Trong công văn gửi các bộ,ốngnhấtdùngmạngtruyềnsốliệuchuyêndùngtrongliênthôngvănbảnđiệntửtin tuc 24 cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà ký ngày 2/6/2016, Văn phòng Chính phủ cho biết, thực hiện Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, đến nay Văn phòng Chính phủ đã liên thông văn bản điện tử với 6 bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua trục liên thông Chính phủ trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước do Cục Bưu điện Trung ương quản lý, được quy định tại Thông tư 23 ngày 11/8/2011 của Bộ TT&TT. Để đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai kết nối giữa các cơ quan nhà nước, Văn phòng Chính phủ đề nghị các cơ quan, đơn vị khi liên thông gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp hành chính từ trung ương đến địa phương thống nhất sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 14/10/2015 hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ được xác định là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyêt 36a. Nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai. |