





Cũng trong ngày khởi động dự án bệnh viện, UBND TP. Phú Quốc và UBND phường An Thới tổ chức Lễ khởi động Bãi tắm công cộng Bãi đất đỏ, trục đường đi bộ ven biển thuộc dự án Quảng trường biển quốc tế. Dự án này được xem là bước đi tiếp theo của chính quyền địa phương, trong chiến dịch chỉnh trang và hiện đại hóa bộ mặt đô thị của thành phố biển đảo.
Trong tương lai, dự án Quảng trường biển quốc tế sẽ là một không gian công cộng hoàn chỉnh, với trục quảng trường hướng biển - nơi trình diễn nhạc nước, ánh sáng, các lễ hội, triển lãm quốc tế quy mô lớn, carnival ngoài trời… Đây là một trong các dự án hướng tới mục tiêu lớn được đặt ra trong Đồ án quy hoạch chung TP. Phú Quốc đến năm 2040: trở thành một đô thị biển đảo; trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao; trung tâm thương mại, dịch vụ và chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Việc khởi động cùng lúc nhiều dự án dân sinh có chất lượng và đẳng cấp cho thấy, Phú Quốc đã và đang quyết liệt tạo một diện mạo đô thị hoàn toàn mới, dần định vị hình ảnh của thành phố biển đảo như một nơi đáng đến để đầu tư, an cư và lập nghiệp.
Đón đầu làn sóng khách quốc tế tới Phú Quốc
Sau một loạt các đường bay mới từ Hàn Quốc và các nước Trung Á, Đông Âu, từ 20/12, một đường bay thẳng từ Singapore đến Phú Quốc tiếp tục được mở, với tần suất 3 chuyến khứ hồi/tuần. Cùng với chính sách miễn visa trong vòng 20 ngày và những đường bay thẳng đi quốc tế đang được bổ sung, Phú Quốc khẳng định sức hút với dòng khách quốc tế và các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore…
Hiện mỗi tuần, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có hơn 150 chuyến bay quốc tế. Theo báo cáo từ Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc dự kiến có thể đón tới 5,96 triệu lượt khách du lịch cả năm 2024, khách quốc tế là 962.000 lượt khách, đạt mức cao hơn trước đại dịch Covid-19, dự kiến năm 2025 con số khách quốc tế sẽ đạt khoảng 1 triệu lượt.
Một loạt các khu nghỉ dưỡng hạng sang như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, New World Phu Quoc Resort, Premier Village Phu Quoc, Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay… trải dọc các bãi biển đẹp nhất hành tinh. Một loạt các sản phẩm, dịch vụ du lịch giải trí mới mẻ, đẳng cấp được ra mắt như show diễn Kiss of The Sea với màn pháo hoa nghệ thuật hàng đêm trên biển, hay nhà hàng bia thủ công Sun Bavaria Bistro trên bãi biển tại Thị trấn Hoàng hôn… Tất cả đang làm nên diện mạo mới cho thiên đường du lịch, nhưng với mức chi phí hợp lý và rẻ hơn nhiều so với các điểm đến nổi tiếng tại châu Á như Bali, Maldives…
Theo ông Trần Minh Khoa - Chủ tịch UBND Phú Quốc: “Thời gian gần đây, du khách có xu hướng đến Phú Quốc để an dưỡng, nghỉ dưỡng, vui chơi, mang tính chất ngắn hạn. Định hướng sắp tới, Phú Quốc sẽ thu hút du khách đến đây theo chu kỳ hàng tuần, xa hơn nữa sẽ trở thành nơi an cư lạc nghiệp của các chuyên gia nước ngoài, hiện đang sinh sống và làm việc ở những quốc gia lân cận Việt Nam”.
Cũng theo ông Trần Minh Khoa, hiện nay kết cấu về hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay, đường xá… về cơ bản đã hoàn thiện tương đối đồng bộ, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu to lớn sắp tới, đặc biệt những du khách đi đường biển bằng tàu siêu trường siêu trọng.
Được biết, để đón làn sóng khách quốc tế, Phú Quốc đang thực hiện đầu tư cảng hành khách quốc tế, thi công để đón 3.000-4.000 khách một lần lên bờ. Dự kiến cảng sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2025. Thành phố cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư nâng cấp sân bay, xây dựng đường băng thứ 2 tại sân bay Phú Quốc. Đồng thời, cùng với việc đẩy mạnh các giải pháp chỉnh trang đô thị, xử lý rác thải, thành phố cũng đang có các dự án quy hoạch bảo tồn biển nhằm giữ gìn hệ sinh thái biển xứng danh đảo Ngọc.
Những hành động quyết liệt trong công tác chỉnh trang đô thị gần đây, sự mạnh mẽ trong việc triển khai hàng loạt dự án công cộng đẳng cấp quốc tế, Phú Quốc định hình phát triển bền vững, lấy du lịch làm trung tâm. Tương lai gần, Phú Quốc sẽ không chỉ được biết đến là hòn đảo đẹp thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Maldives) như Travel+Leisure đã công bố, mà còn là nơi đáng đến và đáng sống bậc nhất tại khu vực châu Á.
Lệ Thanh
">Với những người thuộc giới LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) như Ngân và Linh, chuyện yêu và được yêu vốn đã khó, chuyện được gia đình hai bên chấp nhận, tổ chức đám cưới lại càng khó bội phần.
Bốn năm yêu nhau, cả hai luôn khát khao được trở thành cô dâu – chú rể. Họ vẫn luôn cho rằng việc được tham dự hôn lễ long trọng của chính mình là điều xa vời. Không ngờ có một ngày, mong muốn ấy đã trở thành hiện thực.
Ngân và Linh nhận ra giới tính thật của mình từ sớm nhưng luôn che giấu. Đến khi không thể giấu giếm được cảm xúc với người đồng giới, họ mới can đảm công khai.
Bốn năm trước, họ quen nhau khi tham gia một nhóm LGBT. Linh chủ động theo đuổi Ngân, nhắn tin hỏi thăm và kiếm cớ gặp mặt trực tiếp. Khi Ngân ốm, Linh mua thuốc, đồ ăn tẩm bổ cho cô. Sự chu đáo của Linh khiến Ngân rung động.
Quen nhau 2 tháng, Ngân trở lại TPHCM làm việc. Bất chấp việc phải yêu xa, Linh vẫn cố gắng theo đuổi Ngân, mong muốn trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của cô. Thấy đối phương kiên trì và chân thành, Ngân đồng ý thành đôi.
Tình yêu của cặp đôi được gia đình Mai Linh ủng hộ, nhưng lại bị cha mẹ Thu Ngân phản đối kịch liệt. Họ hết mực khuyên Ngân suy nghĩ lại vì lo lắng xu hướng giới tính, tình cảm của con gái chỉ là nhất thời.
“Ba mẹ phản đối khiến tụi mình buồn nhưng không nản lòng. Linh vẫn thường xuyên đến nhà thăm hỏi ba mẹ mình, thái độ lễ phép.
Ba mẹ Linh thì khác, rất yêu quý mình. Sau vài lần gặp gỡ, mình đã gọi ‘ba mẹ’, xưng ‘con’. Ba Linh giới thiệu mình với họ hàng, làng xóm ‘đây là vợ của con gái tui, là con dâu của tui’”, Ngân kể.
Vào dịp sinh nhật bố của Ngân, Linh đến nhà chơi, mang theo quà tặng là một đôi giày. Đôi giày vừa chân khiến bố Ngân xúc động, nhận ra sự tinh tế, chu đáo của cô gái Tiền Giang.
Ông dần mở lòng, nhìn thấy nhiều hơn những ưu điểm của Linh và thấu hiểu tình cảm chân thành của các con.
Điều đặc biệt bố dành cho con gái
Thế nhưng, từ mở lòng, chấp nhận đến thấu hiểu và đồng ý cho các con tổ chức đám cưới là một khoảng cách rất xa. Thu Ngân và Mai Linh phải nỗ lực rất nhiều để có một đám cưới trọn vẹn như các cặp đôi khác.
Trong 4 năm yêu xa, tình cảm của Ngân và Linh luôn tốt đẹp. Nhưng họ vẫn khao khát có một đám cưới chính thức, xem nó như một dấu mốc trọng đại, một sự ràng buộc về trách nhiệm để tình yêu thêm vẹn tròn.
Đám cưới được gia đình Mai Linh ủng hộ nhưng bố mẹ Thu Ngân vẫn... ngập ngừng. Họ sợ đám cưới rình rang bị người đời dị nghị khiến con cái tổn thương.
Thấy con gái kiên định, bố Ngân hỏi: “Giờ con muốn thế nào?”. Ngân đáp: “Con muốn làm đám cưới”. Bố cô im lặng nhưng sau đó âm thầm tìm hiểu về đám cưới của các cặp đôi LGBT và tổ chức cho con một hôn lễ chu đáo.
Đám cưới của cặp đôi được tổ chức vào tháng 6 tại TPHCM và tháng 7 tại Tiền Giang.
Trước đó, hai bên gia đình qua lại nhiều lần để chọn ngày cưới và bàn cách tổ chức đám cưới. Mọi nghi thức như dạm ngõ, ăn hỏi, đưa – đón dâu,... được thực hiện đầy đủ như mọi đám cưới truyền thống.
![]() | ![]() |
“Mình không ngờ, ba tìm hiểu rất kỹ về các nghi thức cưới. Trong hôn lễ, ba chủ động nắm tay mình, dắt mình đi từ cổng đến sân khấu cưới, trao tay mình cho bạn đời.
Ba gửi gắm mình cho nhà bên, mong con gái một đời hạnh phúc. Khoảnh khắc đó, mình khóc nấc vì xúc động”, Ngân kể.
Đám cưới tổ chức rình rang, nhà Ngân đãi 35 mâm cỗ cưới, nhà Linh đãi 50 mâm. Họ hàng, làng xóm đều chúc mừng cho hạnh phúc của đôi bạn trẻ.
Đám cưới ý nghĩa với sự chứng kiến của hai bên gia đình khiến Thu Ngân và Mai Linh mãn nguyện. Với họ, đó là dấu mốc trọng đại của cuộc đời.
Trong tương lai, cặp đôi sẽ lên kế hoạch sinh con để gia đình thêm gắn kết.
Ảnh: NVCC