TIN LIÊN QUAN:
Thử những kỹ năng làm mới "chuyện yêu"
Điểm 'B' mới là chìa khóa?Đổimớiđểmặnnồnghơquang anh rhyder
5 bí quyết giúp làm mới chuyện phòng the
"Chuyện ấy" tuổi nào mới là "lực sĩ"?
Thế nào mới là 'lên đỉnh'?
Nhiều tiểu thương gặp khó
Trong thời kỳ bùng nổ của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada…, các bạn trẻ, thậm chí cả những cô, dì lớn tuổi cũng dần thay đổi thói quen mua sắm. Thay vì đến các ngôi chợ để mua hàng, giờ đây với chiếc điện thoại trong tay, nhiều người chỉ cần nằm ở nhà, truy cập vào các sàn thương mại điện tử cũng có thể mua sắm cho mình những mặt hàng ưng ý.
Ngoài việc thu hút khách hàng bằng nhiều ưu đãi, các sàn thương mại điện tử cũng cho phép người dùng tổ chức các phiên livestream bán hàng trực tuyến để quảng bá các sản phẩm với khách hàng.
Tại những phiên bán hàng trực tuyến này, người bán có thể chủ động “chốt đơn”, trả giá hay có những ưu đãi để chiều lòng khách hàng. Nhờ thế, có những người kiếm được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau những phiên bán hàng trực tuyến như vậy.
Không chỉ tại các sàn thương mại điện tử với những mặt hàng như quần áo, giày dép, phụ kiện… được nhiều người dân ưa chuộng, hiện nay tại các siêu thị như Winmart cũng có dịch vụ đi chợ trực tuyến. Điều này khiến cho nhiều người ngày càng bỏ qua chợ truyền thống để hướng đến những lựa chọn tiện lợi hơn.
Chính điều này đang khiến cho những tiểu thương buôn bán theo cách truyền thống rơi vào cảnh ế ẩm. Trước xu thế thời đại, họ bắt buộc phải bắt kịp với xu thế công nghệ mới có thể cải thiện tình hình kinh doanh.
Dạo một vòng quanh các khu chợ truyền thống tại Huế như chợ Bến Ngự, chợ An Cựu, chợ Trường An, chợ Đông Ba, không khó nhận ra tình cảnh đìu hiu, vắng vẻ, nhất là tại những lô hàng bán quần áo, giày dép, phụ kiện… Nhiều tiểu thương chia sẻ, giờ bán được hôm nào thì hay hôm đấy.
“Ngày xưa người dân còn thường xuyên đi chợ, dì cũng có đồng ra đồng vào. Nhưng dạo này vắng khách nên cũng ế ẩm hơn trước nhiều. Khách người ta mua hàng trên internet hoặc vào các “shop” bán quần áo, chẳng ai mua trong chợ nữa”,bà Trần Thị Đông Thư, tiểu thương chợ An Cựu cho biết.
Tình trạng vắng khách cũng diễn ra tại chợ Đông Ba, đặc biệt tại các gian hàng quần áo, giày dép, phụ kiện…, mặc cho các tiểu thương cũng thường xuyên cập nhật những mẫu mã mới, giá cả cũng ở mức phải chăng nhưng khách hàng cứ ngày một thưa thớt.
“Bữa ni các bạn trẻ bán hàng online nhiều, khách hàng cũng mua online nhiều nên chợ truyền thống không được đông khách như ngày xưa”, bà Lê Thị Kim Chi, tiểu thương chợ Đông Ba bộc bạch.
Dù biết thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi, biết rằng việc bán hàng trực tuyến tại các sàn thương mại điện tử có thể đem đến lợi nhuận và thu hút khách hàng hơn, nhưng nhiều tiểu thương lớn tuổi, không theo kịp được công nghệ nên họ đành bất lực với sự dịch chuyển thói quen của người tiêu dùng và vẫn chưa thể thay đổi cách thức buôn bán để cải thiện tình hình.
Cần nỗ lực thích nghi
Dẫu biết có khó khăn trong việc thích nghi với một cách làm mới, một phương thức kinh doanh mới, nhưng nếu như giữ mãi phương thức kinh doanh truyền thống thì chắc chắn sẽ bị đào thải. Trước tình hình buôn bán ế ẩm của nhiều ngành hàng, cũng như hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con tiểu thương, Ban Quản lý chợ Đông Ba ấp ủ ý định triển khai các gian hàng trực tuyến để hỗ trợ cho các tiểu thương trong việc bán hàng. Trong giai đoạn đầu triển khai các gian hàng trực tuyến, Ban Quản lý chợ sẽ bố trí nhân lực, phương tiện để hỗ trợ về cách thức, công nghệ cho tiểu thương.
“Bên cạnh việc triển khai các lớp tập huấn bán hàng trực tuyến, Ban Quản lý chợ đã làm việc với Trường cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế để hỗ trợ cho các tiểu thương lớn tuổi trong thời gian sắp tới”,bà Hoàng Thị Như Thanh, Trưởng Ban Quản lý chợ Đông Ba chia sẻ.
Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với nhiều loại hình thương mại khác, hi vọng các tiểu thương tại những ngôi chợ truyền thống sẽ kịp thời thay đổi mạnh mẽ từ tư duy đến hành động để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong giai đoạn mới.
Theo Đăng Trình(Báo Thừa Thiên Huế)
" alt=""/>Chợ truyền thống cần thay đổi trong thời kỳ thương mại điện tửTuần trước, một bài viết trên diễn đàn lập trình viên V2EX của Trung Quốc đã gây xôn xao khi tiết lộ smart TV của Skyworth quét các thiết bị khác kết nối cùng mạng mỗi 10 phút. Smart TV này thu thập dữ liệu, bao gồm tên thiết bị, địa chỉ IP, độ trễ, thậm chí tên các mạng Wi-Fi lân cận. Dữ liệu đó được gửi đến Gozen Data, một công ty phân tích dữ liệu có trụ sở tại Bắc Kinh. Gozen chuyên về quảng cáo mục tiêu trên smart TV và tự nhận là “công ty tiếp thị gia đình được hỗ trợ bằng big data, tập trung vào dữ liệu gia đình” đầu tiên của Trung Quốc.
Chủ nhân bài viết không nêu tên và cũng không có ai liên lạc được với người này. Tuy nhiên, bài viết lan truyền nhanh chóng, gây ra tâm lý lo lắng và kéo theo nhiều bình luận giận dữ. Một người dùng Sina đặt câu hỏi: “Không phải đây là hành vi phạm pháp hay sao? Ai là người mua dữ liệu bị thu thập này, ai là người dùng cuối cùng của dữ liệu này”?
Phản ứng trên mạng buộc Skyworth phải đưa ra phản hồi. Công ty cho biết đã chấm dứt hợp tác với Gozen và yêu cầu họ xóa tất cả dữ liệu thu thập bất hợp pháp. Skyworth cũng dừng sử dụng ứng dụng Gozen trên TV của mình.
Gozen đưa ra thông báo cùng ngày với Skyworth, khẳng định ứng dụng Gozen Data Android có thể bị vô hiệu hóa trên Skyworth TV nhưng không nhắc gì tới việc người dùng nên biết về tính năng này. Công ty xin lỗi vì khiến người dùng lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật.
Trên tài khoản WeChat chính thức, Gozen từng tiết lộ vào năm 2019 rằng họ hợp tác với Skyworth từ năm 2014. Bài viết mới nhất, bao gồm lời xin lỗi, giải thích họ thu thập dữ liệu để phục vụ nghiên cứu người xem, bao gồm “tỷ suất khán giả đối với hộ gia đình, cá nhân, phân tích hành vi xem, phân tích và tối ưu hóa quảng cáo”. Họ không cung cấp thông tin quy mô và bề dày dữ liệu bị thu thập.
Thông tin về Skyworth và Gozen được công bố giữa lúc Trung Quốc đang siết chặt việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng. Bắc Kinh gần đây giới thiệu quy định mới nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân, hạn chế thu thập qua ứng dụng di động. Quy định lần đầu tiên định nghĩa thông tin cá nhân được xem là “cần thiết” đối với ứng dụng thuộc 39 danh mục, bao gồm nhắn tin và thương mại điện tử. Người dùng có quyền từ chối cung cấp dữ liệu nếu nó không cần thiết cho chức năng của ứng dụng. Chẳng hạn, người dùng ứng dụng video ngắn, livestream có thể dùng chúng mà không cần cung cấp thông tin cá nhân. Quy định đang được xem xét vòng 2 và dự kiến có hiệu lực trong năm nay.
Skyworth cho rằng dữ liệu thu thập cùng với Gozen là “cần thiết” để đánh giá tỉ suất người xem song nhấn mạnh Gozen không được ủy quyền thu thập nữa.
Chưa có thông tin Skyworth hay Gozen có bị điều tra hay không. Tuy nhiên, phát ngôn từ hai công ty này khiến người dùng Trung Quốc e ngại vì Skyworth hiện là nhà sản xuất TV lớn thứ ba trong nước, chỉ sau Xiaomi và Hisense. Trên toàn cầu, họ xếp thứ năm, theo dữ liệu từ TrendForce.
Du Lam (Theo SCMP)
Một quy định mới được thông qua tại Nga yêu cầu các thiết bị thông minh đều phải cài đặt sẵn phần mềm, như một động thái chống lại sự độc quyền từ các công ty công nghệ Mỹ.
" alt=""/>TV Trung Quốc theo dõi người dùng trái phépCảnh sát đứng gác cổng một nhà máy Colonial Pipeline năm 2016 - Ảnh Getty Images
Theo Neil Chatterjee, quan chức hàng đầu về năng lượng Mỹ, CEO các công ty năng lượng phải củng cố hệ thống an ninh mạng sau khi vụ tấn công mã độc tống tiền (ransomware) hạ gục một trong các hệ thống dẫn nhiên liệu quan trọng nhất đất nước.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, ông Chatterjee, Ủy viên Ủy ban quản lý Năng lượng liên bang Mỹ, nhận định: “Đây thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh”. Colonial Pipeline, công ty vận hành đường ống dẫn nhiên liệu tinh luyện lớn nhất nước Mỹ, bị đánh sập cuối tuần trước vì mã độc. Gián đoạn nguồn cung khiến giá xăng tăng mạnh nhất trong 3 năm qua.
“Mỗi CEO thuộc lĩnh vực năng lượng – đặc biệt là CEO đường ống dẫn nhiên liệu – nên triệu tập ngay các nhóm quản lý sự cố để đánh giá kỹ lưỡng giao thức bảo mật và tình hình an ninh của họ”.
Vụ tấn công mạng cho thấy hệ thống hạ tầng thiết yếu của Mỹ đang mong manh như thế nào trước các vụ tấn công mạng.
“Báo động đỏ” cho Washington
Theo truyền thông, DarkSide - một nhóm tin tặc có nguồn gốc từ Nga – được cho là đứng sau vụ tấn công Colonial Pipeline. FBI xác nhận hôm 10/5 rằng mã độc DarkSide được dùng trong vụ việc.
Greg Valliere, Giám đốc Chiến lược Chính sách Mỹ tại công ty AGF Investments, cho rằng sự cố nên được xem là “báo động đỏ” cho Washington sau nhiều năm hacker tống tiền chính quyền địa phương, doanh nghiệp và bệnh viện. Cuối tuần qua, Nhà Trắng đã thành lập một nhóm công tác liên ngành để thảo luận về các kịch bản và kế hoạch tiếp theo. Nguồn tin thân cận với CNN tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hoàn tất một sắc lệnh hành pháp để phản ứng và phòng vệ tốt hơn trước các vụ tấn công mạng lớn.
Khó có thể tìm thấy một mục tiêu nào lớn hơn Colonial Pipeline, đơn vị vận chuyển hơn 100 triệu gallon nhiên liệu mỗi ngày. Người ta lo ngại thời gian dừng hoạt động kéo dài sẽ khiến tài xế, sân bay thiếu nhiên liệu cần thiết ngay trong thời điểm nước Mỹ đang tái mở cửa nền kinh tế.
Theo Michael Tran - Giám đốc Chiến lược năng lượng toàn cầu của RBC Capitol, tùy thuộc vào thời gian, cú sốc nguồn cung có thể gây thiếu nhiên liệu trên diện rộng. Nó gia tăng áp lực lên Mỹ, vốn hiện tại đang gánh chịu nhiều khủng hoảng khác nhau như bán dẫn, thép, gỗ, thậm chí cả người lao động.
Colonial Pipeline cho biết, họ đang phát triển kế hoạch khởi động lại hệ thống. 4 đường ống dẫn chính vẫn chưa nằm im song một số đường ống nhỏ hơn giữa các điểm đầu cuối và giao hàng đã hoạt động trở lại. Mục tiêu của họ lúc này là khôi phục dịch vụ an toàn, hiệu quả, trong khi giảm thiểu gián đoạn cho khách hàng và những ai phụ thuộc vào công ty.
Sẵn sàng cho vụ tấn công tiếp theo?
Vụ tấn công Colonial Pipeline là sự cố mới nhất làm đứt gãy một phần quan trọng trong hạ tầng năng lượng thế giới. Năm 2019, vụ tấn công Saudi Aramco gây sự cố nghiêm trọng, khiến giá dầu tăng phi mã. Đầu năm nay, Texas bao trùm trong mất điện sau khi nhiệt độ xuống thấp đánh sập các cơ sở khí đốt, than và điện gió.
Colonial Pipeline “thất thủ” đặt ra câu hỏi về khả năng sẵn sàng của ngành năng lượng trước nguy cơ tấn công mạng. Công ty chủ động ngắt kết nối một số hệ thống để kiềm chế nguy cơ và ngay lập tức thuê chuyên gia an ninh mạng bên ngoài để tiến hành điều tra. Dù hành động nhanh chóng, thực tế một hệ thống đường dẫn lớn như vậy dừng hoạt động là mối lo của tất cả mọi người.
Theo ông Chatterrjee, chính phủ Mỹ luôn có thể làm tốt hơn để đối phó với tội phạm mạng. Các tiêu chuẩn mà nhà chức trách đặt ra cần được xem là “mức sàn” chứ không phải “mức trần” khi nói tới phòng ngự mạng.
“Kẻ địch của chúng ta vô cùng tinh vi, liên tục phát triển và cải tiến các chiến thuật, phương pháp, cách thức tiếp cận. Chúng ta cũng cần phải như vậy”, ông chia sẻ.
Du Lam (Theo CNN)
Vụ tấn công mạng vào đơn vị vận hành hệ thống dẫn nhiên liệu lớn nhất nước Mỹ có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khiến các loại khí đốt như xăng tăng giá.
" alt=""/>Hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành năng lượng Mỹ