您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Lý do đa số người Nhật đều gầy và sống thọ
Ngoại Hạng Anh4人已围观
简介Người Nhật từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà kh...
Người Nhật từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học nhờ tuổi thọcao,ýdođasốngườiNhậtđềugầyvàsốngthọxem lịch âm hôm nay ít người béo phì. Chuyên gia dinh dưỡng người Anh Nicola Shubrook đưa ra các đánh giá về chế độ ăn uống lành mạnh của người Nhật trênBBC Goodfood:
Chế độ ăn uống truyền thống của người Nhật
Các món ăn quen thuộc ở Nhật chủ yếu từ thực phẩm tươi và chưa qua chế biến, với rất ít nguyên liệu tinh chế và đường. Món chính bao gồm cơm, rau, dưa muối, cá, thịt.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/5/14/nhat-ban-mon-an-852.jpg)
Nhật bao gồm hơn 6.000 hòn đảo nên người dân ăn nhiều cá hơn so với các nước châu Á khác. Họ ăn cá sống trong món sushi và sashimi cùng với một số loại thực phẩm muối chua, lên men và hun khói.
Đậu nành, thường luộc hoặc chế biến thành đậu phụ, là phần quan trọng trong bữa ăn của người Nhật, cùng với các loại đậu khác như aduki. Các sản phẩm đậu nành lên men như miso và natto cũng phổ biến. Bữa sáng truyền thống thường có natto có tác dụng tốt đối với đường ruột và hỗ trợ quá trình đông máu.
Người Nhật ăn nhiều loại rau trồng trên cạn và dưới biển bao gồm rong biển, loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất tăng cường sức khỏevà giúp giảm huyết áp. Trái cây thường được dùng trong bữa sáng hoặc làm món tráng miệng, đặc biệt là táo Fuji, quýt và hồng.
Bên cạnh đó, người Nhật rất hâm mộ trà xanh - đặc biệt là trà matcha đang nhanh chóng trở nên phổ biến ở các nước khác. Matcha, loại trà xanh dạng bột xay, được đánh giá cao nhờ các hợp chất chống oxy hóa cao catechin, có liên quan đến khả năng chống ung thư, virus và bệnh tim.
Lợi ích của chế độ ăn kiểu Nhật
Một nghiên cứu của tạp chí Y học Anhphát hiện, những người tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn về chế độ ăn uống của Nhật - nhiều ngũ cốc và rau quả, lượng vừa phải các sản phẩm từ động vật, hạn chế sữa và trái cây - giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim, đột quỵ. Chế độ ăn uống nhiều đậu nành và cá có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người Nhật có tỷ lệ béo phì thấp cũng như tuổi thọ cao.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/5/14/nhat-ban-2-853.jpg)
Đảo Okinawa, ở cực nam Nhật Bản, có số lượng người trăm tuổi cao bậc nhất thế giới cũng như nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác (ví dụ như tiểu đường, ung thư, viêm khớp và bệnh Alzheimer) thấp nhất. Điều này một phần do chế độ ăn uống truyền thống ít calo và chất béo bão hòa nhưng lại giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hóa chất thực vật bao gồm flavonoid trong các loại rau có màu khác nhau; phytoestrogen chống lại các bệnh ung thư liên quan tới hormone, như ung thư vú. Chế độ ăn uống của người dân Okinawa ít bị phương Tây ảnh hưởng như các đô thị khác ở Nhật.
Hành vi ăn uống lành mạnh
Người Nhật có câu “hara hachi bu”, có nghĩa ăn cho đến khi no 80%, trẻ em được dạy điều này từ khi còn nhỏ.
Cách người Nhật phục vụ thức ăn cũng rất quan trọng. Thay vì ăn một đĩa lớn, họ thường sử dụng một bát nhỏ trong khi thưởng thức nhiều món khác nhau, thường là cơm, miso, một ít cá hoặc thịt và sau đó là hai hoặc ba đĩa rau. Mỗi đĩa cũng không bày quá nhiều đồ. Người Nhật rất tin tưởng vào “sự kiềm chế linh hoạt” khi nói đến đồ ăn vặt, thỉnh thoảng thưởng thức với khẩu phần nhỏ.
![Chế độ ăn trong 2 tháng giúp người phụ nữ trẻ 11 tuổi](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/5/18/rau-cai-xanh-1258.jpg)
Chế độ ăn trong 2 tháng giúp người phụ nữ trẻ 11 tuổi
Các nhà khoa học khẳng định những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống, tập thể dục và giấc ngủ có thể giảm tuổi sinh học của một người chỉ sau 8 tuần.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Kuala Lumpur City, 19h30 ngày 6/2: Tin vào chủ nhà
Ngoại Hạng AnhHư Vân - 06/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多'Nhà nước kiến tạo, tổ chức, cá nhân dẫn dắt kinh tế tuần hoàn'
Ngoại Hạng AnhThứ trưởng Trần Quý Kiên chia sẻ kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và trách nhiệm của toàn xã hội. Ảnh: BTC.
Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn lần thứ 3 (năm 2024), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết phát triển kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng ưu tiên nhằm quản lý chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam.
Thực tế cho thấy Chính phủ đã chủ động xây dựng, ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và đạt nhiều kết quả quan trọng sau nhiều năm triển khai. Mô hình kinh tế tuần hoàn cũng được lồng ghép vào các chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.
Trách nhiệm của toàn xã hội
Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn trình Thủ tướng ban hành.
Kế hoạch tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chú trọng đến kiến tạo thể chế, cụ thể hóa quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020 về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường, nhấn mạnh việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội tiếp nhận hỗ trợ về tài chính và công nghệ để triển khai kinh tế tuần hoàn.
Cũng theo theo Thứ trưởng Kiên, thực hiện kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và trách nhiệm của toàn xã hội.
Các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh, nhằm hình thành một chuỗi giá trị tuần hoàn hơn
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên
Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo các nguồn lực như tài chính, nghiên cứu, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nguồn lực, cung cấp nền tảng thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp trong nước... tạo không gian, động lực và điều kiện cho quá trình chuyển đổi, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Các tổ chức và cá nhân là động lực dẫn dắt thực hiện kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh, nhằm hình thành một chuỗi giá trị tuần hoàn hơn.
“Việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo sẽ góp phần hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, tạo nền tảng để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, giữa con người với tự nhiên trong bối cảnh mới”, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Việt Nam đã xây dựng rất nhiều quy định liên quan đến kinh tế tuần hoàn, tập trung vào việc nâng cao trách nhiệm nhà sản xuất, phân loại rác thải tại nguồn, thu phí rác thải theo thải lượng, dán nhãn xanh…
Các chiến lược hiện tại về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng chỉ giải quyết được 55% lượng khí thải toàn cầu. Mặt khác, kinh tế tuần hoàn mang lại giải pháp bổ sung giúp giải quyết 45% lượng khí thải còn lại.
Hiện nay, ông Thọ cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung vào các trụ cột chính như theo dòng thải (rác thải nhựa, kim loại, gỗ, giấy, sinh khối khác), theo ngành hàng (đóng gói bao bì thực phẩm, xây dựng, dệt may).
Cần xây dựng những chính sách cụ thể hơn
Tại diễn đàn, ông Đậu Minh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tin rằng những vấn đề như phát triển bền vững hay kinh tế tuần hoàn trước đây vẫn còn mang tính khuyến nghị nhưng đang dần trở thành yêu cầu không thể tránh khỏi, nếu không nói là bắt buộc. Chính vì thế, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải có sự chủ động nhất định trong hoạt động chuyển đổi mô hình kinh tế.
Ông Tuấn cũng cho biết vai trò của chính sách đối với việc vận hành của kinh tế tuần hoàn rất quan trọng và nên bắt đầu từ những chính sách cụ thể như quy định về thiết kế sản phẩm, về vật liệu tái chế có khả năng phân hủy sinh học.
Ở góc độ doanh nghiệp, TS Chana Poomee, Giám đốc Phát triển Bền vững của SCG, đánh giá Việt Nam đã xây dựng và lần đầu tiên ra mắt Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE), vạch ra lộ trình hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là các thành phần kinh tế cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đưa NAPCE vào thực tiễn, hướng đến các mục tiêu chung.
Với trường hợp của SCG, tập đoàn đang tập trung đầu tư vào công nghệ mới, thúc đẩy năng lượng tái tạo, chuyển đổi quy trình sản xuất và phát triển các sản phẩm xanh dựa trên định hướng thống nhất với NAPCE.
Điển hình như lĩnh vực vật liệu xây dựng, công ty lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải khắp các nhà máy nhằm đáp ứng 30% nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo, giúp giảm 20% lượng phát thải carbon so với xi măng thông thường.
Hay như ở ngành bao bì, tập đoàn Thái Lan đã sản xuất các bao bì chai lọ làm từ nhựa tái chế chất lượng cao, nắp chai gắn liền chặt chẽ với thân chai giúp giảm rác thải nhựa.
Các doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư vào mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh: SCG.
Bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá Việt Nam còn 5 năm nữa là tới vạch đích của mục tiêu phát triển bền vững và một nửa chặng đường cho tới Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2030.
Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho giai đoạn này, bao gồm giảm gần 16% lượng phát thải khí nhà kính, đảm bảo xử lý 95% nước thải đô thị và tăng GDP bình quân đầu người lên 7.500 USD. Những mục tiêu này phản ánh cam kết của Việt Nam đối với phát triển bền vững và phúc lợi của người dân.
Để hoàn thành kế hoạch cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, bà Khalidi cho rằng Việt Nam phải tích hợp thiết kế sinh thái vào các chính sách. Các chính sách dựa trên thực tiễn là chìa khóa hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.
Bên cạnh việc ưu tiên tích hợp các hoạt động tuần hoàn tại ngành then chốt, hoạt động chuyển đổi tuần hoàn nên được lồng ghép vào các cải cách thể chế hiện tại.
“Cuối cùng, Việt Nam phải xác định quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là nỗ lực của toàn xã hội”, đại diện UNDP chia sẻ.