iPad
Khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPad đầu tiên 7 năm trước, ông mô tả nó sẽ mang lại “trải nghiệm duyệt web tốt nhất mà bạn chưa bao giờ tưởng tượng ra”.
Sự tiện lợi của sản phẩm này giúp nó khắc phục được nhược điểm của máy tính xách tay trong khi màn hình lớn là ưu thế với điện thoại thông minh, cho phép người dùng làm việc ở mọi lúc, mọi nơi.
Những chiếc iPad đầu tiên có giá từ 499 tới 829 USD. Từ đó, hàng loạt mẫu iPad khác được Apple tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Các đối thủ cạnh tranh của Apple cũng liên tiếp cho ra những sản phẩm máy tính bảng khác nhau để khai thác thị trường tiềm năng này.
Google Chrome
Gã khổng lồ Google ra mắt trình duyệt của riêng mình mang tên Chrome vào ngày 1/9/2008. CEO Sundar Pichai mô tả đây là trình duyệt đơn giản, hợp lý và phù hợp với người dùng. “Giống như trang Google cổ điển, Google Chrome sạch và nhanh. Nó vượt khỏi con đường bạn đi và đưa bạn đến nơi bạn muốn tới”, Pichai mô tả.
Cùng với sự phát triển, Chrome ngày càng hoàn thiện và cho phép đồng bộ nhiều sản phẩm của Google thông qua một lần đăng nhập, giúp nó đóng vai trò ngày càng lớn đối với nhu cầu của người sử dụng.
Snapchat
Ứng dụng nhắn tin Snapchat xuất hiện lần đầu trên kho ứng dụng App Store vào mùa hè năm 2011, cho phép gửi những tin nhắn hình ảnh tự xóa. Ban đầu, nó có tên là Pictaboo nhưng tháng 9 cùng năm được đổi thành Snapchat.
6 năm sau, Snapchat được niêm yết trên sàn chứng khoán và được định giá 18 tỷ USD. Bên cạnh ứng dụng truyền thống, Snapchat phát triển thêm nhiều tính năng khác để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng, trong đó có cả công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) đang ngày càng trở thành xu thế.
Airbnb
Ý tưởng của Airbnb ra đời năm 2007 khi nhà đồng sáng lập Joe Gebbia gửi cho bạn cùng phòng Brian Chesky một bức thư điện tử đề nghị cho thuê căn nhà họ đang ở nhằm giảm chi phí. Từ đó, tham vọng cho ra đời một ứng dụng giúp kết nối người thuê và người cho thuê phòng được ấp ủ. Năm 2008, ứng dụng Air Bed & Breakfast, tiền thân của Airbnb, ra đời.
Phát triển vượt xa kỳ vọng của những nhà sáng lập, Airbnb không chỉ là ứng dụng cho thuê phòng đơn thuần mà còn trở thành dịch vụ đặt phòng khách sạn toàn cầu, cho phép khách du lịch dễ dàng tìm được nơi ở tại những vùng đất họ chưa từng đặt chân tới.
Những khu nghỉ dưỡng sang trọng cũng dễ dàng được tìm thấy trên Airbnb. Sau 9 năm ra mắt, Airbnb có giá trị 31 tỷ USD, biến nó trở thành công ty khởi nghiệp giá trị thứ 2 ở Mỹ sau Uber.
Oculus
Thiết bị thực tế ảo Oculus ra đời trong một gara ở Irvine, California vào tháng 6/2012. Sau đó, nhà sáng lập Palmer Luckey ra mắt công ty tại Kickstarter và gây quỹ được gần 2,5 triệu USD cho thiết bị thực tế ảo cầm tay. Sau những thành công ban đầu, Luckey bán Oculus cho Facebook với giá 2 tỷ USD năm 2014.
Dù nhà sáng lập Luckey đã rời Oculus nhưng công ty đang có tiềm năng phát triển vô cùng lớn bởi sự đầu tư từ gã khổng lồ trong lĩnh vực mạng xã hội Facebook.
Những thiết bị thực tế ảo liên tiếp được cải tiến nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng và đón đầu xu thế công nghệ tương lai. Facebook cũng đang lên kế hoạch bán kính thực tế ảo với giá 200 USD vào năm 2018, chưa bằng một nửa so với giá 499 USD hiện nay.
Mạng xã hội Instagram ra mắt lần đầu trong tháng 10/2010 với 25.000 người đăng nhập trong ngày đầu tiên. Năm 2011, Instagram trở thành ứng dụng của năm trên iPhone.
Tháng 4/2012, Facebook chi 1 tỷ USD để thâu tóm mạng xã hội đối thủ này. Instagram hiện nay có 200 triệu lượt người dùng hàng ngày với nhiều cải tiến độc đáo, trong đó có những ứng dụng ra đời nhằm cạnh tranh với Snapchat.
Hệ điều hành Android
Không lâu sau sự ra đời của hệ điều hành iOS, Google cũng mua lại hệ điều hành Android nhằm cạnh tranh với táo khuyết. Tháng 11/2007, vài tháng sau khi chiếc iPhone đầu tiên được giới thiệu, nhà sáng lập Sergey Brin và giám đốc kỹ thuật Steve Horowitz đã ra mắt hệ điều hành mới.
Lúc đó, người ta đồn rằng Google muốn cho ra một chiếc G-phone của chính mình. Tuy nhiên, gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm tập trung tối ưu hóa hệ điều hành. Phải tới 9 năm sau, chiếc điện thoại đầu tiên của Google mang tên Pixel mới được ra mắt. Tuy nhiên, có tới hơn 2 tỷ thiết bị đang sử dụng hệ điều hành Android, vượt xa iOS.
Mạng 4G
Mạng 4G đang rất phổ biến ngày nay nhưng nó mới chỉ xuất hiện khoảng 7 năm trước. Sự bùng nổ của điện thoại thông minh đòi hỏi những đường truyền Internet không dây nhanh hơn, ổn định hơn và khỏe hơn. Chính vì thế, 4G ra đời nhằm khắc phục những công nghệ 3G để đáp ứng nhu cầu người dùng.
Chiếc HTC Evo là mẫu điện thoại đầu tiên trên thế giới trang bị công nghệ 4G. Nó ra đời tháng 3/2010. Vài tháng sau, Samsung cho ra mẫu điện thoại với công nghệ tương tự nhưng phải tới năm 2012, Apple mới nâng cấp khả năng truy cập 4G cho điện iPhone 5.
Uber
Ra đời tháng 3/2009, ứng dụng chia sẻ xe mang tên Uber nhanh chóng thịnh hành và phổ dụng khắp thế giới. Kết nối trực tiếp người có nhu cầu với các lái xe thông qua ứng dụng, Uber không chỉ phát triển mạnh mẽ mà còn đe dọa nghiêm trọng taxi truyền thống ở nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.
Sự thành công vang dội khiến Uber trở thành công ty khởi nghiệp đắt giá nhất thế giới với giá trị lên tới 70 tỷ USD. Tuy nhiên, gã khổng lồ này đang lao đao vì hàng loạt bê bối, trong đó có quấy rối và lạm dụng tình dục cùng môi trường làm việc thù địch, khiến nhiều lãnh đạo cấp cao phải từ chức, trong đó có CEO Travis Kalanick.
Jan Koum và nhà đồng sáng lập Brian Acton nảy ra ý tưởng về một ứng dụng nhắn tin miễn phí và tạo ra nó trong một nhà kho mà họ phải chia sẻ với một công ty khác. Trong thời kỳ SMS (tin nhắn của nhà mạng, có tính phí) đang chiếm lĩnh thị trường, WhatsApp nhanh chóng thu hút số lượng lớn người dùng vì nó hoàn toàn miễn phí.
Sự phát triển mạnh mẽ của WhatsApp khiến nó được nhiều gã khổng lồ quan tâm, trong đó có CEO Facebook Mark Zuckerberg từ năm 2012. Tuy nhiên, phải tới năm 2014 Zuckerberg mới hoàn tất đàm phán mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD.
Theo Zing
" alt=""/>10 kỳ quan công nghệ ra đời trong 10 năm quaTheo chuyên gia Bkav, W32.CoinMiner lây nhiễm bằng cách tấn công vào các máy tính tồn tại lỗ hổng SMB. Đây là lỗ hổng từng bị khai thác bởi virus WannaCry để lây nhiễm hơn 300.000 máy tính trên thế giới trong vài giờ. Theo thống kê của Bkav, có tới hơn 50% máy tính tại Việt Nam chưa được vá lỗ hổng.
Sau khi lây nhiễm, virus W32.CoinMiner sẽ chiếm quyền điều khiển và sử dụng tài nguyên máy tính để đào tiền ảo, làm chậm máy tính. Việc này không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng mà còn làm tiêu hao điện năng, giảm tuổi thọ của máy tính. “Nguy hiểm hơn, virus có khả năng cập nhật và tải thêm các mã độc khác nhằm xoá dữ liệu, ăn cắp thông tin cá nhân hay thậm chí thực hiện tấn công có chủ đích APT”, chuyên gia Bkav nhấn mạnh.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng vẫn còn tới hơn 50% số máy tính tại Việt Nam vẫn tồn tại lỗ hổng SMB mặc dù lỗ hổng này đã được phát hiện và cảnh báo từ năm 2017, chuyên gia Bkav cho hay: “Nguyên nhân là do rất nhiều máy tính tại Việt Nam không update được bản vá, có thể vì nhiều nơi chủ động tắt hệ thống update tự động, hay liên quan đến vấn đề bản quyền phần mềm. Thậm chí một số máy sau khi update bị hỏng hệ điều hành”.
" alt=""/>Hàng trăm nghìn máy tính tại Việt Nam bị virus đào tiền ảo W32.CoinMiner làm chậm máyDù vậy, TomTom NV vẫn là một nhà cung cấp dữ liệu cho ứng dụng Maps của Apple. Nhà sản xuất iPhone không tiết lộ sẽ sử dụng dữ liệu của TomTom như thế nào so với trước đây. Cổ phiếu của công ty này đã giảm ngay sau tin tức được đưa.
" alt=""/>Apple “đập đi làm lại” ứng dụng bản đồ Maps