lớn chúng ta vừa có một câu chuyện cổ tích mang tên U23. Ngày mai là một ngày mới, chúng ta sẽ thức giấc, những điều hào hứng và cả những gánh nặng đang ở phía trước. Cái xấu không chờ để bị đánh bại. Bạn sẽ đương đầu với cái xấu nào trước tiên đây? Và bằng tinh thần nào mà bạn khâm phục ở đội tuyển U23?
Thức giấc để ngủ tiếp, hay thức giấc để khám phá và lớn lên. Đó là sự lựa chọn.
Hà Nội, đêm 28/1
Đặng Hoàng Ngân (Khoa Tâm lý học, ĐH Khoa học và Xã hội Nhân văn Hà Nội)
" alt="U23 Việt Nam, cổ tích và khi đứa trẻ thức giấc"/>